phí sản xuất có một vai trò rất lớn trong quá trình cạnh tranh. Các nhà sản xuất ở những quốc gia phát triển khác có chi phí nhân công rẻ hơn ở Mỹ đã có cơ hội xuất khẩu sản phẩm của họ vào chính thị trường Mỹ. Cạnh tranh trong giai đoạn này diễn ra chủ yếu giữa các công ty xuất khẩu của các nước khởi xướng và của các nước phát triển khác.
- Pha 3: Đổi mới toàn cầu : Trong pha này sản phẩm đuợc sản xuất khắp nơi trên thế giới. Công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hoá, quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp. Thị trưòng mục tiêu lúc này là các nước đang phát triển. Xuất khẩu của nước khởi xướng giảm mạnh và bắt đầu suy thoái. Cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp của các nước phát triển và nước đang phát triển.
- Pha 4: Đổi mới ngược chiều: trong pha này nước khởi xướng không còn xuất khẩu sản phẩm, sản phẩm được nhập khẩu ngược trở lại nước khởi xướng. Cuối cùng, nước Mỹ chuyển thành một nước nhập khẩu do sản phẩm được sản xuất tại những nước có chi phí thấp hơn
Chẳng hạn như ví dụ ở trên, các công ty Mỹ sản xuất ra các sản phẩm hiện đại, lần đầu tiên có mặt trên thế giới như máy quay phim, máy photocopy.... và trước hết các sản phẩm này được bán ra ở thị trường Mỹ (pha 0). Tuy nhiên, theo thời gian, nhu cầu về các sản phẩm mới này ngày một tăng lên ở các quốc gia có điều kiện thuận lợi khác (chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản), và mới chỉ hạn chế ở nhóm những khách hàng có thu nhập cao. Khi đó các nhà sản xuất tại các quốc gia này có khả năng thu được nguồn lợi lớn từ việc tổ choc sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước. Đồng thời các công ty của Mỹ cũng thiết lập các chi nhánh sản xuất ở đó bởi nhu cầu về sản phẩm của Mỹ đang ngày một tăng lên. Kết quả là tiềm năng xuất khẩu của Mỹ bị hạn chế bởi việc sản xuất ngay tại các thị trường thiêu thụ.
Trên các thị trường phát triển như Mỹ và các quốc gia phát triển khác, hàng hoá được tiêu chuẩn hoá và giá cả là vũ khí chủ chốt trong cạnh tranh. Thực tiễn đã cho thấy các nhà sản xuất ở các quốc gia phát triển khác có chi phí nhân công rẻ hơn ở Mỹ (chẳng hạn như Ý, Tây Ban Nha) bắt đầu lại
giành được lợi thế hơn các quốc gia phát triển đã có cơ hội để xuất khẩu sản phẩm của họ vào chính thị trường Mỹ.
Nếu như sức ép về chi phí không ngừng tăng lên thì quá trình cạnh tranh sẽ không dừng lại ở đó. Chu kỳ cạnh tranh có thể lặp lại một lần nữa vì các quốc gia đang phát triển (chẳng hạn như Thái Lan) bắt đầu giành được lợi thế sản xuất hơn các quốc gia phát triển. Như vậy, địa điểm sản xuất được dịch chuyển từ Mỹ sang các quốc gia phát triển khác, rồi sau đó dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển.
Cuối cùng thì, nước Mỹ, từ một nước xuất khẩu chuyển sang một nước nhập khẩu do sản xuất được tập trung tại những nơi có chi phí thấp hơn. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về lý thuyết này qua hình vẽ dưới đây:
Hình 1: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế
XK-NK Nước văn minh
Có thể bạn quan tâm!
- Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 1
- Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 2
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Xuất Khẩu Ở Việt Nam
- Tổng Quan Về Tình Hình Xuất Khẩu Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Cơ Cấu Hàng Hoá Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2006 - 2007
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
t0 t1 t2 t3 t 4
Các nước phát triển khác
Các nước kém phát triển
Nguồn: GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – xã hội, - trang 66 -
Vận dụng lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế vào Việt Nam - một nước đang phát triển, chúng ta thấy đây là một lý thuyết thiết thực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Việt Nam có trình độ công nghiệp, khoa học kỹ thuật đi sau các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản hàng vài chục năm. Tuy không có được những máy móc thiết bị, trình độ công nghệ cao hàng đầu thế giới nhưng chúng ta cũng có lợi thế của mình. Việt Nam có thể tận dụng công nghệ của những nước đi trước cải tiến nền sản xuất trong nước. Dần dần, Việt Nam có thể bắt kịp với tiến bộ của thế giới, xuất khẩu những mặt hàng đáp ứng đủ chất lượng, yêu cầu của thị trường quốc tế.
3.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia
Lý thuyết này do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990. Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn
– một quốc gia. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải
thích khác nhau trong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Hình 2. Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Viên kim cương Porter
Chính phủ
Cơ hội
Chiến lược cơ cấu và môi trường cạnh tranh
Điều kiện các yếu tố sản xuât
Điều kiện về cơ cấu
Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Nguồn: GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động - xã hội, - trang 67-
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố. Mối liên kết của bốn nhóm này tạo thành mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: điều kiện các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành lên khả năng cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra, còn có hai yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội. Đây là hai yếu tố có thể tác động đến bốn yếu tố cơ bản kể trên.
- Các yếu tố sản xuất: là khả năng của quốc gia về các yếu tố sản xuất như lao động có kỹ năng cao hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định. Các yếu tố sản xuất là trung tâm của lý thuyết Heckscher – Ohlin. Sự phong phú, dồi dào của yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia; các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất, xuất khẩu nhiều yếu tố đầu vào mà nước đó có nhiều. Các doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu họ sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí thấp, chất lượng cao và có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, có những trường hợp, sự dồi dào về yếu tố sản xuất lại làm giảm lợi thế cạnh tranh nếu như chúng không được
phân bổ hợp lí. Hơn nữa, những đầu vào quan trọng nhất đối với hầu hết các ngành, đặc biệt với các ngành mà việc tăng năng suất không phải là yếu tố tự nhiên mà do con người sáng tạo quyết định. Nói cách khác, sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hoá đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh [9].
Việc duy trì lợi thế cạnh tranh còn phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào đó là đầu vào cơ bản hay đầu vào cao cấp. Đầu vào cơ bản bao gồm nguồn taì nguyên, khí hậu, vị trí địa lí và cá đầu vào cao cấp là thông tin liên lạc, lao động có kĩ năng và tay nghề cao, các thiết bị nghiên cứu, bí quyết công nghệ [9]. M.Porter cho rằng các nhân tố cấp cao này đóng vai trò quan trọng nhất đối với lợi thế cạnh tranh. Nếu như các yếu tố cơ bản là những yếu tố mang tính tự nhiên, các yếu tố cấp cao là sản phẩm của quá trình đầu tư của các cá nhân, công ty và chính phủ.
Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản và cao cấp rất phức tạp. Các yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế ban đầu. Những lợi thế này được củng cố và mở rộng thông qua đầu tư cho các yếu tố cấp cao và ngược lại.
- Điều kiện về cầu: M.Porter cũng khẳng định vai trò của cầu trong nước trong việc thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đặc điểm của nhu cầu trong nước là đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra quyết định sản xuất cũng như tạo ra áp lực cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng. M.Porter cho rằng một công ty của quốc gia sẽ có được lợi thế cạnh tranh nếu chư các khách hàng tại thị trường trong nước có nhu cầu. Những khách hàng này gây áp lực buộc công ty phải cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao, mới và có tính sáng tạo.
- Các ngành công nghiệp bổ trợ và có liên quan: nghiên cứu về việc quốc gia đó có hay không có các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành công nghiệp phải cạnh tranh quốc tế.
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và nhiều ngành liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các doanh nghiệp như cung cấp trong thời gian ngắn, với chi phí thấp; duy trì quan hệ hợp tác liên tục...
Chẳng hạn lợi thế về sản phẩm thép (vòng bi, dụng cụ sắt) đã tạo ra lợi thế cho các ngành luyện thép đặc biệt của Thụy Điển. Khả năng sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ cho đến tận giữa những năm 80 là nền tảng cho sự thành công của quốc gia này trong lĩnh vực sản xuất máy tính cá nhân và các sản phẩm điện tử công nghệ cao khác.
Như vậy, sự thành công của mỗi ngành trong một quốc gia có xu hướng tạo nên sự thành công của một nhóm ngành khác có liên quan.
- Về chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh: là các điều kiện thể chế của quốc gia về việc thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý và cạnh tranh giữa các công ty trong nước. Lợi thế cạnh tranh còn được quyết định bởi chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của các hãng trong phạm vi một quốc gia. M.Porter chỉ ra 2 điểm quan trọng. Thứ nhất, các quốc gia được phân biệt bởi cách thức quản lí khác nhau. Cách thức quản lí này tạo điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Ví dụ, M.Porter chú ý đến tính vượt trội của những kĩ sư có trình độ cao trong đội ngũ quản lí của các doanh nghiệp Nhật Bản và Đức, đặc biệt là trong việc cải tiến các qui trình sản xuất và thiết kế sản phẩm. Ngược lại, M.Porter nhận thấy có sự vượt trội của các chuyên gia tài chính trong bộ máy quản lí của các công ty Mỹ. Trong khi đó nhiều công ty Mỹ không quan tâm nhiều đến việc cải tiến các qui trình sản xuất và thiết kế sản phẩm, đặc biệt là trong những thập kỉ 70 và 80. Ông cũng cho rằng sự vượt trội của các chuyên gia tài chính trong bộ máy quản lí đã dẫn đến việc chú trọng quá mức các nguồn thu tài chính ngắn hạn. Hậu quả là các công ty của Mỹ tỏ ra yếu thế trong các ngành công nghiệp cần nhiều kĩ sư, những ngành mà quá trình sản xuất và thiết kế sản phẩm là rất quan trọng (chẳng hạn như công nghiệp sản xuất ô tô)
[8]. Thứ hai, M.Porter cho rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự cạnh tranh mạnh mẽ ở trong nước với tính sáng tạo và kiên trì ở của công ty về lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp. Môi trường cạnh tranh gay gắt trong nước khiến các công ty phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, tạo cho các doanh nhgiệp này khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế. Cạnh tranh trong nước tạo ra áp lực sáng tạo kĩ thuật, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và tăng đầu tư để nâng cao chất lượng các yếu tố cao cấp [8].
Trong các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh thì Việt Nam chỉ có thuận lợi về điều kiện tự nhiên và lao động đơn giản, đây là nhân tố điều kiện các yếu tố sản xuất. Theo lý thuyết này, các quốc gia có lợi hơn khi sản xuât và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó dồi dào. Như vậy Việt Nam chỉ có thuận lợi về điều kiện tự nhiên và lao động đơn giản là các đầu vào cơ bản, không quan trọng bằng các đầu vào cao cấp. Còn các đầu vào khác của nước ta đều còn rất hạn chế. Tại những nước đang và kém phát triển như Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, trình độ lao động chưa cao nên xuất khẩu ở những nước này chủ yếu dựa vào những lợi thế cơ bản về lao động, tài nguyên. Ngược lại, ở các nước phát triển mặt hàng xuất khẩu của họ chủ yếu là những mặt hàng công nghệ cao, chất lượng tốt vì họ có lực lượng lao động có tay nghề cao và một cơ sở hạ tầng hiện đại. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần và khả năng cung ứng hoặc tiếp cận tới chúng ngày càng mở rộng. Ngược lại, các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo sản phẩm và công nghệ. Số lượng các đầu vào này không nhiều do việc tạo ra chúng đòi hỏi phải đầu tư lớn và thường xuyên về nhân lực và vật lực và việc có được chúng không phải là điều dễ dàng. Do vậy, lợi thế cạnh tranh dựa vào đầu vào cao cấp ổn định hơn. Vậy theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, để phát triển xuất khẩu đòi hỏi các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang và kém phát triển phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Có như vậy các nước mới có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình. Các nước
phải biết tận dụng được những lợi thế sẵn có về đầu vào cơ bản vừa đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại để có được lợi thế từ những đầu vào cao cấp.
Ngoài ra còn có hai yếu tố có tác động quan trọng đến Viên kim cương quốc gia: cơ hội và chính phủ. Các cơ hội chẳng hạn như một phát minh quan trọng tạo ra sự nhảy vọt làm thay đổi cấu trúccủa ngành công nghiệp và đem lại cơ hội cho các công ty trong nước vượt lên trên đối thủ. Chính phủ, thông qua sự lựa chọn chính sách, có thể hạn chế hoặc tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Ví dụ, luật pháp có thể làm thay đổi nhu cầu trong nước, các chíng sách chống độc quyền có thể làm tăng sức cạnh tranh trong một ngàch công nghiệp, và đầu tư của Chính phủ cho giáo dục có thể thay đổi các yếu tố sản xuất.
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam
Qua nghiên cứu các lý thuyết về thương mại quốc tế liên quan đến cơ cấu hàng xuất khẩu ở trên, chúng ta thấy việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam là một việc làm cần thiết và tất yếu, phù hợp với quá trình phát triển toàn cầu. Khi Việt Nam đã đạt được một cơ cấu xuất khẩu phù hợp với tình hình đất nước và thế giới thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng vận hành và phát triển tốt.
Kết hợp các xu thế trên với với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta càng thấy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là một con đường đúng đắn mà Việt Nam đã chọn, đặc biệt là khi chúng ta đã tham gia vào một sân chơi lớn, mang tính chất toàn cầu - WTO. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc chơi mà phải tham gia, phải cạnh tranh, phải thay đổi. Qua những cơ sở lí luận ở trên, ta rút ra những lí do chính khiến Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, đổi mới cơ cấu xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) và hội nhập kinh tế. Để có được đánh giá chính xác và toàn diện tình hình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong thời gian qua và định hướng cho thời gian tớ cần phải dựa trên quan điểm cụ thể về CNH - HĐH. Báo cáo Chính trị tại đại hội toàn quốc IX của Đảng đã chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo về CNH -