Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 11


Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Hoạt động xúc tiến thương mại đối với hoạt động du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm đúng mức. chưa có cơ quan nào, đơn vị nào được giao nhiệm vụ tập hợp, phân tích và phổ biến các thông tin về du lịch làng nghề, số liệu về du lịch làng nghề và dự báo về sự phát triển trong tương lai của loại hình du lịch mới mẻ này. Thời gian khách du lịch đi thăm các làng nghề du lịch là rất ngắn, thường thì chỉ trong phạm vi một ngày.

Áp dụng công nghệ vào hoạt động xuất khẩu du lịch


Nước ta thương mại truyền thống chưa bắt kịp sự phát triển của thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được nền tảng hỗ trợ khách hàng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ như dịch vụ du lịch, lưu trú, dịch vụ đặt vé máy bay, … Ngoài ra, việc xây dựng các gói sản phẩm tiện ích cho khách hàng còn yếu. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn gặp nhiều hạn chế, chưa kết nối lại tạo ra chuỗi tiện ích cho khách hàng.

Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa cao, điều này thể hiện thông qua chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018 chỉ xếp ở vị trí trung bình khá trong tổng số 19 bộ, ngành. Đặc biệt, các chỉ số về hạ tầng kỹ thuật và chỉ số ứng dụng CNTT nhiều năm xếp ở vị trí trung bình yếu.

Trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế, tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp du lịch còn thấp. Hiện tại, chỉ có cáchệ thống khách sạn cao cấp, thương hiệu quốc tế và các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel, Vietnamtourism… đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh du lịch với khối lượng sản phẩm phong phú, có thông tin cụ thể về thời điểm, giá cả, các dịch vụ

Thị trường du lịch trực tuyến chưa phát triển. Ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch mới chỉ dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ


trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành kinh doanh du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thuế quan là rào cản xuất khẩu hàng hoá tại chỗ


Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 11

Ở Việt Nam, tất cả hàng hóa dịch vụ du lịch cho khách quốc tế đều bị tính thuế gía trị gia tăng mức 10%. Việt Nam không đánh thuế xuất khẩu hầu hết hàng hóa bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, dịch vụ du lịch cho khách quốc tế, vốn được xem là “xuất khẩu tại chỗ” lại không được hưởng chính sách này. Nhiều chuyên gia cho rằng: Thuế cao đang là rào cản, hạn chế khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Theo thông lệ, hầu hết các nước, khách du lịch mua hàng khi ra sân bay xuất cảnh đều được trả lại phần thuế gía trị gia tăng mà khách đã phải trả khi mua hàng tại nước họ với thủ tục cực kỳ đơn giản. Đó như là một thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại hoàn toàn khác, tất cả hàng hóa dịch vụ du lịch cho khách quốc tế đều bị tính thuế gía trị gia tăng mức 10%. Đây là mức thuế gía trị gia tăng cao nhất hiện nay. Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ, bên cạnh thuế giá trị gia tăng thì thuế tiêu thu đặc biệt cũng góp phần làm tăng giá cả hàng hoá dịch vụ đắt đỏ thêm. Tất nhiên, điều đó sẽ làm giảm mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế. Mặc dù kêu gọi đẩy mạnh XKDV du lịch, tuy nhiên, chính sách phát triển xuất khẩu vẫn còn bỏ rơi lĩnh vực này.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

3.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch tại Việt Nam


3.1.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch tại Việt Nam


Ngày nay, du lịch được nhiều nước coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Dịch vụ du lịch phục vụ du khách quốc tế được coi là hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngành du lịch đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp ở các nước. Ngành du lịch đóng góp 9,2% vào GDP cả nước năm 2019, tăng 2.9% so với cùng kì năm 2018.

Tính đến năm 2019, có thể đánh giá, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được thành công tốt đẹp trong suốt chặng đường 10 năm. Tiếp nối sự phát triển mạnh mẽ đó, ngày 22-1-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/QĐ-TTg, về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch thành mũi nhọn. Chiến lược được kì vọng sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển đột phá trong giai đoạn tới và khẳng định 5 quan điểm phát triển.

- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại

- Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao


- Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam

Mục tiêu phát triển ngành dịch vụ du lịch 10 năm tới được đề cập rõ ràng trong chiến lược phát triển

- Đến năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13% - 14%/năm; đóng góp trực tiếp 12% - 14% vào GDP; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12% - 14%/năm; phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12% - 14%/năm và khách nội địa từ 6%

- 7%/năm.

- Đến năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11% - 12%/năm; đóng góp 15%

- 17% vào GDP; tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8% - 9%/năm; phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8% - 10%/năm và khách nội địa từ 5% - 6%/năm. Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ du lịch tại Việt Nam


Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16/01/2017, Việt Nam đang phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghĩ quyết cũng khẳng định: “Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm; nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam “


Phát triển du lịch Việt Nam bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, quy hoạch đảm bảo hài giữ phát triển du lịch và bảo tồn. Ngoài ra, phát huy các giá trị tài nguyên đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch giàu bản sắc dân tộc, bảo vệ mỗi trườnng, thích ứng với biến đổi khi hậu, giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Phát triển du lịch đạt hiểu quả nhiều mặt kinh tế - xã hội. Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá với văn hoá thế giới, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Phát triển tổng thể ngành du lịch cả du lịch nội địa lẫn quốc tế. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể khi du lịch đến các vùng miền được mở rộng, việc làm cho người lao động được tăng thêm. Du lịch mang lại giá trị tinh thần cho du khách nên việc phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch hiệu quả.

Phát triển khoa học công nghệ hiện đại vào du lịch đang là xu thế chung của toàn thế giới. Công nghệ là công cụ giúp con người quản lý thông tin hướng đến phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh và dễ dàng quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế, thúc đẩy hoạt động du lịch quốc tế.

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam


3.2.1 Giải pháp vĩ mô


Hoàn thiện các chính sách phát triển ngành dịch vụ du lịch

a. Về chính sách thuế quan

- Dịch vụ du lịch phục vụ khách quốc tế được cho là hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Việt Nam nên áp dụng chính sách hoàn thuế đối với khách du lịch khi mua sắm để hạ giá sản phẩm, thúc đẩy mua sắm, tăng chi tiêu. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ kích cầu mua sắm, tăng sức hút cho du lịch Việt Nam như những gì Thái Lan và Singapore đã làm.


- Ngoài thuê giá trị gia tăng thì thuế tiêu thụ đặc biệt cũng làm tăng giá thành sản phẩm khi khách du lịch quốc tế mua sắm tại Việt Nam. Điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt là việc cần thiết vì có thể coi khách du lịch làm một nhà xuất khẩu được hưởng ưu đãi là phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá phục vụ khách du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và bán hàng lưu niệm, hàng thủ công truyên thống. Nếu chính sách tốt sẽ có thể thúc đẩy và tăng giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch như tiền lệ trước đấy Bộ Thương mại đã từng hỗ trợ việc xuất khẩu và đạt kết quả tốt.

b. Về chính sách xuất nhập cảnh

- Triển khаi thựс hiện сhính sáсh visа điện tử thео Nghị Định 07/2017/NĐ-СР ngày 25/01/2017 сủа Сhính Рhủ, áр dụng сáс hình thứс thаnh tоán điện tử nhằm mаng lại sự tiện lợi сũng như thúс đẩy tiêu dùng hàng hоá và dịсh vụ du lịсh Việt Nаm.

- Dưới tác động của dịch Covid-19, chấp nhận hành khách có giấy chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine và thực hiện xét nghiệm nhanh tại sân bay trước khi nhập cảnh để đảm bảo an toàn và phát hiện kịp thời các ca nhiễm với số lượng biến chủng tăng.

- Hoàn thiện khung chính sách miễn thị thực cho khách từ các khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á do đây là thị trường tiềm năng, đóng góp vào tỷ trọng doanh thu cho xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam.

c. Về chính sách quy hoạch, bảo tồn

- Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển, quy hoạch khu vực du lịch, đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương tạo sự liên kết, đồng bộ của tất cả các bên liên quan.

- Xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam theo mục tiêu phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh

- Khuyến khích, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu phức hợp quy mô lớn tại các điểm du lịch, thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Nha Trang… Kết hợp các loại hình khách sạn - khu mua sắm - vui chơi, giải trí không chỉ phục vụ kinh doanh du lịch mà còn phục vụ chung cho cộng đồng.

- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích việc huy động vốn đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du


lịch, có chính sách thuận tiện cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh

d. Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sau dịch bệnh Covid – 19

- Giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch

- Đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động.

- Kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021.

- Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện cho các doanh nghiệp lữ hành, điểm du lịch do các doanh nghiệp lữ hanh.

Tăng cường công tác quản lý thị trường

Hiện tượng hàng kém chất lượng, hàng không có xuất sứ rõ ràng đã và đang lan tràn trên thị trường. Công tác quản lý thị trường cần được nâng cao, giảm thiểu rủi ro khách quốc tế mua phải hàng giả, hàng nhái.

Các sản phẩm xuất khẩu thông qua du lịch cần được áp dụng theo hệ chuẩn ISO và Cục đo lường kiểm tra chất lượng sản phẩm phục vụ khách quốc tế, dán tem mác rõ ràng nguồn gốc xuất sứ. Từ đó tạo niềm tin cho du khách nước ngoài khi mua các sản phẩm Made in Vietnam đạt chuẩn ISO.

Đẩy mạnh việc quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế

Thành tích chống dịch của Việt Nam là cơ hội tuyệt vời để quảng bá, tạo ra nhu cầu với du lịch Việt Nam. Quảng bá du lịch là cách nhanh nhất để lan tỏa đến khách du lịch quốc tế, thu hút lượng lớn khách du lịch toàn cầu trong thời gian ngắn. Kích cầu thông qua giảm giá dịch vụ, tặng quà… Thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá phù hợp để phục hồi, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, khẳng định Việt Nam là nơi an toàn cho bạn bè quốc tế tham quan và trải nghiệm.

Việt Nam cần tạo cho du khách quốc tế ấn tượng về điểm đến an toàn từ khách sạn, quy trình thủ tục. Không chỉ đưa ra tiêu chí an toàn mà còn phải lựa chọn thị trường an toàn. Vì vậy, cần có những hỗ trợ dành riêng cho các doanh nghiệp du lịch, kích cầu trực tiếp từ nội địa đến quốc tế. Ưu tiên tại các thị trường Đông Nam Á, Ấn Độ, Nga,


Australia và châu Âu. Thông điệp "Du lịch Việt Nam an toàn" ngành du lịch đang thực hiện sẽ là tiền đề tạo uy tín lâu dài với du khách, đem đến hình ảnh Việt Nam mới mẻ, hấp dẫn.

Hợp tác quốc tế về du lịch cần được đa dạng hóa như lồng ghép hoạt động hợp tác song phương và đa phương, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, kết hợp sự kiện quốc tế với xúc tiến quảng bá để tranh thủ thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển du lịch. Tập trung khai thác thị trường du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc vì dịch bệnh ở các quốc gia này đã được khống chế. Hợp tác cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc tạo ra vùng du lịch biệt lập để giúp du lịch Việt Nam vượt lên Thái Lan. Việt Nam đang ở vị trí mới so với Thái Lan trong việc thu hút du khách Trung Quốc và Hàn Quốc thời hậu COVID-19.

Thêm vào đó, năm 2020 là năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam sẽ mang đến cơ hội tốt để ngành Du lịch phối hợp với các ngành khác cùng thúc đẩy hợp tác toàn diện nội khối ASEAN và mở rộng quan hệ với các quốc gia đối tác. Đây cũng là cơ hội để Du lịch Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng quảng bá hiệu quả hình ảnh văn hóa, thiên nhiên và con người thân thiện tới các đoàn đại biểu, doanh nghiệp và báo chí quốc tế, tạo ấn tượng tốt đẹp.

Các ban ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ để phát triển du lịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ

- Ngành văn hóa - du lịch và ngành y tế cần có mối quan hệ chặt chẽ. Các cơ quan chuyên môn cần xây dựng bộ tiêu chuẩn an toàn phòng chống dịch COVID-19 được áp dụng tại các điểm đến, các địa phương. Từ đó, đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, thu hút khách du lịch.

- Bộ Tài chính áp dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động mất việc làm trong cơ sở lưu trú du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo tối ưu hoá lợi thế địa phương. Triển khai gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng (tương đương 10,5 tỉ đô la Mỹ) cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng hỗ trợ gói 30.000 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ đô la Mỹ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023