Một trong những yếu kém về tài chính của các NHTM trong thời gian qua là quy mô vốn tự có nhỏ. Cải cách hệ thống NHTM bằng các biện pháp tăng vốn đi đôi với xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý tín dụng và rủi ro…
Gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện. Việc cải cách khu vực ngân hàng khó có thể thành công nếu các khu vực khác của nền kinh tế không được đổi mới một cách động bộ. Cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cách cách bộ máy quản lý Nhà nước và đặc biệt là phải gắn với cải cách doanh nghiệp. Cải cách các doanh nghiệp giúp hệ thống này sử dụng tốt nguồn đầu tư từ ngân hàng, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và khả năng chi trả cho ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN:
Ngân hàng Nhà nước đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các NHTM bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho NHTM được chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, theo hướng:
Quy định cụ thể các căn cứ và phương pháp để xác định nợ xấu của NHTM; Việc phân loại nợ và xác định nợ xấu phải dựa trên cơ sở đánh giá khách hàng theo hai tiêu chí: tình hình thanh toán nợ và tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, chứ không chỉ đánh giá, phân loại theo từng khoản nợ riêng lẻ.
Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh
sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.
Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọng không phải chỉ do ngành ngân hàng gây ra mà đây còn là hậu quả của chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước. Đề nghị NHNN Việt Nam báo cáo Chính phủ cần đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các DNNN để tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Nhà nước phải đặt vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng của các NHTM theo một chiến lược chung của Chính phủ để có thể thực hiện được tái cơ cấu ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM..
NHNN cần có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong xử lý phát mãi tài sản thu hồi nợ, không quá lệ thuộc vào nhiều ngành, gây khó khăn chồng chéo, kéo dài thời gian xử lý nợ quá mức. Kiến nghị NHNN nghiên cứu trình Quốc hội, đưa vào Luật các tổ chức tín dụng quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.
3.3.3. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan:
Đối với Tổng cục địa chính cần phải xác định việc xử lý nợ không phải của riêng ngân hàng mà là trách nhiệm chung của các ngành có liên quan, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Nên coi những tài sản đảm bảo chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp là hậu quả của lịch sử để lại để ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và những tài sản liên quan tới đất. Nhờ đó mà ngân hàng có được cơ sở pháp lý để tiến hành mua bán nợ trên thị trường, cải tạo cho thuê...
82
Đối với các cơ quan thực thi pháp luật : Toà án, Viện kiểm sát, Công an, Chính quyền địa phương các cấp… cần phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý, giải quyết các khoản nợ. Trong nhiều trường hợp cần thiết cần sử dụng những biện pháp cứng rắn như buộc con nợ phải giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng, kiên quyết khởi kiện và tiến hành xử lý nhanh chóng kịp thời các vụ án, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý cho những tài sản không đủ hồ sơ pháp lý cần thiết để giao cho ngân hàng xử lý theo các hướng thích hợp. Đối với những con nợ không còn khả năng hoạt động cần kiên quyết thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để giải phóng tài sản, giao cho ngân hàng.
Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp có nợ xấu, cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng mà đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đang gặp vô vàn khó khăn như hiện nay thì việc các món nợ xấu ngày càng nhiều và việc giải quyết có hiệu quả các khoản nợ xấu không chi là vấn đề của riêng của các ngân hàng Việt Nam mà hiện đó còn là vấn đề của ngành ngân hàng thế giới. Nợ xấu có những tác động không nhỏ đến nền hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như tổng thể nền kinh tế vì vậy việc quản lý chặt chẽ và kiểm soát các món nợ mà đặc biệt là nợ xấu cũng như việc nâng cao công tác xử lý các khoản nợ xấu là một vấn đề hết sức cấp thiết ở thời điểm nền kinh tế đang có nhiều khó khăn như hiện nay. Trên thực tế các ngân hàng luôn xây dựng cho mình một quy trình xử lý nợ chặt chẽ, phù hợp dựa trên quy trình xử lý nợ chuẩn mực mà Ngân hàng nhà nước đã ban hành. Các ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, giảm thiểu tối đa các món nợ xấu, khoanh vùng các món nợ có nguy cơ thành nợ xấu và có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời với đối tác (con nợ) và đặc biệt là luôn có những biện pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu tối đa thiệt hại mà các khoản nợ xấu gây ra.
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống quản lý và xử lý nợ xấu, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua thì thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Qua quá trình học tập và nghiên cứu về đề tài "Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây”, tôi đã phần nào thấy được một số nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tôi xin phép được đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tại chi nhánh.
84
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng (Khoa Tài chính – ngân hàng, trường Đại học Thăng Long)
2. Báo cáo tài chính 2012, 2013, 2014, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
3. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
5. http://www.vib.com.vn
6. http://www.sbv.gov.vn
8. http://www.mov.gov.vn
9. http://www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/14415.saga
10. http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/17613
11. http://vi.wikipedia.org/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Học viên
Lại Hữu Quang
86
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU | 1 | |||||||
1. | Lý do chọn đề tài: | 1 | ||||||
2. | Mục đích nghiên cứu: | 1 | ||||||
3. | Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: | 2 | ||||||
4. | Phương pháp nghiên cứu: | 2 | ||||||
II. | NỘI DUNG | 3 | ||||||
CHƯƠNG I: | CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG | 3 | ||||||
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI | ||||||||
1.1. | Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM | 3 | ||||||
1.1.1 | Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của NHTM: | 3 | ||||||
1.1.1.1 | Khái niệm: | 3 | ||||||
1.1.1.2. | Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại: | 4 | ||||||
1.1.2. | Khái niệm nợ xấu | 7 | ||||||
1.1.3. | Phân loại nợ: | 8 | ||||||
1.1.4. | Những tác động của nợ xấu: | 10 | ||||||
1.1.4.1. | Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động của ngân hàng: | 10 | ||||||
1.1.4.2. | Ảnh hưởng của nợ xấu tới nền kinh tế: | 13 | ||||||
1.1.5. | Các nguyên nhân phát sinh | nợ | xấu | trong | hoạt | động | tín | 13 |
dụng của NHTM | ||||||||
1.1.5.1. | Nguyên nhân chủ quan: | 13 | ||||||
1.1.5.2. | Nguyên nhân khách quan: | 19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xử Lý Nợ Xấu Bằng Biện Pháp Bán Nợ Cho Bên Thứ Ba:
- Định Hướng Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây.
- Cơ Cấu Lại Nợ Cho Khách Hàng Trên Cơ Sở Nguồn Thu Đảm Bảo, Chắc Chắn Và Phương Án Trả Nợ Cơ Cấu Khả Thi
- Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM | 21 | |
1.2.1. | Tổ chức bộ máy xử lý nợ xấu của NHTM | 21 |
1.2.2. | Các biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM | 24 |
1.2.2.1. | Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng | 24 |
1.2.2.2. | Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh | 26 |
1.2.2.3. | Bán các khoản nợ | 26 |
28 | ||
1.2.2.5. | Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý: | 28 |
1.2.2.6. | Ngân hàng thương mại dùng dự phòng rủi ro để xử lý: | 29 |
1.2.2.7. | Sự trợ giúp của chính phủ: | 29 |
1.3. | Các yếu tố ảnh hưởng tới xử lý nợ xấu của NHTM: | 30 |
CHƯƠNG II: | XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY | 32 |
2.1. | Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2012 – 2014 | 32 |
2.1.1. | Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây: | 32 |
2.1.2. | Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây : | 34 |
2.1.3. | Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2012 – 2014: | 38 |
2.1.3.1. | Hoạt động huy động vốn: | 38 |
2.1.3.2. | Hoạt động cho vay: | 40 |
2.2. | Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây: | 44 |
2.2.1. | Thực trạng nợ xấu tại Chi nhánh ngân hàng: | 44 |
2.2.1.1. | Tình trạng nợ tại Chi nhánh Sơn Tây: | 44 |
2.2.1.2. | Công tác trích lập dự phòng rủi ro tại Chi nhánh Sơn Tây: | 48 |
2.2.2. | Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu: | 49 |
2.2.2.1. | Nguyên nhân chủ quan: | 49 |
2.2.2.2. | Nguyên nhân khách quan: | 51 |
1.2.2.4.
88