Hệ Thống Biểu Tượng Gắn Với Người Phụ Nữ

với mảnh trời màu tím” (Một mình tháng tư), “Anh: Nỗi cô đơn ập vào sự chịu đựng của em - con đê muốn vỡ/ Mây như quầng mắt người mất ngủ/ Hai vì sao tìm đến nhau buốt sáng/ Bao giờ anh đến? Bao giờ anh đến?” (Bài ca số phận, Vi Thùy Linh). Đó là nỗi buồn, nỗi cô đơn khi hiện hữu bởi trái tim không được sẻ chia tiếng nói yêu thương: “Em đã cô đơn những ngày không bạn bè/ Không phố xá và anh không đến nữa” (Một đóa hoa vàng - Bình Nguyên Trang), là cảm giác “Nghẹt thở/ Nỗi một mình” (Thông điệp, Phạm Thị Ngọc Liên), là sự cô độc trong ý nghĩ “Giao thừa/ thừa tôi” (Nằm vạ tháng giêng, Phan Huyền Thư). Trong thơ Vi Thùy Linh, mô típ nỗi buồn xuất hiện trong 46 bài thơ và mô típ cô đơn xuất hiện trong 33 bài. Thơ Phan Huyền Thư có 4 bài xuất hiện mô típ cô đơn và 18 bài xuất hiện mô típ buồn. Trong tập “Nằm nghiêng” có tới 12 chữ buồn với tần số xuất hiện trung bình hơn 2,5 bài có một chữ buồn. Trong tập “Tôi đang lớn” của Trương Quế Chi cũng có 16/47 bài thơ xuất hiện tâm trạng buồn và cô đơn. Đặc biệt, trong phần đầu của tập thơ - “Đang lớn… là đang lớn” có tới 9 bài thơ mang tâm trạng buồn bã của một cô gái đang trong hành trình của cuộc hiện sinh cô độc (Hiện sinh 1, Hiện sinh 2, Thất vọng 1, Thất vọng 2, Đợi mọc tóc, Tự vấn cơ thể…).

Giữa đông người vẫn cảm thấy cô đơn, đó là khi tâm hồn con người không thể tìm được tiếng nói đồng điệu, không có một sợi tơ nào nối mạch cho cảm xúc mình với những liên tưởng thân quen. Sự đơn độc trên mọi hành trình khiến người phụ nữ đôi khi bị dồn vào bế tắc, họ nghĩ đến cái chết như là sự giải phóng mình ra khỏi mọi bi kịch: “Nhiều khi đơn độc/ Muốn thức dậy ở còi khác” (Buổi sáng - Phan Huyền Thư). Nhưng như vậy vẫn không thể chạy thoát được nỗi cô đơn của trong kiếp nhân sinh, bởi vì “Nỗi cô độc mọc dại ngút ngàn đường chạy” (Viết cho ngày sinh nhật 10.10.2003, Trương Quế Chi). Và cao hơn nữa, bởi vì nỗi cô độc ấy luôn hiện hữu từ nơi sâu thẳm nhất của người phụ nữ, xuất hiện ở mọi ngã ngách, ngấm đến từng vi mạch, hiện lên trên từng con chữ: “Viết - buồn thành mưa... Viết - buồn thành gió... Viết - nỗi buồn của tôi thành tình yêu của anh... Viết - nỗi sống buồn của tôi...” (Viết, Phan Huyền Thư). Phan Huyền Thư nhai nỗi buồn như nhai trầu “nước đỏ chảy như máu”, cho đến khi “Buồn đã chảy hết. Tôi không còn nổi một/ giọt máu” (Còn sót

lại của chiều, Phan Huyền Thư). Song, dù bằng hình thức nào, “viết” ra nỗi buồn hay “nhai” cho nỗi buồn “chảy ra” thì ít nhiều cũng là cách làm vơi đi nỗi buồn, cũng là cách để hướng nỗi buồn đến sự chia sẻ. Đáng sợ nhất và ám ảnh nhất là khi những con chữ cũng phải bất lực trước nỗi buồn - một nỗi buồn không thể cắt nghĩa: “Thật ra nỗi buồn đâu có màu sắc gì/ Chỉ là màu vàng của ánh đèn vàng đêm đêm soi vào mắt cô gái trẻ để tìm cho ra nỗi buồn có màu sắc gì/ Nhưng mắt quá trong/ Khoắng lên cũng vô ích” (Lô lô - Ly Hoàng Ly). Khi nỗi buồn đau không thể tìm được cách để thoát xác ra khỏi sự hạn hẹp của con chữ, nó ngấm ngược vào trong, khoét sâu mãi vào nỗi cô đơn không thể sẻ chia: “Có lúc/ Chữ nghĩa/ tôi nhai nát trong miệng/ cùng với nước miếng/ rịt vào vết thương người làm tôi đau” (Ký hiệu, Phan Huyền Thư). Nếu như trước đây, khi không tìm được những tâm hồn đồng điệu trong cuộc sống, con người sẽ tìm đến thơ như một điểm tựa tinh thần “Có những phút ngã lòng/ Tôi vịn câu thơ và đứng dậy” (Phùng Quán) thì đến đây, nỗi cô đơn của người phụ nữ thời hiện đại đã không thể sẻ chia, một nỗi cô đơn vĩnh viễn đến từ bản thể nữ.

Cuộc đời trước mắt như một dấu hỏi lớn. Các ngả đường cũng như một dấu hỏi lớn. Trước vô vàn nẻo đường tương lai, đôi khi con người phải lựa chọn thật nhiều, hoang mang thật nhiều. Những giả dối trong ứng xử hàng ngày, những tù túng ngột ngạt của những khuôn mẫu lỗi thời đang hiện hữu đã đẩy con người vào trạng thái cô đơn. Cũng từ đó con người thấy cô độc khi bắt đầu hoài nghi mọi giá trị, sự hoài nghi đẩy con người vào trạng thái mất phương hướng, làm hiện lên hình ảnh của một con người hiện sinh cô độc: “Hoài nghi, đáng sợ nhất là hoài nghi, đáng sợ nhất là không xác định được phương hướng, đáng sợ nhất là không biết nên làm hay không nên làm, nên đi hay không nên đi, nên gọi hay không nên gọi”, “rồi thấy mình ngốc nghếch thấy mình thừa thãi, thấy mình chán mình… muốn thu mình vào một nơi nào đó để khóc, muốn ngủ luôn một giấc dài để không bao giờ dậy nữa(Krông Pak, tháng mười một ngày mười ba..., Đinh Thị Như Thúy). Với Đinh Thị Như Thúy: “nỗi buồn là một phần không thể thiếu” (Khoảnh khắc), bởi con người không thể làm vỡ được “Nỗi đau thập ác trong lòng mình” (Valse tháng tám). Người đàn bà trong thơ Ly Hoàng Ly cũng thường xuất hiện trong tư thế

của một chủ thể nghiệm sinh cô độc, nỗi cô đơn hiện lên trong một thi giới đầy huyễn hoặc của đêm. Vì vậy, đêm trong thơ là tiếng gọi thẳm sâu trong tâm thức trước nỗi cô đơn chất ngất của phận người “Đêm rót lên mình những giọt lạnh(Nửa đêm). Con người đi sâu vào “Đêm” của trạng thái cảm xúc ấy cô đơn đến tột đỉnh - nỗi cô đơn tưởng như đã chạm đến cái chết, bị nhấn chìm trong cái chết. Trái tim đã khô, máu chỉ còn là “dòng đỏ lặng lờ không mùi vị và không ướt”, hiện hữu chỉ còn là xác người đàn bà trong bức tranh “thấy mình rời ra từng mảnh/ không đau đớn(Người trong tranh), và hơn thế, là sự vong thân, là tình trạng lãng quên con người: “Trong tư thế trói gô/ Người phụ nữ không tìm thấy xác mình / Chỉ thấy rêu xanh lét chân tường/ Chỉ thấy đêm đầm đìa nước mắt…” (Performance Foto). đêm bây giờ chỉ là sự trống rỗng, nó gọi về một nỗi đau đơn côi từ sâu thẳm của bản thể như một tiếng gọi hồn: “Anh đã đi rồi hồng ơi sao màu tro/ Hồn tro ủ lửa cho đêm/ Hay cho anh?/ Vầng trăng kia lạnh lắm! .../ Từng đêm/ Hồn tro âm âm/Âm âm/ Âm âm(Hồng Tro). Đêm vì vậy mà còn là biểu tượng cho bản thể nữ, một bản thể huyền bí và chất ngất nỗi cô đơn.

Buồn cô đơn là hai trạng thái tinh thần phổ biến trong Thơ mới (1932 - 1945) nhưng lại hiếm gặp trong thơ ca giai đoạn 1945 - 1975. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XX, nỗi buồn và sự cô đơn của cái tôi cá nhân lại “phục sinh” trong sáng tác thơ của các nhà thơ nữ. Nhưng nếu như nỗi cô đơn thời Thơ mới nghiêng nhiều về nỗi cô đơn cá thể - nỗi cô đơn vì thiếu sự sẻ chia, là nỗi cô đơn khi không tìm được sự đồng cảm thì, nỗi cô đơn của các nhà thơ nữ đương đại lại nghiêng về phía bản thể - nỗi cô đơn vì không thể sẻ chia, nó là những thao thức vĩnh viễn xuất phát từ chiều sâu của tâm lý nữ.


Tiểu kết Chương 3

Trong triển khai của chúng tôi, cốt lòi của ý thức nữ quyền chính là xác lập bản thể nữ đối với thế giới, đó là việc kiến tạo cái nhìn thế giới bằng nhãn quan nữ, là việc nghi ngờ, hủy kiến tạo nam và thiết lập một hệ giá trị mới. Hành trình ấy được các nhà thơ nữ đương đại đi từ việc khẳng định một cái tôi hiện hữu với tất cả

những thiên tính vĩnh cửu trong bản thể và bản năng nữ. Ở góc độ này, người phụ nữ công khai bày tỏ thái độ chống lại sự lệ thuộc vào thế giới đàn ông và xâm nhập vào các đề tài cấm kị một cách táo bạo, tự do, nhất là đề tài tính dục, đồng thời khẳng định quyền năng tái tạo thế giới của mình. Người nữ cũng đồng thời nhận thức được một cách rò hơn, thấu triệt hơn về những bi kịch thân phận, sự khủng hoảng niềm tin và những “va đập” với hệ chuẩn mực truyền thống. Trong diễn ngôn về giới, các nhà thơ nữ đương đại Việt Nam luôn có một ý thức xác lập bản thể nữ với một cách tự biểu hiện giới rất tự nhiên, không cần đối sánh với nam giới, không cần hạ thấp người nam để tự tôn vinh mình, không cần gây hấn và khiêu khích hay che giấu mặc cảm. Việc miêu tả và khẳng định bản thể của người nữ với tất cả những khát vọng chân xác nhất là sự khẳng định về sự tồn tại của giới nữ, đồng thời thông qua khẳng định đó, họ yêu cầu cần xác lập một lối ứng xử giới trên cơ sở bình đẳng. Tất cả góp phần tạo tiếng nói mang nội dung nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.

Chương 4

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ SAU 1986 ĐẾN NAY


Trong quá trình phát triển, thơ nữ luôn gắn với sự vận động của ý thức nữ quyền. Vì vậy, thơ nữ cũng tự đặt ra và đòi hỏi phải có những cách tân về hình thức nghệ thuật để diễn tả trọn vẹn cách cảm, cách nghĩ của người phụ nữ thời hiện đại. Đến với thế giới nghệ thuật thơ nữ là đến với những cá tính mạnh mẽ thường trực một tâm thế mời gọi sự đồng cảm của con người, đặc biệt là phái nam. Để đánh giá là những đỉnh cao nghệ thuật hình như còn nhiều ý kiến tỏ ra do dự, nhưng để làm thay đổi diện mạo thơ đương đại từ ý thức nữ quyền thì theo nghiên cứu của chúng tôi, thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 đến nay dường như đã hoàn thành bổn phận của mình.

4.1. BIỂU TƯỢNG

Biểu tượng là những tín hiệu nhỏ trong hệ thống tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Chúng không chỉ biểu hiện cái hiện hình cụ thể, dễ nhận thấy mà còn mang tính kí hiệu trừu tượng. Ẩn sâu trong mỗi biểu tượng là những lớp ý nghĩa khác nhau do tâm lí, văn hóa của mỗi thời đại, mỗi cộng đồng cấp cho. Trong văn chương, biểu tượng mang đến tầm khái quát sâu rộng và tạo ra tính đa nghĩa cho tác phẩm. Thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 đến nay cũng tạo ra hệ thống biểu tượng phong phú. Nhìn từ ý thức nữ quyền, biểu tượng trong thơ nữ không phải được sản sinh từ vô thức sáng tạo của nhà thơ mà khởi phát từ sự chọn lựa nằm trong phái tính sáng tạo. Khảo sát các sáng tác thơ nữ sẽ thấy có sự biến đổi rất lớn trong xu hướng sử dụng hệ thống biểu tượng. Đặc biệt, các biểu tượng như “đêm, nước, đất” và các biến thể của nó xuất hiện tương đối nhiều với tần số lặp lại cao. Căn cứ vào tần số xuất hiện các biểu tượng trên và các biến thể của chúng trên đơn vị bài thơ, chúng tôi đưa ra bảng số liệu dưới đây (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1. Hệ thống biểu tượng gắn với người phụ nữ


TT


Tên tác giả

Biểu tượng

Đất và

các biến thể

Nước và

các biến thể

Đêm và

các biến thể

1

Dư Thị Hoàn

03

09

09

2

Tuyết Nga

20

33

14

3

Phạm Thị Ngọc Liên

17

75

42

4

Đinh Thị Như Thúy

22

38

25

5

Lê Ngân Hằng

9

14

21

6

Phan Huyền Thư

06

20

16

7

Ly Hoàng Ly

04

16

41

8

Bình Nguyên Trang

06

13

18

9

Vi Thùy Linh

18

41

64

10

Trương Quế Chi

01

12

05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 16


4.1.1. Biểu tượng Đất và các biến thể của Đất

Trong ý niệm của cả phương Đông và phương Tây, đất được hình dung như là mẫu tính, mọi con người đều sinh ra từ đất vì đất được xem là bà mẹ, là biểu tượng của sản sinh và tái sinh, sự cho đi và nuôi dưỡng sự sống. Tính đặc trưng của đất là sự dịu dàng, kiên nhẫn, bền bỉ, có tính cam chịu, phục tùng. Mẫu gốc đất chứa đựng trong nó các biểu tượng phổ quát là Mẹ, núi đồi, hang động, khu rừng, cây cối, muông thú cánh đồng, đồng cỏ, hang đá, hốc rêu, khu vườn hay sự liên hệ trực tiếp với bàn chân

Không gian mặt đất gợi đến sự phong nhiêu của thân thể người phụ nữ. Biểu tượng đất trong thơ nữ đương đại xuất hiện dưới nhiều biến thể khác nhau, trong đó có biểu tượng khu vườn. Theo các tác giả cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”: “vườn thường hiện lên trong các giấc mơ như là biểu hiện tốt lành của một ham muốn không gợn một chút lo âu. Nó là địa điểm của sự sinh trưởng, của sự

vun trồng các hiện tượng cốt tử và nội tâm... Đối với người đàn ông, vườn thường là hình ảnh của bộ phận sinh dục của cơ thể đàn bà. Nhưng qua phúng dụ về khu vườn thiên đường nhỏ, các bài hát tôn giáo của những người thần hiệp... mang nhiều ý nghĩa hơn là một tình yêu bình thường và hiện thân của nó, các bài hát ấy kiếm tìm và say sưa ngợi ca cái điểm trung tâm và sâu kín nhất của tâm hồn” [47; 1007].

Trong thơ Vi Thùy Linh, vườn không chỉ có nghĩa là sự sinh trưởng tươi tốt mà nó còn được tôn vinh như là khu vườn tình ái, miền thánh địa của tình yêu: “Vườn địa đàng một Eva Linh/ Cánh đồng violette mênh mông/ Làm lên bao ái tiệc” (...). Vườn đạt tới đỉnh cao hàm chứa sự sinh sôi: “Khu vườn ắng lại chỉ còn Anh và em/ Khởi đầu phận sự thiêng liêng/ Những cặp chân khóa chặt nhau khước từ chân lý” (Sư tử buồn, Vi Thùy Linh). Phan Huyền Thư cũng miêu tả sự cuồng nhiệt trong những khát khao bản năng qua hình ảnh khu vườn: “Thức dậy/ Bên nhau trong khu vườn địa đàng/ Hai bông hoa si tình giả vờ/ Trao nhau ham muốn. Đồ hàng. Gió” (Địa đàng, Phan Huyền Thư).

Biểu tượng đất gắn với biến thể đá lại diễn đạt ý nghĩa ngược lại với biểu tượng khu vườn. Biểu tượng đá gợi lên nỗi buồn, là trạng thái đợi chờ mỏi mòn cô đơn của người phụ nữ trong khát vọng hòa hợp tình yêu bất thành. Chẳng hạn như Phạm Thị Ngọc Liên với: “Soi gương thấy mình chai đá” (Tự khúc 4), “Em như con chim lẻ bay ngang đời anh/ như bông hoa nhỏ sót lại sau đêm tiệc tàn/ như một hòn cuội vỡ...” (Kết cấu); Đinh Thị Như Thúy với: “Người đàn bà trong tôi/ Có cái nhìn dửng dưng của đôi mắt đá” (Người đàn bà không giấc ngủ); Tuyết Nga với: “Ngẫu nhiên sao, ngọn gió của vùng đồi. Thổi u uẩn dọ bờ mùa cằn cọc. Một khoảng xanh xao đá buồn rêu bạc. Nỗi nhớ ngủ vùi trong ẩm ướt chiều sương” (Nhật ký), “thủy chung đã thành đá cứng/ ngỡ ngàng giờ cũng rêu xanh” (Độc thoại mùa thu), “Quay lưng phía biển/ trút ngày rỗng không/ chẳng vọng gì cũng hóa đá” (Rơi từ thơ Exênhin); và “vách đá tôi nằm/ còn chỉ hốc rêu cong” (Khắc thạch, Phan Huyền Thư)... Biểu tượng đá trong thơ ở đây chủ yếu dùng để diễn tả sự phôi pha của tình cảm, cụ thể là đời sống tinh thần, yêu đương của người đàn bà.

Thơ nữ đương đại còn nhiều lắm những nỗi buồn hóa đá, những vọng phu đợi chờ một tình yêu đích thực để đánh thức hồn đá rong rêu.

Biểu tượng bàn chân cũng có mối liên hệ với mẫu gốc Đất. “Chân là một biểu tượng của quan hệ xã hội... của sự sống: để chân trần có nghĩa là chứng tỏ sức mạnh đàn ông của mình [47; 155]. Nhưng trong thơ nữ đương đại, hình ảnh chân trở thành biểu tượng của sự khát khao bản năng tính dục: “Chúng mình chân trần trên cát tìm nhau; Những cặp chân khóa chặt nhau khước từ chân lí; Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em/ Làm thế giới hóa lỏng” (Vi Thùy Linh). Tác giả đã phá vỡ nguyên nghĩa biểu tượng bàn chân trong văn hóa nhân loại để thay vào đó là màu sắc tính dục đậm đặc. Đây là sự táo bạo của Vi Thùy Linh cũng như nhiều nhà thơ nữ đương đại khác trong việc phá vỡ biểu tượng truyền thống.

4.1.2. Biểu tượng Nước và biến thể của Nước

Nước là chất khởi thủy, thuộc âm, tương ứng với cái lạnh và màu đen. Nước có hai ý nghĩa hoàn toàn đối lập nhau đó là: nước là nguồn sống và là nguồn chết, là chức năng nuôi dưỡng và tạo dựng nhưng cũng mang sức mạnh của sự hủy hoại. Người Châu Á xem nước “là dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” [47; 710]. Như thế, nước mang thiên tính của người phụ nữ. Mẫu gốc nước chứa trong nó một số biểu tượng khác như biển, sông, suối, mưa, lũ, hạn hán… hoặc có thể liên hệ với biểu tượng sữa, nước mắt, máu… Các biểu tượng này ta đều có thể tìm thấy trong thơ nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay.

Nước gợi sự liên tưởng trực tiếp đến biển. Bởi lẽ, “trong văn hóa biểu tượng, biển là một biến thể tiêu biểu của nước - không gian chứa nước, nhưng đó là một biến thể riêng biệt vì đó là không gian đặc thù chứa nước mặn, là nơi đổ về của mọi nguồn nước ngọt (sông) và là thế lực lớn nhất nằm ngoài khả năng khám phá, chinh phục của con người” [72; 121]. Biển mang chứa sức mạnh và sự bí mật như thân thể người phụ nữ. Trong sáng tác của các nhà thơ được khảo sát, chúng tôi nhận thấy biểu tượng biển xuất hiện nhiều nhất trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Dường

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí