Ưu Nhược Điểm Của Nghiên Cứu Qua Từng Giai Đoạn


Về tính hợp lí, hầu hết các chuyên gia đều hài lòng với công cụ Vi – Med® về nội dung, hình thức và sự phù hợp của công cụ Vi – Med® đối với điều kiện thực hành dược tại Việt Nam.

Vế tính hữu ích và tiện dụng, có 7 trong số 8 chuyên gia (87,5%) đánh giá công cụ “Rất hữu ích” và “Chắc chắn áp dụng” công cụ trong tương lai.

Như vậy với tỷ lệ hài lòng cao và sẵn sàng sử dụng trong thực tế của các dược sĩ dược lâm sàng cho thấy công cụ Vi – Med® có khả năng đáp ứng được nhu cầu thực hành của dược sĩ BV, giúp thúc đẩy hoạt động XXSDT trở nên chuẩn hóa và phổ biến hơn.

4.2.3 Ưu - nhược điểm của công cụ Ưu điểm

- Công cụ Vi – Med® là bộ công cụ đầu tiên tại Việt Nam tích hợp cả 4 bước XXSDT vào 3 biểu mẫu, giúp hỗ trợ chi tiết từng bước trong quá trình thực hiện. Với nguồn nhân lực DLS còn ít tại các BV, công cụ Vi – Med® được xây dựng sẽ giúp dược sĩ tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả khi tiến hành XXSDT.

- Bộ công cụ không xuất phát từ yêu cầu mang tính lí thuyết mà được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế tình hình XXSDT tại Việt Nam vì vậy Vi – Med® có thể áp dụng dễ dàng tại các BV.

- Vi – Med® đã được chuẩn hóa và thẩm định bởi đội ngũ dược sĩ giàu chuyên môn vì thế bộ công cụ đảm bảo độ tin cậy trong quá trình XXSDT.

Nhược điểm

Tuy nhiên Vi – Med® chưa phải là bộ công cụ hoàn hảo, với một số nhược điểm sau:

- Về hình thức, công cụ Vi – Med® gồm 3 biểu mẫu khá cồng kềnh khi sử dụng. Bên cạnh đó do chỉ gói gọn trong 1 tờ giấy nên biểu mẫu M1 và M2 không đủ không gian để ghi chép trong các trường hợp ca bệnh phức tạp.

- Về nội dung, Vi – Med® được xây dựng để hỗ trợ XXSDT cho bệnh nhân nội trú. Đối với BN ngoại trú, do số lượng BN đông trong khi thông tin của BN ít hơn


nên cần xây dựng một phiên bản Vi – Med® khác phù hợp hơn để XXSDT cho bệnh nhân ngoại trú.

4.3 Ưu - nhược điểm của nghiên cứu

Nghiên cứu được xem là bước đầu thành công khi đã xây dựng và đánh giá được bộ công cụ Vi – Med® hỗ trợ XXSDT. Tuy nhiên mỗi giai đoạn của nghiên cứu lại có những ưu nhược điểm khác nhau (Bảng 4. 2).

Bảng 4.2. Ưu nhược điểm của nghiên cứu qua từng giai đoạn


Giai đoạn

Ưu điểm

Nhược điểm


Khảo sát tình hình XXSDT tại một số BV Việt Nam

- Phiếu khảo sát dạng online nên được phổ biến rộng rãi, nhiều người có thể tham gia cùng lúc.

- Thu thập được công cụ của các BV.

- Bước đầu giới thiệu đề tài nghiên cứu đến các dược sĩ.

- Cỡ mẫu thấp (n = 48).

- Độ tin cậy của thông tin thu thập có thể thấp hợn so với phương pháp điền phiếu khảo sát trực tiếp.

- Hạn chế vê độ tin cậy: người trả lời có xu hướng trả lời theo mong muốn của người hỏi hơn là trả lời

thực tế.


Xây dựng công cụ Vi – Med®

- Công cụ được xây dựng dựa trên kết quả một khảo sát thực tế trước đó.

- Công cụ được áp dụng vào lâm sàng

liên tục để điều chỉnh nội dung và hình thức.

Chưa xây dựng được phiên bản ngắn gọn cho ngoại trú.

Đánh giá công cụ Vi – Med®

- Đánh giá qua 30 CTD thường gặp trên lâm sàng.

- Nhóm chuyên gia là những dược sĩ

có chuyên môn và kinh nghiệm.

Chưa được đánh giá ở phạm vị rộng hơn, ở nhiều đối tượng khác nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc - 7


4.4 Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài xin được đưa ra một số kiến nghị:

- Giới thiệu và hướng dẫn bộ công cụ rộng rãi đến các dược sĩ lâm sàng và các sinh viên chuyên ngành Dược.

- Tiến hành đánh giá bộ công cụ ở phạm vi rộng hơn, mở rộng đối tượng tham gia đánh giá đến cả các dược sĩ mới tốt nghiệp hay sinh viên các trường Y Dược.

- Tiếp tục ghi nhận các ý kiến từ những người sử dụng bộ công cụ để điều chỉnh bộ công cụ hoàn thiện hơn.

- Xây dựng phiên bản rút gọn của Vi – Med® sử dụng để thực hiện XXSDT ở BN ngoại trú.


KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu, đề tài thu được các kết quả sau:

1. Về tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/100 giường trung bình của các bệnh viện (1,2-1,7/100 giường bệnh). Tỉ lệ dược sĩ trung học gấp 2,0-3,1 lần số dược sĩ đại học.

- Ba hoạt động triển khai phổ biến nhất là “thông tin thuốc” và “quản lí phản ứng có hại của thuốc” (95,8%), tiếp đó là “duyệt đơn/xem xét bệnh án” (77,1%).

- Ở 2/3 các bệnh viện, quá trình xem xét sử dụng thuốc ở các bệnh viện được tiến hành chủ yếu bởi từ 1 đến 2 nhân viên khoa Dược với tần suất phổ biến dao động từ 0 đến 5 bệnh án/tuần. Có 16 bệnh viện đã xây dựng các công cụ hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc.

- Chỉ có 15 bệnh viện tiến hành đồng thời cả bốn giai đoạn xem xét sử dụng thuốc (31,3%). Tỷ lệ trao đổi trực tiếp với bác sĩ, điều dưỡng và trao đổi trực tiếp với bệnh nhân để thu thập thông tin tương ứng là 77,1% và 43,8%. Các vấn đề được đánh giá nhiều nhất là liều, chỉ định, chống chỉ định và tương tác thuốc (≥ 90%), tiếp đến là tác dụng không mong muốn của thuốc (75%). Tuân thủ điều trị chỉ đánh giá ở 1/3 các bệnh viện. 12,5% bệnh viện không tiến hành lưu trữ xem xét sử dụng thuốc. Chỉ có 2,1% các bệnh viện là không trao đổi các kết quả thu được sau khi xem xét sử dụng thuốc với đồng nghiệp.

- 31,3% cho rằng hoạt động xem xét sử dụng thuốc là không hiệu quả, và 52,2% cho rằng chỉ có hiệu quả ở một số trường hợp nhất định.

- Những khó khăn lớn nhất trong công tác xem xét sử dụng thuốc là trình độ chuyên môn của đội ngũ dược sĩ còn hạn chế (87,5%), không có một quy trình chuẩn hỗ trợ hoạt động xem xét sử dụng thuốc (70,8%) và chưa có sự phối hợp giữa dược sĩ và các cán bộ y tế (67,8%). Các cán bộ y tế phối hợp tích cực với dược sĩ trong quá trình xem xét sử dụng thuốc chỉ chiếm 35,4%.


2. Về công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc

- Công cụ Vi – Med® gồm 3 biểu mẫu Mẫu M1 – Mẫu thu thập thông tin bệnh nhân, Mẫu M2 – Mẫu phân tích sử dụng thuốc, Mẫu M3 – Mẫu lưu can thiệp dược đã được xây dựng thành công trên thực tế khảo sát tại Việt Namđểhỗ trợ quy trình 4 bước xem xét sử dụng thuốc: Thu thập thông tin bênh nhân; Đánh giá sử dụng thuốc; Đề xuất can thiệp Dược– Theo dòi can thiệp Dược.

- Mức độ đồng thuận tốt (κ = 0.75 với phân loại vấn đề sử dụng thuốc và κ =

0.85 với phân loại can thiệp Dược) và mức độ hài lòng cao (87,5% các chuyên gia “chắn chắn áp dụng” công cụ) với bộ công cụ Vi – Med®cho phép công cụ này được sử dụng trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Đây cũng là công cụ đầu tiên hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc tại bệnh viện Việt Nam đã được thẩm định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


[1] Phạm Thị Thùy An (2014), Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành Dược lâm sàng tại Khoa Mũi xoang bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

[2] Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012.

[3] Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 06 năm 2007.

[4] Vò Thị Hà (2014), Xem xét sử dụng thuốc V1, Link: https://www.slideshare.net/VoHa1/xem-xt-s-dng-thuc-v1 (Truy cập 02 tháng 5 năm 2017).

[5] Lê Bá Hải (2015), Khảo sát những dịch vụ đang được triển khai của Dược lâm sàng và cơ hội phát triển,Đại học Dược Hà Nội.

[6] Đinh Thanh Huề (2006), Giáo trình Dịch tễ học, Bộ môn Dịch tễ học, Khoa Y tế công cộng, Trường đại học Y Dược Huế, Huế.

[7] Nguyễn Thị Hồng Thủy (2015), Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai, Link: http://www.facm.ucl.ac.be/cooperation/Vietnam/WBI-Vietnam-March-2015/symposium-2015/VN/2-Nguyen-Thi-Hong-Thuy-Bach-Mai-17-03-2015.pdf (Truy cập 02 tháng 5 năm 2017).


TIẾNG ANH


[8] Allenet B, Bedouch P, Rose FX, Escofier L, Roubille R, Charpiat B, et al. (2006), Validation of an instrument for the documentation of clinical pharmacists' interventions, Pharm World Sci 2006 Aug, 28(4), pp. 181-8.

[9] American College of Clinical Pharmacy (2014), Standards of Practce for Clinical Pharmacists, Pharmacotherapy 2014, 34(8), pp. 794-797.

[10] American Pharmacist Association and National Association of Chain Drug Stores Foundation(2008), Medication therapy management in pharmacy practice: core elements of an MTM service model, J Am Pharm Assoc, 48, pp. 341-353.

[11] Anne Farge Broyart (2006), The 2005 National French Adverse Event Study: ENEIS, Scientific conference: Patient safety and quality assurance, Madrid.

[12] ASHP Council on Professional Affairs (1993), ASHP statement on pharmaceutical care, Am J Hosp Pharm, 50, pp. 1720-3.

[13] Bates DW, Spell N, Cullen DJ, et al. (1997), The costs of adverse drug events in hospitalized patients, JAMA. 1997, 277, pp. 307-311.

[14] Bond CA., Raehl CL., Franke T. (2000), Clinical pharmacy services, pharmacy staffing, and the total cost of care in United States hospitals, Pharmacotherapy. 2000 Jun, 20(6), pp. 609-21.

[15] Bordet R., et al. (2001), Analysis of the direct cost of adverse drug reactions in hospitalised patients, Eur J Clin Pharmacol. 2001 Mar, 56(12), pp. 935-41.

[16] Bruce R. Canaday and Peggy C. Yarborough (1994),Documenting Pharmaceutical Care: Creating a Standard, Ann Pharmacother 1994, 28, pp. 1292- 1296.

[17] Classen DC, Pestotnik SL, Evans RS, Lloyd JF, Burke JP (1997). Adverse drug events in hospitalized patients: excess length of stay, extra costs, and attributable mortality, JAMA1997, 277, pp. 301-306.

[18] Clyne W, Blenkinsopp A, Seal R (2008), A Guide to Medication Review, The National Prescribing Centre (NPC), UK.


[19] Christensen M., et al. (2013), Medication review in hospitalised patients to reduce morbidity and mortality, The Cochrane Colaboration.

[20] Danho Pascal Abrogoua, et al. (2017), Assessment of a Clinical Pharmacy Activity in a Pediatric Inpatient Department in Cote D’ivoire, Journal of Basic and Clinical Pharmacy, Vol 8, Issue 1, pp. 15-19.

[21] Department of Health (2001), National Service Framework for Older People: Executive summary, Department of Health, London.

[22] Desborough JA. et al. (2012), A cost-consequences analysis of an adherence focused pharmacist-led medication review service, Int J Pharm Pract2012 Feb, 20(1), pp. 41-9.

[23] Foster P., Hudson S. (1997), From compliance to concordance: a challenge for contraceptive prescribers, Health Care Anal 1998 Jun, 6(2), pp. 123-30.

[24] Gail M. Sullivan, MD, MPH and Anthony R. Artino, Jr, PhD (2013), Analyzing and Interpreting Data From Likert-Type Scales, J Grad Med Educ, 5 (4), pp. 541-542.

[25] Gheewala PA. et al. (2014), Impact of the pharmacist medication review services on drug-related problems and potentially inappropriate prescribing of renally cleared medications in residents of aged care facilities, Drugs Aging 2014 Nov, 31(11), pp. 825-35.

[26] Hatah E.,et al. (2013), A systematic review and meta-analysis of pharmacist- led fee-for-services medication review, Br J Clin Pharmacol 2014 Jan, 77(1), pp. 102-15.

[27] HPTN Manual of Operations (2014). Guidelines and Examples on the SOAP Format for Chart Notes, Available online: https://hptn.org/sites/default/files/inline-files/SOAP_ExampleChartNotes.docx(accessed on 02 May 2017).

[28] Joanne Shaw, Richard Seal, Mark Pilling (2002), Room for review: A guide to medication review: the agenda for patients, practitioners and managers, Medicines Partnership, London.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022