Khảo Sát Tình Hình Xem Xét Sử Dụng Thuốc Tại Một Số Bệnh Viện Việt Nam


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Khảo sát tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động XXSDT triển khai bởi các dược sĩ tại các BV

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu điều tra, mô tả cắt ngang, không can thiệp.

b) Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát

Bộ câu hỏi được xây dựng qua các 5 bước.

Bước 1: Xây dựng các biến cần thu thập (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Các biến cần thu thập để khảo sát tình hình XXSDT tại Việt Nam


TT

Nhóm chỉ tiêu

Chỉ tiêu cụ thể


1


Thông tin chung

- Thông tin người được khảo sát

- Thông tin về BV: tên, địa chỉ, số giường, xếp hạng BV.

- Đặc điểm khoa dược: tổng số nhân viên, số nhân viên phụ trách DLS, các hoạt động DLS được triển khai.


2


Hoạt động XXSDT

- Các giai đoạn của XXSDT: Các giai đoạn được tiến hành, nguồn thu thập thông tin BN, các VĐSDT được đánh giá, xử lí đề xuất CTD, sự chấp nhận của cán bộ y tế với đề xuất CTD.

- Số dược sĩ, tần suất, phạm vi tiến hành XXSDT

- Lưu kết quả XXSDT

- Sự phối hợp của các cán bộ y tế trong XXSDT

- Hiệu quả và khó khăn của XXSDT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc - 4





3

Biểu mẫu hỗ trợ

XXSDT

- BV có xây dựng biểu mẫu hỗ trợ XXSDT không?

- Cấu trúc biểu mẫu (nếu có xây dựng)


4

Ý kiến đóng góp cho công cụ

mới

- Sự cần thiết của biểu mẫu mới

- Sự sẵn sàng thử nghiệm biểu mẫu mới

- Các góp ý khác (Nội dung, hình thức…)


Bước 2: Xây dựng các câu hỏi dự thảo (Tiêu chí: rò ràng, ngắn gọn, mỗi câu hỏi chỉ hỏi một thông tin, có giải thích các thuật ngữ khó đi kèm, các câu hỏi đóng trước – mở sau) dưới dạng các câu hỏi lựa chọn hay điền khuyết.

Bước 3: Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự hợp lý (Theo chủ đề: thông tin tổng quát trước – thông tin cụ thể sau).

Bước 4: Bộ câu hỏi dự thảo được gửi cho 2 dược sĩ BV điền thử và góp ý.

Bước 5: Hoàn chỉnh bộ câu hỏi.

Phiếu khảo sát cuối cùng gồm 27 câu hỏi (Xem Phụ lục 3).

Bộ câu hỏi được chuyển thành định dạng online và gửi thông báo qua các trang website của Nhịp cầu Dược lâm sàng và trang của Hội Dược sĩ bệnh viện Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian nhận câu trả lời từ 14/05/2016 đến 15/07/2016.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn – Tiêu chuẩn loại trừ

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Phiếu trả lời bởi các dược sĩ đại học đang công tác tại Khoa Dược BV.

- Phiếu điền đầy đủ các thông tin bắt buộc. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Các phiếu trùng lặp của cùng một BV.

- Các phiếu thiếu các thông tin bắt buộc.

d) Phân tích số liệu

Phương pháp tỷ trọng: tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng số liệu nghiên cứu trong tổng số giá trị.


e) Xử lí số liệu

Số liệu được xử lý bằng thống kê trên phần mềm Microsoft Excel và được trình bày dưới dạng: mô tả, lập bảng.

f) Y đức trong nghiên cứu

Những người tham gia điền phiếu khảo sát được thông báo rò là việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và danh tính cá nhân của dược sĩ cũng như bệnh viện tham gia khảo sát được nhóm nghiên cứu giữ bí mật.

2.2 Xây dựng và đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Công cụ hỗ trợ XXSDT Vi – Med®

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Quy trình xây dựng công cụ Vi – Med®

Công cụ Vi – Med® được xây dựng qua 6 bước.

Bước 1: Tổng quan y văn các công cụ hỗ trợ XXSDT của Anh [36] [46], Mỹ [32],Pháp [8], Úc [33] và Việt Nam[2][7].

Bước 2: Xây dựng các nội dung cần có theo 4 bước của 1 quy trình XXSDT hoàn chỉnh [51] với 4 tiêu chí: đầy đủ, bao quát, rò ràng, ngắn gọn.

Bước 3: Phân loại VĐSDT và phân loại CTD thường gặp.

Bước 4: Sắp xếp các mục theo thứ tự hợp lý.

Bước 5: Áp dụng thử công cụ và điều chỉnh nội dung – cấu trúc công cụ. Bộ công cụ dự thảo được 1 dược sĩ đang hoạt động lâm sàng áp dụng thực tế, góp ý và được chỉnh sửa nhiều lần.

Bước 6: Hoàn chỉnh bộ công cụ

b) Đánh giá công cụ Vi – Med®

Phiếu đánh giá có cấu trúc gồm 2 phần chính,(Xem Phụ lục 4) được chuyển thành định dạng online trên Google Forms với link goo.gl/2futqJvà gửi cho các chuyên gia để điền. Thời gian trả lời phiếu từ 26/02/2017 đến 15/03/2017.


Nhóm chuyên gia đánh giá

Nhóm chuyên gia gồm 8 dược sĩ dược lâm sàng đến từ 8 BV khác nhau của Việt Nam có ít nhất 7 năm kinh nghiệm được mời tham gia đánh giá công cụ Vi – Med® (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Nhóm chuyên gia đánh giá công cụ Vi – Med®


T T


Dược sĩ


Bệnh viện công tác


Khu vực

Số năm kinh

nghiệm

1

DS. Vò Thị Hà

BV ĐHYD Huế

Miền Trung

8

2

DS. Phạm Hồng Thắm

BV Nhân dân Gia Định

TP. HCM

Miền Nam

16

3

DS. Vũ Thị Thu Hương

BV E Hà Nội

Miền Bắc

10

4

DS. Ngô Minh Trí

BV Trung ương Huế

Miền Trung

9

5

DS. Nguyễn Thị Hương

BV Đa khoa Quảng Trị

Miền Trung

14

6

DS. Đào Duy Kim Ngà

BV quận 11 TP. HCM

Miền Nam

9

7

DS. Dương Thanh Hải

BV Vinmec Times city

Hà Nội

Miền Bắc

7

8

DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang

BV Đà Nẵng

Miền Trung

15


Các tiêu chí đánh giá và chỉ số đánh giá

Công cụ Vi – Med® được đánh giá theo 4 tiêu chí: độ tin cậy [6], sự tiện dụng, sự hợp lí và sự hữu ích [24].

Độ tin cậy:

Đánh giá khả năng phân loại VĐSDT và CTD của công cụ Vi – Med® bằng 30 tình huống lâm sàng ngắn. Một công cụ đáng tin cậy là công cụ trong đó dù cho các dược sĩ khác nhau dùng thì phân loại VĐSDT và CTD vẫn giống nhau. Các tình huống lâm sàng được xây dựng để phân loại VĐSDT và CTD là các tình huống được xây dựng từ y văn được thực hiện bởi dược sĩ lâm sàng phân bố đều ở các bệnh thường gặp. Mỗi tình huống gồm 2 phần: phần mô tả (mô tả tình huống, mô tả


VĐSDT và mô tả CTD) và phần câu hỏi (phân loại VĐSDT và phân loại CTD). Nhóm chuyên gia được yêu cầu sử dụng bộ công cụ Vi – Med® để phân loại một cách độc lập 30 tình huống theo loại VĐSDT và loại CTD. Độ tin cậy được tính bằng phần trăm đồng thuận (%) và chỉ số Cohen’s Kappa (κ) (Bảng 2.3). Trong đó, tỉ lệ phần trăm đồng thuận % và chỉ số κ được tính cho từng cặp 2 dược sĩ (Hình 2.1), sau đó giá trị trung bình được tính từ kết quả của 28 cặp dược sĩ.

Bảng 2.3. Phân loại mức độ đồng thuận theo chỉ số Cohen’s Kappa


Mức độ

đồng thuận

Gần như

hoàn hảo

Tốt

Trung bình

Yếu

Rất yếu

Chỉ số

Cohen’s Kappa

0,81 – 1,00

0,61 – 0,80

0,41 – 0,60

0,21 – 0,40

≥ 0,20

Sự tiện dụng, sự hợp lí và sự hữu ích:

Đánh giá mức độ hài lòng của các dược sĩ về công cụ Vi – Med® qua bộ 5 câu hỏi ngắn bằng thang đo Likert 4 điểm (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Thang đo Likert 4 điểm theo sự tiện dụng, sự hợp lí và sự hữu ích



Thang đo Likert 4 điểm

Mức 4

Mức 3

Mức 2

Mức 1

Hợp lí

Hình thức

Rất

hài lòng

Hài lòng

Không

hài lòng

Rất không

hài lòng

Nội dung

Rất

hài lòng

Hài lòng

Không

hài lòng

Rất không

hài lòng

Sự phù hợp với

thực hành Dược

Rất

phù hợp

Phù hợp

Không

phù hợp

Rất không

phù hợp

Hữu ích


Sự hữu ích

Rất hữu ích


Hữu ích

Không hữu ích

Rất không hữu ích

Tiện dụng

Khả năng áp dụng

Chắc chắn áp dụng

Có thể áp dụng

Có thể

không áp dụng

Chắc chắn

không áp dụng


d) Xử lí số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê y học SPSS và được trình bày dưới dạng: mô tả, lập bảng.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam

3.1.1 Thông tin chung

a) Thông tin về bệnh viện

Khảo sát thu được 56 phiếu trả lời, trong đó 48 phiếu hợp lệ (tương ứng với 48 BV) và 8 phiếu không hợp lệ. Khảo sát liên quan đến 48 BV thuộc 24 tỉnh – thành phố, phân bố đồng đều giữa các miền (miền Bắc chiếm 27,1%, miền Trung – Tây Nguyên chiếm 37,5%, miền Nam chiếm 33,33%); trong đó có 2 BV hạng đặc biệt (4,2%), 12 BV hạng I (25,0%), 22 BV hạng II (45,8%) và 11 BV hạng III

(chiếm 22,9%).

b) Nhân lực khoa dược

Cơ cấu nhân sự khoa dược của các BV được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Quy mô giường bệnh và cơ cấu nhân sự khoa dược


Bệnh viện

(n)

Hạng đặc biệt

(2)

Hạng I

(12)

Hạng II

(22)

Hạng III

(11)

Số giường bệnh trung bình

(mean + SD)

2200 ±

282,8

645,8 ±

307,1

419 ±

254,4

182,7 ±

113,6

Số DSĐH trung bình

(mean + SD)

28,5 ± 14,8

7,7 ± 2,5

7,0 ± 4,1

2,5 ± 0,9

Số DSTC trung bình

(mean + SD)

44,5 ± 7,8

23,1 ± 9,6

15,9 ± 8,8

7,8 ± 3,2

Số DSĐH/100 giường bệnh

1,3

1,2

1,7

1,7

Tỷ lệ DSTC/DSĐH

2,0

3,1

2,3

2,7


Nhận xét

Tỉ lệ DSĐH/100 giường bệnh tại các BV hạng I và hạng đặc biệt xấp xỉ bằng nhau (1,2 – 1,3/100 giường bệnh); tỷ lệ này cao hơn ở BV hạng II và III (1,7/100).

c) Hoạt động Dược lâm sàng

Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng BV mà khoa dược của BV đó tiến hành các hoạt động DLS khác nhau.

Bảng 3.2. Các hoạt động Dược lâm sàng được tiến hành tại các bệnh viện


Hoạt độngDLS

Số BV

Tỉ lệ %

Hoạt động thông tin thuốc

46

95,8

Quản lý phản ứng có hại của thuốc

46

95,8

Duyệt đơn/ Xem xét bệnh án

37

77,1

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên

29

60,4

Xây dựng quy trình/hướng dẫn chuyên môn

28

58,3

Hội chẩn/bình bệnh án với bác sĩ

27

56,3

Đi bệnh phòng/khoa lâm sàng

24

50,0

Tư vấn/giáo dục BN

21

43,8

Đánh giá việc sử dụng thuốc

19

39,6

Tham gia vào nhóm chuyên khoa

18

37,5

Khai thác tiền sử dùng thuốc

10

20,8

Theo dòi thuốc điều trị (đo Cthuốc)

5

10,4

Hoạt động khác*

5

10,4

Nhận xét

Khảo sát các hoạt động Dược lâm sàng được triển khai tại các BV cho thấy 2 hoạt động triển khai phổ biến nhất là “Thông tin thuốc” và “Quản lí phản ứng có hại của thuốc” (95,8%), tiếp đó là “Duyệt đơn/xem xét bệnh án” (77,1%). Nhiều hoạt động khác được triển khai khoảng 50-60% các BV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022