Khuyến Khích Cạnh Tranh Bằng Chất Lượng Dịch Vụ


nghiệp còn lại. Những ưu thế này chủ yếu là cơ sở hạ tầng sẵn có, đặc biệt đối với cơ sở hạ tầng thông tin của Quân đội, những lợi thế về thương hiệu, uy tín sẵn có được gây dựng trong nhiều năm. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng, các doanh nghiệp lớn rất có thể làm ảnh hưởng tới các chủ thể khác, đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập do họ không có khả năng thực hiện các hình thức khuyến mại tương tự nhằm hút khách hàng. Nếu khuyến mại bị lạm dụng quá mức, trường hợp xấu nhất có thể gây phá sản cho các doanh nghiệp này. Khi đó, người tiêu dùng sẽ không có cơ hội lựa chọn những nhà cung cấp khác và doanh nghiệp khuyến mại sau khi đã chiếm được thị trường sẽ bỏ khuyến mại và có thể sẽ áp đặt những điều kiện bất lợi cho khách hàng. Sự cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế đáng kể và lợi ích cơ bản của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số hình thức khuyến mại do đó cũng trở thành hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Để xây dựng một môi trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp điều tiết hợp lý. Nhà nước đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cơ chế quản lý. Ví dụ như Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện mới ban hành, thì đối với dịch vụ viễn thông sử dụng các nguồn tài nguyên có nhiều cạnh tranh thì sẽ chuyển từ hình thức “xin cho” trước đây sang hình thức đấu thầu cạnh tranh. Về nội dung các hình thức khuyến mại, văn bản điều tiết trị giá khuyến mại được ban hành cũng thể hiện hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, trong năm 2010, để tránh xảy ra chiến tranh giá cước, Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm đặt ra giá sàn cước di động, đề phòng một số doanh nghiệp phá giá thị trường nhằm thôn tính thị trường rồi lại tăng giá trở lại. Một số chế tài xử phạt cũng cần được áp dụng, thậm chí rút giấy phép các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc.

Hiện nay, việc quản lý giá cước viễn thông chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế để ngăn cản các doanh nghiệp này cản trở sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới. Đây cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới không chiếm thị phần khống chế như Beeline hay Vietnamobile có cơ hội cạnh tranh. Cơn bão khuyến mại thời gian vừa rồi đã cuốn cả những doanh nghiệp mới


tham gia, mặc dù họ còn phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới. Nếu áp giá sàn cước di động ở mức cao cho toàn bộ thị trường, đó sẽ thực sự là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp mới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề pháp lý và hệ thống các qui tắc, điều ước điều tiết hoạt động cạnh tranh cũng cần sớm được xây dựng, giúp các doanh nghiệp trong nước sớm thích nghi và chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường với sự đe doạ gia nhập từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai.

2.2. Khuyến khích cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ

Như đã nói tới, chất lượng dịch vụ sẽ là đích ngắm của các doanh nghiệp viễn thông di động trong thời gian tới. Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện những chương trình xúc tiến hỗ trợ kinh doanh và đem lại lợi ích gia tăng cho người tiêu dùng, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố cốt lõi là chất lượng dịch vụ. Hiện nay, theo quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT ngày 9 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông chủ yếu do Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện. Hàng năm, Cục đều tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ của tất cả các mạng trên các chỉ tiêu đo kiểm khác nhau. Kết quả đo kiểm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin, do đó ảnh hưởng đáng kể tới uy tín cũng như hình ảnh các doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng hơn tới cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, và thực tế kết quả đo kiểm những năm qua cho thấy chất lượng dịch vụ ở các chỉ tiêu khác nhau của các mạng di động đều tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra vẫn chỉ diễn ra khoanh vùng một số tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến kết quả kiểm tra chỉ đúng với địa bàn được đo kiểm, chưa thể hiện đúng chất lượng trên phạm vi cả nước. Nếu hoạt động kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng được thực hiện chủ động bởi các Sở Ban ngành của từng địa phương thì kết quả tổng hợp sẽ chính xác hơn

Việc tăng cường các hoạt động biểu dương trao thưởng dịch vụ di động tốt nhất cũng nên được quan tâm, nhằm tạo động lực cho các mạng di động phấn đấu không


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, hệ thống giải thưởng cho lĩnh vực viễn thông di động được biết đến nhiều nhất là Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip và Vietnamnet tổ chức. Điều đáng lưu ý là trong hệ thống giải này, chính khách hàng sẽ là những giám khảo chấm điểm các mạng di động qua việc bỏ phiếu cho các mạng di động mình hài lòng và đánh giá cao nhất,bởi dù sao, khách hàng chính là nguồn đánh gia chính xác nhất về chất lượng của dịch vụ. Trải qua 5 năm tồn tại, trọn bộ giải thưởng “Mạng di động được ưa chuộng nhất” đều thuộc về tay Mobifone, đây thực sự là đòn bẩy thương hiệu cực kỳ có sức mạnh, khẳng định vị thế của Mobifone trên thị trường. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, các mạng di động đã tiến gần sát nhau trong các cuộc bình chọn, năm 2009, Mobifone chỉ vượt qua Viettel đúng 6 phiếu bầu và công bằng mà nói, sức mạnh thương hiệu đã giúp Mobifone một lần nữa giành danh hiệu năm nay. Trong bối cảnh thị trường có sự đồng đều nhau về các nhà cung cấp, hoặc chưa thấy được một nhà cung cấp mới thực sự xuất sắc, khách hàng có xu hướng bầu cho những thương hiệu mình đã quen tên, hoặc được nghe nói nhiều, mặc dù họ chưa từng sử dụng thương hiệu này, cuộc bầu chọn do đó ít nhiều mang tính cảm tính.

Tuy nhiên, mùa giải VMA vừa qua đã chứng kiến một số những bất ngờ rất thú vị và ấn tượng. Đó là sự lên ngôi của không chỉ các “ông lớn” trong ngành mà các tên tuổi mới cũng hoàn toàn có được vị thế riêng của mình. Mới ra mắt vào giữa năm 2009, Beeline tham dự lễ trao giải nhưng không hề mặn mà với chương trình mang tính chất bình chọn nhiều năm qua vinh danh các nhà mạng lớn. Thế nhưng Beeline đã gây bất ngờ khi nhận giải “Mạng có gói cước hấp dẫn nhất” dành cho gói cước Big zero. Đây thực sự là nguồn động viên cổ vũ lớn lao, đặc biệt dành cho các nhà cung cấp mới gia nhập thị trường, khuyến khích họ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình. Hơn thế nữa, những giải thưởng thường niên như trên cũng nên được tổ chức nhiều và thường xuyên hơn bởi qua con mắt đánh giá của người tiêu dùng, sự cống hiến của nhà cung cấp luôn được ghi nhận chính xác và trung thực nhất. Những giải thưởng cũng là một cách thức cực kỳ hiệu quả để các doanh nghiệp quảng bá cho hình ảnh của mình trước công chúng.

Tác động của các hình thức khuyến mại đến hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT - 15


KẾT LUẬN


Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong một thập kỉ qua đi đôi với sự phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ vào cuộc sống. Hiện nay, hầu hết người dân Việt Nam đều đã có thể sở hữu ít nhất một máy điện thoại di động, chưa kể là hai, ba máy khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu liên lạc mọi lúc, mọi nơi. Có cầu ắt sẽ có cung. Thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện tại đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các 7 nhà cung cấp, trong đó, các hình thức khuyến mại đang trở thành công cụ chủ yếu được sử dụng nhằm giúp các doanh nghiệp giành giật từng mảng thị trường, thu hút tối đa khách hàng về phía mình.

Các hình thức khuyến mại được các nhà cung cấp sử dụng hết sức phong phú, đa dạng nhằm tăng cường tối đa lợi ích cho mọi đối tượng khách hàng, khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn dịch vụ mà nhà cung cấp mang lại. Tại Mobifone - một trong những mạng di động tốp đầu hiện nay, các chương trình khuyến mại không chỉ giúp nhà mạng thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tăng số lượng thuê bao hay tăng doanh thu mà còn có tác dụng đáng kể trong xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Tuy nhiên, khuyến mại với ý nghĩa là môt công cụ xúc tiến trong ngắn hạn đã bộc lộ những mặt trái. Việc Mobifone và những nhà cung cấp khác lạm dụng khuyến mại trong thời gian qua đã gây nên những hậu quả tiêu cực, đó là sự gia tăng lượng thuê bao ảo, sự mất ổn định của chất lượng dịch vụ, lãng phí tài nguyên kho số, tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp… Tất cả đang tạo nên sự tăng truởng kém ổn định và có phần không thực của thị trường viễn thông di động Việt Nam. Trước vấn nạn này, điều quan trọng là các doanh nghiệp cung cấp, trong đó có Mobifone phải xác định đúng hướng đi bền vững cho mạng di động của mình. Trong xu hướng hiện nay, bên cạnh lợi ích vật chất từ khuyến mại, chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng mới chính là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp cần mang đến cho khách hàng của mình. Bên


cạnh đó, những tác động về phương diện pháp luật, quản lý từ phía nhà nước đối với hoạt động khuyến mại nói riêng và hoạt động kinh doanh dịch vụ di động nói chung cũng rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững cho thị trường viễn thông Việt Nam.

Với những nội dung trên, Khoá luận với đề tài “Tác động của các hình thức khuyến mại lên hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT” hi vọng đã phân tích được phần nào thực trạng của vấn đề nghiên cứu, cũng như đưa ra một số giải pháp tổng quát nhất. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức, Khoá luận chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Sinh viên thực hiện rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, phê bình từ phía các Thầy Cô giáo trong Hội đồng bảo vệ cũng như các Thầy Cô giáo có chuyên môn quan tâm để vấn đề được phân tích hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ phía PGS, TS Nguyễn Thanh Bình trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Duy An (18/1/2010), “Ông lớn đề nghị khống chế giảm cước di động”, http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Ong-lon-de-nghi-khong-che-

giam%C2%A0cuoc-di-dong/2010/01/1SVCM524080/View.htm, 1/3/2010.

2. Hồng Anh (28/8/2009), “Các đòn hiểm khuyến mãi cước di động”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/08/3BA12E06/, 1/3/2010.

3. Hồng Anh (19/01/2010), “Khuyến mãi di động: Chỉ dành cho khách hàng trung thành”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/01/3BA17E43/, 1/3/2010.

4. Hồng Anh (25/9/2009), “Khuyến mãi di động đã loạn quá lâu”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/09/3BA13D71/, 1/3/2010.

5. Hồng Anh (17/7/2009), “Lỗ hổng trong khuyến mãi di động”, http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/07/3BA1150B/, 1/3/2010.

6. Hồng Anh (11/2/2010), “Đã có khuyến cáo, di động vẫn đua khuyến mại”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/02/3BA18C24/, 28/2/2010.

7. Hồng Anh (10/2/2010), “Nhà mạng chuyển từ giảm giá sang khuyến mại”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/02/3BA18B15/, 5/3/2010.

8. Hồng Anh (21/2/2010), “Chiến dịch miễn phí di động nội mạng”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/02/3BA18E4E/, 1/3/2010.

9. Hồng Anh (7/9/2009), “Cuộc tháo chạy của thuê bao di động trả sau”, http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/09/3BA13285/, 1/3/2010.

10. Hồng Anh (7/10/2009), “Gần 50 triệu thuê bao di động bị liệt vào danh sách chết”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/10/3BA14480/, 1/3/2010.

11. Thông tư số 22/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Thông tin truyền thông qui định về quản lý thuê bao trả trước.

12. Thông tư liên tịch số 07/2007-BTM-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 37 NĐ-CP.


13. Phạm Trung Chính (1/11/2009), “ Khuyến mại di động khủng đã thực sự hết thời?http://xahoithongtin.com.vn/20091030054741429p0c254/khuyen-mai-di-dong-khung-da-thuc-su-het-thoi.htm, 5/3/2010.

14. Nghị định 37 NĐ-CP Nghị định số 37/2006 NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mạivề hoạt động xúc tiến thương mại.

15. Mạnh Chung (1/2/2010), “Thuê bao điện thoại: Di động gấp 6 lần cố định”, http://vneconomy.vn/2010013109348776P0C16/thue-bao-dien-thoai-di-dong-gap-6-lan- co-dinh.htm, 28/2/2010.

16. Mạnh Chung (15/9/2009), “Thị trường viễn thông Việt Nam: Bão hoà kiểu nửa vời”, http://vneconomy.vn/20090915085837581P0C16/thi-truong-vien-thong-viet-nam-bao-

hoa-kieu-nua-voi.htm, 28/2/2010.

17. Công văn số 966/XTTM-QLXTTM ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Cục Xúc tiến thương mại.

18. Chu Tiến Đạt (19/10/2006), “Khuyến mại và các tác động của khuyến mại”, http://www.tapchibcvt.gov.vn/en-gb/kinhtebuudien/2009/2/17206.bcvt, 1/3/2010.

19. GS.TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing Căn bản, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

20. Thiên Đức (22/6/2009), “Sau giảm giá các mạng di động sẽ cạnh tranh bằng gì”, http://xahoithongtin.com.vn/20090617111147661p0c254/sau-giam-gia-cac-mang-di-dong-se-canh-tranh-bang-gi.htm, 1/3/2010.

21. Hương Giang (8/2/2009), “Khuyến mãi điện thoại di động: không phải của cho không”,http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200906/20090208001428.aspx, 28/2/2010.

22. Việt Hà (30/12/2009), “Doanh thu viễn thông Việt Nam tăng trưởng cao”, http://www.vietnamplus.vn/Home/Doanh-thu-vien-thong-Viet-Nam-tang-truong- cao/200912/29332.vnplus, 28/2/2010.

23. Hoàng Hùng (16/5/2006), “Khuyến mại di động: Con gà tức nhau tiếng gáy?”, http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Khuyen-mai-di-dong-Con-ga-tuc-nhau-tieng- gay/20570919/217/, 28/2/2010.


24. ICT News (16/4/2009), “Mobifone: ngày 16/4 này 16 năm về trước”, http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=161674&CatId=35, 28/2/2010.

25. InfoTV 9(4/3/2010),“Thuê bao di động Việt Nam đã vượt xa số dân”, http://dailyinfo.vn/8-54-125752-Thue-bao-di-dong-Viet-Nam-da-vuot-xa-so-dan.html, 10/3/2010.

26. Văn Khách (13/10/2009), “Nhà mạng tranh đua, thượng đế hưởng lợi”, http://xahoithongtin.com.vn/20091008110027214p0c254/nha-mang-tranh-dua-thuong-de-huong-loi.htm 28/10/2010, 5/3/2010.

27. Thái Khang (25/5/2009), “Đua nhau bỏ ưu đãi tặng tiền nghe cuộc gọi”, http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Dua-nhau-bo-uu-dai-tang-tien-nghe-cuoc-goi/2009/05/1VCMS518459/View.htm, 1/3/2010.

28. Thái Khang (21/8/2009), “Vì sao nhà mạng ngại báo cáo huê bao thực”, http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Vi-sao-nha-mang-ngai-bao-cao%C2%A0thue-bao-thuc/2009/08/1MSVC520528/View.htm, 1/3/2010.

29. Thái Khang (7/5/2008), “Thuê bao di động: phải về với con số thực”, http://tinnhanhvietnam.net/vien-thong/thue-bao-di-dong-phai-ve-voi-con-so-thuc.html, 28/2/2010.

30. Thái Khang (5/4/2010), “Mobifone muốn lấy lại ngôi đầu Vietnam ICT Awards 2010”, http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/MobiFone-muon-lay-lai-ngoi-dau-Vietnam-ICT- Awards-2010/2010/04/1SVCM526242/View.htm, 5/4/2010.

31. Quốc Khánh (30/11/2006), “Viễn thông: giành thuê bao quên chất lượng”, http://netlife.vietnamnet.vn/vn/congnghe/264236/index.html, 28/2/2010.

32. Hiền Mai (10/3/2009), “Tính số thuê bao thực: Nên quy định thế nào cho đúng”, http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=158179&CatId=35, 10/3/2010.

33. TS. Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Giáo dục.

34. Bích Ngọc (22/3/2010), “Thị trường di động: Thương hiệu nhỏ thì vẫn có quà”, http://vietnamnet.vn/cntt/201003/Thi-truong-di-dong-Thuong-hieu-nho-thi-van-co-qua-900069/, 22/3/2010.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022