Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Xử Lý Tài Liệu

651 Đề mục chủ đề địa lý

655 Đề mục chủ đề là thể loại/hình thức Cụ thể như sau:

600_1_4$a Tên cá nhân$c Chức danh đi kèm tên $d Năm tháng có liên quan đến tên$e Thuật ngữ xác định trách nhiệm$vĐề mục hình thức thể loại$xĐề mục con chung$y Đề mục con thời gian $z Đề mục con địa lý$2BTKKHCN (Nguồn của đề mục hoặc thuật ngữ)

610_2_4$aTên tập thể$bTên đơn vị trực thuộc$eThuật ngữ xác định trách nhiệm$vĐề mục hình thức thể loại$xĐề mục con chung$y Đề mục con thời gian

$zĐề mục con địa lý

650_#_7 $aĐề mục chủ đề chính $vPhụ đề hình thức $xPhụ đề nội dung

$yPhụ đề thời gian $zPhụ đề địa điểm $2BTKKHCN (Nguồn của đề mục hoặc thuật ngữ)

651_#_7 $aĐịa danh$vPhụ đề hình thức $xPhụ đề nội dung $yPhụ đề thời gian $zPhụ đề địa điểm $2BTKKHCN (Nguồn của đề mục hoặc thuật ngữ)

655_#_7 $aDữ liệu về thể loại, hình thức$vPhụ đề hình thức $xPhụ đề nội dung $yPhụ đề thời gian $zPhụ đề địa điểm $2BTKKHCN (Nguồn của đề mục hoặc thuật ngữ)

Hình 2.4: Giao diện ILIB 4.0 có kết quả tự làm trường 650

Trong quá trình định chủ đề tài liệu tại Trung tâm, cán bộ xử lý gặp không ít khó khăn. Trước hết là khó khăn chung của các thư viện Việt Nam đó là không có Bảng đề mục chủ đề làm công cụ kiểm soát. Hơn nữa, nhiều chủ đề chuyên ngành sâu của khoa học tài chính ngân hàng chưa được kiểm soát trong Bộ từ điển từ khóa. Trong những trường hợp đó, cán bộ định chủ đề phải sử dụng đến “phương pháp chuyên gia”. Đó là trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học về các lĩnh vực mình đang tìm hiểu. Phương pháp này đã giúp cho Trung tâm nâng cao được chất lượng công tác định chủ đề bởi chỉ có các chuyên gia làm việc trong từng lĩnh vực cụ thể mới có khả năng hiểu và đưa ra các thuật ngữ chủ đề phản ánh chính xác nội dung tài liệu.

Mặc dù hiện nay, phương pháp chuyên gia đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác định chủ đề của Trung tâm nhưng mới chỉ mang tính tự phát, chưa bài bản. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện dựa trên mối quan hệ cá nhân. Chưa có cơ sở pháp lý nào ràng buộc cũng như chưa có chính sách chính thức nào được xây dựng đối với hoạt động tư vấn của các chuyên gia. Chính vì vậy, cán bộ xử lý đôi khi không chủ động được trong việc tham khảo các ý kiến tư vấn.

2.3.4.3 Đánh giá chất lượng định chủ đề tài liệu

Để đánh giá hiệu quả công tác định chủ đề tại Trung tâm, tác giả cũng tiến hành lựa chọn mẫu ngẫu nhiên và trích rút, kiểm tra từ CSDL của Trung tâm 150 biểu ghi được xử lý từ năm 2013 đến nay.

Trên cơ sở phân tích nội dung tài liệu, xác định các đặc trưng (đối tượng nghiên cứu, phương diện nghiên cứu), kiểm soát từ bằng Bộ “Từ điển từ khóa KH & CN” của Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, tác giả thu được kết quả định chủ đề tài liệu như sau:

Kết quả đánh giá

Số lượng

Tổng số biểu ghi chọn mẫu

Kết quả ĐMCĐ chính xác

Kết quả ĐMCĐ chưa chính xác

Số lượng

150

127

23

Tỷ lệ (%)

100

84.67

15.33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát chất lượng định chủ đề

Trong tổng số 150 biểu ghi mẫu được trích rút từ CSDL có:

+ 127 biểu ghi định chủ đề chính xác chiếm 84.67%

+ 23 biểu ghi định chủ đề chưa chính xác chiếm 15.33% (trong đó 18 biểu ghi vi phạm quy tắc định chủ đề, 02 biểu ghi vi phạm quy tắc trình bày dữ liệu trên biểu ghi MARC21, 3 biểu ghi sai lỗi chính tả, lỗi sử dụng không thống nhất i và y) cụ thể như sau:

STT

Tên tài liệu

ĐMCĐ được nhập

trong CSDL

ĐMCĐ đúng

1

Giáo trình quản trị ngân

hàng thương mại / Nguyễn Văn Tiến

650_#_7 $aNgân hàng thương mại$vGiáo trình

650_#_7$a Ngân hàng

thương mại/$xQuản trị/$v Giáo trình

2

Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện

nay/ Nguyễn Thanh Tuấn

650_#_7$aGiao tiếp$z

Việt Nam

650_#_7$aVăn hóa ứng

xử $z Việt Nam

3

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Quân đội

650_#_7$aBảo đảm tiền vay$zNgân hàng Thương mại cổ phần

Quân đội

650_#_7$aĐảm bảo tiền vay$zNgân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

4

Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp / Trần Phước : Tp. HCM :Thống kê. - 2008

650_#_7$a Kế toán/$vGiáo trình 650_#_7$a Tài chính

650_#_7$aKế toán doanh nghiệp$vGiáo trình 650_#_7$a Tài chính

doanh nghiệp$v Giáo trình

5

Từ điển đường phố Hà Nội /

Giang Quân. - H. : Hà Nội, 2009.

650_#_7$aĐường phố Hà Nội$vTừ điển

650_#_7$aĐường phố$vTừ điển$zHà Nội

6

Bài tập và bài giải phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán / Bùi Kim Yến,…

650_#_7$aPhân tích chứng khoán$vBài tập$vBài giải 650_#_7$aĐịnh giá chứng khoán$vBài

tập$vBài giải

650_#_7$a Chứng khoán

$xPhân tích$xĐịnh giá$vBài tập$vBài giải

7

Giải pháp nâng cao chất

650_#_7$aTín dụng

650_#_7$aTín dụng



lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh : Luận văn Thạc sỹ Kinh tế

/ Đào Thị Hải Yến; Nguyễn

Ngọc Thủy Tiên hướng dẫn.


trung hạn 650_#_7$aTín dụng dài hạn

8

Giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam /

650_#_7$aLịch sử Đảng$vGiáo trình

650_#_7$aĐảng cộng

sản Việt Nam$vGiáo trình $xLịch sử

9

Giáo trình kỹ năng quản trị =

Management skills / Ngô Kim Thanh,…

650_#_7$a Kỹ năng quản trị$v Giáo trình

650_#_7$aQuản trị$v Giáo trình$x Kỹ năng

10

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

650_#_7$aNguyễn Chí Thanh

650_#_7$aĐại tướng

600_ #_7$aNguyễn Chí Thanh$cĐại tướng $x

Tiểu sử

11

Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Luận văn Thạc sỹ Kinh tế / Quách Văn

Phương

650_#_7$aNợ xấu 650_#_7$aRủi ro tín dụng

650 _#_7$aNợ xấu

12

Lễ tục trong gia đình người Việt

650_#_7$aLễ tục$xNgười Việt

650_#_7$aGia đình$xPhong tục$zViệt

Nam

13

Người Cor ở Việt Nam

650_#_7$aNgười Cor$zViệt Nam

650_#_7$aNgười dân tộc$zViệt Nam 650_#_7$a Dân tộc

Cor$zViệt Nam

14

Thơ Xuân Quỳnh

650_#_7$aVăn học$z

Việt Nam

650_#_7$aThơ$zViệt

Nam

15

Giáo trình kinh tế du lịch /

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị

650_#_7$aKinh tế

ngành$v Giáo trình

650_#_7$aKinh tế du

lịch$v Giáo trình



Minh Hòa, Trương Tử Nhân



16

Quản lý đất đai ở Việt Nam

650_#_7$aĐất đai$xQuản lý$zViệt

Nam

650_#_7$aĐất$xQuản lý$zViệt Nam

17

Hướng dẫn tự học Microsoft

Office Power Point 2007

650_#_7$aPhần mềm

máy tính$x Tự học

650_#_7$aPhần mềm

PowerPoint$xTự học

18

Khoa học và công nghệ Nano / Trương Văn Tân

650_#_7$aCông nghệ nano

650_#_7$aCông nghệ

cao

650_#_7$a Kỹ thuật nano





19

Miền tâm tư/ Nguyễn Thanh Kim

650_#_7$aVăn

học$vHồi ký$v Tản văn$vBình thơ

655_#_7 $aHồi ký

655_#_7 $aTản văn 655_#_7 $aBình thơ

20

Bách khoa thư Hà Nội : (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

- Hà Nội 1010 - 2010). - H. :

Văn hoá thông tin, 2010. - 241 tr

650_#_7$aHà Nội$v Bách khoa thư 650_#_7$aThăng Long

$v Bách khoa thư

651_#_7$aHà Nội$v Bách khoa thư

21

Giáo trình Tài chính học/

Mai Thanh Quế

650_#_7$aTaif chính

học$vGiáo trình

650_#_7$aTài chính

học$vGiáo trình

22

Bài tập thanh toán quốc tế / Nguyễn Văn Tiến

650_#_7$aThanh toán quoocs tế$vBài tập

650_#_7$aThanh toán quốc tế$vBài tập

23

Kỹ năng thuyết trình / Dương Thị Liễu

650_#_7$aThuyết trình$v Kĩ năng

650_#_7$aThuyết trình$v Kỹ năng


Bảng 2.8: Minh họa chi tiết các mức độ sai của 0ĐMCĐ

Sau khi phân tích 23 biểu ghi định chủ đề chưa chính xác cho thấy các lỗi thường mắc phải là:

- Các chủ đề được định ra chưa được kiểm soát từ một cách chặt chẽ.

Ví dụ 01: STT 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội / Lưu Hải Hoa Chủ đề được sử dụng:

650_#_7 $aBảo đảm tiền vay$zNgân hàng Thương mại cổ phần Quân đội$2BTKKHCN

Chủ đề đúng:

650_#_7 $aĐảm bảo tiền vay$zNgân hàng Thương mại cổ phần Quân đội$2BTKKHCN

Ví dụ 02: STT 18: Khoa học và công nghệ Nano / Trương Văn Tân Chủ đề được sử dụng:

650_#_7 $aCông nghệ nano$2BTKKHCN Chủ đề đúng:

650_#_7 $aKỹ thuật nano$2BTKKHCN

- Sử dụng chủ đề quá rộng hoặc thiếu các phương diện.

Ví dụ 01: STT 11: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam : Luận văn Thạc sỹ Kinh tế / Quách Văn Phương

Chủ đề được sử dụng:

650_#_7 $aRủi ro tín dụng$2BTKKHCN

Chủ đề đúng:

650_#_7 $aNợ xấu$2BTKKHCN

Ví dụ 02: STT 18: Khoa học và công nghệ Nano / Trương Văn Tân Chủ đề được sử dụng:

650_#_7$aCông nghệ cao$2BTKKHCN Chủ đề đúng:

650_#_7$aKỹ thuật nano$2BTKKHCN

Ví dụ 03: STT 1: Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại / Nguyễn Văn Tiến Chủ đề được sử dụng:

650_#_7 $aNgân hàng thương mại$vGiáo trình$2BTKKHCN Chủ đề đúng:

650_#_7$aNgân hàng thương mại/$xQuản trị/$vGiáo trình$2BTKKHCN

- Lỗi trình bày trong biểu ghi MARC21 (không đúng trường quy định)

Ví dụ 01: STT 19: Miền tâm tư/ Nguyễn Thanh Kim Chủ đề được trình bày:

650_#_7$aVăn học$vHồi ký$vTản văn$vBình thơ Chủ đề được trình bày đúng:

655_#_7 $aHồi ký 655_#_7 $aTản văn 655_#_7 $aBình thơ

Ví dụ 02: STT 20: Bách khoa thư Hà Nội : (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 1010 - 2010)

Chủ đề được trình bày: 650_#_7$aHà Nội$vBách khoa thư

Chủ đề được trình bày đúng: 651_#_7$aHà Nội$vBách khoa thư

Mặc dù, vẫn còn tồn tại một số biểu ghi chưa định chủ đề chính xác nhưng xét về tổng thể, công tác định chủ đề của Trung tâm đã đạt chất lượng tốt, tạo thêm điểm truy cập chính xác tới nguồn lực thông tin của Trung tâm, góp phần hỗ trợ tích cực NDT trong việc tra cứu tài liệu.

Theo kết quả điều tra NDT bằng phiếu hỏi cho thấy mức độ sử dụng yếu tố tra tìm theo chủ đề, từ khóa của NDT ở mức trung bình chiếm 38.18%. Hiệu quả tìm thấy tài liệu của NDT đánh giá ở mức Tốt đạt 18.18%, 20% NDT đánh giá hiệu quả ở mức Trung bình và chưa tốt. Nguyên nhân chính không tìm thấy tài liệu khi tra cứu theo chủ đề, từ khóa được cho là do NDT chưa biết cách sử dụng chức năng tra cứu qua Mục lục trực tuyến (chiếm 37.66% phiếu trả lời), ngoài ra trong số các phiếu sử dụng chủ đề, từ khóa để tra tìm tài liệu thì nguyên nhân chưa tìm được tài liệu do thuật ngữ sử dụng để tìm kiếm không đúng với từ khóa, chủ đề thư viện gán cho tài liệu chiếm tỷ lệ 38.1%. Điều này cho thấy các thông tin về tài liệu thiết lập trong CSDL chưa thực sự nhất quán với người dùng trong việc lựa chọn thuật ngữ để mô tả cho cùng một khái niệm đặc trưng, chưa đảm bảo tính thông dụng của thuật ngữ được lựa chọn và tính chính xác trong việc nhập thông tin. Do vậy, Trung tâm cần chú ý xây dựng và giới thiệu chức năng từ điển hỗ trợ tra cứu cho NDT sao

cho có thể gợi ý hoặc định hướng bạn đọc tới mảng tài liệu mà bạn đọc đang có nhu cầu để tìm những tài liệu phù hợp nhất.

2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu

2.4.1 Phần mềm xử lý tài liệu

Để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả phục vụ NDT của đơn vị, Trung tâm đã sớm chú trọng đến việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho tất cả các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong đó có công tác XLTL. Trước khi được cung cấp phần mềm thư viện điện tử ILIB 4.0, việc XLTL được thực hiện trên phần mềm chạy trên Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access do cán bộ tin học của Trung tâm tự xây dựng. Kể từ năm 2010, khi phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB 4.0 của Công ty CMC được đưa vào sử dụng cho tới nay Trung tâm đã xây dựng được các CSDL với số lượng gần 15.000 biểu ghi.

Hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB 4.0 áp dụng tại Trung tâm bao gồm các phân hệ: Phân hệ bổ sung, biên mục, lưu thông, kho, báo, tạp chí, lưu chiểu, quản trị hệ thống,…

Hình 2 5 Giao diện phần mềm ILIB 4 0 Phần mềm ILIB 4 0 được thiết kế đáp 1

Hình 2.5: Giao diện phần mềm ILIB 4.0

Phần mềm ILIB 4.0 được thiết kế đáp ứng các nguyên tắc chung về chuẩn hóa và hiện đại hóa mạng lưới thư viện như:

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí