Bản Năng Nữ Như Một Sự Thể Nghiệm Tận Cùng Bản Thể

Có một thời gian dài người ta cho rằng người đàn bà hết lòng vì tình yêu, sẵn sàng hiến dâng cho tình yêu bị coi là một thứ tòng thuộc, là nạn nhân của nữ tính truyền thống. Nhưng chủ nghĩa nữ quyền hiện đại với việc đề cao bản sắc giới đã trở thành tiền đề cho nữ giới được sống với tất cả những cảm xúc chân thành nhất của mình trong mọi phương diện của cuộc sống. Và trong tình yêu, họ sẵn sàng yêu, sẵn sàng chờ đợi để đón nhận một tình yêu như mong đợi, sẵn sàng thổ lộ tình cảm và sẵn sàng hiến dâng không chút đắn đo do dự. Điều này được thể hiện rò nét trong các sáng tác về tình yêu của những nhà thơ nữ đương đại.

Người phụ nữ với sự chủ động chờ đợi tình yêu. Đợi là trạng thái đợi chờ một điều gì đó đến với mình. Trong tình yêu, chờ đợi thường được liên tưởng đến nỗi lòng của người phụ nữ. Vì thế, đợi chờ ở một khía cạnh nào đó được nói đến như một sự chủ động của người phụ nữ trong việc tiếp nhận tình cảm từ đối phương. Và người phụ nữ trong thơ nữ đương đại luôn sẵn sàng chờ đợi, bất chấp mọi ngụy tín. Thậm chí họ coi những tín điều giả tạo, phi lí đó là hợp lý để được yêu và sẽ yêu hết mình.

Dư Thị Hoàn mang đến cho thơ nữ một giọng điệu khá riêng, khát vọng, niềm mong ngóng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc chồng vợ ở chị vừa cháy bỏng, mãnh liệt nhưng xen lẫn cả những xúc cảm buồn và cô đơn, thất vọng. Nếu như lúc trước: “Em tỉnh dạy chưa kịp chải đầu/ Tiếng bước chân anh ngoài cửa?/ Em hồi hộp rúi then ngang khe khẽ/ Anh đã đến với em…” thì ngay sau đó đã là: “Nhưng có ngờ đâu/ Nắng buổi sáng/ Nắng chói chang/ Đã ùa vào ôm gọn em trước mặt anh/ Anh đến với em… muộn mất rồi” (Bước chân chậm). Cả cuộc đời chị chờ đợi một điều “Chỉ cần một bàn tay nào run rẩy mang đến/ Một nhành hoa dại thôi” (Trong bệnh viện tâm thần). Với chị, chỉ có người yêu chân thành mới đủ khiến con người ta sẵn sàng chờ đợi - cả một đời.

Người phụ nữ trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên luôn quay cuồng trong tâm thế chủ động đón chờ tình yêu. Chị bất chấp cả những khả năng rủi ro mà cuộc tình mang lại. Bởi lẽ, chị hiểu tình yêu, hạnh phúc không chỉ là hương vị ngọt ngào đơn giản. Hạnh phúc là nụ cười trên môi và đôi mắt đẫm lệ. Ai cũng thích hương thơm và mật ngọt, nhưng chừng ấy không đủ thiết tạo nên cuộc đời và hẳn nhiên chưa

phải là tất cả cuộc đời của con người. Người phụ nữ ấy vì thế mà biết chủ động đón nhận cả những đắng cay, xem đó là hương vị thứ hai, là góc khuất làm nên cuộc sống: “Sao anh không đến cùng em/ Người đàn ông đàn ông hơn tất cả đàn ông/ Để quất vào tim em những vệt roi đắng chát/ Cho em cười bằng nụ cười nước mắt/ Vinh quang số phận đàn bà” (Vệt sáng tiềm thức, Phạm Thị Ngọc Liên); Ly Hoàng Ly lại gửi nỗi đợi chờ vào hình hình ảnh cỏ trắng: “Em ngồi đây/ Trên cỏ xanh/ Nhưng em thấy quanh mình là cỏ trắng/ Vì em đang chờ/ một người chưa hề biết tên” (Cỏ trắng, Ly Hoàng Ly)…“Cỏ trắng” trở thành biểu tượng cho nỗi chờ đợi trong trắng, tinh khôi của người con gái tuổi mới lớn. Còn cô gái trong thơ Bình Nguyên Trang thì tình nguyện đợi chờ, tình nguyện sống trong nỗi nhớ. Cô không cần biết chàng trai kia có thấu hiểu được cho sự trống trải của mình hay không. Cô vẫn “Chỉ đợi anh về/ Em đâu cần anh tới/ Em đâu cần anh nói/ Và đâu cần anh biết nỗi đợi này” (Đợi, Bình Nguyên Trang). Không dừng lại ở đó, người phụ nữ trong thơ Phan Huyền Thư còn chờ đợi trong đơn độc và tự nhận mình là người “Thiếu phụ chong đèn/ khâu đợi chờ thành tấm chăn” (Chia sẻ, Phan Huyền Thư). Người nữ trong thơ Vi Thùy Linh tạo ra trong còi yêu trùng trùng nỗi chờ đợi với hàng loạt so sánh liên tưởng: “Em là người dệt tầm gai.../ ... Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ nỗi buồn - những sợi tầm gai - không ai nhìn thấy” (Người dệt tầm gai), “Em như bùi nhùi rơm, Bàn tay em buông như khuông nhạc câm, Em đã thành lính gác của chính mình” (Liên tưởng)... Người phụ nữ phải đặt niềm tin, thậm chí đặt ra cả những cuồng tín, xác tín, ngụy tín để hiện hữu trong tâm trạng đợi chờ. Đó chính là cách họ duy trì tình yêu, duy trì cuộc sống. Tình yêu của người con gái trong thơ Vi Thùy Linh sống bằng những hình dung, tưởng tượng những cuộc hẹn hò ở tương lai, những khoảnh khắc lãng mạn. Bởi vì “Tình yêu là niềm tin đầy mong mỏi của linh giác”. Những xác tín xuất hiện không ngừng trong thơ tình của Linh: “Tình yêu là thánh giá mang suốt đời, Tình yêu bắt đầu từ khi là bào thai trong bụng mẹ” (Thánh giá)... Mạnh mẽ hơn, cuồng tín hơn đến mức: “Nếu anh không của em, em sẽ vắt mình đến giọt sương cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi ổn định, Nếu anh không đến với em, em sẽ tìm nơi trú ngụ của quỷ” (Liên tưởng)... Người con gái còn

tự tạo cho mình ngụy tín để sưởi ấm sự cô đơn: “Em mơ về đám cưới - Những ngụy tín đứng bên ngoài đường viền của tấm chăn đơn chiếc(Một mình). Dẫu biết đằng sau những điều ngụy tạo kia vẫn là một ẩn số nhưng nó đã trở thành cái cớ để tâm hồn trẻ trung của người phụ nữ được sống với những cảm giác là mình. Như vậy, chờ đợi ở đây không còn mang nỗi buồn hay sự tuyệt vọng. Chờ đợi gắn liền với tâm thế của một bản thể nữ luôn khao khát và tìm kiếm một tình yêu theo cách của riêng mình.

Người phụ nữ với tinh thần chủ động dâng hiến hết mình cho tình yêu. Đây cũng là một điểm mới mẻ trong quan niệm về tình yêu của cái tôi trữ tình trong thơ nữ giai đoạn này. Nói thế không hẳn là phủ nhận những tiến bộ nghệ thuật của quá khứ bởi sự chủ động trong tình yêu vốn xuất hiện từ văn học trung đại. Ví như sự táo bạo của những người phụ nữ trong “áng thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhưng sự chủ động đó lại được cắt nghĩa dưới màu sắc răn đe kẻ sĩ, dưới cái nhìn của một túc nho mang trên vai tam cương ngũ thường. Chúng ta cũng biết đến sự chủ động mời gọi của người phụ nữ muốn được yêu và yêu hết mình trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn phải giấu mình trong chiếc bánh trôi, quả mít, cái quạt, phải dùng lá trầu mỏng manh để che chắn, ý nhị. Người phụ nữ thời @ bước vào tình yêu với tâm thế chủ động, háo hức và si mê. Vẫn phụ thuộc vào phái mạnh, nhưng họ yêu trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu với người phụ nữ phải là thứ tình cảm trong sáng, không vụ lợi.

Phái đẹp hôm nay khát khao khẳng định mình trong tình yêu. Họ ý thức được vẻ đẹp và vai trò của mình trên còi nhân gian này. Không phải ý tứ, bóng gió theo kiểu “Gần đây mà chẳng sang chơi/ Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu” (Ca dao). Họ không chỉ biết lặng lẽ đem cho và lặng lẽ nhận về. Người phụ nữ dám bộc lộ tình yêu, tỏ tình bằng tiếng nói mạnh mẽ, chủ động của tâm hồn tuổi trẻ rực rỡ yêu đương. Và đây là lời tỏ tình công khai, mãnh liệt như muốn khẳng định nỗi khát vọng với trời đất, giữa trời đất của người nữ: “Em muốn giăng tay giữa trời mà hét/ Yêu anh” (Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Phạm Thị Ngọc Liên). Sự bày tỏ,

theo đó mà kông chút lưỡng lự, thậm chí còn pha chút thách thức mạnh mẽ: “Cuộc sống ta đã điên lên cùng ngươi/ những đêm lửa tim rực cháy/ ngỏ với người tình/ Rằng Em Yêu Anh” (Tự khúc 1 - Phạm Thị Ngọc Liên)…

Không chỉ mạnh mẽ trong lời “tỏ tình”, người phụ nữ thời đại mới còn mạnh mẽ trong cả những lời chia tay và quyết liệt trong hành động kết thúc cuộc tình. Với Dư Thị Hoàn, tình yêu là hiện thân cho lý tưởng sống, “anh” là hiện thân cho tình yêu. Bởi vậy mà người phụ nữ ấy chấp nhận đi trên một “lối nhỏ” với những sỏi đá gập ghềnh và với cả những rung động xốn xang bằng một niềm tin mãnh liệt: “Chính lối đi này đưa em đến anh” (Lối nhỏ). Một điều đặc biệt nhận thấy trong tâm hồn của người phụ nữ trong thơ Dư Thị Hoàn đó là: một người đàn bà sẵn sàng yêu hết mình nhưng cũng rất giàu lí trí. Bởi vậy, dù rất yêu, dù sẵn sàng dâng hiến cả tâm hồn và thể xác cho tình yêu, nhưng người phụ nữ ấy cũng không vì thế mà chạy theo tình yêu bằng mọi giá. Chị chấp nhận chia tay, sẵn sàng để cuộc tình “tan vỡ”. Đặc biệt hơn, người chủ động trong tình huống ấy lại là chị: “Hãy buông xuống…./ Giữa chúng ta/ Hãy để ánh lửa bập bùng soi sáng/ Dù đang lúc đôi mắt anh/ Phóng ra mũi tên tẩm thuốc/ Nhằm rơi rụng trái tim em” (Ánh lửa). Trong tình yêu, chị không chấp nhận bất kỳ sự giả dối nào, chị yêu cầu ở người mình yêu một cách ứng xử đàng hoàng, sòng phẳng công khai và thậm chí là cả sự tế nhị, tinh tế. Cho nên, bất kỳ sự “lơ đãng” nào của người đàn ông đều cũng có thể được bỏ qua, nhưng riêng duy nhất sự thiếu tinh tế, thiếu nhạy cảm trong những - phút - giây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

- yêu là không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà người phụ nữ ấy dám yêu, dám sống và dám vứt bỏ điều đã làm tổn thương mình, chấp nhận “tan vỡ” một mối tình để giữ lại bản ngã, giữ lại cái tôi, giữ lại những giá trị bản thân: “Chúng ta sẽ thành vợ thành chồng/ Nếu không có một lần…/ Một lần như đêm nay/ Sau phút giây/ Em đềm trên ghế đã/ Anh không cài lại khuy áo ngực cho em” (Tan vỡ).

Việc tỏ tình, bày tỏ tình cảm thậm chí là việc kết thúc một mối quan hệ trong tình yêu xưa nay vẫn được xã hội phương Đông mặc nhiên coi là sở hữu của người đàn ông, của phái mạnh. Cũng bởi thế, chuyện tình cảm, hôn nhân mới diễn ra theo một trình tự sắp đặt, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tình yêu và hạnh phúc của

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 11

người phụ nữ hoàn toàn phó thác vào số phận, sự may rủi nên mới có những lời than thở “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (Ca dao). Người đàn ông nghiễm nhiên là “trung tâm” mang quyền lực, được ban phát tình yêu. Không khép mình trong sự e lệ, ý tứ của phái tính, người phụ nữ giờ đây đã bước qua những ngại ngần, xấu hổ để mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thành, không cần đắn đo. Người phụ nữ sẵn sàng đi theo tiếng gọi trái tim, bất chấp tất cả những chông gai để được yêu và yêu hết mình. Các nhà thơ trẻ đã bỏ qua ngại ngần, thoát những quy phạm bất thành văn của truyền thống để sãn sàng “tự nguyện” hiến dâng, không đòi hỏi: “Truất yêu đương - phế ghen tuông - giáng thu hận/ tôi nhường tôi cho anh” (Tự nguyện, Phan Huyền Thư). Thậm chí sẵn sàng van vỉ cầu xin để được yêu: “Anh đừng xa nữa/ Em bỏ tất cả/ Em quên tất cả/ Quên cả tên mình/ Quên cả tuổi mình/ Quên cả lối đi/ Chỉ còn nhớ anh” (Nhật thực, Vi Thùy Linh)…

Người phụ nữ hiến dâng cả lý trí cho tình yêu, mang lý trí, phương tiện tri nhận sự tồn tại của mình đặt cả vào con tim. Người phụ nữ không cần biết mình là ai (tên tuổi là đặc điểm để phân biệt con người với nhau), quên cả nhận thức (lối đi). Lí trí họ chỉ còn một tín điều duy nhất là tình yêu. Chính lúc người phụ nữ tỏ ra yếu đuối cũng là lúc họ chứng tỏ được bản lĩnh của mình, để trái tim tự cất lời và phô diễn vẻ đẹp của nội tâm.

Không chỉ táo bạo trong việc bày tỏ, thổ lộ tình cảm, người đàn bà trong thơ nữ còn chủ động hiến dâng tâm hồn và cả thể xác của mình cho tình yêu. Họ có những hành động cụ thể xây dựng cho mình một tình yêu đích thực. Họ đuổi theo tình yêu, chiếm giữ tình yêu không khoan nhượng. Đó là sự đằm thắm và mạnh mẽ của người nữ trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Người nữ ấy luôn “Mãn nguyện”, hạnh phúc khi “được chàng ăn thịt”. Bởi đó là cách duy nhất để cô tận hưởng được tận cùng niềm hạnh phúc khi “Ta đã hòa lẫn trong chàng/ Vĩnh cửu trên cái chết”. Cô gái trong “Tháng Năm bên sông” lại ước mình là cơn bão cuốn tình yêu đi xa, mang chàng đến một thiên đường chỉ có “đôi ta”. Có những khi người con gái lại “cuồng ngông”, bất chấp mưa gió bão bùng để đuổi theo tình yêu, dù đó chỉ là thấp thoáng của chiếc bóng (Triền dốc)… Cô gái trong thơ Dư Thị Hoàn thì : “Đợi cú

sút làm bàn/ Em sẽ bay đến/ Ngọt lịm trong vòng tay anh” (Tâm sự quả bóng đá)… Cô gái ấy cũng không ngần ngại hiến dâng những phút giây “êm đềm trên ghế đá” cho người mình yêu thương.

Người phụ nữ của Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh lại chọn cách ngoại hiện sự hiến dâng của mình bằng những hành động cụ thể. Dưới cái nhìn của Phan Huyền Thư, người phụ nữ đến với tình yêu đầy quyết liệt và pha chút hoang dại. Thậm chí cả gan dám “cám dỗ Táo bà/ nhường chồng/ sẻ nửa” (Hai mươi ba tháng Chạp). Nếu ai không đủ bình tĩnh, nhất là những thế hệ độc giả luống tuổi trở về trước sẽ kêu ca, phàn nàn về khung thẩm mĩ của những câu thơ thời đương đại hôm nay. Với Thư, dâng hiến là cơn say tình bất tận, “Muốn/ say trong mưa. Muốn yêu/ người cô độc. Muốn. cấm khẩu. Muốn/ bất tỉnh. Muốn/ đặt bùa mê. Muốn/ lú” (Tháng Tám).

Khát khao dâng hiến còn hiện diện trong thơ Vi Thùy Linh với một bầu không khí “nổi loạn”. Người con gái trong thế giới của Linh không chịu chấp nhận, không chịu ngồi yên thụ động chờ đợi, chị cố sức giành giật với cuộc đời, sẵn sàng “phung phí” tình yêu, sẵn sàng “Hiến dâng trong hạnh phúc tuyệt đích của nô lệ tình yêu không muốn được giải phóng” (Thánh giá). Khát vọng dâng hiến trở thành nhân vật trung tâm trên sân khấu nghệ thuật thơ Linh, cho dù đó là “nhục cảm sáng tạo” (chữ dùng của Thụy Khuê) thì cũng khởi nguồn từ động lực tình yêu (Người dệt tầm gai, Một mình tháng Tư, Anh và thời gian, Khi em tựa cửa, Chân dung, Liên tưởng...). Bởi thế nhà nghiên cứu Thụy Khuê mới nhận định: “Linh đã muốn thoát khỏi tình yêu để làm thơ khác, Linh muốn làm thơ trí tuệ, thơ nhân sinh, nhưng mọi cố gắng dường như đều đưa Linh về với khát vọng tình yêu, như thể tất cả mọi con đường đều dẫn về La Mã” [89]. Tình yêu của Linh không vu vơ mà có hẳn một đối tượng tâm tình cụ thể, là nửa kia của cô. Đối tượng đó là người đàn ông có thể có nét khu biệt, không tên nhưng có tên họ (chàng Nguyễn), có thể là không tên nhưng được viết hoa (Anh) đầy trân trọng. Người phụ nữ ấy sẵn sàng xóa nhòa mọi khoảng cách, vượt qua mọi giới hạn để tồn tại cùng tình yêu khi xem: “Anh là suy nghĩ của em khi mỗi ngày thức dậy/ Anh là niềm vui nỗi buồn, là những gì trong

em đang có/ Anh là đỉnh cao khát vọng dâng hiến, là hơi thở của em” (Sóng). Người phụ nữ của Linh đa tình, phóng túng và tự do nhưng luôn thành thực. Nàng quan niệm tình yêu là ánh dương ấm áp mang lại luồng sinh khí cho sự sống trên mặt đất này. Vi Thùy Linh quan niệm: không tình yêu, người ta chỉ tồn tại. Con người chỉ thực sự sống và được sống khi yêu, dành tình yêu cho nhau: “- Tất cả em ngày về, Anh hãy nhận/ Thể xác và linh hồn em, của Anh/ Hãy ghì lấy hoà vào em cuộc phục sinh dịu dàng khốc liệt/ Lấy mùa cho Linh dốc tình ân ái” (Bờ của chích bông). Trong thơ Linh còn có cả lời tuyên ngôn “yêu là phải hiến dâng” - lời tuyên ngôn không cần giấu giếm: “Hỡi những phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình mong muốn/ Đừng mặc cảm dấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố” (Yêu cùng Goesge Sand). Cũng bởi mải mê theo đuổi những bóng tùng quân của nhân vật trữ tình trong thơ Linh mà nhiều ý kiến cho rằng Linh chưa thoát khỏi cái bóng của thế hệ đàn chị như Xuân Quỳnh, Ý Nhi... và tỏ ra nghi ngại, lưỡng lự việc kết luận ý thức “nữ quyền” trong thơ của tác giả này. Nhưng với sự ý thức cao độ về vị thế của mình trong “đế chế yêu” (chữ dùng của Chu Văn Sơn) thì Vi Thùy Linh xứng đáng là một đại diện tiêu biểu và xuất sắc cho tiếng nói “nữ quyền” trong thơ Việt Nam đương đại. Thơ Linh là sự ý thức sâu sắc về phái tính, là lời tuyên ngôn về “nữ quyền” bằng một cách thức rất riêng của mình.

Có người đã từng chia tình yêu ra làm hai loại: tình yêu lãng mạn, thanh khiết, mang tính tinh thần luận; và loại thứ hai: tình yêu trần thế (nhục dục) với tất cả nỗi đắm say mê cuồng của thể xác. Người nữ trong thơ nữ đương đại không đi theo thứ tình yêu thứ nhất, nhưng cũng không tuyệt đối hóa loại tình yêu thứ hai. Nhà thơ nữ tôn vinh yếu tố dục tính bản năng trong tình yêu với điều kiện được tính thiêng liêng của tình yêu bảo chứng. Đây là một điểm mới trong quan niệm về tình yêu của các nhà thơ nữ đương đại. Quan niệm này giúp cho họ đến gần hơn với tư tưởng của chủ nghĩa nữ quyền hiện đại.

Xét trên đại thể, khát vọng tình yêu là vấn đề trở đi trở lại trong sáng tác của nhiều nhà thơ nữ giai đoạn này. Tình yêu được các tác giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau, với mọi cung bậc cảm xúc khác nhau tạo nên sức sống và

sự phong phú cho một giai đoạn âm hưởng nữ quyền lên ngôi. Chủ động chờ đợi, sẵn sàng hiến dâng tình cảm là vẻ đẹp và sự mới mẻ trong nhận thức của người phụ nữ được thể hiện trong thơ của các tác giả nữ giai đoạn từ 1986 đến nay. Người phụ nữ thời hiện đại không còn là những nàng Tô Thị, những vọng phu câm nặng và chịu đựng như truyền thống. Tâm thế ấy trở thành tiếng nói bình đẳng trong thời đại “thế giới phẳng”, giải trung tâm hiện nay. Qua những trang viết của họ, những ước ao, những khát vọng của phái nữ được nâng niu. Dấu hiệu ý thức nữ quyền thấy rò trong thái độ chủ động, mạnh mẽ và quyết liệt đấu tranh để giành, giữ tình yêu và sẵn sàng đi đến tận cùng bản thể.

3.1.3. Bản năng nữ như một sự thể nghiệm tận cùng bản thể

3.1.3.1. Bản năng tính dục

Trong thơ của các nhà thơ nữ đương đại, khát vọng giải phóng nhu cầu bản năng luôn đồng hành cùng với hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc của người nữ. Bởi với họ, tình yêu chỉ trọn vẹn là nó khi có sự kết hợp mầu nhiệm giữa xúc cảm tinh thần và thân thể. Tình yêu luôn bắt đầu từ bản năng, “mọi loại tình yêu cho dù đượm vẻ thanh khiết mấy cũng bắt rễ từ bản năng chủng tính” (Schopenhauer) [159; 42]. Nói như Triết gia Nietzsche “chừng nào cuộc đời còn đi lên thì hạnh phúc và bản năng đồng nhất” [48; 48]. Điều đó chứng tỏ, bản năng luôn thường trực và hiện hữu cùng với sự tồn tại của con người. Và như thế, nếu ta đồng ý rằng, “mỹ học là đạo đức học của tương lai”, thì hẳn nhiên, ta sẽ có một kết đề: cái đẹp dục tính của phái nữ là biểu trưng tối thượng và sau cùng của tháp ngà đạo đức, của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Dục tính không chỉ là chân móng, nó còn là đỉnh tháp của văn chương. Thái độ nhìn nhận về bản năng một cách công bằng chính là tiêu chí đánh giá tiến bộ, văn minh của con người.

Trong quan niệm văn hóa truyền thống của Việt Nam, việc quan tâm đến tình dục là điều đáng xấu hổ. Hệ quả là hình ảnh con người trong văn học thường bị nhìn phiến diện. Vì thế, khi những “cấm kị” được xóa bỏ, tư tưởng con người được “cởi trói”, những vùng đất nhạy cảm, những vấn đề vốn được coi là “khó nói”, là “cái ấy” mặc nhiên được thừa nhận, được “khai sinh lại” trong văn học thì nhu cầu đề xuất

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí