Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam


nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng; Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu đa dạng sinh học Đông Trường Sơn.

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Du lịch sinh thái biển đảo. Tham quan, trải nghiệm thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển: cồn cát, rạn san hô, thảm cỏ biển.

- Vùng Tây Nguyên: Du lịch sinh thái – trải nghiệm cảnh quan vùng cao nguyên đất đỏ bazan.Tham quan, tìm hiểu các hệ sinh thái rừng Khộp (rừng thưa lá rộng, rụng lá theo mùa). Du lịch sinh thái gắn liền du lịch cộng đồng và tham quan bản làng dân tộc.

- Vùng Đông Nam Bộ: Du lịch sinh thái sông. Tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái dọc tuyến sông Sài Gòn, hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Du lịch sinh thái – hệ sinh thái đất ngập nước. Tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa với hệ thống các kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long; Tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái ngập mặn ven biển.


Mặc dù phát triển du lịch sinh thái là một định hướng chiến lược trong phát triển du lịch của Việt Nam, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều hãng lữ hành, nhiều địa phương đã có những nỗ lực trong xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng tour du lịch, khu du lịch sinh thái, các mô hình phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng…tuy nhiên các hoạt động này vẫn còn ở hình thức và quy mô nhỏ, đơn giản. Thiếu sự đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch sinh thái hoặc lại xây dựng bừa bãi, không tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, gây phá vỡ cảnh quan môi trường. Những trung tâm giáo dục và diễn giải môi trường cho cả khách du lịch và dân cư địa phương tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn rất hạn chế.


Du lịch mua sắm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Tại các quốc gia phát triển, du lịch và mua sắm là mối quan hệ hai chiều. Mua sắm kích cầu du lịch và du lịch tao điều kiện cho mua sắm tăng trưởng. Do đó, bên cạnh hoàn thiện các dịch vụ tại địa phương du lịch, chính quyền còn đầu tư xây dựng nhiều khu mua sắm lớn, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Hiện trong khu vực, Thái Lan đang là quốc gia thành công nhất khi tận dụng được lợi thế du lịch và đẩy mạnh các hoạt động

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 10


mua sắm. Theo đánh giá, mô hình du lịch kết hợp với mua sắm sẽ giúp tăng doanh thu của cả ngành du lịch và thương mại, nhưng trong thời gian qua du khách quốc tế đến Việt Nam có chi phí cho mua sắm chỉ 10 - 14%, trong khi đó ở Thái Lan, con số này lên tới 51%. Loại hình dịch vụ du lịch này mang về nguồn thu không nhỏ khi ở Việt Nam, cơ cấu khách du lịch chi tiêu cho hoạt động mua sắm năm 2019 chiếm 55,85% mở ra cơ hội phát triển loại hình sản phầm dịch vụ này.


Chính vì thế, bắt đầu từ năm 2010, du lịch Việt Nam chuyển hướng du lịch tiếp cận mua sắm. Bằng các chiến dịch bán hàng giảm giá cho du khách, vừa là để kích thích mua sắm, tăng doanh thu, vừa là để chuyển dần sang hướng thu tiền của du khách chủ yếu qua bán hàng, chứ không phải là phí vận chuyển, phí lưu trú hay vé tham quan. Tổng cục Du lịch phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) để thực hiện chiến dịch bán hàng giảm giá tại một số thành phố lớn, trung tâm du lịch của nước ta là Hà Nội, Ðà Nẵng và Tp.HCM bằng các chương trình kích cầu du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Mục đích của các chương trình, chiến dịch là để thu hút khách du lịch và tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của Việt Nam.


Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện những khu vực phát triển các dịch vụ mua sắm cho du khách với những con địa điểm nổi tiếng như chợ Đồng Xuân, chợ đêm, phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam),chợ Bến Thành, Bùi Viện, phố người Hoa (TP.HCM)... Tuy nhiên, tại các điểm du lịch ở nhiều tỉnh, thành khác, việc tạo dựng không gian mua sắm tập trung với sự kết nối đa dạng các mặt hàng nên chưa khai thác hết tiềm năng chi tiêu của du khách còn chưa được chú trọng.


