Cảm Thức Về Nỗi Buồn Và Sự Cô Đơn

giờ đây trở thành bất tín trước hiện thực đầy dẫy sự ngang trái bất công: “Em căm thù sự bất công, giả trá/ Nghịch lý như mạng nhện ma quái” (Những câu thơ mang vị mặn). Con người trong “Tôi đi trên đường đầy bụi, thành phố của tôi” (Phan Huyền Thư) cũng băn khoăn và sợ hãi giống như một kẻ bị kết án lưu đày vào một thế giới hỗn loạn “người người chẳng hiểu mình sẽ về đâu” khi: “Những cô nàng chân cong váy ngắn/ lóe xóe tiếng địa phương/ những nàng nhâm nhi văn chương/ cố hớp giọng thị thành…/ thôn nữ quần jeans giầy da…/ trai làng ngày đêm vỉa hè đợi việc”, “xe dream phóng thẳng vào thế kỷ/ hai mốt”. Nhà thơ đặt câu hỏi liệu sự phát triển của xã hội đã mang lại văn minh thực sự cho con người? Hay cơn lốc đô thị hóa đang trở thành một vấn nạn đe dọa đến cuộc sống vốn dĩ yên bình của những làng quê, của những người làng ra phố. Mọi giá trị bị đảo lộn khi “những nhà thơ uống bia và chửi tục/ chị lao công người Hà Nội gốc/ lặng lẽ quét đường”. Hai hình ảnh mang tính đối lập được đặt cạnh nhau khiến người ta không khỏi giật mình và nhận thức lại các giá trị. Nhà thơ cũng nhếch nhác, tha hóa như phường thảo khấu là những tổn thương tinh thần đáng báo động của xã hội. Hay con người hoài nghi cả lòng tốt khi “Người hiền lành gặp kẻ lưu manh thì sợ/ Người tốt quá lại bị nhìn thương hại” (Bảo tàng và những giá trị). Tình trạng tha hóa, nghèo nàn về đời sống tinh thần thể hiện trong từng ngò ngách của đời sống hiện đại. Sự tha hóa bắt đầu từ cách ăn mặc “tóc em sợi vàng sợi bạc/sợi nâu sợi tím sợi hồng sợi xanh(Rỗng ngực), đến sự tha hóa của lối sống buông thả “Ngò hẻm/ trăng rông/ mấy nàng xì ke chưa chồng vật thuốc” (Rỗng ngực). Cuối cùng là sự tha hóa về tư tưởng “Ý nghĩ cầm tù/ Ái ân bà già hiềm khích/ Hoang tưởng phong danh tiết hạnh: “Bất khả thi” (Gửi: Ngày hôm qua)...

Vẫn là câu chuyện đô thị hóa, Vi Thùy Linh cũng không khỏi chạnh lòng trước một thủ đô ngày một đổi mới nhưng: “Hà Nội vẫn là cái làng/ Vỉa hè phơi những cảnh đời” (Nghệ sĩ - Đồng Tử), Hà Nội đang mất dần đi vẻ đẹp diễm lệ ngày xưa. Hà Nội giờ đây chỉ là một “Hà Nội tưởng tượng” trong Phim đôi - Tình tự chậm. Người ta sống giữa Hà Nội mà lạc lòng, rợn ngợp: “Tôi sống trong Hà Nội mà mất dần Hà Nội/ Quy hoạch lộn xộn giải tỏa chất thơ”. Người ta không khỏi xót xa thương cảm khi chứng kiến mỗi cảnh đời hẩm hiu hằng ngày vẫn đi lại giữa lòng Hà Nội gợi không khí ảm đạm và thê lương: “Bần thần thương/ Bà già không chốn

nương thân, lọ mọ nhặt nhạnh quanh bãi rác/ Chị nông dân nói ngọng xếch mông đạp xe thồ rau từ nửa đêm kịp đến chợ Long Biên lúc 3 giờ sáng/ Cô gái đen đúa đôi thúng bánh mì, gầy đen như ngò tối, rao khản gió” (Ký họa đen)...

Sống trong một thời đại khoa học kĩ thuật ngự trị với sự chi phối bởi máy móc công nghiệp, con người cũng có nguy cơ bị vật hóa, bị xơ cứng về tâm hồn, cạn kiệt về cảm xúc. Vi Thùy Linh đã mượn những chi tiết trong sáng tác của Aimatov, Hemingway hoặc trong cuộc đời các nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Van Gogh, Puskin, Exenhin… để nói đến cuộc sống hôm nay với những rối ren, lọc lừa, bội phản và nghi kỵ, chiến tranh và chết chóc. Con người như đang sắm vai cùng diễn với nhau trên sân khấu cuộc đời chứ không phải là sống với nhau bằng những cảm xúc thực, là thứ “Kép Tư Bền” thời hiện đại: “Trái đất - sân khấu tròn/ Đời là sân khấu, sân khấu là đời/ Đừng hỏi vì sao chú Hề lại khóc/ Khi nước mắt thật chảy hoen nước mắt hóa trang” (Nước mắt hề xiếc, Vi Thùy Linh). Quên đi mình là con người với những luân thường đạo lý, “Có kẻ thuộc giá vàng, giá đôla hơn là nhớ ngày giỗ cha/ Có kẻ khóc người thân bằng băng catxet/ Giả vờ vui, giả vờ buồn (!)” (Tảng băng trôi). Thân phận người phụ nữ, hạnh phúc của người phụ nữ cũng bị cơn bão thời đại quét qua khi những quan niệm thác loạn lên ngôi: “coi cặp bồ là mốt/ Bọn trẻ biết yêu quá sớm/ Ly hôn là chuyện bình thường” (Nửa đêm trò chuyện với cô Hồ), “Khi mà bây giờ hầu như mọi thứ có thể mua/ Từ trinh tiết đến tình cảm hợp đồng và bằng cấp” (Tôi lắng nghe Van Gogh). Thế giới trong cảm nhận của Vi Thùy Linh là “tảng băng trôi” theo kiểu tư duy sáng tác của Hêmingway. Những gì mà con người nhìn thấy “Những cao ốc, khách sạn chọc trời không ngừng mọc thêm” chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bởi lẽ đâu đó dưới gầm trời này vẫn vang lên tiếng súng, nạn đói nghèo vẫn là vấn nạn. Những thiên tai, dịch bệnh, di chứng chất độc da cam, máu và nước mắt, hiểm họa hạt nhân vẫn được coi là thứ trò chơi quyền lực đang diễn ra. Người ta tàn phá thiên nhiên, tàn phá nhân tính bằng súng đạn, lòng tham, đố kị và thủ đoạn. Con người chảy ra, nhão nhoét trong sự vô cảm chung của thời đại. Nhưng con người không mấy quan tâm, họ đang mải mê theo đuổi nghiên cứu một hành tinh xa vời nào đó bên ngoài vũ trụ kia. Khủng khiếp hơn khi người ta phát minh ra công nghệ nhân bản vô tính

cả thế giới lại kinh ngạc khi trẻ con được sinh ra từ ống nghiệm và cừu Dolly ra đời không cần có cha” (Tảng băng trôi). Đứng trên quan điểm nữ quyền, hành động này còn đe dọa đến thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ - thiên chức sáng tạo con người trên cơ sở tình yêu. Nhân tính của loài người sẽ ra sao khi con người có thể sản xuất hàng loạt đồng loại.

Với Vi Thùy Linh, thời đại số hóa trở thành nguy cơ khiến con người tự nhốt mình trong những thế giới ảo của riêng mình do máy móc lập trình với những cảm xúc giống nhau: “Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft/ Những tâm hồn đang được mã hóa với nhịp điệu sống lập trình/ Ngày đêm nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu/ Con người không ngây thơ, không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn/ Màu dollar nhuộm cả da trời” (Thế giới hiện hữu). Tình cảnh này cũng được Bình Nguyên Trang diễn tả trong tâm trạng của cô gái “… vong thân thời internet/ Nhấp chuột vào giấc mơ gặp nỗi nhớ quê nhà…” (Tích tắc thời gian). Người phụ nữ cũng cảm thấy cô độc khi cảm giác xa lạ ập đến: “Điện thoại rung bần bật đầu giường/ Giật mình thấy những gương mặt không quen biết ban ngày/ Hiện ra trong sự im lặng” (Mobile phone, Ly Hoàng Ly). Như thế, tiền bạc và kĩ thuật chính là nguyên nhân khiến con người rơi vào tình trạng tha hóa, con người ngày càng hoài nghi và thất vọng trước hiện thực cuộc sống.

Đối mặt với hiện tại đổ vỡ, một thời đại mất Chúa (Niszches), con người không còn tin vào hiện tại và phải đối mặt với một tương lai nghẹt thở. Dự cảm bất trắc về ngày mai thật ảm đạm:

Người

người

đi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.


tương

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 15


lai…

Trang sức: ác và đói nghèo và ngu

(Người người đi tương lai, Phan Huyền Thư)

Sự vọng ngóng của con người về ngày mai bằng câu thơ với cấu trúc bậc thang đi xuống. Bức tranh tương lai vì thế như bị trượt dài, đổ dốc với gam màu ảm

đạm, tối tăm. Từ tương lai xa cho đến tương lai gần đều mù mịt hư vô, con người phải/chỉ sống hôm nay mà không biết đến ngày mai cuộc tồn sinh của mình sẽ ra sao, đích đến sẽ là đâu: “Thành phố của tôi/ mọi người sống và biết kết quả từng ngày… Mua đi kết quả/ để sống tiếp ngày mai…” (Tôi đi trên đường đầy bụi, thành phố của tôi, Phan Huyền Thư), sự sống đồng nghĩa là thứ trò chơi ngẫu nhiên như vòng quay xổ số.

Không ồn ào, cật vấn như Phan Huyền Thư, riết róng như Vi Thùy Linh khi giễu nhại và bày tỏ sự khủng hoảng niềm tin trước những bất cập của xã hội đương đại, Đinh Thị Như Thúy lại chọn cho mình cách thể hiện riêng. Đó là vẻ thâm trầm, nhẹ nhàng của một người phụ nữ từng trải. Với Đinh Thị Như Thúy, thế giới trở nên xa lạ và bí ẩn. Vẫn là một thế giới đang bị phân rã nhưng trong ý thức của con người vẫn không thể cắt nghĩa, giải thích nổi. Con người chỉ cảm nhận thấy: “đã có sai lầm ở đâu đó trong chuỗi thời gian của chúng ta/ đã có điều gì đó không kịp thời/ đã có điều gì đó chắn ngang đường” (Đã có sai lầm ở đâu đó). Đời sống của con người ngày hôm nay cũng trở nên bí ẩn như thế giới trong “Lâu đài”, “Vụ án” của Kafka. Đó là một thế giới bị nhiễm độc ở khắp mọi nơi được cảm nhận qua một người đàn bà: “thế giới đang bị nhiễm độc những độc tố đang đi vào một vật thể theo những con đường khác nhau, những con cá nhiễm độc những trái táo đỏ nhiễm độc, nhiễm độc dòng sông nhiễm độc bầu trời… nhiễm độc những tách café sủi bọt, những vô cảm, những thản nhiên những cơ hội những đổi thay tráo trở của những con chữ trong những bài thơ của những nhà thơ” (Ngày nhiễm độc). Trạng thái bất tín nhận thức còn hiện diện trong nhiều bài thơ khác của Đinh Thị Như Thúy như: “Trận cảm cúm và sự im lặng, Chúng ta đã làm gì trong những ngày cuối cùng của mùa hạ, Sau tấm bình phong, Có phải tất cả kiếm tìm đều như thế”… Cơn khủng hoảng niềm tin trước hiện thực cuộc sống trong thơ Đinh Thị Như Thúy là sự rợn ngợp của con người trước một thế giới ngày càng trở nên bí ẩn, xa lạ và vì thế mang màu sắc của triết học phi lý.

Sự biến đổi đến chóng mặt của nền kinh tế thị trường phá vỡ tính cân đối bình ổn quen thuộc. Cuộc sống mới đầy những biến động và bất trắc không còn là nơi lưu

giữ tính vĩnh cửu của các giá trị. Thơ trẻ đương đại vì thế chất chứa suy tư trước những nguy cơ của xã hội hiện đại. Những cảm xúc hoang mang, mất niềm tin, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và bất an là những trạng thái tinh thần thường trực trong thơ nữ giai đoạn này khi thể hiện cái nhìn về cuộc sống. Điều này phần nào cho thấy sự “đổ vỡ” niềm tin của người phụ nữ trong đời sống hiện đại nhưng cao hơn cả, nó là ý thức của một cái tôi công dẫn nữ - một cái tôi giàu trực cảm và bản lĩnh.

3.3.2. Mất niềm tin vào chính mình

Bên cạnh việc mất niềm tin với thế giới bên ngoài, chủ thể trữ tình trong thơ nữ đương đại còn mất niềm tin vào chính bản thân mình. Đây là mặt trái của những khát khao giao cảm bất thành của chủ thể nữ với thế giới và các mối quan hệ xã hội phức tạp. Bi kịch của sự nhận thức mang tính cá nhân riêng tư này được biểu hiện trước hết qua sự ảo tưởng về tình yêu và hạnh phúc gia đình. Thất tình, hạnh phúc gia đình tan vỡ là một thực tế xảy đến với tần suất tương đối nhiều trong thơ nữ giai đoạn từ sau 1986 trở lại đây. Khi yêu, người phụ nữ trong thơ hôm nay luôn sống trong khát khao mãnh liệt. Họ tình nguyện dâng hiến tình cảm, đến với tình yêu không hề do dự, hoài nghi. Nhưng sự bất công trong tình yêu dường như luôn là tặng phẩm đầy cay đắng mà con tạo dành cho những người phụ nữ mạnh mẽ. Đến cả những cá tính cứng cỏi nhất như người phụ nữ trong thơ Phan Huyền Thư đã có lúc phải thừa nhận tình yêu chỉ là thứ “Thực dụng hư vô”, là “Lãng mạn giải lao”. Trong phạm vi tác phẩm được khảo sát, chúng tôi nhận thấy, duy chỉ có người phụ nữ trong còi yêu của Vi Thùy Linh là không mấy khi bị gục ngã trước sự bội phản của tình yêu. Thực tế này cũng dễ hiểu bởi người phụ nữ trong thơ Linh luôn tồn tại trong hai thái cực: chờ đợi dâng hiến. Linh cũng quan niệm tình yêu là vườn Địa đàng nơi mặt đất, còi yêu là nơi tràn ngập ánh sáng để “anh và em lan tiếng gọi vào nhau” nên không một sự bất công trong tình yêu nào được phép xâm phạm. Ngoài biệt lệ này, người phụ nữ trong thơ nữ đương đại thường xuyên phải đối mặt với những vết thương lòng do tình yêu gây nên. Cho dù nguyên nhân khiến tình yêu bị chia lìa bắt nguồn từ đâu chăng nữa, căn nguyên nào làm hạnh phúc gia đình tan vỡ thì cuối cùng nước mắt vẫn tuôn rơi trên gương mặt người phụ nữ. Bởi vậy, dù ít dù

nhiều họ vẫn hoài nghi về tình yêu, bất tín về hạnh phúc. Với những người phụ nữ hiện đại, thất tình đồng nghĩa với thất vọng, tan vỡ trong tình yêu chính là nguyên nhân trực tiếp khiến người phụ nữ rơi vào trạng thái khủng hoảng niềm tin. Thực tế này lí giải tại sao những người phụ nữ trẻ vừa chập chững bước vào đời đã sớm phải làm quen với những thất bại. Đó là những cô gái mới lớn khi lần đầu tiên trái tim bị tổn thương trong “Có một ngày, Bướm ma, Chỉ là tình yêu” (Ly Hoàng Ly); “Trong giấc mơ, Độc thoại, Dường như” (Bình Nguyên Trang); “Tặng đêm, Thất vọng 3” (Trương Quế Chi); “Người về, Niệm tình hoa cúc” (Lê Ngân Hằng)… Chúng tôi đồng ý với nhận định của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khi ông cho rằng: “… những người viết trẻ hôm nay đã có những thay đổi khá nhiều so với những người thơ lớp trước. Họ có gì đấy cá tính hơn, mạnh mẽ hơn, tự tin hơn nhưng cũng hoang mang, u uất và đổ vỡ nhiều hơn” [15; 5].

Bi kịch về hạnh phúc gia đình cũng trở thành nỗi thất vọng, thậm chí là chán chường trong đời sống tình cảm của người phụ nữ khi “hạnh phúc đôi khi như lũ quỷ đói ăn/ ở trong đời tàn nhẫn/ bóp chết hồn ta quăng xuống vực/ lặng buồn” (Vực hạnh phúc, Phạm Thị Ngọc Liên). Hạnh phúc của người phụ nữ trong thơ chị đôi khi chỉ là “Kết thúc một tác quyền”. Tình yêu đổ vỡ trở thành vết thương rớm máu khó lành, là tiếng nấc nghẹn ngào và hoang mang trong tập thơ “Thức đến sáng và mơ. Tâm trạng ấy cứ trở đi trở lại trong cuộc đời của người phụ nữ đa đoan. Người phụ nữ trong thơ Tuyết Nga cũng không giấu nổi sự mệt mỏi khi phải dấn thân vào xây đắp thứ hạnh phúc giả tạo: “Lễ cưới không tình yêu/ Tình yêu không lễ cưới” (Đường số phận). Với Tuyết Nga, hạnh phúc “như tờ lịch đóng đinh”, niềm vui chỉ là “đồng tiền giật tạm” và con người trên hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc chỉ giống như “loài chim cánh cụt”. Phan Huyền Thư là một nhà thơ đặt lời “cáo phó” đời mình trong tình yêu (Cáo phó). Ngay từ cách đặt tên cho 2 tập thơ của mình đã thấy Thư muốn diễn tả nỗi thất vọng của một người không thể tìm thấy sự đồng điệu trong tình yêu: Nằm nghiêng là đợi chờ, Rỗng ngực là thất vọng. Cực đoan hơn nữa, người phụ nữ còn hoài nghi sự tồn tại của chính mình, xa lạ với chính mình ngay trong sự tê liệt của đời sống cảm giác. Tình dục hiểu một cách lành mạnh là sự hòa hợp, sự thăng hoa về tình yêu.

Nhưng đôi khi nó lại là biểu hiện của triệu trứng cho căn bệnh khủng hoảng của con người, nhất là người phụ nữ khi họ cảm nhận thấy “mùi ái ân tẻ nhạt…/ Ý nghĩ đàn ông bất lực/ Căm ghét hoan lạc” (Gửi: ngày hôm qua, Phan Huyền Thư).

Bi kịch của người phụ nữ thời hiện đại đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng gia đình và tình yêu chính là khởi nguyên mọi hạnh phúc và khổ đau trong cuộc sống của mỗi người đàn bà. Trong bài thơ “Đi lễ chùa“, bằng màn độc thoại của năm người đàn bà về nỗi đau của chính mình, Dư Thị Hoàn đã gọi tên từng nỗi đau ấy: đó là nỗi cô đơn vì không có chồng, nỗi cô đơn vì không có con, nỗi đau vì không thể khóc trước mặt chồng, nỗi đau vì không thể cười khi thấy mặt con. Từng cấp độ trong nỗi đau của những người đàn bà đi lễ chùa càng lúc càng sâu sắc hơn và đến người đàn bà thứ năm nỗi đau đã hóa thành hai tiếng “Mô phật!”. Người đọc nhận thấy, ở đây còn có một nỗi đau lớn hơn mọi nỗi đau, vượt lên mọi nỗi đau, còn có nỗi bất hạnh không thể diễn tả bằng lời. Con số “năm” ở đây là con số ước lệ, năm số phận song đã gói trọn nỗi khổ đau của thân phận đàn bà. Dư Thị Hoàn đã cắt nghĩa những nỗi bất hạnh của con người bằng một tư duy sắc bén và bằng cả sự đồng cảm từ phía sâu tâm hồn người đàn bà trải nghiệm. Với chị, nỗi bất hạnh của người phụ nữ dù có thể gọi tên hay không thì cội nguồn sâu xa nhất của nó vẫn là từ sự sụp đổ trong đời sống tình cảm cá nhân của mỗi người.

Có thể nói, thái độ hoài nghi về chính mình của người phụ nữ trong thơ nữ đương đại cũng mang những nét khu biệt riêng do đặc trưng về giới quy định. Nỗi thất vọng của người đàn bà thời hiện đại không phải từ những nguyên nhân xa xôi, lớn lao mà nó xuất phát từ ngay trong đời sống tình cảm yêu đương gần gũi nhất với đời sống con người. Điều này thêm một lần nữa khẳng định bản tính giới trong tâm hồn người phụ nữ. Họ, dù có mạnh mẽ đến đâu thì mong đợi cuối cùng vẫn chính là một tâm hồn đồng điệu của một người đàn ông để họ có thể sẻ chia và hòa hợp. Sự thất vọng trong tình yêu vì thế ở một khía cạnh nào đó chính là niềm khao khát được hòa hợp bản thể nam - nữ.

Mặc dù còn nhiều hoài nghi về tiếng nói phản ánh hiện thực trong thơ trẻ nói chung và thơ nữ nói riêng khi người ta cho rằng: thơ trẻ hiện nay đào bới quá sâu

vào đời sống cá nhân, đề cao quá mức vào đời sống bản năng dục vọng mà bỏ quên trách nhiệm của thơ ca trước những vấn đề cấp thiết đang đặt ra của thời đại, của đất nước và cả sự tồn sinh của con người. Tuy nhiên, bằng những mảng hiện thực nhức nhối, những dự cảm bất an hiện lên trong cơn khủng hoảng niềm tin của thơ nữ đương đại đã cho thấy người phụ nữ hôm nay không chỉ biết quan tâm đến riêng cá nhân mình. Bởi lẽ, Bêlinxki cũng đã từng nói lên bản chất của một tiếng nói thơ ca chân chính “Nếu cái tôi của nhà thơ không nói lên được những vấn đề gì có ích chung cho cuộc sống mà chỉ bộc lộ những cảm xúc yếu hèn, tuyệt vọng có tính chất riêng tư thì nhà thơ trở nên xa lạ và hoàn toàn mất chỗ đứng” [75]. Vì thế, theo chúng tôi, âm hưởng nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam từ sau 1986 còn mang chiều sâu nhân bản.

3.3.3. Cảm thức về nỗi buồn và sự cô đơn

Đây là một phạm trù tư tưởng của triết học hiện sinh chi phối khá sâu sắc trong văn học hiện sinh và điều này cũng thể hiện rò trong thơ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đứng trước một thế giới phi lí đầy bí ẩn và đang bị phân rã, bản thân con người không thể lí giải nổi đời sống để sống hòa hợp với các giá trị và phi giá trị tồn tại trong đó, vì thế cảm giác hoài nghi, xa lạ của chủ thể trữ tình với thế giới xung quanh sẽ là cực điểm. Như một hệ quả tất yếu, khi người phụ nữ mất niềm tin ở chính mình và và xa lạ với thế giới thì họ đối mặt với nỗi buồn và rơi vào trạng thái cô đơn triền miên, bất tận. Vì thế, thơ nữ trẻ đương đại thể hiện bản thể cô đơn đau đáu và trực diện, ăm ắp cả lí tính lẫn cảm xúc.

Một trong những biểu hiện của cảm thức về nỗi buồn và cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại là cái tôi thiếu hụt tình cảm, thiếu vắng sự sẻ chia, nỗi khao khát hoàn thiện bản thân, khao khát tìm được sự đồng điệu. Tư thế “một mình” trong thơ nữ đương đại vì vậy thường gắn với cảm thức cô đơn và nỗi buồn. Khảo sát 5 tập thơ của Vi Thùy Linh, chúng tôi nhận thấy có tới 28 bài xuất hiện hình ảnh người nữ hiện diện trong tâm thế một mình. Chẳng hạn như: “Sao đêm trăng tròn em một mình” (Mùa anh), “Em Âu Cơ một mình” (Tín hiệu), “Một mình em với khoảnh khắc nguyên trinh” (Giao mùa), “Con đường rát bỏng em gọi anh/ Một mình em

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022