Các Dự Án Kêu Gọi Đầu Tư Để Phát Triển Du Lịch Đã Thực Hiện Hoàn Thành Đi Vào Hoạt Động Giai Đoạn 2016 - 2020


điểm Du lịch đồi thông Mêhycô, điểm du lịch sinh thái Troh Bư, điểm du lịch Lak Tented Camp, điểm du lịch sinh thái Buôn Wing, điểm du lịch sinh thái Suối Ong, điểm tham quan đường sách cà phê Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Thế giới Cà phê) đã nâng tổng số khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh lên 27 khu, điểm tham quan du lịch tăng 35 khu, điểm du lịch so với giai đoạn 2012 - 2015, góp phần làm đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch tại Đắk Lắk. 09 cơ sở lưu trú du lịch (gồm: Khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột (tiêu chuẩn 5 sao), Khách sạn Thống Nhất (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Thanh Mai (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Lys (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Central Ban Mê (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Mỹ Ngọc (tiêu chuẩn 2 sao), Khách sạn Phước Hùng (tiêu chuẩn 1 sao), Khách sạn Buôn Ma Thuột, Khách sạn Elephants. Năm 2020, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh lên 216 cơ sở gồm: 83 khách sạn (trong đó, có 02 khách sạn hạng 5 sao; 02 khách sạn hạng 4 sao; 05 khách sạn hạng 3 sao; 07 khách sạn hạng 2 sao; 15 khách sạn hạng 1 sao và 52 khách sạn chưa công nhận hạng) và 133 nhà khách, nhà nghỉ (126 nhà nghỉ, 7 nhà khách) với hơn 7.510 buồng, có thể phục vụ khoảng hơn 10.000 lượt khách lưu trú cùng một thời điểm.

Bảng 2.3. Các dự án kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch đã thực hiện hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 2016 - 2020


STT


Dự án

Quy mô/ Công suất


Chủ đầu tư


Tổng cộng:




1


Tổ hợp khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Đầu tư khách sạn khách sạn 5

sao, nhà hàng cao cấp


Công ty Xây dựng số 1 Điện Biên

2

Du lịch đồi thông

Mêhycô

Điểm du lịch

Công ty TNHH MTV

TM&DV Mehyco

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 7


3

Điểm du lịch sinh thái

Troh Bư

Điểm du lịch

Hộ kinh doanh

4

Điểm du lịch Lak Tented

Camp

Điểm du lịch

Công ty Du lịch Đường

mòn Cao Nguyên


5

Khách sạn Thống Nhất tại thành phố Buôn Ma

Thuột

Khách sạn 2 sao


Hộ kinh doanh


6

Khách sạn Thanh Mai tại thành phố Buôn Ma

Thuột

Khách sạn 2 sao


Hộ kinh doanh

7

Khách sạn Lys tại thành

phố Buôn Ma Thuột

Khách sạn 2

sao

Công ty TNHH

Phạm Gia

8

Khách sạn Phước Hùng

tại huyện Krông Năng

Khách sạn 1

sao

Công ty TNHH xây dựng

Phước Hùng

9

Điểm du lịch sinh thái

Buôn Wing

Điểm du lịch

Công ty TNHH MTV Lâm

nghiệp buôn Wing

10

Khách sạn Central Ban

Khách sạn 2

sao

Hộ kinh doanh

11

Điểm du lịch sinh thái

Suối Ong

Điểm du lịch

Công ty TNHH Du lịch

Ong Mật Tây Nguyên


12

Điểm tham quan đường sách cà phê Buôn Ma

Thuột

Điểm tham quan

Công ty TNHH Truyền thông và Sự kiện Pro

13

Bảo tàng Thế giới Cà phê

Điểm tham

quan

Công ty Cổ phần Đầu tư

Trung Nguyên

14

Khách sạn Mỹ Ngọc

Khách sạn (2

sao)

Công ty TNHH MTV

Khách sạn Mỹ Ngọc


15

Khách sạn Buôn Ma Thuột

Khách sạn (dự kiến 3

sao)

Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Thông Phát


16


Khách sạn Elephants

Khách sạn (dự kiến 4

sao)

Công ty TNHH Xây dựng Phú Xuân

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh)

Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng đã đầu tư xây dựng các đội văn nghệ cồng chiêng, phục dựng các lễ hội truyền thồng và tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, diễn tấu chiêng phục du khách du lịch khi có nhu cầu. Đồng thời, tỉnh cũng đăng cai tổ chức và tham gia nhiều giải thể thao quốc gia, quốc tế, các


hội nghị, hội thảo toàn quốc, hội chợ triển lãm chuyên đề góp phần quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các sản phẩm quà lưu niệm, mỹ nghệ cũng được duy trì sản xuất mang bản sắc riêng của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên để phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 23 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch (trong đó, có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế); 09 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; 99 hướng dẫn viên đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (trong đó, có 29 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 48 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 22 hướng dẫn viên du lịch tại điểm).

Hiện trạng các tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh được xây dựng dựa trên thế mạnh của từng vùng trong tỉnh, tập trung chính tại 3 vùng du lịch trọng điểm như thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Lắk, huyện Buôn Đôn để gắn kết với các địa phương trong vùng nhằm tạo nên sự đa dạng, khác biệt sản phẩm, cụ thể:

Thứ nhất, tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột gắn với di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng, bảo tàng, lễ hội, cồng chiêng, cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác...

Thứ hai, tuyến du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn gắn với sản phẩm sinh thái rừng khộp Vườn Quốc gia Yok Đôn, văn hóa Êđê - Lào - Thái, cầu treo, ch o thuyền độc mộc trên sông Sêrêpôk, tham gia chương trình chăm sóc Voi và khám phá dịch vụ thân thiện với Voi, ẩm thực và quà lưu niệm đặc sản địa phương,...

Thứ ba, tuyến du lịch trên địa bàn huyện Lắk gắn với sản phẩm sinh thái Vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, hồ Lắk, văn hóa Mnông - Êđê, làng gốm, ẩm thực và quà lưu niệm đặc sản địa phương,...

Thứ tư, tuyến du lịch gắn kết các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh với các sản phẩm, dịch vụ du lịch trải nghiệm sinh thái, tham quan danh


lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng, làng nghề, lễ hội, cà phê, các dịch vụ thương mại kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương; dịch vụ ăn uống, ẩm thực; phục vụ biểu diễn và giao lưu văn hóa cồng chiêng.

Các tour, tuyến du lịch gắn kết tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh phía Bắc, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn là các nước trong khu vực Tam giác phát triển du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia , các nước ASEAN cũng đã được chú trọng để phục vụ du khách.

- Đầu tư phát triển ngành du lịch của tỉnh Đắk Lắk: Hiện nay, có 16 dự án đầu tư du lịch đang được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh triển khai đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư, gồm: 10 dự án đầu tư du lịch đang trong quá trình thực hiện với tổng vốn đầu tư khoảng 3.159,16 tỷ đồng gồm các dự án: Đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh; điểm du lịch thác Krông Kmar; điểm nghỉ dưỡng Ea Tam; điểm du lịch văn hóa Nay Thông; khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng - Dray Nur; khu sinh thái nghỉ dưỡng Minh Quân; mở rộng khu sinh thái Sơn Thủy, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột; dự án đầu tư trang trại chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái tại xã Krông Á; điểm du lịch sinh thái văn hóa ẩm thực Ako Ea; khu vui chơi, giải trí văn hóa, thể thao, du lịch sinh thái tại phần mặt nước và vùng hạ lưu hồ thủy lợi Ea Đrăng.

- Nguồn nhân lực tham gia du lịch của tỉnh Đắk Lắk: Số lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch (phân theo độ tuổi, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học): Theo kết quả tổng hợp báo cáo nguồn nhân lực từ các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến tháng 01/2020, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Đắk Lắk là 3.000 người.


Bảng 2.4. Thông tin về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Lắk



Nội dung thông kê các tiêu chí


Tổng


Lãnh đạo cấp Sở trở lên

Lãnh đạo, phòng, ban và tương đương

Doanh nghiệp


Khác h sạn nhà hàng

Lữ hành, vận

chuyể

n du lịch

Khu điểm du lịch và loại khác

Tổng số

3.000

8

127

2100

270

495

1. Phân theo độ tuổi

3000

8

127

2100

270

495

-Dưới 30 tuổi

1671

0

42

1.200

154

275

-Từ 30 đến 50

tuổi

881

8

63

600

75

135

-Từ 51 đến 55

tuổi ( đối với nữ)


164


0


10


100


21


33

-Từ 51 đến 60 (

đối với Nam)

284

0

12

200

20

52

2. Phân theo trình độ đào tạo

3000

8

127

2100

270

495

Tiến sỹ

1

0

1

0

0


Thạc sỹ

24

1

6

15

1

1

-Đại học

987

7

97

541

146

196

-Cao đẳng, trong

đó

644

0

14

448

63

119

-Trung cấp,

trong đó

593

0

5

433

35

120

-Khác

751

0

4

663

25

59

3. Phân theo trình độ ngoại

ngữ


3.000


8


127


2100


270


495

-Biết sử dụng ngoại ngữ vào

công việc


2.256


8


127


1,600


179


342


-Không biết sử

dụng ngoại ngữ

744

0


500

91

153

4. Phân theo trình độ tin học

3.000

8

127

2100

270

495

-Biết sử dụng máy tính vào

công việc


2.478


8


127


1,800


198


345

-Không biết sử

dụng máy tính

522

0

0

300

72

150

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh)

+ Biên chế công chức, viên chức làm công tác du lịch tại các huyện, thị xã, thành phố còn thiếu và yếu, đa phần chưa được đào tạo chuyên môn về du lịch nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác tham mưu và triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước và công tác phát triển du lịch tại địa phương.

+ Các cơ sở đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh còn ít, thiếu về cơ sở vật chất và không đủ giảng viên chuyên ngành, thường phải hợp đồng với giảng viên ở các cơ sở đào tạo khác ngoài tỉnh nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chi phí cao.

+ Ngành Du lịch Đắk Lắk đã chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, đã được Trung ương và tỉnh hỗ trợ kinh phí để thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ nhân viên du lịch. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 886/KH-UBND, ngày 13/2/2017 về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020. Đã triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2017 – 2020 được 31 lớp, 2.133 lượt học viên tham dự với tổng kinh phí 1,241 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 1.039 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác là 0,201 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng thường xuyên quan tâm đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng quản lý để từng bước đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Tuy vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm


đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ, tay nghề cho lực lượng lao động mà chủ yếu còn làm theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu theo bản năng tự nhiên, nên kỹ năng nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp trong lĩnh vực DLCĐ tuy đã có sự chuyển biến về kiến thức, kỹ năng phục vụ, song đa phần chưa qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch, kiến thức, kỹ năng để phục vụ khách nghiên cứu văn hóa bản địa, giới thiệu quản bá về nét văn hóa truyền thống của địa phương đối với du khách còn nhiều hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ để giao tiếp... đây cũng là yếu tố quan trọng để tạo nét hấp dẫn, thu hút khách du lịch ở thị trường ngoài nước.

2.2. Công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk

2.2.1. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch ở tỉnh

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, cấp tỉnh được xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tỉnh Đắk Lắk hiện nay đang sử dụng điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 638/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục II, IV Điều 1 và phụ lục của Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, nội dung được điều chỉnh về định hướng sản phẩm du lịch được bổ sung; tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch gắn với làng nghề; du lịch nông nghiệp, trang trại; du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh; du lịch gắn với lễ hội và tín ngưỡng; du lịch gắn với lịch sử; du lịch văn hóa, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc địa


phương; phát triển thêm các sản phẩm du lịch thương mại; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, triễn lãm (MICE) để thu hút khách doanh nhân có thu nhập cao lưu trú dài ngày; sản phẩm ẩm thực Tây Nguyên; sản phẩm du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

Ngày 02/7/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1606/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó, dịch vụ du lịch được định hướng phát triển trong Chiến lược nằm trong các ngành dịch vụ ưu tiên).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch hay chiến lược riêng về phát triển DLCĐ mà chỉ dừng lại ở việc tập trung các dự án hỗ trợ bằng chính sách phát triển DLCĐ và lồng ghép trong các chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch nói chung. Đắk Lắk cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các điểm du lịch nói chung trong đó có các điểm DLCĐ, đã ban hành chính sách ưu đãi đối với phát triển DLCĐ.

Ngoài ra, tỉnh đã thường xuyên hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch trên địa bàn quản lý, trực tiếp tham gia ý kiến đối với các dự án quy hoạch cụ thể của các địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch; cơ sở vật chất của ngành du lịch từng bước được đầu tư khang trang, hiện đại; sản phẩm du lịch được cải thiện, đổi mới đáp ứng nhu cầu phục vụ khách và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch của tỉnh

- Khối quản lý nhà nước (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã): Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có 01 Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách du lịch và Phòng Quản lý Du lịch có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2023