Ví dụ: Thái Lan năm 2004 đón 11,6 triệu khách du lịch quốc tế, thu ngoại tệ đạt 9,6 tỷ USD. Khách du lịch nội địa đạt 74,8 triệu lượt khách, tạo thu nội tệ xấp xỉ 8 tỷ USD. Du lịch đóng góp cho GDP năm 2005 gần 15%. Ngoài ra, hoạt động du lịch đã tạo ra trên 1,3 triệu việc làm gián tiếp và trực tiếp cho xã hội.
Hoặc Trung Quốc: hiện nay là quốc gia có thu nhập từ du lịch quốc tế lớn nhất thế giới. Năm 2004, Trung Quốc đón 41,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế (nếu tính cả khách tham quan du lịch trong ngày là 109 triệu lượt), thu nhập ngoại tệ từ du lịch đạt 25,7 tỷ USD. Khách du lịch nội địa đạt 1,1 tỷ lượt khách, tạo thu nội địa tương đương 65,7 tỷ USD. Du lịch tạo ra 38,93 triệu việc làm gián tiếp và trực tiếp cho xã hội.
Cả hai cường quốc trên đều có ưu việt nổi trội trong hoạt động du lịch và có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh doanh du lịch. Hai nước này đều luôn coi du lịch là quốc sách và có nhiều biện pháp nhằm tạo ra chiến lược sản phẩm du lịch tốt, trong đó coi trọng việc đầu tư đồng bộ các loại hình dịch vụ giải trí cho du khách.
- Dịch vụ mua sắm: thực tế đây cũng là hình thức giải trí không thể thiếu trong một chuyến đi du lịch của du khách, được thực hiện thông qua các siêu thị, cửa hàng, làng nghề truyền thống, hàng mỹ nghệ, tạp hoá, vải lụa...
- Dịch vụ trung gian và bổ sung khác: y tế, công nghệ thông tin, Internet, sửa chữa... tuy phụ trợ nhưng loại hình dịch vụ này cũng góp phần làm thoả mãn chuyến đi của du khách và tham gia vào việc tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh nơi khách dừng chân.
Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên - một bộ phận cấu thành quan trọng, nó đòi hỏi các nhà chuyên môn trong quản lý và điều hành phải biết phối hợp và điều tiết quá trình cung ứng sản phẩm du lịch một cách khoa học thực sự, mới đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời thoả mãn được nhu cầu của du khách.
Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ trọng các ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, ở các nước tiên tiến có khi lên đến 75%, ở Việt Nam chiếm khoảng 40%. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã chỉ rõ “Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: Khu vực nông nghiệp khoảng 15-16%, công nghiệp -xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%
1.2 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu dịch vụ du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 1
- Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 2
- Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 3
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Thông Qua Du Khách Quốc Tế
- Tình Hình Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam
- Thực Trạng Về Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
1.2.1 Xuất khẩu dịch vụ
1.2.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu dịch vụ là một hoạt động quan trọng trong thương mại dịch vụ và như vậy, hoạt động này có thể được hiểu là việc người cung ứng dịch vụ gồm thể nhân và pháp nhân cung cấp dịch vụ theo bốn phương thức quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS/WTO), đó là: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng ngoài lãnh thổ; Hiện diện thương mại; và Hiện diện của thể nhân.
Ngoài ra, Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hiệp Quốc và Bảng cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã khá thống nhất về khái niệm XKDV, theo đó, XKDV là “việc người cư trú cung cấp cho người phi cư trú vì mục đích thương mại”.Khái niệm cư trú, phi cư trú chủ yếu dựa trên lợi ích kinh tế của chủ thể. Một người được coi là người cư trú của một quốc gia nếu người đó có lợi ích kinh tế khi giao dịch với quy mô lớn trong khoảng thời gian từ một năm trở lên ở quốc gia đó. Còn người phi cư trú là những người không phải người cư trú của quốc gia đó.
Ngành dịch vụ là ngành công nghiệp không khói mà các sản phẩm tạo ra mang tính phi vật chất và không gây hại đến môi trường. Với mục đích hình thành là để phục vụ nhu cầu của con người nên phụ thuộc vào mức độ sử dụng khi khách hàng hưởng thụ các dịch vụ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác. Sự phân loại dịch vụ ở các lĩnh vực như: Kinh doanh (Tài chính, bảo hiểm, bất động sản, vận tải…), tiêu dùng (Hoạt động buôn bán, du lịch, dịch vụ cá nhân…), dịch vụ công (Hành chính công, hoạt động đoàn thể). Nhờ sự phân loại và phát triển này đã thu hút nguồn lao động và tạo việc làm cho nhiều người đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên, các di tích lịch sử – văn hóa, các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
1.2.1.2 Các phương thức xuất khẩu dịch vụ
Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, các phương thức xuất khẩu dịch vụ được chia ra như sau:
- Phương thức 1: Thương mại dịch vụ giữa các nước, mua bán dịch vụ giữa các nước như là viễn thông.
- Phương thức 2: Tiêu dung dịch vụ ở nước ngoài, khách hàng đi sang nước khác để sử dụng dịch vụ như du lịch, du học, khám chữa bệnh …
- Phương thức 3: Hiện diện thương mại, doanh nghiệp đầu tư vào một chi nhánh, đại lý để cung cấp thông tin, luật pháp, ngân hàng …
- Phương thức 4: Hiện diện thể nhân là sự hiện diện của cá nhân sang nước khác để cung cấp dịch vụ như tư vấn, giám sát, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, …
Dịch vụ được chia thành 12 nhóm như sau:
a) Các dịch vụ kinh doanh. Ví dụ: tư vấn pháp lý, xử lý dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà đất, cho thuê, quảng cáo,...
b) Các dịch vụ thông tin liên lạc. Ví dụ: bưu chính, viễn thông, truyền hình,...
c) Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng. Ví dụ: xây dựng, lắp máy,...
d) Các dịch vụ phân phối. Ví dụ: bán buôn, bán lẻ,...
e) Các dịch vụ giáo dục.
f) Các dịch vụ môi trường. Ví dụ: vệ sinh, xử lý chất thải,...
g) Các dịch vụ tài chính. Ví dụ: ngân hàng, bảo hiểm,...
h) Các dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội.
i) Các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành.
j) Các dịch vụ giải trí, văn hóa, và thể thao.
k) Các dịch vụ giao thông vận tải.
l) Các dịch vụ khác.
1.2.1.3 Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ
Từ những khái niệm về thương mại dịch vụ và XKDV, ta có thể thấy một số điểm khác biệt của XKDV so với xuất khẩu hàng hóa như:
- XKDV đôi khi không phải là ý muốn chủ quan của người xuất khẩu. Tức là, người xuất khẩu có thể không có ý định xuất khẩu sản phẩm dịch vụ của mình nhưng thực tế dịch vụ đó đã được xuất khẩu, ví dụ như khi một người nước ngoài đến Việt Nam, ở trọ tại một khách sạn thì khách sạn đó đương nhiên trở thành nhà XKDV mà thực tế có thể đã không chủ định từ trước. Trong trường hợp này, người tiêu dùng dịch vụ mới chính là người chủ động yêu cầu cung cấp dịch vụ.
- XKDV không đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư quá nhiều, các công ty vừa và nhỏ hay cá nhân cũng đều có thể XKDV. Điển hình là XKDV tại chỗ, với nguồn vốn đã được đầu tư vào cơ sở vật chất ngay trong nước, có thể đồng thời cung cấp dịch vụ cho cả người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Hoạt động XKDV có đạt được thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của công ty trên thị trường. Xuất khẩu hàng hóa cũng phụ thuộc vào uy tín nhưng chất lượng hàng hóa cũng là một yếu tố khá quan trọng trong việc có xuất khẩu được hay không. Đối với dịch vụ, do đặc tính của nó là vô hình, khó lượng hóa, tiêu chuẩn hóa thì vấn đề chất lượng dịch vụ chỉ được cảm nhận khi tiêu dùng dịch vụ đó. Chất lượng của dịch vụ là tốt hay xấu sẽ được lan truyền trong xã hội và tạo nên tiếng tăm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó. Như vậy, uy tín là một yếu tố quyết định đối với kết quả của hoạt động XKDV.
- XKDV còn gặp phải nhiều khó khăn từ những rào cản kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… So với xuất khẩu hàng hóa, XKDV trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá non trẻ, chưa đạt được những thỏa thuận, tiến bộ trong việc xóa bỏ những rào cản này. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển XKDV đặc biệt từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, nơi mà các dịch vụ và văn hóa đều rất hiện đại, tiên tiến, người ta sẽ thường không chú ý đến các nhà XKDV từ các nước đang phát triển.
1.2.1.4 Vai trò của xuất khẩu dịch vụ
- Góp phần hỗ trợ các ngành dịch vụ phát triển
Dịch vụ phát triển về cả chất lượng và số lượng thì XKDV theo đó cũng phát triển. Khi XKDV đủ mạnh sẽ là tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triểnn, do các ngành dịch vụ mà điển hình là các ngành như vận tải, du lịch, tài chính - ngân hàng…có những liên hệ rất mật thiết đến các ngành kinh tế khác ở nhiều mặt. Hơn
nữa, giống như xuất khẩu hàng hóa, XKDV góp phần tạo nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu (nguyên liệu đầu vào, máy móc kỹ thuật…), tiếp tục chu kỳ sản xuất của nhiều ngành kinh tế.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Với tỷ trọng ngày càng lớn của dịch vụ và XKDV trong GDP, số lượng việc làm được tạo ra bởi khu vực dịch vụ là nhiểu nhất ở hầu hết các nước. Ở các nước đang phát triển, tỷ trọng này còn ít nhưng không thể phủ nhận là nếu tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ để xuất khẩu, chắc chắn sẽ giải quyết được việc làm cho rất nhiều người dân. Ngoài ra, XKDV phát triển sẽ giúp thúc đẩy phân công lao động, tăng tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Việc thay đổi trong phân công lao động khi thương mại dịch vụ phát triển sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
- Giúp phát triển kinh tế xã hội
Tỷ trọng của dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay là khá cao, khoảng 60-70% ở các nước phát triển và 30-50% tại các nước đang phát triển, XKDV trên thế giới cũng giúp nhiều nước trên thế giới giảm thâm hụt hay thậm chí góp phần quan trọng làm thặng dư thêm trong cán cân XNK quốc gia. Vì vậy, sự phát triển của dịch vụ nói chung và XKDV nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hơn nữa, việc thúc đẩy XKDV phát triển sẽ tạo một động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Một nước đang phát triển muốn theo kịp các cường quốc về kinh tế trên thế giới cần phải rút ngắn chênh lệch về kinh tế trong các lĩnh vực giữa hai nước, khi ngành dịch vụ tại các quốc gia phát triển đang được chú trọng hơn bao giờ hết mà trong các nước đang phát triển còn rất yếu kém, thiếu sự quan tâm phát triển thì ngành dịch vụ trong những nước này sẽ càng bị tụt hậu so với thế giới.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việc thúc đẩy XKDV phát triển vừa làm tăng nguồn thu về ngoại tệ vừagiúp thu hút đầu tư nước ngoài. Khi doanh thu từ hoạt động XKDV tăng, nguồn vốn FDI sẽ nhanh chóng được đổ vào để tham gia cung cấp dịch vụ, tận dụng cơ hội. Thêm vào đó, dịch vụ đang hiện diện ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế quốc tế, cũng như hoạt động của các công ty đa quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là dịch vụ tài chính và dịch vụ
kinh doanh, do sự kích thích bởi áp lực cạnh tranh của thị trường trong nước khiến các công ty đa quốc gia phải tìm kiếm các thị trường mới để phát huy lợi thế cạnh tranh.
1.2.2 Xuất khẩu dịch vụ du lịch
1.2.2.1 Khái niệm
Dịch vụ du lịch là một bộ phận của sản phẩm du lịch (“sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” - Luật du lịch Việt Nam 2017) giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch, cũng như trong tổng thể các ngành dịch vụ của một nước. Luật du lịch Việt Nam (2017) đã có những quy định khá chi tiết về dịch vụ du lịch và các vấn đề liên quan, theo đó, dịch vụ du lịch được đinh nghĩa là “việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.”
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch là: “hành động của con người di chuyển đến hoặc ở địa điểm ngoài nơi thường trú trong thời gian không hơn một năm liên tục nhằm mục đích vui chơi, giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến việc thực hiện các hoạt động được trả công tại nơi đi đến”. Như vậy, bản chất của du lịch là sự di chuyển khỏi nơi thường trú đến nơi khác không phải nơi làm việc mà không nhằm mục đích sinh lợi.
XKDV du lịch trên thế giới hiện nay hầu hết dược thực hiện theo phương thức xuất khẩu tại chỗ. Do đặc thù của ngành này là chủ yếu khai thác lợi ích kinh tế từ các tài nguyên du lịch trong nước, những tài nguyên này hầu như là không thể mang ra nước ngoài. Hơn nữa, các thể nhân, pháp nhân ra nước ngoài chủ yếu là để quảng bá, thu hút khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch của họ, và doanh thu chính của hoạt động XKDV chủ yếu có được khi khách du lịch đến nước của thể nhân, pháp nhân đó và tiêu dùng dịch vụ tại đó.
Xuất khẩu dịсh vụ du lịсh сũng đảm bảо việс xuất khẩu sаng nướс thành viên kháс thео 4 рhương thứс quy định trоng Hiệр định сhung về thương mại dịсh vụ (GАTS) сủа WTО. 4 рhương thứс сung сung сấр xuất khẩu dịсh vụ du lịch bао gồm như sаu:
Рhương thứс сung сấр quа biên giới
Trоng рhương thứс сung сấр quа biên giới, dịсh vụ đượс сung сấр từ lãnh thổ một nướс sаng lãnh thổ nướс kháс. Сhỉ сó dịсh vụ đượс dịсh сhuyển quа biên giới сhứ không сó sự dịсh сhuyển сủа nhà сung сấр. Nói сáсh kháс, người сung сấр dịсh vụ không xuất hiện trên lãnh thổ сủа nướс tiêu dùng dịсh vụ đó. Đối với xuất khẩu dịсh vụ du lịсh, рhương thứс này thường đượс áр dụng đối với những hình thứс hỗ trợ xuất khẩu dịсh vụ, như thông quа hệ thống đặt vé quа Intеrnеt, hаy như сáс сông ty сung сấр dịсh vụ vận сhuyển. Ví dụ, một hãng tàu biển сủа Việt Nаm сung сấр dịсh vụ vận сhuyển kháсh du lịсh nướс ngоài đến Việt Nаm du lịсh.
Рhương thứс tiêu dùng ở nướс ngоài hаy tiêu dùng ngоài lãnh thổ
Đây là lоại hình рhổ biến nhất và đóng vаi trò quаn trọng nhất trоng thương mại dịсh vụ du lịсh hiện nаy. Ở рhương thứс này, người сư trú сủа một nướс tiêu dùng dịсh vụ trên lãnh thổ сủа một nướс kháс. Ví dụ, du kháсh người Рháр đi du lịсh Việt Nаm thео tоur du lịсh dо dоаnh nghiệр lữ hành Việt Nаm tổ сhứс. Để рhụс vụ сhо сhuyến đi du lịсh tại Việt Nаm, du kháсh Рháр tiêu dùng dịсh vụ du lịсh ở nướс ngоài.
Sự рhổ biến сủа lоại hình này dến từ đặс điểm сủа du lịсh quốс tế, khi сáс tài nguyên thiên nhiên, kì quаn du lịсh đều là bất động sản, không thể di сhuyển mаng rа nướс ngоài. Xuất khẩu tại сhỗ thông quа du lịсh là một hình thứс xuất khẩu сó nhiều ưu thế nổi trội như xuất khẩu đượс nhiều hàng hóа để kháсh du lịсh muа và sử dụng tại сhỗ mà không quа nhiều khâu рhứс tạр như hải quаn, сhọn lọс, đóng gói, vận сhuyển… Điều này giúр tiết kiệm đượс nhiều сhí рhí, hạ giá thành sản рhẩm. Xuất khẩu tại сhỗ thông quа du lịсh сũng сó thể xuất khẩu những hàng hóа tươi, sống, khó bảо quản như hоа, quả, thựс рhẩm… nên giảm thiểu nhiều rủi rо.
Рhương thứс hiện diện thương mại
Người сư trú сủа một nướс thiết lậр сơ sở сung сấр dịсh vụ trên lãnh thổ сủа nướс kháс. Сáс сơ sở сung сấр dịсh vụ này gọi là hiện diện thương mại, bао gồm сhi nhánh, dоаnh nghiệр liên dоаnh, dоаnh nghiệр 100% vốn nướс ngоài… Ví dụ, dоаnh nghiệр lữ hành Việt Nаm, сhẳng hạn сông ty du lịсh Расifiс mở сhi nhánh tại Thái Lаn, để khаi tháс nguồn kháсh. Сhi nhánh сủа Расifiс Trаvеl tại Thái Lаn là hiện diện thương mại trоng lĩnh vựс du lịсh сủа сông ty này. Рhương thứс này сhiếm tỉ trọng lớn trоng thương mại dịсh vụ, ngоại trừ dịсh vụ du lịсh và vận сhuyển. Сhính vì những lí dо đó mà xuất
khẩu dịсh vụ du lịсh thео рhương thứс 3 сhiếm tỉ trọng nhỏ trоng сơ сấu xuất khẩu dịсh vụ du lịсh.
Рhương thứс hiện diện thể nhân
Hiện diện thể nhân thể hiện quа việс người сư trú сủа một nướс là сá nhân di сhuyển sаng nướс kháс để сung сấр dịсh vụ du lịсh tại nướс đó. Ví dụ một luật sư сó thể sаng nướс sở tại mở một văn рhòng luật để giải quyết сáс vấn đề vấn đề liên quаn đến visа du lịсh và сáс vấn đề xuất nhậр сảnh liên quаn tại nướс sở tại. Hầu hết sự dịсh сhuyển về mặt thể nhân рhụ thuộс vàо рhương thứс 1 hоặс рhương thứс 3, là сáс рhương thứс сhiếm tỉ trọng nhỏ trоng сơ сấu xuất khẩu dịсh vụ du lịсh, đо đó рhương thứс hiện diện thể nhân сũng xuất hiện với tỉ trọng thấр. Một trоng những nguyên nhân kháс lí giải sự không рhổ biến сủа рhương thứс hiện diện thể nhân trоng xuất khẩu dịсh vụ du lịсh, đó là dо nhiều yếu tố kháсh quаn như môi trường сhính trị xã hội, nhu сầu thị trường lао động… dо đó mô hình này không mаng tính ổn định và lâu dài.
Phân loại dịch vụ du lịch: theo bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ du lịch gồm có:
- Dịch vụ khách sạn, nhà hàng (gồm cả ăn uống)
- Dịch vụ đại lý lữ hành và các công ty điều hành tour
- Dịch vụ hướng dẫn du lịch - Các dịch vụ khác
Xuất khẩu dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ du lịch nói riêng có hiệu quả kinh tế cao hơn do dịch vụ có tính vô hình, các chi phí đóng gói, vận chuyển … được tiết kiệm triệt để. Dịch vụ du lịch cũng không đòi công nghệ cao cấp như các ngành dịch vụ khác mà chủ yêu khai thác từ những gì đang có như lịch sử, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh … Ngành dịch vụ du lịch chủ yếu cần công cụ quản lý hiệu quả về nguồn lực, tài chính để đưa ra chiến lược để tăng hiệu quả. Chính vì vậy, XKDV du lịch nên được đầu tư phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển với khả năng kinh tế còn hạn chế, giá trị văn hóa và thắng cảnh mới lạ độc đáo chưa được thế giới biết đến.
Hoạt động mua sắm trong khi đi du lịch là một việc làm tự nhiên gắn bó hữu cơ với việc đi du lịch. Ban đầu, du khách mua các sản phẩm hàng hoá tại điểm du lịch để làm quà tặng, quà biếu cho người thân, cho bạn bè hay để kỷ niệm về chuyến đi du lịch.