Bi Kịch Của Sự Nhận Thức Và Ý Thức Phản Tỉnh

đêm từ Linh/ Những đúa bé ùa về đòi chào đời/ Bắt đầu vẽ chân dung Mẹ” (Sinh năm 1980); Nhờ con, chúng ta được sinh ra lần nữa(Nơi tận cùng sự ngưng đọng); Con đã cho mẹ một sinh lực phi thường(Đồng Tử)... Người mẹ xem đứa con như món quà vô giá mà tình yêu trao tặng, tạo hóa ban cho. Đó là nguồn vui bất tận, là niềm an ủi lớn lao của người phụ nữ. Sự hiện hữu của con trên thế gian này đã khiến mẹ như được thanh tẩy tâm hồn.

Người nữ với vai trò là mẹ trong thơ Phan Huyền Thư hướng đến con với một niềm tin nhân bản: “Ngày mai/ điềm tĩnh lại/ mẹ sẽ tập đi bằng ánh sáng Lập Duy/ trong bóng tối câm lặng của lời(Lập Duy). Con chính là thứ ánh sáng để sưởi ấm mẹ. Khi “Chơi xây lâu đài với trẻ nhỏ”, người phụ nữ trong thơ Tuyết Nga lại tìm thấy niềm tin và nghị lực sống từ trò chơi của con trẻ: “Lát nữa triều lên tất cả sẽ tan/ lâu đài lại trở về là cát/ nhưng em vẫn vừa làm vừa hát/ và tôi cũng xây cho mình thêm một tháp cao”. Có lúc, người đàn bà trong thơ Ngọc Liên thấy mình như đang bơi lội, “vẫy cánh trong thế giới của các con”. “Ngắm nhìn con”, người phụ nữ trong thơ Bình Nguyên Trang ngỡ mình đang “trôi về màu ấu thơ tóc rối”. Con theo đó mà trở thành điểm tựa tinh thần cho mẹ khi đời sống tình cảm đổ vỡ. Khi làm mẹ, người phụ nữ trong thơ nữ đương đại thường mô tả những đứa con của mình với diện mạo khỏe mạnh, đáng yêu. Đó là hình ảnh con gái vừa xinh vừa ngoan, con trai vừa lành vừa giỏi (Khi tháng năm lên tiếng, Phạm Thị Ngọc Liên); hình ảnh mi xanh, vai nhỏ, tóc dài (Viết cho Chíp, Tuyết Nga); là răng sún, tóc xù trong gia đình hạnh phúc thơ Vi Thùy Linh.

Đặc biệt, từ cái nhìn của các nhà thơ nữ đương đại, trẻ con còn mang chức năng dự báo một cuộc sống an lành. Thế giới mà chúng xuất hiện, vui chơi là “xứ cầu vồng”, được kiến tạo từ mùi da thịt bụ sữa, lan tỏa trong không gian tràn đầy ánh sáng như thế giới trong cổ tích: “Chỉ mong mỏi một ngày như buổi chiều nay/ Con mê mải với bầu trời xanh thẳm/ Như cánh diều cao vút khỏi vòng tay.../ Lần đầu tiên mẹ ngỡ đời thanh thản/ Nhìn con thả diều với lũ trẻ triền sông” (Mẹ có lỗi, Dư Thị Hoàn); “một ban mai/ gió nói với con đại ngàn thăm thẳm/ sóng kể với con đại ngàn mê đắm/ câu hát dắt con phiêu lãng những chân trời” (Viết cho Chíp - 3,

Chẳng thể nào, Tuyết Nga); Vì đôi môi mở đón anh, mà nụ hoa khắp nơi hé cánh/ Mùi thơm lũ trẻ bụ sữa phủ ngập khắp không gian” (Đêm của tím, Vi Thùy Linh). Người phụ nữ luôn chủ động kiến tạo và hòa mình vào thế giới mang màu sắc đồng thoại để sống với con. Cái nhìn đồng thoại một mặt cho phép người phụ nữ hiểu hơn về tâm lí trẻ thơ, một mặt nó thể hiện khát vọng về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người phụ nữ. Chẳng hạn như trong “Viết cho Chíp, Chơi xây lâu đài với trẻ nhỏ” (Tuyết Nga), “Lập Duy” (Phan Huyền Thư), “Lời ru con sóng” (Lê Ngân Hằng), “Ngắm nhìn con” (Bình Nguyên Trang), “Những mặt trời đang phôi thai, Nơi tận cùng sự ngưng đọng, Đồng Tử, Cảm ơn con, Đồng dao trông trăng, Kể chuyện cho con, Giáng sinh con, Biển - Trời của bé” (Vi Thùy Linh)… người đọc dễ bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên trong sáng được người mẹ tạo dựng như một thế giới riêng dành cho con mình. Ở đó không có chiến tranh, bệnh tật, dối lừa, đau khổ. Thế giới đó tràn ngập ánh sáng và hương thơm trong lành của tình yêu. Đứa trẻ trở thành biểu tượng mầm sống, nó triệt tiêu mọi cái xấu, cái ác.

Tình mẫu tử là tình cảm vừa tự nhiên vừa cao cả trong cuộc đời mỗi người. Thơ viết về mẹ vì thế mà luôn là những tiếng ngân lay động lòng người. Tuy nhiên, do đặc thù của giới tính dẫn đến sự khác biệt trong thơ của các nhà thơ nữ và thơ của các nhà thơ nam viết về mẹ. Thơ của phái mạnh viết về mẹ thường dừng lại ở sự cảm nhận về tình thương của mẹ, là sự ngưỡng vọng, thái độ biết ơn, trân trọng thành kính. Vì thế, tình mẹ được mô tả từ điểm nhìn bên ngoài. Còn với các nhà thơ nữ, tình mẹ trước hết được trải bày từ cái nhìn bên trong, mang tính trực tiếp với cảm xúc nhục thể. Bởi vậy. khi viết về mẹ, các tác giả nữ đương đại có xu hướng xoáy vào sự mang nặng đẻ đau của người mẹ, sự gắn bó máu thịt từ bản thể với những “sự sống nhòa trong máu”, “hòn máu”, “sợi nhau”... Nếu so sánh sự sinh thành này của người nữ với chiếc xương thừa của Adam được Chúa hóa phép thì chúng ta thấy quyền năng thành tạo sự sống, con người của giới nữ thực hơn rất nhiều. “Sợi nhau” của người đàn bà mới là biểu tượng của một quyền năng tối

thượng trong cuộc sáng tạo sự sống. Điều này xóa bỏ ý niệm phụ nữ là kẻ phái sinh trong hệ tư tưởng nam quyền truyền thống.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, những bài thơ viết về khát vọng làm mẹ của thơ nữ đương đại dường như vắng bóng người đàn ông, ngoại trừ trường hợp của Vi Thùy Linh. Tuy nhiên, người đàn ông trong thơ Vi Thùy Linh tham gia vào quá trình sáng tạo con người cũng hiện diện trong thế bình đẳng với người phụ nữ. Điều này phải chăng là minh chứng cho việc nhấn mạnh đến sự toàn quyền và vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc sinh nở. Các tác giả thơ nữ đương đại đã phá tan mặc cảm phái tính, mặc cảm phụ nữ là kẻ phái sinh, phải tòng thuộc vào nam giới. Khát vọng làm mẹ là tiếng nói chống lại sự chi phối của tư tưởng nam quyền khi coi người đàn ông là trung tâm, giữ vai trò sáng tạo.

3.2. THIẾT TẠO QUAN NIỆM MỚI VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ

Do nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau, Nho giáo đã được du nhập từ Phương Bắc vào Việt Nam và đã trở thành hệ tư tưởng chi phối mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử. Điều đáng nói ở đây, Nho giáo là nền văn hóa nam quyền nên những chế định của nó là nhằm đến việc xây dựng một thiết chế nam, tức là nó hướng đến sự “giáo dục phụ nữ” vào sự tòng thuộc nam giới. Bổn phận chính của phụ nữ là phục vụ nam giới. Do đó, hệ thống “tam tòng”, “tứ đức” được thiết lập như một hệ giá trị để người phụ nữ lấy đó làm chuẩn mực thực hiện. Tất cả những biểu hiện vượt ra ngoài chuẩn mực “công, dung, ngôn hạnh” đều được xem là “lệch chuẩn”. Sự lấn át người phụ nữ trong chế độ nam quyền như hôn nhân đa thê, hạn chế người phụ nữ học hành, tham gia các hoạt động xã hội đã gây ra tình trạng “mất tiếng nói” của người phụ nữ trong xã hội phương Đông suốt thời gian dài. Thậm chí, đến ngày nay, những biểu hiện ấy vẫn ăn sâu trong tâm thức người đàn ông Việt. Ở lĩnh vực xã hội, vấn đề bình đẳng giới đã được đặt ra kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay. Tuy nhiên, tiếng nói đòi bình đẳng nam nữ trong văn học phải đến giai đoạn sau 1975, nhất là kể từ sau 1986 mới đặt ra, và nó thực sự trở thành vấn đề “nóng” trong những cây bút nữ.

Là sản phẩm của thời mở cửa, thơ nữ Việt Nam cũng phản ánh suy tư của con người hiện đại. Bởi lẽ, khi hoàn cảnh thay đổi thì nhận thức của con người cũng phải thay đổi để phù hợp với môi trường mới. Mẫu hình nữ nhi truyền thống tỏ ra không phù hợp trong vai trò là thước đo chuẩn mực cho người phụ nữ hiện đại. Sự vận động đi lên của xã hội đã làm cho người phụ nữ thay đổi cả vị thế lẫn cảm xúc riêng tư. Suy nghĩ của con người thời hiện đại nhiều khi không còn trùng khít với cảm xúc của người phụ nữ truyền thống. Những quan niệm mới về người phụ nữ được thiết lập đã tạo ra sự va đập với hệ chuẩn mực truyền thống. Người con gái trong thơ Tuyết Nga tự tin khẳng định: “mẹ ơi, con gái mẹ bây giờ/ chẳng còn giống mẹ”. Người phụ nữ hôm nay có phần xa rời những thuần phong mĩ tục khi “chẳng biết têm trầu, không thạo thêu đan”. “Con gái của mẹ” mang những đặc điểm của lối sống hiện đại: “giữa bè bạn, ồn ào nâng cốc/ lúc một mình, lặng lẽ lang thang”. Đến cả phong cách ăn mặc cũng đổi khác, không phải “chiếc khăn mỏ quạ, chiếc quần nái đen” mà là “Mũ cối đội đầu, túi vải khoác vai”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Quan sát sự vận động của thơ nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy, quan niệm về “công, dung, ngôn, hạnh” của người phụ nữ đã có sự đụng độ với khung thẩm mĩ truyền thống. Người phụ nữ không chỉ biết câm lặng, sống thu mình trong những thiết chế mà người đàn ông dựng lên. Ngược lại, họ đã cất lên tiếng nói cá nhân, đứng lên hành động theo sự mách bảo của chính bản thân mình. Có người thì riết róng như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh; có người thì nhẹ nhàng hơn nhưng lại khá sâu lắng như Dư Thị Hoàn, Phạm Thị Ngọc Liên, Đinh Thị Như Thúy, Trương Quế Chi… Có người được đánh giá cao, có người được xem như vi phạm nghiêm trọng truyền thống đạo đức. Nhưng, tất cả như đang làm một cuộc cách mạng để phái mạnh - một nửa thế giới phải chú ý, nhìn nhận họ trong con mắt bình đẳng như một con người với một con người chứ không phải thái độ của phái mạnh với phái yếu.

Khảo sát các sáng tác của các nhà thơ nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy quan niệm về tứ đức của người phụ nữ có biểu hiện không mấy đồng đều. Chẳng hạn như quan niệm về chữ “công”, tức việc nữ công gia chánh của

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 14

người phụ nữ được đề cập khá mờ nhạt. Điều này không có nghĩa là người đàn bà thờ ơ, không quan tâm đến công việc tề gia nội trợ. Dường như việc nữ công gia chánh vẫn có phần giống truyền thống với vẻ đẹp của người phụ nữ trong vai trò làm mẹ, làm vợ. Sự khác biệt so với hình mẫu phụ nữ truyền thống là người phụ nữ hiện đại quan tâm đến những đổi thay của xã hội, những vấn đề được đặt ra cho con người thời hiện đại. Vấn đề này được thể hiện rò hơn cả trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ cùng giai đoạn này.

Trong khi đó, “ngôn” (tiếng nói của người phụ nữ) và “dung” (dung mạo, vẻ đẹp của người phụ nữ) được đặt ra lại có phần mạnh mẽ hơn so với truyền thống. Lời nói của người phụ nữ vẫn có lúc dịu dàng, ý nhị, nhưng có lúc lại “giăng tay giữa trời mà hét: yêu anh” (Phạm Thị Ngọc Liên). Họ táo bạo, chủ động trong tình yêu, dám nói thật suy tư của mình: “Em ngơ ngác căng đôi mắt mòn mỏi/ Nếu chúng mình sống bên nhau trọn đời/ Một đời người bao nhiêu năm/ Một năm bao nhiêu tháng/ Một tháng bao nhiêu ngày/ Một ngày phải mấy lần say?/ Nếu không có giọt men nồng cháy/ Chừng nào/ Anh mới thật là anh” (Anh đấy ư?, Dư Thị Hoàn).

Về vẻ đẹp, người phụ nữ hiện đại quan tâm đến cả vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Chính vì thế, trong sáng tác của các nhà thơ nữ, ngôn ngữ thân thể được nhắc đến trong niềm kiêu hãnh. Ngôn ngữ còn là lợi thế để người phụ nữ trong thơ nữ thể hiện ý thức giải phóng giới nữ. Tất nhiên, giải phóng nữ giới ở đây không mang diễn ngôn chính trị như phong trào “Nữ quyền luận” mà cần được hiểu như sự khước từ của người phụ nữ trước những thiết chế mang tính truyền thống, thứ “vô thức tập thể” nhằm hạn chế quyền phát ngôn của chủ thể nữ. Cuộc đấu tranh giữa bảo lưu truyền thống và cách tân hiện đại được Ly Hoàng Ly diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa trong bài “Người đàn bà và căn nhà cổ”. Đó là hình ảnh người đàn bà tồn tại kiên nhẫn trong căn nhà cổ với bầu khí quyển của đêm tối, ẩm mốc và vi khuẩn. Dường như cả đời, người đàn bà ấy chỉ như một chiếc bóng vô hồn, ngồi bất động. Số phận người đàn bà hoàn toàn bị giam hãm trong căn nhà ma quái đến khi: “Người đàn bà mặc áo dài trắng ngồi bắt chéo chân/ Hút cạn mắt một đêm/ Từ từ rã xác”. Nhưng chỉ đến khi đứa bé gái do người đàn bà sinh ra, tức thế

hệ thứ hai mới đủ can đảm xé toang màn đêm, bước ra khỏi những trói buộc định kiến của quá khứ để hòa nhập với xã hội bên ngoài với hành động bước qua cánh cửa của căn nhà cổ.

Khác với Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh lại chọn cách hiển ngôn, thậm chí còn đưa cả kết cấu cầu khiến, mệnh lệnh vào thơ để tạo cảm giác thôi thúc, kêu gọi những người cùng giới hành động. Chẳng hạn như Vi Thùy Linh với những câu được xem là biểu tượng giải phóng phụ nữ trong thơ “Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu/ Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động/ Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa/ Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược/ Nào cùng đi” (Bản đồ tình yêu). Hay như: “Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn/ Hỡi những người phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình muốn/ Đừng mặc cảm giấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố” (Yêu cùng George Sand). Linh mong muốn tha thiết người phụ nữ được quyền sống tự do, yêu tự do theo cảm xúc cá nhân mách bảo.

Trong tứ đức của người phụ nữ thời hiện đại mà thơ nữ đề cập, vấn đề “hạnh”, (đức hạnh của người phụ nữ) được các tác giả quan tâm hơn cả và bày tỏ rò hơn cả. Đây chính là hệ quả từ nhu cầu giải phóng tính dục của người phụ nữ trong thơ nữ đương đại. Bởi lẽ, muốn giải phóng người phụ nữ từ trong ý thức, tất yếu phải hợp thức hóa ý niệm tính dục bằng cách xét lại quan niệm của xã hội và những thiết chế về đức hạnh của người phụ nữ. Đức hạnh và sự ngộ nhận về cái gọi là “tiết hạnh khả phong” chính là một diễn ngôn in đậm tư tưởng nam quyền, là sự ích kỉ của xã hội phong kiến. Quan niệm tiết hạnh mà Nho giáo đặt ra cho người phụ nữ vô hình đã đoạn tuyệt nhu cầu hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ. Người đàn ông đa thê, nhưng người phụ nữ chỉ có một chồng, khi người phụ nữ trở thành góa phụ đồng nghĩa với việc họ phải thủ tiết thờ chồng. Chính những nghịch lí đó đã khiến người phụ nữ thời phong kiến vốn đã bị hạn chế về nhận thức lại bị cô lập hạnh phúc cá nhân. Một số nhà thơ nữ đương đại đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm chối bỏ quan niệm truyền thống đầy bất cập về đức hạnh. Với Phan Huyền Thư, đức hạnh trở thành một sự ngộ nhận đầy hoang tưởng, một giáo điều khô cứng, “bất khả thi”.

Người phụ nữ trong thơ Phan Huyền Thư như muốn chối bỏ, muốn tống táng khái niệm đức hạnh: “Xác đức hạnh trôi sông” (Do dự). Bởi người phụ nữ ấy ý thức được “ràng buộc/ bao giờ cũng vô hình. Đức hạnh/ bao giờ chẳng đói khát. Ham muốn/ có khi nào không bất lực” (Liều). Thái độ đoạn tuyệt với đức hạnh truyền thống nhiều khi bị đẩy đến trạng thái nổi loạn, thứ di chứng của nòi giống Thị Mầu để lại. Đấy là trạng thái ngột ngạt, bức bối muốn lật đổ sự đè nén của chính chuyên nơi người đàn bà: “muốn làm cách mạng. Muốn/ lật đổ chính chuyên. Muốn/ tranh vợ cướp chồng. Muốn/ giật bồ thông dâm” (Tháng Tám). Người phụ nữ thời hiện đại tự tin bước đi mà không cần đến đức hạnh. Tự nhận mình là Thị Mầu thời hiện đại (Thị Mầu 97), người phụ nữ trong thơ Thư quan niệm “Yêu đương thì phải giữ gìn/ vào sau cửa buồng vần vũ mười lăm phút/ ra đường đoan trang chớp mắt thướt tha/ yêu không được đánh mất mình/ chỉ ăn cắp người ta…” (Thị Mầu 97). Đức hạnh của người phụ nữ thời hiện đại là dám yêu và sống hết mình. Họ khước từ những chân lý truyền thống mang tính áp đặt lên phái nữ. Vi Thùy Linh cũng đoạn tuyệt với khái niệm đức hạnh cũ mòn, đóng khung nó vào quá khứ: “Ngày lồng khung chân dung đức hạnh” (Sinh năm 1980).

Từ bỏ trinh tiết như một đức hạnh có tính truyền thống để đến với tình yêu, với tận cùng bản thể là sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người phụ nữ trong khát vọng nhân bản của quyền làm người. Bước tiến đó được ví như sự dấn thân của những Giamilya. Bởi lẽ, không có chân lý nào cao hơn tình yêu khi “những cặp chân khóa chặt nhau khước từ chân lý”. Với người phụ nữ, tình yêu là thống soái, là chân lý của mọi thời đại, nó sinh ra các chân lý khác và là chân lý lớn nhất không phụ thuộc vào chân lý nào khác.

Lâu nay, những giá trị nữ đều do xã hội nam quyền kiến tạo. Xã hội nam quyền đã trùm lên phụ nữ những chuẩn mực và khuôn mẫu về giới một hệ thống giá trị có lợi cho người đàn ông. Những phạm trù được xã hội nam quyền tung hô và ngợi ca như là những vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ như giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, tiết hạnh… đã trở thành những xiềng xích ngọt ngào giam hãm người phụ nữ bao thời đại. Đến thời hiện đại, người phụ nữ với những nhận thức tỉnh táo

và lý tính đã nhận thấy những chuẩn mực ấy thực ra chỉ là những “gánh nặng”, là những “vòng kim cô”, nó làm cho người phụ nữ bị “cầm tù” và „kiệt sức”, và nó làm cho người phụ nữ mất đi sự tự do, làm mòn bản ngã, biến người phụ nữ trở thành công cụ trong tay nam giới. Từ những nhận thức đó, người phụ nữ thời đại @ đã không ngại tuyên chiến với truyền thống, thiết lập những giá trị nữ, hủy bỏ những kiến tạo mọi giá trị nam về thế giới trong đó bao gồm cả những giá trị về chính giới mình. Cuộc đụng độ với hệ chuẩn mực truyền thống là sự giác ngộ của người phụ nữ trong tiến trình thức tỉnh và chủ động làm mới mình, chủ động thoát khỏi sự chi phối của cái bóng truyền thống.

3.3. BI KỊCH CỦA SỰ NHẬN THỨC VÀ Ý THỨC PHẢN TỈNH

Từ thực tiễn sáng tạo nghệ thuật cho thấy, ở Việt Nam, sự khủng hoảng niềm tin trong thơ nữ đương đại rất gần với tâm thức hậu hiện đại - một thứ tâm thức gắn với cái nhìn đặc thù về thế giới ở trạng thái “phi trung tâm”. Có thể nói, tính hiện thực đời sống thời đương đại với những khuất tất, khó lường và ngẫu nhiên đã gây nên sự bất tín nhận thức trong thế giới nghệ thuật thơ nữ.

3.3.1. Mất niềm tin với thế giới

Đối mặt với hiện thực “chưa hoàn kết”, thời đại cáo chung của các đại tự sự, người phụ nữ không chỉ sống cho riêng mình với những cung bậc cảm xúc yêu thương, hạnh phúc cá nhân khép kín. Người phụ nữ hôm nay vẫn dành một phần không nhỏ “diện tích tâm hồn” mình để tri nhận những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đó chính là biểu hiện của ý thức cái tôi công dân trong thơ nữ đương đại.

Nhân vật trữ tình trong thơ nữ sau 1986 mang tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước một thế giới hỗn mang, quay đảo đến chóng mặt. Mất niềm tin do các giá trị sống bị đảo lộn, người phụ nữ giờ đây dường như đang ngơ ngác, quẩn quanh giữa những nghịch lý đời thường. Vi Thùy Linh nhìn thấy sự mất thăng bằng trong việc điều tiết cuộc sống của con người thời hiện đại. Linh định nghĩa “Con người là nỗi đau!” bởi lẽ con người thời hiện đại đang tự nhốt mình vào những mâu thuẫn do chính con người tạo ra khi “Phá vỡ thuyết tương đối nhưng lại tin vào sự tương ứng” (Không thanh thản). Cuộc sống của con người không còn đơn giản khi lí tưởng cộng đồng không còn giá trị. Những tín điều một thời là điểm tựa tinh thần cho con người

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí