Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Sinh Hoạt Người Dân


nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Rác thải không được phân loại ngay tại nguồn cũng tạo khó khăn cho công tác thu gom và xử lý. Do đó, nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen của người dân trong việc phân loại rác thải là việc làm quan trọng giúp giảm lượng chất thải phát sinh cũng như tăng cường hiệu quả xử lý.

- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Do đặc thù của tỉnh là khu vực miền núi diện tích tự nhiên lớn, dân cư thưa thớt, CTR sinh hoạt phát sinh không nhiều và chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Hầu như chưa có hoạt động thu gom, xử lý tập trung CTR sinh hoạt tại các khu vực này. Chất thải hữu cơ được tận dụng cho chăn nuôi.Phần còn lại chủ yếu được người dân tự xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp trong vườn nhà hoặc đổ thải ra các khu vực công cộng.

Đối với các loại chất thải nguy hại và khó phân hủy, chủ yếu có nguồn gốc từ hoạt động của ngành nông nghiệp, việc thu gom và xử lý hiện còn rất hạn chế và gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường.

Các tổ, đội thu gom rác hoạt động với mô hình tự quản và kinh phí hoạt động do người dân đóng góp. Các địa phương triển khai dịch vụ thu gom CTR tập trung, trong đó phổ biến là giao cho tổ phụ nữ như mô hình tổ phụ nữ thu gom rác thải, các mô hình Đoạn đường thanh niên, phụ nữ tự quản/Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các địa phương đang triển khai, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, ý nghĩa về bảo vệ môi trường tại nơi mình sinh sống như mô hình hố rác tự quản, mô hình 3 chuồng 4 hố, mô hình phân loại rác thải, mô hình mái nhà xanh 2T (tận dụng và tiết kiệm, cụ thể là việc tận dụng các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp để làm phân bón và nhằm giảm ô nhiễm môi trường)...

Nhiều nơi vẫn còn hiện tượng CTR đổ bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Các CTR sinh hoạt hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

khả năng phân hủy và khó phân hủy (như túi nilon, thủy tinh, cành cây, xác động vật chết...), bị vứt ra vườn hoặc đổ thải ra những địa điểm công cộng (chợ, trục đường giao thông, đầu ngõ, nơi giáp ranh giữa các thôn xóm, sông suối...), thiếu sự quản lý của chính quyền địa phương.

Công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt ở nông thôn mặc dù đã có chuyển biến song chưa đồng bộ giữa các địa phương và còn nhiều bất cập. Các công cụ hỗ trợ thu gom, vận chuyển còn thô sơ và chưa được quan tâm đầu tư, nhiều nơi các thiết bị rất thiếu hoặc đã hư hỏng, xuống cấp và chưa được đầu tư cải tiến phù hợp. Chưa vùng nào hình thành các quy định về định mức để có thể giao kế hoạch sản xuất và dịch vụ công ích như ở đô thị. Trong khi đó, nhu cầu về quản lý rác thải nông thôn ngày càng bức xúc.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 12

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hai hình thức phổ biến xử lý CTR sinh hoạt ở nông thôn là đốt hoặc chôn lấp. Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều đang bộc lộ hạn chế và chưa giải quyết được triệt để vấn đề nan giải trong công tác xử lý CTR sinh hoạt nông thôn.

Việc chôn lấp tại nhiều thôn, xã chưa có quy hoạch xây dựng các bãi rác tập trung, bãi rác công cộng và chưa có quy định chỗ tập trung rác. Vì vậy các bãi chôn lấp ở nông thôn hình thành tự phát, lộ thiên, không được quản lý và thiết kế xử lý ô nhiễm đúng kỹ thuật, gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Kể cả với các bãi rác tập trung, ở nhiều vùng nông thôn cũng trong tình trạng quá tải và không đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng.

Thành phần CTR sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu là chất hữu cơ. Vì vậy trong điều kiện tự nhiên, khoảng 30% các chất khí phát sinh từ quá trình phân hủy rác sẽ thoát lên bề mặt đất, làm cho môi trường không khí xung quanh các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên bị ô nhiễm các khí CH4, NH3 và H2S. Mùi từ các bãi chôn lấp không được thiết kế và vận hành đúng quy định cũng là vấn đề lớn được phản ánh ở nhiều địa phương trong toàn quốc. Chất lượng


nước ngầm và chất lượng đất xung quanh các khu vực bãi rác bị ảnh hưởng do nước rỉ rác thấm trực tiếp vào các tầng đất, làm đất bị ô nhiễm vi sinh và hóa chất độc hại.

Để giải quyết vấn đề quá tải ở các bãi rác ở nông thôn, một số mô hình lò đốt đã được triển khai ở một số địa phương trong tỉnh như: Lò đốt rác tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đang xử lý đốt rác cho xã Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong và Thị trấn Cao Phong.Bước đầu các công nghệ cho thấy có thể giúp giảm lượng rác thải phát sinh, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan khu vực; Tại huyện Lương Sơn do Công ty TNHH Hoàng Long tại Hòa Bình thu gom; Tại huyện Kim Bôi do Hợp tác xã Sơn Hà đảm nhiệm việc thu gom.

Tuy nhiên, do thành phần CTR sinh hoạt nông thôn chủ yếu là rác hữu cơ, chứa lượng nước rác lớn và lẫn các tạp chất khó phân hủy như bao bì thuốc BVTV, các phế thải kim loại, túi nilon... nên việc đốt tiêu hao nhiên liệu nhiều và không xử lý được hoàn toàn lượng CTR phát sinh. Việc vận hành không đúng yêu cầu kỹ thuật như không đảm bảo nhiệt độ đốt của lò, khối lượng CTR đốt lớn hơn công suất cho phép... cũng có thể làm phát sinh các loại chất thải độc hại như Dioxin, Furan. Mặt khác, chi phí đầu tư và tuổi thọ thực tế của các lò đốt nhập khẩu cũng là vấn đề cần được xem xét, kiểm định trước khi đưa vào sử dụng trong điều kiện thực tế của tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế vận hành cho thấy, lò đốt chưa xử lý được hết CTR, mà còn tốn nhiều nhân công, thời gian phân loại rác để chôn lấp. Mặt khác, do sử dụng phương pháp tự nhiên, lò đốt mới duy trì ở mức nhiệt 600-700 độ C, CTR chưa được đốt ra tro 100% và vẫn phải tiếp tục chôn lại. Công suất lò đốt thấp, việc chưa xử lý hết lượng CTR trong ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm.

* Thu gom và xử lý chất thải rắn từ các ngành sản xuất khu vực nông thôn

- Trồng trọt


Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV từ hoạt động trồng trọt hiện còn hạn chế. Đặc biệt tại huyện Cao Phong, việc thu gom các loại bao bì thuốc BVTV, phân bón tại các cơ sở trồng cam, bưởi còn hạn. Huyện chưa đưa ra hướng xử lý các bao bì hóa chất BVTV sau thu gom. Thực tế, các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn, hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt.

Rơm rạ và phụ phẩm sau thu hoạch là nguồn nguyên liệu dồi dào để làm phân bón, thức ăn gia súc... Phần còn lại thường được xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên, cách xử lý này vừa gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường. Đốt rơm rạ đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Quá trình đốt diễn ra ngoài trời, mang tính tự phát, làm phát tán vào không khí các loại bụi, CO, CO2, NO , SO2 và một số khí độc hại. Khi rơm rạ cháy không hết có thể gây ra khí Anđêhit và bụi mịn. Đặc biệt,những đợt nắng nóng, không khí không được luân chuyển, khói rơm rạ tích tụ ở lớp không khí sát mặt đất lẫn với khí thải từ các nguồn khác làm bầu không khí toàn vùng bị phủ khói mù. Ngoài ra, phần rơm rạ không bị đốt thường bị xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh mương, ao hồ xung quanh.

- Chăn nuôi

Đối với chất thải từ chăn nuôi, việc xử lý và quản lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn. Ba biện pháp chủ yếu được người dân nông thôn áp dụng: xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas); ủ làm phân bón cho cây trồng; thải trực tiếp ra kênh mương, ao, hồ.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác cũng đang bước đầu được áp dụng như dùng đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình...), xử lý bằng hồ sinh học.

Việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, do đặc thù nông thôn tỉnh phần lớn là chăn


nuôi hộ gia đình nên tỉ lệ các công trình xử lý vẫn còn rấtthấp. Việc xả thẳng chất thải ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý tồn tại chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đây là tồn tại lớn, gây nhiều khó khăn cho công tác BVMT nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng.

Phương pháp áp dụng đệm lót sinh học mới đang bắt đầu thí điểm ở một số địa phương, có tác dụng giảm dịch bệnh trên đàn vật nuôi, xử lý chất thải và không khí môi trường chuồng nuôi. Phát triển đệm lót sinh học, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để xử lý môi trường chăn nuôi lợn với chi phí thấp là phương pháp mới đối với người chăn nuôi được nhà nước và các địa phương định hướng phát triển.

Thực hiện tiêu chí 17 của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tại một số xã đã đẩy nhanh việc thành lập các đơn vị thu gom CTR tập trung. Việc thu gom xử lý cũng mới bước đầu được áp dụng với CTR sinh hoạt. Đối với chất thải nguy hại và khó phân hủy, chủ yếu có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp và các làng nghề, việc thu gom và xử lý còn hạn chế.

4.1.4. Tác động của ô nhiễm môi trường

4.1.4.1. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân, làm xáo trộn cuộc sống thường ngày, gia tăng gánh nặng chi phí.

Hiện nay, phần lớn người dân khu vực nông thôn đều sử dụng nguồn nước ngầm và nước sông để phục vụ sinh hoạt.Khi nguồn nước này bị ô nhiễm, suy giảm hay cạn kiệt, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân cũng bị ảnh hưởng.Tại những khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm, người dân vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra các bệnh ngoài da, mẩn ngứa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Ô nhiễm không khí cũng tác động trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của người dân. Tại không ít vùng nông thôn, mùi hôi thối phát sinh do nước


thải, chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; bụi bẩn và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất len lỏi khắp các đường làng, ngõ xóm, khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh bằng những nỗ lực từ phía ngành chức năng, trong thời gian gần đây, hành vi xả thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói chung, các cơ sở chăn nuôi nói riêng trên địa bàn tỉnh đã bị phát hiện, xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ môi trường, trong đợt kiểm tra chuyên đề 1 số cơ sở chăn hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chưa đảm bảo, nước thải sau bể biogas được đưa ra ao sinh học không có lót đáy sau đó thải ra môi trường gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Trại cũng chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất thải nguy hại để cùng với máy phát điện, chưa phân loại chất thải.

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang là vấn đề đáng báo động trên địa bàn nông thôn tỉnh Hòa Bình.Điển hình là tình trạng phát tán khói bụi, tiếng ồn từ 02 nhà máy xi măng Trung Sơn và Nhà máy xi măng Vĩnh Sơn nằm trên địa bàn xã Trung Sơn và xã Thành Lập, huyện Lương Sơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Người dân đã nhiều lần phản ánh với lãnh đạo nhà máy và chính quyền địa phương về tình trạng ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, xong vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng do quá trình chuyển giao công nghệ của nhà thầu Trung Quốc với chủ doanh nghiệp không hoàn thiện, đồng thời trách nhiệm của nhà máy chưa nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường.

4.1.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Con người đang phải “trả giá” về mặt sức khỏe bởi cách mà chúng ta đối xử với môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường.Hàng loạt các bệnh hô hấp,


đường ruột, truyền nhiễm, bệnh phụ khoa... có nguy cơ tăng cao, trong đó yếu tố môi trường sống là tác nhân truyền bệnh. Một số làng ung thư, làng bệnh tật đã xuất hiện ở vùng nông thôn. Những bệnh “nan y” thường chỉ phổ biến ở khu vực đô thị, nơi phải chịu nhiều chất độc hại thì nay có nguy cơ trở thành “vấn nạn” ở vùng nông thôn.

Tác động của ô nhiễm đối với sức khỏe người dân càng trở nên nghiêm trọng do điều kiện khám chữa bệnh tại vùng nông thôn chưa được đảm bảo và đời sống còn nhiều khó khăn. Bệnh tật đến đồng nghĩa với việc người dân phải chi trả cho các chi phí khám chữa bệnh và thuốc men, chịu những tổn thất thu nhập từ việc mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm... Gánh nặng bệnh tật, do vậy, càng khiến cho cuộc sống của người dân thêm nhọc nhằn.

Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt); Các hợp chất flo; Các chất tổng hợp (ête, benzen); Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa; Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...; Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...; Chất thải phóng xạ; nhiệt độ, tiếng ồn…

Phần lớn các tác nhân gây ô nhiễm không khí đều gây tác hại đối với sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, thở khò khè… Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, vào nồng độ của loại chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh. Không khí kém chất lượng ảnh hưởng


tới tình trạng trẻ em sinh ra có chỉ số cân nặng thấp, đứa trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, kém nhận thức và thậm chí là chết yểu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người, cùng với những tác nhân nguy hiểm khác được biết đến như amiăng (một loại khoáng chất tự nhiên thường được sử dụng trong xây dựng), thuốc lá và bức xạ tia cực tím.

Theo số liệu thống kê của WHO, mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á có

700.000 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể tăng nhanh, chức năng của phổi bị suy giảm, gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.

Người dân sống ở khu vực nông thôn đang phải đối mặt với các mối đe dọa sức khỏe gây ra bởi nguồn ô nhiễm không khí trong nhà do thói quen sử dụng nhiên liệu như than, củi... trong đun nấu, sưởi ấm và ô nhiễm ngoài trời do việc phát sinh các nguồn ô nhiễm từ chính khu vực nông thôn và các vùng lân cận.

Hiện nay nhiều hộ gia đình kinh tế khó khăn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vẫn chọn than là nguyên liệu để đun nấu thay vì gas hay dầu nhằm giảm chi phí sinh hoạt. Theo Số liệu Thống kê môi trường Việt Nam 2013, giá trị than tiêu thụ của các hộ gia đình trong năm cho tiêu dùng và sản xuất tại khu vực nông thôn năm 2012 là khoảng 4,1 tỷ đồng, chiếm 6,8% giá trị tiêu thụ của các hộ gia đình trong cả nước. Mặc dù đã có nhiều tài liệu cảnh báo về tác hại của việc sử dụng than tổ ong đối với sức khỏe do việc phát thải khí độc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023