Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 12


- Quy hoạch khu du lịch cần phải phối hợp với ngành Nông – lâm – ngư nghiệp sao cho bảo đảm được khả năng sản xuất của ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, bảo tồn tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.

- Ngành du lịch xây dựng giá tour có tính cạnh tranh với các thị trường khác kết hợp với mua sắm hàng hóa, doanh nghiệp du lịch cần chủ động đầu tư, kết hợp với các doanh nghiệp thương mại, các làng nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng khám phá quá trình sản xuất kết hợp mua sắm quà lưu niệm.

Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, chuyển đổi số toàn ngành du lịch

Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ số là cần thiết trong thời đại 4.0. Đại dịch diễn ra đã khiến việc sử dụng thiết bị di động và công cụ số càng trở nên thiết yếu. Thời gian tới, cần đầu tư nhiều hơn vào giải pháp truyền thông số cho các phương án truyền thông xúc tiến du lịch, thay cho các kênh truyền thông cũ, như: roadshow, hội chợ… vốn khó đo lường hiệu quả và không còn phù hợp với xu hướng thị trường.

Các nền tảng ứng dụng xây dựng theo hướng hỗ trợ cho du khách đặt giữ chỗ khách sạn, vé máy bay, thông tin địa điểm du lịch an toàn … sẽ dễ tiếp cận khách du lịch. Ngoài ra, các ứng dụng sức khỏe, khai báo y tế cũng cần nâng cấp để phục vụ việc di chuyển khi qua các cửa khẩu, cảng hàng không quốc tế.

3.2.2. Giải pháp vi mô


Các doanh nghiệp lữ hành thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, xã hội"

Với tình hình dịch bệnh đang diễn biến tại Việt Nam, trước hết chúng ta phải có những biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, giảm thiểu khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, tạo tâm lý ổn định cho khách du lịch. Mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch Covid- 19, vừa phát triển kinh tế, xã hội", trong đó, mục tiêu trước mắt là đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi để nhanh chóng phục hồi du lịch nội địa và sẵn sàng mở cửa thị trường quốc tế khi điều kiện cho phép, là mục tiêu căn cốt của du lịch Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Phục hồi ngành du lịch trong nước là phương án tối ưu và duy trì được việc vận hành của các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng. Việt Nam là một trong những nước phòng chống dịch hiệu quả được tổ chức WHO ghi nhận. Điều này làm tâm lý du khách trong nước yên tâm và du lịch nội địa sẽ tăng trưởng. Các công ty lữ hành, nhà hàng,


Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 12

khách sạn cần tập trung vào hành khách đi công tác bởi đây là mạng phục hồi trước do chủ yếu là chuyên gia và chuyên viên kĩ thuật nước ngoài đến lưu trú để làm việc với các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, ngành du lịch nói chung và các đơn vị cung ứng dịch vụ nói riêng cần đưa ra các chính sách để thu hút khách du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành kích cầu thị trường du lịch nội địa

Việt Nam đang có tỷ trọng lớn về nguồn khách nội địa với khoảng 82,5% tổng lượt khách trong năm 2019. Khách nội địa sẽ là nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại. Để thúc đẩy du lịch nội địa, cần tăng cường các chuyến bay nội địa và tàu hỏa đến các điểm du lịch chính. Việc này vừa giúp vực dậy ngành giao thông - mạch máu của nền kinh tế vừa tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch nội địa khôi phục. Ngoài chuyện giảm giá, làm phong phú lịch trình tour du lịch thì mảng ẩm thực cần hết sức lưu tâm bởi tâm lý người Việt rất thích được thưởng thức ẩm thực đặc trưng vùng miền.

Công ty lữ hành phải đảm bảo an toàn cho du khách trước bối cảnh dịch bệnh Covid -19 vẫn đang diễn ra, giảm giá các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả du khách có điều kiện đi du lịch, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ; tăng thêm dịch vụ bổ sung nhưng không tăng giá để đảm bảo hấp dẫn cho du khách. Khi khôi phục được du lịch nội địa thì các hoạt động sẽ liên tục tạo ra việc làm, thu nhập, tạo sự lan tỏa cho nền kinh tế.

Các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp liên quan cần đổi mới tư duy về kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập và hậu Covid-19

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra cùng với thông qua Quyết định 1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, cần tích cực áp dụng các thành tựu khoa học trong việc quản lý, kinh doanh du lịch, hỗ trợ cung cấp thông tin và góp phần quảng bá du lịch. Nền tảng ứng dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến E-tourism đang là xu thế mới, bán các gói tour trực tuyến, cung cấp đầy đủ thông tin và có phạm vi toàn cầu giúp doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh, giảm các khâu trung gian. Sản phẩm lữ hành là một trong số những mặt hàng trực tuyến được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trong số các sản phẩm,


dịch vụ được bày bán trực tuyến như phần mềm và phần cứng máy tính, vé máy bay, sách...

Cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả nhằm vào thị trường khách chất lượng cao, lưu trú dài ngày, chi tiêu cao, cơ cấu thị trường theo phân đoạn nhu cầu; phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, liên kết đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn thị trường; đẩy mạnh hợp tác công tư, liên kết vùng giữa các địa phương, điểm đến trong hợp tác phát triển du lịch; chuyển đổi số, đặc biệt trong nghiên cứu thị trường, cơ sở dữ liệu và xúc tiến, quảng bá du lịch khách đến và đi tại các thị trường hết dịch, nhất là phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc. Việc xử lý dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả giúp biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc.

Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong nhân tố cần được cải thiện. Trong thời điểm phục hồi ngành, việc cảm nhận được chất lượng của khách hàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huấn luyện thêm các kĩ năng để nhân viên bắt kịp được xu hướng trên thế giới là việc làm cần thiết. Để phát triển kinh doanh hàng hoá cho khách du lịch cần xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp. Trình độ nghiệp vụ. Hiểu biết về lịch sử, văn hoá của các dân tộc, địa phương, có nghệ thuật giao lưu với khách du lịch. Khi dịch Covid – 19 xuất hiện, có tới 18% số doanh nghiệp đã phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48% doanh nghiệp cho từ 50-80% nhân viên nghỉ việc. Các công ty lữ hành cần phải tổ chức tuyển dụng chặt chẽ lại để hồi phục lại hoạt động kinh doanh trong giai đoạn tới.

Nghiên cứu đánh giá thị trường một cách kĩ lưỡng


Thông qua các báo cáo của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch, việc dự báo về sự phát triển ngành dịch vụ du lịch là hoàn toàn có cơ sở và có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường khách du lịch quốc tế, thị hiếu mua sắm, loại hình sản phẩm du lịch được ưa thích. Từ đó, các chính sách kích cầu được đưa ra thu hút khách du lịch. Mục tiêu để đánh giá thị trường:


- Thị trường khách du lịch có khả năng thanh toán cao. Thị trường này bao gồm chủ yếu là khách du lịch nước ngoài; các nhà ngoại giao, các doanh nhân, các nhà khoa học kỹ thuật, các khách du lịch theo đoàn của một số thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Anh. Họ ưa chuộng các sản phẩm thủ công truyền thống như tranh sơn mài, sơn dầu tượng nghệ thuật, hàng dệt may từ chất liệu truyền thống như tơ tằm, gấm, thổ cẩm ...

- Thị trường khách du lịch có khả năng thanh toán trung bình. Thị trường này bao gồm các nước như khách Trung Quốc, khách là học sinh, sinh viên ở một số nước phương Tây, khách ở các nước Đông Nam Á tới Hà Nội. Khách là cán bộ, công chức đi công tác, người lao động ở các doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài. Họ quan tâm nhiều đến các mặt hàng tiêu dùng, hàng dệt may công nghiệp và truyền thống.

Phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe hậu Covid – 19

Dịch Covid 19 bùng phát khiến con người quan tâm đến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Vì vậy thay vì những chuyến vi vu đơn thuần, ngày càng nhiều người lựa chọn tour du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Đó chính là nguyên nhân du lịch chăm sóc sức khỏe bùng nổ sau đại dịch. Xu hướng du lịch này không chỉ giúp du khách thỏa mãn đam mê khám phá những điều mới lạ, thưởng thức những món ăn ngon hay ngắm nhìn những khung cảnh đẹp mà còngiúp bạn tái tạo năng lượng, cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Việt Nam đang được biết đến là điểm đến an toàn và có nguồn tài nguyên như suối nước nóng và đường bờ biển dài.


Xây dựng doanh nghiệp đa ngành đa nghề và liên kết doanh nghiệp


Trong mảng kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch của nước ta hiện nay cũng đang tỏ ra nhỏ lẻ, chưa hình thành được các chuỗi liên kết hay những tập đoàn đủ mạnh. Vì vậy cần xây dựng các doanh nghiệp du lịch theo hướng chuỗi liên kết dọc hoặc chuỗi liên kết ngang (kinh doanh đa lĩnh vực). Kinh doanh tổng hợp trong lĩnh vực du lịch (du lịch - lưu trú - thương mại - vui chơi giải trí), theo mô hình tổng công ty, công ty mẹ con, bên dưới gồm các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ bán hàng. Hiện tại, Viettravel và Bamboo Airways đang hoạt


động theo mô hình này và đem lại hiệu quả kinh doanh cũng như sự thuận tiện cho hành khách quốc tế.

Ngoài ra, trước bối cảnh dịch bệnh Covid - 19, liên kết các doanh nghiệp lữ hành là một hướng đi mới và phát triển bền vững, hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro. Liên minh các doanh nghiệp lữ hành trong một khu vực sẽ giảm giá tour du lịch để thu hút khách, đảm bảo an toàn cho du khách trước dịch bệnh. Nếu một bộ phận trong liên minh gặp khó khăn thì có thể nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ.

Phát triển các loại hình du lịch, đưa các điểm mua sắm vào chương trình du lịch

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, hơn 70% du khách quốc tế đến Việt Nam đều chọn tham gia các tour du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Vì vậy, nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 2.790 làng nghề với những nhóm nghề truyền thống như mây tre đan, thêu, dệt, tranh dân gian, sơn mài, gốm sứ, gỗ, đá... nhưng hiện nay các tour du lịch làng nghề thì vẫn chỉ quanh quẩn những cái tên như làng gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng kẹo dừa (Bến Tre)... Tương tự, hầu hết các khu du lịch sinh thái mới chỉ đưa du khách tham quan thắng cảnh mà chưa khai thác hết thế mạnh bằng cách tổ chức nhiều chương trình khám phá những giá trị văn hóa như di tích, đời sống cộng đồng, lễ hội, mua sắm hàng hoá

Nghiên cứu các tour du lịch làng nghề, du lịch sông nước, miệt vườn trái cây. Sau khi tham quan, các cơ sở có thể kết hợp bán sản phẩm vùng miền, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sơn mài đến khách quốc tế. Mặt khác để kích thích nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách du lịch, ngành du lịch cần liên kết với ngành thương mại, có kế hoạch lồng ghép các chương trình mua sắm, các địa điểm mua sắm vào trong mỗi tour du lịch.


KẾT LUẬN


Phát triển khu vực dịch vụ đang là xu hướng chung trên thế giới. Đặc biệt, với xu thế tự do hóa trong thương mại dịch vụ, hoạt động xuất khảu dịch vụ du lịch giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. xuất khảu dịch vụ du lịch tại Việt nam còn khá non trẻ, mới có được những bước đi đầu, do đó còn nhiều hạn chế, tồn tại cản trở sự phát triển hơn nữa của ngành dịch vụ, xuất khảu dịch vụ du lịch. Để có thể tồn tại, phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ngành dịch vụ du lịch Việt Nam cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ hỡn nữa, thu hút thêm khách quốc tế.

Như vậy những nội dung đã nghiên cứu ở trên cho phép chúng ta kết luận rằng định hướng phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta là hoàn toàn đúng. Bởi những lợi ích mà du lịch mang lại về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường…là không thể phủ nhận. Để có thể có được những cải tiến quan trọng trong XKDV du lịch của Việt Nam, rất cần thiết phải có những chính sách, đường lối đúng đắn của Nhà nước, cũng như sự phối hợp của các doanh nghiệp dịch vụ. Với những lợi thế đang có về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hóa, xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam trong thời gian tới sẽ có được những tiến bộ không ngừng, đóng góp ngày càng cao vào sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ đó nền kinh tế nước ta mới có thể phát triển nhanh chóng, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới đưa nước ta trở thành nước có ngành du lịch đứng đầu khu vực và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030

3. Thị trường du lịch - Nguyễn Văn Hưu, 2009 đã đưa ra lý luận tổng quan về thị trường du lịch bao gồm: khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch: thị trường du lịch thế giới, thị trường du lịch Asean và thị trường du lịch Việt Nam.

4. Thị trường dịch vụ du lịch thế giới và hoạt đông xuất khẩu dịch vụ dịch của Việt Nam – Đỗ Lan Hương, 2014 đã đưa ra tổng quan về thị trường xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.

5. Hà Văn Hội, 2010, Chính sách xuất khẩu dịch vụ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Nhận định một số xu hướng trong thời gian tới đối với ngành du lịch Việt Nam – Viên nghiên cứu phát triển du lịch,2021

7. Du lịch sinh thái – tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam Nam – Viên nghiên cứu phát triển du lịch,2021

8. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây và mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn.

9. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 4 năm 2020 – Tổng cục Thống kê

10. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 4 năm 2019– Tổng cục Thống kê

11. Báo cáo thường niên du lịch năm 2019 = Tổng cục Du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023