Mức chi tiêu cá nhân trung bình của một du khách quốc tế dao động trong khoảng 50 – 90 USD/ngày. Trong đó, nhóm khách thuộc các quốc gia Tây Âu thì mức chi này có thể đạt 80 – 90USD/ngày. Mức chi tiêu này vẫn chưa cho thấy rõ sự tăng trưởng so với vài năm trở lại đây, bởi hệ thống cơ sở mua sắm chưa được đầu tư đồng bộ về chất lượng, số lượng. Các sản phẩm lưu niệm chưa được cải thiện đa dạng mẫu mã và gia tăng giá trị để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, chất lượng đối với khách quốc tế cao cấp. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thống nhất giá, chất lượng sản phẩm hàng hóa


trong mua sắm tại các điểm du lịch; hoặc tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam làm mất đi niềm tin của du khách.


Nhìn chung các sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa phong phú, chủ yếu các tour du lịch chỉ khai thác các tiềm năng về điều kiện thiên nhiên, chưa phát triển được nhiều các loại dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách du lịch quốc tế, dẫn đến sức chi tiêu của khách kém. Ngay cả như Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được quốc tế biết đến, nhưng thời gian du khách lưu lại cũng chỉ 1 - 2 ngày, vì chỉ có mỗi chương trình tham quan vịnh bằng tàu. Hầu hết các sản phẩm du lịch Việt Nam chỉ tận dụng các tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vẫn chưa chú trọng và thiếu định hướng vào các sản phẩm du lịch đặc trưng khác để phù hợp với các thị trường có sức chi trả cao như du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề...Các khu vui chơi, giải trí, mua sắm tại các điểm du lịch còn thiếu và yếu. Khách du lịch quốc tế sau một ngày đi tham quan, buổi tối muốn thư giãn và mua sắm cũng không tìm đâu ra chỗ, có thể nói đó là bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam hiện nay.


2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam


2.3.1 Thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ


Xuất khẩu dịch vụ du lịch đem về nguồn thu cho nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng, thu về ngoại tệ.

Doanh thu về du lịch, doanh thu từ kinh doanh hàng hóa phục vụ khách du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp vào ngân sách nhà nước có mức tăng trưởng cao, không thua kém các ngành kinh tế hàng đầu đất nước. Kinh doanh hàng hóa phục vụ du khách quốc tế đã đóng góp vào doanh thu chung của ngành du lịch, góp phần tăng thu ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu và đầu tư, đồng thời đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động trực tiếp bán hàng và hàng vạn lao động gián tiếp khác, giải quyết được phần nào nạn thất nghiệp, nhân công nhàn rỗi ở nước ta.

Theo báo cáo của Tổng cụ Du lịch năm 2019, Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong đó: Tổng thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7%, tương đương 18,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ du lịch. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của khách du lịch quốc tế với 18 triệu lượt khách, du lịch


mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3% đến năm 2019 là 9,2%, tăng 2,9 %.

Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch hiệu quả

- Du lịch MICE: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định mục tiêu “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững”. Chiến lược chú trọng phát triển loại hình du lịch MICE, thể thao, chăm sóc sức khỏe để thu hút cả thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa. Các điểm đến trong nước phát triển loại hình du lịch MICE được nêu rõ, gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.

- Du lịch làng nghề: Thông qua các hoạt động bán hàng hóa phục vụ du khách quốc tế như đồ lưu niệm, quà tặng... đã làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho một bộ phận nhân dân. Giúp định hướng và tái cơ cấu lại những hoạt động bên ngoài tour du lịch, làm sống lại một số nghề thủ công truyền thống. Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó góp phần phát triển hơn đời sống kinh tế – xã hội địa phương, ngành, vùng. Ngoài ra, việc khôi phục, bảo tồn, phát triển, tái сơ сấu du lịсh làng nghề đã giúр làm sống lại một số nghề thủ сông truyền thống, giа tăng thu nhậр, ổn định đời sống nhân dâni sự phát triển của ngành du lịch.

- Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, ngành dịch đang khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh…); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long – Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha)…


Kích cầu hoạt động mua sắm tới khách du lịch


Nhiều thành phố lớn và một số trung tâm du lịch đã hình thành những mạng lưới, những cửa hàng chuyên kinh doanh hàng hoá phục vụ khách du lịch quốc tế đạt hiệu quả cao. Những trung tâm thương mại được xây dựng và phát triển. Việt Nam cố gắng từng bước đạt được những kết quả như Thái Lan hay Singapore để thu về ngoại tệ từ hoạt động mua sắm của du khách. Bên cạnh đó việc xây dựng những tuyến phố du lịch mua sắm cũng là một trong những hoạt động kích cầu mua sắm các sản phẩm địa phương, quảng bá hình truyền thống của đất nước.

Các giải thưởng du lịch Việt Nam đã đạt được


Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đạt được những giải thưởng uy tín sau khi đã đón số lượt khách du lịch quốc tế kỉ lục 18 triệu lượt đánh dấu sự thành công của ngành du lịch Việt Nam :

- Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên do World golf Awards trao tặng);

- Điểm đến hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);


2.3.2 Khó khăn còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch


Sự sụt giảm số lượng khách du lịch vi dịch bệnh Covid 19


Du lịch quốc tế, nguồn thu chính của ngành du lịch, đã bị sụt giảm mạnh trong năm vừa qua. Số lượng chuyến bay trong tháng 10 năm 2020 giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước.Công suất buồng phòng của khách sạn cũng chỉ đạt 30%. 95% số doanh nghiệp lữ hành quốc tế buộc phải ngừng hoạt động, nhiều khách sạn đóng cửa, công suất sử dụng phòng của nhiều cơ sở lưu trú ở các thành phố lớn, khu du lịch chỉ đạt từ 10 - 15%. Ngoài ra, 26.721 hướng dẫn viên, với 16.965 cũng chuyển sang hướng dẫn nội địa hoặc chuyển nghề.


Theo Tổng cục thống kê, việc du khách nước ngoài không thể đến Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu ngành du lịch và nền kinh tế, bởi nhóm này chi mạnh tay hơn hẳn so với du khách trong nước. Năm 2019, ngành du lịch chiếm 12% GDP cả nước, lượng du khách quốc tế chỉ chiếm 17% nhưng lại chi hơn quá nửa: trung bình mỗi du khách nước ngoài chi 673 USD, trong khi du khách trong nước chỉ chi 61 USD. Tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công.

Tác động của Covid 19 tới ngành du lịch là đa chiều và tác động trên 3 xu hướng


Thứ nhất, sụt giảm khách du lịch Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường khách lớn nhất của du lịch Việt Nam. Năm 2019 Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế thì du khách Trung Quốc chiếm hơn 5,8 triệu, khoảng 32% tổng số khách du lịch đến Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh, các hoạt động vận chuyển hàng hóa liên quan đến Trung Quốc cũng sẽ giảm do nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc thấp hơn và hoạt động sản xuất bị hạn chế

Thứ hai, sụt giảm khách quốc tế tại châu Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Do châu Á là khu vực có khả năng lây nhiễm cao hơn so với những điểm đến du lịch khác. Khu vực Đông Nam Á vốn có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR- (Compunded Annual Growth Rate) luôn đạt mức ấn tượng trong vòng 10 năm từ sau khủng hoảng tài chính châu Á (2009-2019) sẽ phải đối diện với sụt giảm khách quốc tế tương đối lớn.

Thứ ba, cầu du lịch trong nước cũng sụt giảm mạnh. Do đa số người dân có xu hướng tránh đi đến những địa điểm tập trung đông người như sân bay, trạm tàu, trạm xe buýt và các nhà hàng, khu vực vui chơi giải trí. Việc hoãn, huỷ bỏ các cuộc họp, hội nghị để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh đã dẫn tới giảm lượng khách du lịch MICE, khách doanh nghiệp, nhóm khách đoàn, khách công tác và cả các đối tượng khách lẻ.


Tổ chức Du lịch thế giới dự báo du lịch quốc tế sẽ phải mất từ 3 - 4 năm để phục hồi. Trong khi đó, lúc này, đại dịch COVID-19 đã bào mòn năng lực của doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn về tài chính để khôi phục hoạt động, nhiều doanh nghiệp chuyển nhượng hoặc chuyển hướng kinh doanh; thu nhập người lao động bị giảm, tâm lý hạn chế chi tiêu ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng du lịch của đại bộ phận người dân, nhu cầu thị trường giảm sút; nhiều chính sách hỗ trợ dù đã có chủ trương nhưng chưa đến được với doanh nghiệp và người lao động trong ngành Du lịch.

Công tác quy hoạch, tái tạo, duy tu các tài nguyên thiên nhiên còn gặp nhiều bất cập

Việc quy hoạch khai thác còn chưa tương xứng với tiềm năng đang có. Khai thác du lịch thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng gây tổn hại, hao mòn, suy kiệt đến tự nhiên. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng trong thời gian qua. Du lịch khai thác theo một chiều, chỉ mới biết tận dụng và khai thác triệt để nhưng không tái tạo, bảo vệ, phục hồi lại môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, ý thức con người về bảo vệ môi trường còn chưa cao, chưa quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng nên chưa phát huy tối đa tài nguyên về du lịch đang có (như việc vứt rác thải ra các khu tắm biển, event du lịch quốc tế …)

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoạt động chưa được hiệu quả và thiếu tính cạnh tranh với doanh nghiệp lữ hành đa quốc gia

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam hoạt động còn thiếu tính chiến lược. Mảng tiếp thị, quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên thương trường du lịch thế giới vẫnđang là vấn đề cần được quan tâm. Việc xây dựng một chiến lược tiếp thị dài hơi và phùhợp để du khách quốc tế luôn xem Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong kế hoạchnghỉ dưỡng của họ đó là một thách thức không dễ thực hiện.

Các doanh nghiệp thiếu đi sự liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau để hình thành một chuỗi cung ứng dịch vụ, chưa áp dụng nhiều công nghệ vào hoạt động dịch vụ. Khách hàng luôn có nhu cầu tìm các doanh nghiệp có hệ sinh thái và chuỗi cung ứng


dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động theo chuỗi cung ứng nên thiếu tính cạnh tranh với các công ty lữ hành đa quốc gia, công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài.


Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch tuy đông nhưng về mặttrình độ chuyên môn là chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách du lịch quốctế. Ngoài ra, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế của các hướng dẫn viên du lịch lchưatruyển tải được hết thông điệp về danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa …

Sản phẩm du lịch và loại hình du lịch chưa đáp ứng được kì vọng của du khách quốc tế khi đến Việt Nam

Chất lượng của khá nhiều sản phẩm dịch vụ còn thấp so với mặt bằng quốc tế và còn thiếu tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp trong thực hiện các dịch vụ, giá dịch vụ chưa có khả năng cạnh tranh cao, chưa thỏa dụng được yêu cầu phục vụ của các đối tượng ngày càng đa dạng, hay cao cấp.

Du lịch mua sắm đang là xu hướng phát triển trong hoạt động xuất khẩu dịch vụdu lịch. Tuy nhiên, các địa điểm bàn hàng còn thiếu tập trung chưa có hệ thống cụ thể.Hoạt động kinh doanh hộ gia đình hoạt động đơn lẻ không chuyên doanh sản phẩm chokhách du lịch quốc tế.Các mặt hàng kinh doanh chưa thu hút được khách du lịch quốctế như mặt hàng sơn mài mỹ nghệ hay khăn tơ tằm còng nghèo nàn về ý tưởng, thiếu sựsáng tạo. Không những vậy, một số cửa hàng còn nhập hàng không có xuất xứ Việt Namkhiến cho khách quốc tế thiếu sự tin tưởng vào sản phẩm và chất lượng. Đóng gói sảnphẩm còn sơ sài như mặt hàng cà phê, hồ tiêu … không có đầy đủ các thông tin sảnphẩm và nhãn mác còn đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp.

Du lịch sinh thái ở Việt Nam hiện tại mới ở giai đoạn đầu phát triển Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế. Nhiều địa phương, nhiều công ty lữ hành đã cố gắng xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch sinh thái đã được xây dựng song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Mặt khác việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí