Số Lượng Và Cơ Cấu Hướng Dẫn Viên Du Lịch Năm 2019


công suất và số lượng buồng phòng, các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam đều có thể đáp ứng được số lượng lớn khách du lịch vào các dịp cao điểm hè, cao điểm Tết.

Loại hình cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam ngày càng phong phú. Ngoài khách sạn và nhà nghỉ du lịch là hai loại hình chủ yếu, đã xuất hiện những loại hình: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, làng du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch.

Năm 2020, cả nước có 3.339 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 2.519 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 820 doanh nghiệp lữ hành nội địa, nhưng 90 - 95% các doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động. Các công ty lữ hành quốc tế chuyển hết sang kinh doanh lữ hành nội địa và 26.721 hướng dẫn viên, với 16.965 cũng chuyển sang hướng dẫn nội địa hoặc chuyển nghề. Hơn 30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 phòng trên cả nước nhưng công suất phòng chỉ đạt 20 - 25% ở các tỉnh, thành phố; một số địa bàn du lịch trọng điểm, nhiều khách sạn buộc phải đóng cửa hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng vì không cầm cự nổi.

Tổ chức Du lịch thế giới dự báo du lịch quốc tế sẽ phải mất từ 3 - 4 năm để phục hồi. Trong khi đó, lúc này, đại dịch COVID-19 đã bào mòn năng lực của doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn về tài chính để khôi phục hoạt động, nhiều doanh nghiệp chuyển nhượng hoặc chuyển hướng kinh doanh; thu nhập người lao động bị giảm, tâm lý hạn chế chi tiêu ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng du lịch của đại bộ phận người dân, nhu cầu thị trường giảm sút; nhiều chính sách hỗ trợ dù đã có chủ trương nhưng chưa đến được với doanh nghiệp và người lao động trong ngành Du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế



Theo Tổng cục Du lịch Hình 2 7 Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên du lịch 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

(Theo Tổng cục Du lịch)


Hình 2.7 Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên du lịch năm 2019


Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, tăng 15% so với năm 2018, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 71,3%), tốt nghiệp cao đẳng (chiếm 18%), trình độ khác (chiếm 10,7%). Số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế chiếm 64,4% gần gấp đôi số lượng hướng dẫn viên du lịch nội địa. Để nâng cao trình độ chuyên môn, hướng dẫn viên được tập huấn thường niên và có tổ chức thi nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nhân lực. Hướng dẫn viên du lịch là người đưa du khách đến với văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, là cầu nối hỗ trợ du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Đây là nhân tố quan trọng mang lại sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, đem lại lợi nhuận trong xuất khẩu dịch vụ du lịch.

Phương tiện vận chuyển du khách quốc tế

Phương tiện phổ biến nhất để đưa du khách quốc tế đến với Việt Nam chính là máy bay qua đường hàng không. Số lượt khách du lịch di chuyển bằng máy bay năm 2019 là 14,377,509 lượt chiếm 79,64%, lớn hơn so với du khách di chuyển bằng đường bộ và đường thủy. Thông qua hàng không, du khách dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch một cách thuận tiện, việc kí gửi hàng hóa mua tại bản địa, hành lý cũng vô cùng đơn giản không làm ảnh hưởng đến hành trình và sức khỏe của du khách.


Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ đã dần được hiện đại hóa và tiết kiệm thời gian di chuyển. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân.

2.2.2.5 Thực trạng về phát triển các loại hình dịch vụ du lịch


Du lịch tham quan


Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử- văn hóa quý giá. Đây là loại hình du lịch chủ yếu của Việt Nam, một chiếc tàu lớn đưa du khách và những chiếc thuyền nhỏ ra những vùng biển vắng để du khách tham quan những khu vực đảo núi, vụng áng hoang sơ, các vùng biển có dải san hô ngầm quí hiếm, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, tự chèo thuyền thám hiểm, khám phá những điều mới mẻ trên vịnh, Hạ Long, vịnh Nha Trang…

Ví dụ như tại tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long luôn là điểm thu hút du lịch khách quốc tế và là một trong 7 kì quan thế giới được UNESCO công nhận. Năm 2019, lượng khách du lịch đến Hạ Long đạt 4,4 triệu lượt trong đó khách quốc tế đạt 2,9 triệu lượt tăng 6% so với cùng kì năm 2018, thu từ khách du lịch năm 2019 đạt hơn 1.294 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Chỉ tính lượng khách đến với Hạ Long đã giúp du lịch Quảng Ninh vượt lên hẳn so với các địa phương khác, chỉ xếp sau Thủ đô Hà Nội. Những con số tăng trưởng ấn tượng trên cho thấy, vịnh Hạ Long luôn dẫn đầu là điểm tham quan không chỉ riêng của Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam. Không chỉ số lượng khách du lịch quốc tế đến Hạ Long tăng vọt từ cuối 2018 đến nay, mà mức chi tiêu bình quân của một du khách cũng đã tăng xấp xỉ 10%, lên con số trên 110 USD/ngày Cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt này có thể đón những con tàu siêu khủng (tải trọng 225.000 GRT, sức chứa hơn 8.000 người)… được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Quảng Ninh bước sang chu kỳ tăng trưởng mới về khách ngoại. Sân bay quốc tế Vân Đồn được xây dựng để dễ dàng hỗ trợ khách du lịch di chuyển thuận tiện.


Du lịch MICE


Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng: Việt Nam có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Việt Nam đã tổ chức thành công 1 số hội nghị mang tầm cỡ quốc tế như hội nghị APEC, hôi nghị tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ, ASEAN 12…..tạo sự tin tưởng cho bạn bè quốc tế khả năng tổ chức và chất lượng của các tour du lịch MICE. Một trong những lý do quan trọng khiến thị trường khách MICE chuyển sang Việt Nam là việc miễn visa cho khách nội vùng ASEAN, tạo thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng.

Việt Nam đang nổi lên là một trong những trung tâm MICE của khu vực, đã có uy tín sau những sự kiện như Hội nghị APEC, Hội nghị cấp cao Á -Âu ASEM. Năm 2018, tỉ lệ khách MICE đạt khoảng 4,68% (tương đương 800.000 lượt) trong tổng số gần 15,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam; Tổng cụ Du lịch dự báo lượng khách này sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, thời gian qua, nhiều khách sạn 4-5 sao, trung tâm triển lãm, hội nghị hội thảo Việt Nam đã tổ chức MICE. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có Tiêu chuẩn quốc gia quy định các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể đối với địa điểm tổ chức MICE, gây bất cập cho công tác đánh giá chất lượng, định hướng đầu tư địa điểm tổ chức MICE.

Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2016-2025 đã xác định đến năm 2025, ASEAN sẽ là điểm đến du lịch có chất lượng, cung cấp các trải nghiệm duy nhất, khác biệt, cam kết phát triển du lịch một cách toàn diện, cân bằng, có trách nhiệm, bền vững.

Tại TP. Hồ Chí Minh, sự tăng trưởng tích cực của ngành du lịch có đóng góp quan trọng của thị trường khách hội nghị, triển lãm, khuyến thưởng, mở ra cơ hội đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành một điểm đến mới của du lịch MICE tại Đông Nam Á. Số liệu báo cáo năm 2019 của Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey cho thấy có đến 17% du khách đến TP. Hồ Chí Minh vì mục đích công việc, cao hơn so với mức bình quân 14% - 15% của khu vực. Điều này khẳng định TP. Hồ Chí Minh đang có sức hút đặc biệt đối với thị trường khách MICE và điểm đến này hội tụ đầy đủ tiềm năng cũng như yếu tố để phát triển một cách toàn diện du lịch MICE


Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội được đánh giá là 1 trong 2 điểm hút khách du lịch MICE nổi bật tại Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM, Hội nghị APEC… Sau khi Hà Nội tổ chức thành công của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 tháng 11/2006, thành phố đã gây được tiếng vang lớn và là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong hoạt động du lịch MICE ở Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đây sẽ là 1 cột mốc rất quan trọng trong việc phát triển du lịch MICE của đất nước. Hà Nội tập trung khách sạn chuẩn quốc tế: Rising Dragon Palace, Sofitel Legend Metropole, Melia, Nikko, Moevenpick, Daewoo, Fortuna, Intercontineltal Westlake, Sheraton…. Chính sự phát triển của hệ thống khách sạn cao cấp trên địa bàn Thủ đô với chất lượng ngày càng hoàn thiện đã góp phần quan trọng trong việc pháp triển loại hình MICE.

Tại Đà Nẵng và Quảng Nam tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC, lễ hội pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế (Đà Nẵng), Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI. Đây là điểm đến lý tưởng của thị trường MICE khu vực miền Trung bởi hội tụ các điều kiện về chất lượng, khả năng cung cấp, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đà Nẵng có nhiều đường bay trực tiếp thường kỳ đến từ nhiều thị trường MICE quan trọng như Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Hàn quốc...; các trung tâm hội nghị đẳng cấp quốc tế để tổ chức các sự kiện chính trị, ngoại giao lớn của Thành phố và của cả nước góp phần nâng cao vị thế, thúc đẩy du lịch MICE phát triển.

Du lịch làng nghề


Hiện cả nước có khoảng 2.790 làng nghề với những nhóm nghề truyền thống như mây tre đan, thêu, dệt, tranh dân gian, sơn mài, gốm sứ, gỗ, đá... nhưng hiện nay ngành du lịch mới chỉ tổ chức các tour cho khách quốc tế thăm quan làng gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng kẹo dừa (Bến Tre)...Du lịch làng nghề phát triển bước đầu đã giúp các làng nghề khôi phục, phát triển được các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng được môi trường du lịch văn hóa, cải thiện hơn các cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề.


Tuy nhiên, Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Ví dụ như Hà Tây (Hà Nội) là vùng có nhiều làng nghề truyền thống nhất trong cả nước, du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến du lịch thuộc các địa phương tiêu biểu như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Phòng… Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Rất nhiều tài nguyên du lịch chưa được quan tâm khai thác, kết hợp hài hòa để tạo ra sức hất dẫn trong tour du lịch, tuyến, chương trình du lịch.

Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó góp phần phát triển hơn đời sống kinh tế – xã hội địa phương, ngành, vùng. Ngoài ra, việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề du lịch đã có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần đối với sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch làng nghề đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề làm phong phú các sản phẩm du lịch, các tour du lịch. Những sản phẩm làng nghề có tính đơn lẻ, độc đáo, có sự kết tinh của văn hóa. Việt thực sự hấp dẫn khách du lịch đến với làng nghề. Trên thực tế, những mặt hàng truyền thống độc đáo được sản xuất thủ công tại các lành nghề cũng chưa được chú ý, đầu tư thích đáng. Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao… đế hấp dẫn khách du lịch. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các làng nghề thiếu một đội ngũ sáng tác, thiết kế mẫu chuyên nghiệp làm cho tính truyền thống luôn hòa quyện với tính tiên tiến và hiện đại nhờ đó mà sản phẩm truyền thống mang được tính hơi thở của thời đại, mẫu mã sản phẩm sẽ đa dạng, phong phú hơn, hấp dẫn khách du lịch hơn. Nhiều làng nghề chưa xây dựng được các khu ăn uống, vui chơi giải trí, chỉ đơn thuần tập trung vào việc giới thiệu và bán sản phẩm. Ngoài ra nhiều làng nghề đều thiếu các nhà truyền thống, nhà trưng bày bảo tồn của làng nghề.


Về quảng bá về các làng nghề Việt Nam chưa thực sự là một điểm nhấn về văn hóa lịch sử, chưa tạo được ấn tượng mạnh thu hút sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. Việt Nam cần phải học hỏi các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong việc gây ấn tượng với du khách khi đến các làng nghề. Trên thực tế phát triển các làng nghề du lịch tại nước ta thời gian qua cho thấy các làng nghề chưa nhận thức rõ ràng sâu sắc những động cơ, kinh nghiệm, sở thích của khách du lịch đối với du lịch làng nghề truyền thống. Các công ty du lịch chưa thực sự đáng giá, nghiên cứu tìm hiểu để nắm bắt được nhau cầu và mong muốn của khách du lịch. Phải dựa trên cơ sở nắm bắt được những thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch thì mới đưa ra được những tour du lịch làm hài lòng khách du lịch.

Về quản lý nhà nước, Hiệp hội làng nghề Việt Nam… hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc đãi ngộ những nghệ nhân nổi tiếng, có đóng góp quan trọng đối với việc gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống của mỗi làng nghề, của dân tộc, chưa có một hệ thống các chính sách riêng, văn bản pháp luật liên quan đến du lịch làng nghề nhằm khuyến khích khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề du lịch truyền thống. Nhiều địa phương chưa có cơ chế chính sách phát triển làng nghề, chưa chú trọng gắn làng nghề với du lịch.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc đối với các làng nghề. Hầu hết các làng nghề sản xuất đồ gồm, dệt nhuộm, đúc đồng… hiện nay đều trong tình trọng ô nhiễm báo động. Nguyên nhân cơ bản là do làng nghề này chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề bảo vệ môi trường và nhận thức của người dân về việc phát triển làng nghề gắn với vệ sinh môi trường còn thấp…

Du lịch sinh thái


Du lịch sinh thái bên cạnh những nguồn lợi kinh tế, du lịch sinh thái còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác như đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa. Phần lớn các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã thiết lập và duy trì hệ thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn đa dạng sinh học để phát huy khả năng khai thác phát triển du lịch sinh thái, mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục.


Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Tuy quốc gia chúng ta trong vùng nhiệt đới, nhưng nước ta có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới. Việt Nam là nơi cư trú của 21.000 loài thực vật, gần 12.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, nhiều loài được đưa vào Sách Đỏ của thế giới Hiện tại, Việt Nam có tất cả 31 vườn quốc gia; 64 khu dự trữ thiên nhiên; 16 khu bảo tồn loài – sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan.

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật (theo WCMC); được UNESCO công nhận 10 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo. Tính đến năm 2020, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha.

Theo thống kê du lịch sinh thái ở Việt Nam có trên 30% khách quốc tế và gần 50% khách nội địa. Du lịch sinh thái là được phân biệt với du lịch đại chúng hoặc du lịch nghỉ dưỡng bởi tác động thấp hơn đến môi trường, yêu cầu cơ sở hạ tầng thấp hơn và vai trò giáo dục liên quan đến tự nhiên môi trường và giá trị văn hóa.

Hiện nay, loại hình du lịch sinh tháu đang được khai thác theo loại hình sản phẩm như sau:


- Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Du lịch sinh thái – trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ. Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hệ sinh thái, đa dạng sinh học rừng á nhiệt đới núi cao và rừng thường xanh nhiệt đới; Hệ sinh thái nông nghiệp (Ngắm cảnh theo mùa, tham quan ruộng bậc thang)

- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Du lịch sinh thái – khám phá đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên thế giới. Tham quan thắng cảnh, tìm hiểu hệ sinh thái núi đá vôi ngập nước – di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ Sông Hồng.

- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Du lịch sinh thái hang động và đa dạng sinh học Đông Trường Sơn. Tham quan, thám hiểm hệ sinh thái núi đá vôi, hang động di sản thiên

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí