Nâng Cao Giá Trị Tự Thể Hiện Qua Việc Cải Thiện Chất Lượng, Cơ Sở Dịch Vụ


Sự gắn kết thương hiệu giúp tạo ra mối liên kết giữa khách du lịch với thương hiệu điểm đến. Muốn gắn kết một thương hiệu điểm đến trước tiên cần đưa thương hiệu đến với khách du lịch để họ biết đến thương hiệu và họ cảm thấy gần gũi, quen thuộc với thương hiệu đó. Vì thế, việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh của thương hiệu đối với khách du lịch cần được quan tâm hơn. Trước tiên, cần chú trọng công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường làm cơ sở xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược truyền thông và marketing điểm đến Hạ Long.

Tổ chức huy động tham gia của cộng đồng thông qua các cuộc thi để tìm kiếm ý tưởng chuyển hóa thành các sản phẩm du lịch và trải nghiệm du lịch đích thực. Phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu Hạ Long theo chủ đề để tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các công cụ trực tuyến.

Tăng cường tổ chức truyền thông qua các sự kiện giao lưu văn hóa, chương trình giao lưu kết nối, các hội thi có quy mô quốc gia và quốc tế tổ chức tại Hạ Long.

Khẩn trương nâng cấp và vận hành có hiệu quả cổng thông tin điện tử du lịch Hạ Long, kết nối với các websites của tỉnh, của trung ương và các công ty lữ hành, chạy quảng cáo trên các ứng dụng điện thoại di động để truyền tải và quảng bá đầy đủ hơn thông tin và hình ảnh điểm đến thành phố Hạ Long. Các trang marketing online (Tripadvisor, booking.com, agoda, traveloka) hay các trang mạng xã hội (Youtube, Fanpage, Twitter, Instagram…) cũng là kênh truyền thông hữu hiệu để tạo dựng lòng tin đối với khách du lịch.

5.2.2.3. Nâng cao giá trị tự thể hiện qua việc cải thiện chất lượng, cơ sở dịch vụ


Trên thực tế, giá trị tự thể hiện của con người thể hiện nhiều qua địa vị và vật chất. Một người có thể cảm thấy giá trị của bản thân được nâng lên hay nổi bật hơn khi được ở một nơi sang trọng hoặc sử dụng những dịch vụ có giá cao. Một vài năm trở lại đây, thành phố Hạ Long đã cho thấy những bứt phá ngoạn mục không chỉ trong việc giải quyết xuất sắc bài toán hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, mở ra những con đường kết nối hiện đại, trải thảm đón dòng khách muôn nơi đến với địa phương, mà đó còn là việc tạo nên sản phẩm du lịch, điểm đến giải trí, nghỉ dưỡng đẳng cấp. Hạ Long với tiềm năng cũng như lợi thế du lịch nghỉ dưỡng đang cần


những công trình du lịch đẳng cấp được thế giới thừa nhận. Do đó, thời gian tới, thành phố nên tiếp tục ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng trên cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm ở trong và ngoài nước tham gia đầu tư, khai thác, mang lại các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp phục vụ du khách, hình thành nên một “thiên đường nghỉ dưỡng” đẳng cấp, thu hút lượng lớn du khách nước ngoài đến thành phố di sản, thành phố kỳ quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

5.2.2.4. Nâng cao sự khác biệt thương hiệu qua việc phát triển các loại hình du lịch đặc thù, tạo tiền đề để trở thành sản phẩm du lịch chủ lực

Sở du lịch của tỉnh và các cơ quan ban ngành có liên quan cần tích cực kêu gọi, có những chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, xây dựng thêm các thương hiệu mới và quảng bá hình ảnh cho du lịch địa phương, thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, trải nghiệm, mạo hiểm, du lịch gắn với văn hóa, du lịch gắn với nông nghiệp, du lịch cộng đồng tại các địa bàn có đặc thù. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp, ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp du lịch, lữ hành nhằm phát triển loại hình du lịch mới này xứng với tiềm năng, lợi thế, sớm trở thành một trong những sản phẩm du lịch chủ lực.

Xây dựng và phát triển cá tính thương hiệu cho điểm đến du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế: trường hợp thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh - 14


KẾT LUẬN

Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng. Thành phố Hạ Long có những điều kiện tốt về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa – xã hội, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế hàng năm. Tuy nhiên, những đặc trưng về du lịch của thành phố cần cải thiện và rõ ràng hơn, tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Đây là vấn đề tồn tại cần được khắc phục.

Do đó, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất trong việc cải thiện và điều chỉnh các điều kiện về cơ sở lưu trú, giao thông, dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, các yếu tố tác động tới cá tính thương hiệu điểm đến để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch quốc tế. Khi khách du lịch cảm thấy hài lòng về điểm đến, thương hiệu điểm đến Hạ Long sẽ để lại ấn tượng tốt về đối với khách du lịch, từ đó tác động tới dự định quay trở lại của họ, cũng như việc giới thiệu với những người xung quanh.

Qua bài nghiên cứu này, hy vọng rằng những đề xuất về việc xây dựng và phát triển cá tính thương hiệu điểm đến, nâng cao sự hài lòng của khách du lịch và dự định quay trở lại của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Hạ Long sẽ giúp ban quản lý, các doanh nghiệp ngành du lịch sẽ có những gợi ý và hướng đi mới trong việc phát triển ngành du lịch tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại thành phố Hạ Long nói riêng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt


1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.

2. Lê Đăng Doanh (2005), Tầm quan trọng của ngành dịch vụ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (321), 3-17.

3. Lê Thị Ngọc Anh (2019), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, Huế.

4. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam, Tạp chi Du lịch Việt Nam, (8), 22-23, 32.

5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2009), Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.

6. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc SEM, NXB Lao động.

7. Nguyễn Thị Bích Thủy (2013), Đo lường Hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế, trường hợp thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng.

8. Nguyễn Xuân Thanh (2015), Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

9. Trần Hải Ly (2019), Nghiên cứu ảnh hưởng của tính cách thương hiệu điểm đến tới sự tin tưởng thương hiệu và dự định quay trở lại của du khách quốc tế đến Việt Nam. Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Phạm Lê Hồng Nhung, (2009). Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản, NXB Đại học Cần Thơ.

11. Phạm Anh Tuấn (2008), Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu


đến lòng trung thành của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp thị trường đến thoại di động Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Võ Thị Ngọc Thúy, Tác động của các giá trị thương hiệu đến ý định trung thành: Vai trò trung gian của sự tin tưởng, gắn kết và cảm nhận sự đồng điệu, Tạp chí phát triển KH & CN, tập 20, số Q1-2017, tr.83-95.

B. Tài liệu tiếng Anh


1. Aaker, D. A. (1991) Managing Brand Equity: Capitalizing on the Value of a Brand Name. New York: The Free Press

2. Aaker, D. A. (1996). Building Strong Brands. New York: Free Press.

3. Aaker, J. L. (1997). Dimensions of Brand Personality, Journal of Marketing Research, 34:347-56.

4. Aaker, J. L., V. Benet-Martinez, and J. Garolera (2001), Consumption Symbols as Carriers of Culture: A Study of Japanese and Spanish Brand Personality Constructs, Journal of Personality and Social Psychology, 81 (3): 492-508.

5. Ahmad, Aness; Thyagaraj, K.S, (2014), Brand Personality and Brand Equity Research: Past Developments and Future Directions, Journal of Brand Management, 11, 19-56.

6. Ajzen, I. (1998), Attitudes, Personality, and Behavior, Chicago: Dorsey Press.

7. Back, K.J (2005), “The effects of image congruence on customers” brand loyalty in the upper middle-class hotel industry, Journal of Hospitality & Tourism Research, 29, 448-467.

8. Baloglu, S.& Brinberg, D (1997), Affective images of tourism destination, Journal of Travel Research, 35 (4), 11-15

9. Batra, R., R. H. Donald, and D. Singh (1993), The Brand Personality Component of Brand Goodwill: Some Antecedents and Consequences, In Brand Equity and Advertising, edited by D. A. Aaker and A. Biel. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum, pp. 83-96.


10. Bandyopadhyay, S., & Martell, M. (2007), Does attitudinal loyalty influence behavioral loyalty? A theoretical and empirical study, Journal of Retailing and Consumer Services, 14, 35–44.

11. Bearden, W. O., R. G. Netemeyer, and J. E. Teel (1989), Measurement of Consumer Susceptibility to Interpersonal Influence, Journal of Consumer Research, 473-81

12. Beerli, A., & Martín, J. (2004), Factors influencing destination image, Annals of Tourism Research, pp.31, 657-681.

13. Blain, C., S. E. Levy, and B. Ritchie (2005), Destination Branding: Insights and Practices from Destination Management Organizations, Journal of Travel Research, 43 (4): 328-38

14. Buss, D. M. (1991), Conflict in Married Couples: Personality Predictors of Anger and Upset, Journal of Personality, 59 (4): 663-88

15. Cai, L. A. (2002), Cooperative Branding for Rural Destinations, Annals of Tourism Research, 29:720-42

16. Chalermpat Pongajarn (2017), Tourism Destination Development in Thailand, PhD thesis, Wageningen.

17. Chi, C., & Qu, H. (2008), Examining the structural relationship of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: an integrated approach, Tourism Management, 29, 624-636.

18. Chen, Tsai,. (2007), How Destination Image and Evaluative Factors Affect Behavioral Intentions?, Tourism Management 28, 1115

19. Chon, K. S. (1990), The Role of Destination Image in Tourism: A Review and Discussion, Tourist Review, 45 (2): 2-9.

20. Clarke, J. (2000), Tourism Brands: An Exploratory Study of the Brands Box Model, Journal of Vacation Marketing, 6 (4): 329-45.

21. Cohen, E. (1995). Contemporary Tourism – Trends and Challenges, Sustainable Authenticity or Contrived Post-Modernity. In Butler, R. og Pearce, D.,red., Change in Tourism, People, Places and Processes, London: Routledge.


22. Diamantopoulos, A., Smith, G. og Grime, I. (2005), The Impact of Brand Extensions on Brand Personality: Experimental Evidence, European Journal of Marketing, 39(1/2), 129-149

23. Gross, James J. And Oliver P. John (1995), Facets of Emotional Expressivity: Three Self-Report Factors and Their Correlates, Personality and Individual Differences, 19, 555-568

24. Han, C. M. (1989). Country Image: Halo Or Summary Construct? JMR, Journal of Marketing Research, 26(2), 222

25. Hair, J. F., Jr., R. E. Anderson, R. L. Tatham, and W. C. Black (1998). Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall

26. Hankinson,G.(2005), Destination brand images: a business tourism perspective, Journal of Service Marketing, 19, 24-32.

27. Heylen, J. P., B. Dawson, and P. Sampson (1995), An Implicit Model of Consumer Behaviour, Journal of Market Research Society, 2 (4): 65-75

28. Hosany, S. og Ekinci, Y. (2003). An application of the brand personality scale into tourist destinations: Can Destinations be branded? Paper presented at Proceedings of the 34th Annual TTRA Conference, St. Louis, USA: TTRA

29. Hosany, S., Ekinci, Y. og Uysal, M. (2006). Destination Image and Destination Personality: An Application of Branding Theories to Tourism Places, Journal of Business Research, 59(5) 638-642

30. Hosani, S., Ekinci, Y. og Uysal, M. (2007). Destination Image and Destination Personality, International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research, 1(1), 62-81

31. Keller, K. L. (1993), Conceptualizing, Measuring and Managing Customer-based Brand Equity, Journal of Marketing, 57.

32. Keller, K. L. (2003), Strategic brand management: Building, measuring, and managing brand equity, New Jersey: Prentice Hall.

33. Kim, K. (2000), Examination of Brand Personality and Brand Attitude within the Apparel Product Category, Journal of Fashion and Marketing


Management, 4 (3): 223-42

34. Kim, C. K., D. Han, and S. B. Park (2001), The Effect of Brand Personality and Brand Identification on Brand Loyalty: Applying the Theory of Social Identification, Japanese Psychological Research, 43 (4): 195-206.

35. Kim, H., & Richardson, S. L. (2003), Motion picture impacts on destination images, Annals of Tourism Research, 30, 216e-237.

36. Kotler, P., D. H. Haider, and I. Rein (1993), Marketing Places: Attracting Investment, Industry and Tourism to Cities, States and Nations, New York: Free Press.

37. Kotler, P., Keller, K. L. (2012), Marketing Management, Pearson, 14th edition

38. Lin, J.H., Chen, T.Y., & Liu, C.R. (2003), The influence of tourism image on tourist’s behavioralintention on Taiwan’s coastal scenic area: Testing the mediating variable of tourists’ satisfaction, Journal of Outdoor Recreation Study, 16, 1–22.

39. Moon, Y. (2002). Personalization and Personality: Some effects of Customizing Message Style Based on Consumer Personality, Journal of Consumer Psychology, 12(4), 313-326

40. Rajesh Kumar Sharma (2013), Brand perrsonality of tourism destination: The case of Kathmandu, Nepal, Ph.D International Business, University of Nordland

41. Sung, Y. & Kim, J. (2004). Effects of Brand Personality on Brand Trust and Brand Affect, Psychology & marketing, volume 27, No.7, 693-661

42. Sung, Y. og Tinkham, S. (2005). Brand Personality Structures in the United States and Korea: Common and Culture-Specific Factors, Journal of Consumer Psychology, 15(4), 334-350

43. Truong, T. H., & King, B. (2009), An evaluation of satisfaction levels among Chinese tourists in Vietnam, International Journal of Tourism Research, 11, 521-535.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí