Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Xuất Khẩu Ở Việt Nam‌

HĐH đất nước được phản ánh rõ nét nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; hướng mạnh về xuất khẩu có lựa chọn; CNH - HĐH theo hướng mở cửa và hội nhập với thế giới. Rõ ràng, giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với CNH - HĐH có mối quan hệ biện chứng, cái nọ vừa là hiệu quả nhưng lại là tiền đề cho cái kia. Song xuất khẩu hàng hoá chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất và là một bộ phận trong tổng thể nền kinh tế nói chung, cho nên một mặt nó giữ vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, mặt khác với tư cách là chủ thể vừa diễn ra trong quá trình CNH - HĐH, lại vừa diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu trong bản thân lĩnh vực xuất khẩu.

Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu là sẽ cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 thì chắc chắn việc sản xuất những mặt hàng công nghiệp sẽ được coi trọng và phát triển. Trong những năm gần đay, những mặt hàng công nghiệp Việt Nam cũng dần chiếm được vị trí cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Chẳng hạn trong năm 2008 vừa qua, mặt hàng linh kiện điện tử, máy tính đạt kim ngạch trên 2,7 tỷ USD, là một trong 8 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD, gồm có: dầu thô, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, gạo, linh kiện điện tử, máy tính, cà phê. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Thị trường quốc tế là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng nhưng cũng không ít những thách thức đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Nhưng những tín hiệu đáng mừng ở trên đã khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra thế giới với những sản phẩm công nghệ cao chứ không chỉ là những sản phẩm giản đơn, sản phẩm thô như trước kia Đây cũng tạo nên một niềm tin mới cho xuất khẩu Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Thứ hai, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trên thị trường quốc tế có những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là:

- Xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng của hàng hoá “vô hình” nhanh hơn các hàng hoá “ hữu hình” .

- Giảm đáng kể tỷ trọng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm.

- Giảm mạnh tỷ trọng của nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và khí đốt.

- Tăng nhanh tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là máy móc thiết bị.

Từ tình hình trên chúng ta thấy việc Việt Nam phải thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ ba, chỉ có thay đổi cơ cấu xuất khẩu chúng ta mới có thể bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng do sự khai thác taì nguyên triệt để của con người. Các nước đang và kém phát triển như Việt Nam thường tập trung vào các mặt hàng thô, sơ chế, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu chúng ta dần thay thế những mặt hàng này bằng những mặt hàng chứa hàm lượng công nghệ cao theo như xu hướng hiện nay của thế giới thì lợi thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên cũng dần bị mất đi và thay vào đó là ưu tiên cho lợi thế về công nghệ và vốn. Do đó, Việt Nam có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên sẵn có của quốc gia, thay vào đó chúng ta cần tăng cường đầu tư cho công nghệ, đào tạo lao động có tay nghề cao phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Việt Nam vốn là một nước rất có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, dân số trẻ và đông. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã biết vận dụng tốt lợi thế so sánh của mình để đáp ứng cho hoạt động xuất khẩu. Chính vì thế mà trong thời gian vừa qua, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta là những mặt hàng còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, cần nhiều sức lao động giản đơn như dầu thô, dệt may, giày dép, nông lâm thuỷ sản... Xuất khẩu những sản phẩm này đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia và là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Ngược lại với Việt Nam, Singapore là một đất nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, không dồi dào về lao động. Nắm được điểm mạnh và chưa mạnh cuả đất nước mình, quốc gia này đã chọn cho mình hướng phát triển xuất khẩu những mặt hàng công nghiệp, những sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao đã giúp cho xuất khẩu và nền ngoại thương Singapore có những kết quả đáng ghi nhận. Nhờ tăng cường đầu tư

vào những lĩnh vực công nghệ cao, bồi dưỡng, đào tạo lao động có tay nghề, trình độ, đất nước này đã trở thành một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu Châu Á trong một thời gian ngắn.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 4

Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta vẫn tăng cao, tuy nhiên chue yếu đều dựa trên những nguồn lực sẵn có, mà đây là những nguồn lực có hạn. Do vậy đây không phải là hướng phát triển bền vững cho Việt Nam. Chúng ta cần phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu để bảo vệ những nguồn lực này và có được những bước tiến dài, vững chắc trong tương lai.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một xu hướng trên thị trường thế giới hiện nay là các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ, trong khi các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất giá và kém sức cạnh tranh. Chu kỳ sống của các loại sản phẩm xuất khẩu được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, công nghệ, mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục. Đây là một kết quả tất yếu khi khoa học kỹ thuật phát triển, bởi chính sự phát triển đó làm giảm giá thành sản phẩm, tiêu hao ít nhiên liệu cũng dẫn tới nhu cầu nhiên liệu ngày càng có xu hướng giảm.

Việc tăng cường xuất khẩu những sản phẩm tinh chế thu được giá trị xuất khẩu lớn hơn. Mặt khác, cải biến cơ cấu xuất khẩu sẽ hạn chế sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, hạn chế xuất khẩu bằngmọi giá, bất chấp hiệu quả kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia.

Hiện nay, hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, vì vậy, sức cạnh tranh kém, người xuất khẩu bị ép giá thiệt thòi. Trong thực tế mấy năm gần đây đã chứng tỏ điều đó, các mặt hàng nông sản trên thế giới đều có xu hướng cung lớn hơn cầu, giá giảm. Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự dao động về giá cả thì không còn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế.

Khi chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, đồng nghĩa với việc doanh nhgiệp có trong tay máy móc công nghệ thiết bị cao, lực lượng lao động có tay nghề được đào tạo để nâng cao hiệu quả sản xuất, sản phẩm được đổi mới... Như

vậy rõ ràng sản phẩm của Việt Nam đã bắt nhịp được với xu hướng chung của thế giới và có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước bạn.

Tuy nhiên, để thực hiện quá trình này, doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề vốn và công nghệ. Thông thường các quốc gia sẽ có chính sách hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn ban đầu. Khi sản xuất đã đi vào ổn định và đi vào phát triển thì chắc chắn nguồn lợi mà hoạt động sản xuất các sản phẩm mới này mang lại cho đất nước là không hề nhỏ. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã ý thức rõ vấn đề này và đã có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng dần tỉ trọng những mặt hàng công nghiệp. Với nền tảng công nghệ còn lạc hậu, cơ sở vật chất hạn chế như hiện nay, bước đầu các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Để vượt qua những khó khăn trước mắt, doanh nghiệp cần khai thác tốt những nguồn lực sẵn có và sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Khi doanh nghiệp đã bắt nhịp được với xu thế mới, những sản phẩm chất lượng cao, được đổi mới sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường và tạo nên sự phát triển cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, đó chính là sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay mỗi quốc gia đều tham gia vào các hiệp ước, hiệp hội khu vực và quốc tế. Điều này yêu cầu các nước đang phát triển như Việt Nam phải có sự chuyển biến nhanh chóng trong thương mại quốc tế, mà nội dung quan trọng là phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Bởi những yếu tố khách quan cũng như chủ quan, có thể nhìn nhận trong thời gian này, kinh tế thế giới và khu vực vẫn đang ở trong chu kỳ suy thoái. Do vậy, những nỗ lực ra tăng sản lượng đã không đủ bù đắp lại thiệt hại về giá cả trên thị trường thế giới. Chúng ta không thể phát triển đất nước dựa vào xuất khẩu những gì hiện có và nhập khẩu những gì cần thiết, đã đến lúc đòi hỏi phải có chất lượng lâu dài về cơ cấu xuất khẩu hàng hoá.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở Việt Nam‌

1. Ảnh hưởng của tự do hoá thưong mại đến hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam

Tự do hoá thuơng mại là xu thế chung trên toàn cầu hiện nay. Đây là xu thế bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế với cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá. Khi lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng các mô hình kinh tế mới với việc khia thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước. Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia cho dù ở trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại.

Nội dung của tự do hoá thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng lẫn bề sâu. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, thì vấn đề này càng trở nên có ý nghĩa hơn. Tự do hoá thương mại trước hết nhằm mở rộng qui mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hoá thương mại là hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa đồng thời việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài cũng thuận lợi hơn. Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu và nới lỏng nhập khẩu. Quá trình tự do hoá gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, thị trường mở rộng, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt khi mà sự tương đồng về cơ cấu xuất khẩu trong khu vực diễn ra ngày càng cao. Chính điều này là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu kinh tế cũng như cải tiến cơ cấu xuất khẩu, nếu không sẽ tự loại mình ra khỏi sân chơi này.

Mặt khác, chính xu thế này tạo ra một môi trường khách quan để thu hút

đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, công nghệ kém… là những vấn đề tồn tại thường trực trong nền kinh tế Việt Nam.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Thực tế, hoạt động xuất khẩu thời gian qua cho thấy, cần thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Một trong những căn cứ đó là phải dựa vào việc nghiên cứu các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu.


2.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá tình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Đó là những yếu tố sẵn có, tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mà chúng ta chỉ có thể phát huy hay chấp nhận nó để phát triển.

- Điều kiện tự nhiên của đất nước

Bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, vị trí địa lí - đây là những yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất hàng hoá. Các nước có nền công nghiệp non trẻ, lạc hậu thì yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Các quốc gia cần phải sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vì đây là lại yếu tố có khả năng cạn kiệt, đồng thời bảo vệ môi trường và một số tài nguyên không có khả năng tái sinh.

Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, nằm trên các đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không chỉ cho nền kinh tế Việt nam mà còn cả các quốc gia láng giềng, đặc biệt là vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan. Vị trí thuận lợi tạo khả năng phát triển hoạt động trung chuyển, tái xuất và chuyển khẩu các hàng hoá của đất nước qua các khu vực lân cận, đồng thời đó cũng là tài nguyên vô hình để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

- Điều kiện kinh tế xã hội

Bao gồm: số lượng dân số, trình độ và truyền thống văn hoá, mức sống và thị hiếu dân cư, nhu cầu thị trường, lợi thế đi sau về khoa học công nghệ… đây có thể vừa là hạn chế phát triển, vừa là lợi thế cạnh tranh quan trọng của các nước đang phát triển để thúc đẩy xuất khẩu. Ví dụ, những sản

phẩm có hàm lượng lao động cao như hàng thủ công, hàng may mặc, hàng điện tử… là loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển đông dân như Việt Nam, Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Các nước NICs Đông Nam Á, AESAN đã thành công nhờ tận dụng tốt lợi thế này. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, lợi thế này có thể mất đi do giá nhân công ngày càng cao. Do đó các nước này cần chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu kịp thời khi yếu tố lợi thế này bị mất đi.

- Quan hệ thương mại và chính sách của các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

Quan hệ chính sách ngoại giao, quan hệ thương mại giữa Việt nam và các nước trên thế giới là nhân tố quan trọng để mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác toàn diện nhiều mặt và đặc biệt tăng trưởng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước. Đồng thời cũng là một nhân tố góp phần tạo sự chuyển dịch nhanh trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.


2.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quá tình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Là những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mà chúng ta có thể điều chỉnh, đó là:

- Nhận thức về vai trò, vị trí của xuất khẩu và định hướng phát triển xuất khẩu của Chính phủ

Trong xuất khẩu hàng hoá, các nước đều xuất phát từ lợi thế vốn có và biết tạo ra lợi thế mới trên cơ sở đổi mới chính sách, khoa học công nghệ, vốn đầu tư và thị trường. Trong đó yếu tố chính sách và khoa học công nghệ có ý nghĩ quyết định, tạo nên những động lực và xung lực cho sự phát triển. Bởi vậy, hoạt động xuất khẩu trước hết phụ thuộc vào nhận thức tình hình và đường lối chính sách đẩy mạnh xuất khẩu với lộ trình phù hợp của Chính phủ.

Từ lâu, Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò, vị trí của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Đường lối này một lần nữa được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của nền kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ

lực, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ

trọng thô và sơ chế, tăng tỷ trọng chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu. Tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ, nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu... Giảm dần nhập siêu, ưu tiên nhập khẩu để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Hạn chế nhập hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, có chính sách bảo hộ hợp lí sản xuất trong nước. Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu, xử lí đúng đắn lợi ích giữa nước ta với các đối tác.”

- Qui hoạch và kế hoạch phát triển hàng xuất khẩu

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ là định hướng chiến lược, còn khả năng thực thi chính sách phụ thuộc vào qui hoạch, kế hoạch phát triển trong từng thời kì. Thực tế ở Việt Nam, do chậm trễ trong việc xây dựng, triển khai qui hoạch, kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu, cũng như hạn chế về tầm nhìn dẫn đến bị động, lúng túng trong xử lí các mối quan hệ cụ thể với ASEAN, APEC, EU, Mỹ, WTO. Cần phải thấy, mục đích cuối cùng của Việt Nam là hội nhập với các nước công nghiệp phát triển trên thị trường thế giới, còn hội nhập với khu vực, với thị trường nào đó chỉ là bước đệm để chúng ta học hỏi, rút kinh nghiệm và hoà nhập nhanh chóng.

Về cơ bản, xuất khẩu của Việt nam hiện nay là dựa trên nền tảng xuất khẩu những gì hiện có chứ không phải những gì thế giới cần. Bởi vậy, phải qui hoạch lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực với từng thời kì. Xác định thị trường trọng điểm với từng mặt hàng để có kế hoạch phát triển nguồn hàng, thu mua và chế biến hợp lí, đồng bộ.

- Khả năng điều kiện sản xuất các mặt hàng trong nước ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Điều kiện và khả năng sản xuất các mặt hàng trong nước là nhân tố có tính quyết định đến chuỷen dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Hay nói một cách cụ thể hơn, đó là điều kiện cần trong quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Trong xu htế hiện nay, các mặt hàng tinh chế có lợi thế hơn so với các mặt hàng nguyên liệu thô, sơ chế. Nhưng không phải dễ dàng thực hiện được điều đó. Vì nó phụ thuộc rất nhiều vào thực lực của một nền kinh tế (trình độ người lao động, thu gom, vận chuyển, bảo quản, trình độ công nghệ, kĩ thuật chế biến...). Sau nhiều năm phát triển liên tục, nền sản xuất của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, công nghệ mới bắt đầu được sử dụng ở nhiều nơi,

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí