Tình Hình Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam


có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửu của đảng và nhà nước do đó phát triển du lịch là việc cần thiết đối với nước ta. Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế mà du lịch đem lại, du lịch còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Mặt khác qua những chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn nhờ đó mọi người hiểu nhau hơn và làm tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng. Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì hàng loạt máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động sản xuất do đó dẫn đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nền kinh tế của đất nước. Nhưng nhờ có sự phát triển của du lịch và dịch vụ mà một lượng lớn những người này đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế của dất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh chóng.

Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá: một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được xâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương qua đó du khách có thêm những hiểu biết mới. Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du lịch đã góp phần đưa hình ảnh đất nước ta đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó ta làm cho cuộc sống tinh thần trở nên phong phú và đầy đủ hơn.

Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường: mục đích chủ yếu của du khách khi đi du lịch là được tiếp xúc, đắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm


Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách. Để gia tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn.

Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị: trước hết cần khẳng định du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hoá của đất nước bạn.

Ngoài những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì còn có những tác động tiêu cực từ du lịch. Do đó chúng ta cần phải nhận thức rõ để có hướng phát triển đúng đắn. Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hôi, văn hoá, môi trường… thì việc phát triển du lịch ở nước ta là điều rất cần thiết để phục vụ cho sự xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

2.2 Tình hình xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam

2.2.1 Tiềm năm phát triển ngành dịch vụ du lịch


Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Được sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng với bờ biển dài, nhiều rừng, núi, hang động, nhiều công trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.

Về tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch (Nha Trang, Mũi Né, Mỹ Khê, Phú


Quốc, Nhật Lệ, Lăng Cô,... là những bãi tắm đẹp bậc nhất Việt Nam và được nhiều tờ báo nước ngoài đánh giá cao). Việt Nam có 30 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng, tổng số hang động được phát hiện lên tới gần 1000 hang động (trong đó có nhiều hang động đẹp tuyệt phẩm như Hương Tích, Bích Động, Phong Nha).

Việt Nam có trên 3500 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0,2 triệu m3, nhiều hồ đã và đang được khai thác thành khu du lịch quốc gia (Hồ Ba Bể, Hồ Núi Cốc). Nguồn nước nóng, nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Dục Mỹ, Tháp Bà (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng nóng Bình Châu - Hồ Cốc (Bà Rịa - Vũng Tàu)… Những vùng nước khoáng nóng này đã trở thành địa điểm nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe được nhiều khách du lịch ưa chuộng.

Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Tuy quốc gia chúng ta trong vùng nhiệt đới, nhưng nước ta có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu, đó là: Sa Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000m so với mặt biển. Thị trấn Sa Pa hấp dẫn với những biệt thự cổ kính và những công trình hiện đại. Việt Nam còn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng ngoài ra còn có di sản văn hoá thế giới phi vật thể là nhã nhạc Huế. Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, Cát Tiên, khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, U Minh… Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động, thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, vùng tràm chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim. Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nên đây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có. Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển


cũng tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…

Về tài nguyên du lịch văn hóa

Di sản văn hóa là sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyên ngành và nguồn nhân lực, di sản văn hóa được xem là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch và là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Ngoài những thắng cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt Nam du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc rải từ bắc vào nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Thực tế, hiện nay du khách muốn đến tận làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di tích của một làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghề hoặc các danh nhân văn hoá. Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng tiềm năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các công đoạn nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản phẩm theo trí tưởng tượng của riêng mình. Tìm hiểu về văn hoá và truyền thống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước quan tâm.

Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hoá thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá phong phú và độc đáo. Không những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam. Tính đến đầu năm 2018, Việt Nam đã có tất cả 27 di sản thế giới được UNESCO


công nhận, trong đó có 24 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; 3 di sản thiên nhiên. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phải kể đến, bao gồm: 5 di sản văn hóa là Quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Thành nhà Hồ; 9 di sản văn hóa phi vật thể là Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Dân ca Quan họ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Lễ hội Gióng, Hát Xoan, Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ và Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh; và 6 di sản tư liệu thế giới là Bia đá các khoa thi tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Mộc bản Trường học Phúc Giang. Ba di sản thiên nhiên, bao gồm: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu Quần thể danh thắng Tràng An. Đặc biệt, Việt Nam có Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu.

Trên cả nước có 117 bảo tàng, trong đó có 6 bảo tàng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý; 32 bảo tàng được các Bộ, ngành và đoàn thể khác quản lý và 79 bảo tàng được quản lý bởi các cấp chính quyền địa phương. Cùng với đó là hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể, ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh và nhiều công trình di tích vẫn đang được thống kê; hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực của các vùng miền, của các dân tộc; các di sản văn hóa văn nghệ dân gian.

Với bề dày lịch sử hơn 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị, trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến (Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.

Về con người Việt Nam

Nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế. Thực tế cho thấy, nhiều du khách quốc tế đến với Việt Nam thừa nhận,


bên cạnh việc “mến khách, yêu người”, không ít du khách đến với Việt Nam bằng sự hiếu kỳ rằng một dân tộc nhỏ bé lại có thể quật ngã được nhiều siêu cường trên thế giới, một kỳ tích mà không phải dân tộc nào cũng có thể làm được. Đó là chính là truyền thống yêu nước – điều đã trở thành giá trị bất biến trong mỗi con người Việt, là giá trị cơ bản của người Việt Nam. Những giá trị tiêu biểu nhất của người Việt Nam đã được đúc kết trong Nghị quyết Trung ương V khóa XII: “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã

- tổ quốc, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách. Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta.

2.2.2 Tình hình xuất khẩu dịch vụ du lịch những năm qua


Trong điều kiện môi trường kinh tế đổi mới, chính trị và xã hội ổn định, lại được Nhà nước Việt Nam chú trọng khuyến khích, dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ đã có sự khởi sắc. Từ chỗ hoạt động dịch vụ còn rất ít ỏi và do một số doanh nghiệp nhà nước độc quyền cung cấp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã có ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã tạo nên diện mạo mới cho dịch vụ du lịch và xuất khẩu dịch vụ dịch vụ du lịch.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019). Năm 2019, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng 22/140); Tài nguyên văn hóa (29/140); Tài nguyên tự nhiên (35/140). Trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên văn hóa của Việt Nam xếp thứ 2, sau Indonesia; tài nguyên tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và Indonesia, cho thấy lợi thế so sánh lớn về tài nguyên văn hóa và tự nhiên của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.


Theo báo cáo thương niên năm 2019 của Tổng cụ Du lịch, chỉ số tiến bộ nhất là Yêu cầu về thị thực, tăng 63 bậc, từ hạng 116/136 (năm 2017) lên hạng 53/140 (2019), được thúc đẩy bởi chính sách cấp thị thực điện tử áp dụng thí điểm từ đầu năm 2017. Bắt đầu từ áp dụng cho 40 nước, qua một số lần bổ sung, đến năm 2019, Việt Nam đã mở rộng chính sách này đối với công dân của 80 nước trên thế giới. Một số nhóm chỉ số xếp hạng thấp: Sự bền vững về môi trường (xếp hạng 121/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (106/140); Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (100/140)

Năm 2019, Việt Nam nhận được các giải thưởng uy tín có tầm cỡ thế giới và khu vực bao gồm

- Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên do World golf Awards trao tặng);

- Điểm đến hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);


Du lịch Việt Nam cũng đang trên đường phát triển vì “Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỷ mới”, đội ngũ quản lý điều hành, chuyên gia kỹ thuật, nhân viên tác nghiệp của ngành ngày càng đông đảo, bước đầu tiếp thu được khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Những thành phố lớn, các trung tâm kinh tế hàng đầu là những trọng điểm về phát triển dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ du lịch nói riêng. Khách hàng của xuất khẩu dịch vụ nhiều, trong đó không ít là các khách hàng cao cấp đến từ các nền kinh tế phát triển.


2.2.2.1 Tổng quan ngành dịch vụ du lịch Việt Nam


Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu dịch vụ qua các năm 2016 - 2019


Đơn vị tính: Triệu USD



2016

2017

2018

2019


Tổng số

Tỷ

trọng

Tổng số

Tỷ

trọng

Tổng số

Tỷ

trọng

Tổng số

Tỷ

trọng

Xuất khẩu

13.961

100%

14.878

100%

18.060

100%

19.920

100%

Dịch vụ vận tải

2.448

17,53%

2.807

18,87%

4.374

24,22%

4.390

22,04%

Dịch vụ bưu

chính viễn thông


163


1,17%


145


0,97%


139


0,77%


142


0,71%

Dịch vụ du lịch

8.500

60,88%

8.890

59,75%

10.080

55,81%

11.830

59,39%

Dịch vụ tài

chính

115

0,82%

115

0,77%

208

1,15%

210

1,05%

Dịch vụ bảo

hiểm

56

0,40%

57

0,38%

63

0,35%

65

0,33%

Dịch vụ Chính

phủ

150

1,07%

162

1,09%

171

0,95%

179

0,90%

Dịch vụ khác

2.529

18,11%

2.702

18,16%

3.025

16,75%

3.104

15,58%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)


Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng xuất khẩu dịch vụ tăng dần trong giai đoạn 2016 đến 2019. Năm 2016, xuất khẩu thu về 13.961 triệu USD, đên năm 2019 tăng lên 19.920 triệu USD. Như vậy, ta thấy xuất khẩu năm 2019 tăng trưởng 5.959 triệu USD tương ứng với 42,68% so với năm 2016, tăng 1.860 triệu USD tương ứng 10,3% so với năm 2018. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 16,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2018, trong đó dịch vụ du lịch đạt 11,8 tỷ USD (chiếm 71,1% tổng kim ngạch), tăng 17,4% (do số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý IV/2019 tăng mạnh dẫn đến xuất khẩu dịch vụ du lịch tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước); dịch vụ vận tải đạt 2,9 tỷ USD (chiếm 17,7%), tăng 2,2%. Như vậy, xuất khẩu dịch vụ lịch là dịch vụ đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

Khách quốc tế đến du lịch Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế do số tiền khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này tăng liên tục qua các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023