Các Bước Xem Xét Sử Dụng Thuốc Được Tiến Hành Tại Các Bệnh Viện


3.1.2 Hoạt động xem xét sử dụng thuốc

Tất cả các BV đều tiến hành XXSDT, tuy nhiên không phải tất cả các BV đều thực hiện đầy đủ 4 bước trên. Có 4 BV chỉ tiến hành một giai đoạn XXSDT (chiếm tỉ lệ 8,33%), 12 BV tiến hành hai trong bốn giai đoạn XXSDT (chiếm tỉ lệ 25%), có 17 BV tiến hành ba trong bốn giai đoạn XXSDT (chiếm tỉ lệ 34,42%), và 15 BV tiến hành cả bốn giai đoạn XXSDT (chiếm tỉ lệ 31,25%).

Bảng 3.3. Các bước xem xét sử dụng thuốc được tiến hành tại các bệnh viện


Các bước XXSDT

Số BV

Tỉ lệ %

Bước 1: Thu thập thông tin BN

41

85,4

Bước 2: Đánh giá sử dụng thuốc

45

93,8

Bước 3: Đề xuất CTD

36

75,0

Bước 4: Theo dòi sau CTD

17

35,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Nhận xét

Hoạt động đánh giá sử dụng thuốc (Bước 2) được tiến hành ở hầu khắp các BV (chiếm 93,75%) và hoạt động theo dòi sau CTD (Bước 4) được tiến hành còn hạn chế (chiếm 35,42%).

a) Thu thập thông tin bệnh nhân

Đơn thuốc và bệnh án là hai nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất (91,7%) để thu thập thông tin trước khi phân tích sử dụng thuốc. Việc trao đổi trực tiếp với bác sĩ, điều dưỡng (77,1%) và trao đổi trực tiếp với BN (43,8%) có tỷ lệ thấp hơn.

b) Phát hiện vấn đề sử dụng thuốc

Từ các thông tin thu thập được, dược sĩ phát hiện các VĐSDT trong các lĩnh vực liên quan đến sử dụng thuốc được trình bày ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các lĩnh vực được đánh giá trong xem xét sử dụng thuốc


Các lĩnh vực được đánh giá trong XXSDT

Số BV

Tỉ lệ %

Liều

44

91,7

Chỉ định

45

93,8

Chống chỉ định

41

85,4



Tương tác thuốc

43

89,6

Tác dụng có hại của thuốc (ADR)

36

75,0

Tuân thủ điều trị

14

29,2

Khác*

3

6,3

Nhận xét

Các vấn đề được đánh giá nhiều nhất là liều, chỉ định, chống chỉ định và tương tác thuốc (≥ 90%), tiếp đến là ADR (75%). Tuân thủ điều trị chỉ đánh giá ở 1/3 các BV.

c) Đề xuất can thiệp dược

Các can thiệp dược sau khi được đề xuất sẽ được xử lí dưới nhiều hình thức: thảo luận với bác sĩ trực tiếp điều trị của BN (79,2%), thảo luận chung trong buổi giao ban khoa lâm sàng (47,9%), thảo luận trong nội bộ khoa Dược (41,7%), thảo luận trong đơn vị Dược lâm sàng (43,8%). Chỉ có 2,1% các BV là không trao đổi các kết quả thu được với đồng nghiệp.

d) Nhân sự, tần suất, lựa chọn bệnh nhân, lưu trữ

Quá trình XXSDT ở các BV được tiến hành chủ yếu bởi từ 1 đến 2 nhân viên khoa Dược (chiếm 66,7%). Tần suất phổ biến dao động từ 0 đến 5 bệnh án/tuần (chiếm khoảng 60%).

Bảng 3.5. Tần suất tiến hành xem xét sử dụng thuốc


Số bệnh án/tuần

Số BV

Tỉ lệ %

Từ 0 đến 1 bệnh án/ tuần

19

39,6

Từ 2 đến 5 bệnh án/tuần

11

22,9

Từ 6 đến 10 bệnh án/ tuần

6

12,5

Trên 10 bệnh án/tuần

8

16,7

Về việc ưu tiên lựa chọn BN để phân tích thì: 62,5% chọn BN nội trú; 52,1% chọn BN ngoại trú; 47,9% chọn các ca lâm sàng ưu tiên như bệnh nặng, nằm dài ngày, dùng nhiều thuốc. Các cán bộ y tế phối hợp tích cực với dược sĩ trong quá trình XXSDT chỉ chiếm 35,42%.


Các CTD được lưu trữ dưới dạng văn bản (64,6%); trong máy tính (62,5%) trong khi có 12,5% BV không tiến hành lưu trữ.

e) Hiệu quả của xem xét sử dụng thuốc

Bảng 3.6. Hiệu quả của xem xét sử dụng thuốc tại các bệnh viện Việt Nam


Phạm vi hiệu quả

Số BV

Tỉ lệ %

Trên toàn hệ thống

2

4,2

Ở đa phần các ca lâm sàng

6

12,5

Ở một số trường hợp nhất định

25

52,2

Chưa có hiệu quả

15

31,3

Nhận xét

Hiệu quả của hoạt động XXSDT được đánh giá là còn hạn chế với 31,3% cho rằng không hiệu quả, và 52,2% cho rằng chỉ có hiệu quả ở một số trường hợp nhất định.

f) Khó khăn của xem xét sử dụng thuốc

Bảng 3.7. Khó khăn của xem xét sử dụng thuốc tại các bệnh viện Việt Nam


Khó khăn

Số BV

Tỉ lệ %

Đội ngũ chuyên môn còn hạn chế về chất và lượng

42

87,5

Chưa có quy trình chuẩn

34

70,8

Chưa có sự phối hợp giữa dược sĩ và cán bộ y tế khác

33

68,8

Thời gian XXSDT cho một ca lâm sàng dài

20

41,7

Nếu có quy trình chuẩn, thì phức tạp, khó áp dụng

7

14,6

Khác *

7

14,6

Nhận xét

Các khó khăn lớn nhất là trình độ chuyên môn của đội ngũ dược sĩ còn hạn chế(87,5%), không có một quy trình chuẩn hỗ trợ hoạt động XXSDT (70,8%) và chưa có sự phối hợp giữa dược sĩ và các cán bộ y tế (67,8%).


3.1.3 Biểu mẫu hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc

Trong 48 BV được khảo sát, chỉ có 16 BV có biểu mẫu để hỗ trợ quá trình XXSDT (chiếm 33,33%) và có đến 32 BV còn lại không có các biểu mẫu để hỗ trợ quá trình thực hiện XXSDT (chiếm 66,67%).

Cấu trúc của các biểu mẫu hỗ trợ XXSDT đa phần dựa trên Mẫu phân tích sử dụng thuốc của BYT [2]. Tuy nhiên hầu hết các bệnh viên chưa thật sự hài lòng với các biểu mẫu đó.

3.1.4 Ý kiến/Mong đợi về phương pháp xem xét sử dụng thuốc trong tương lai

Trong 48 BV được khảo sát có đến 47 BV cho rằng biểu mẫu hỗ trợ XXSDT là cần thiết (chiếm 97,92%) và chỉ 1 BV cho rằng biểu mẫu mới là ít cần thiết (chiếm 2,08%). Cũng theo kết quả khảo sát nếu biểu mẫu mới ra đời có đến 40 BV chắc chắn sẽ thử nghiệm (chiếm 83,33%), 5 BV sẽ thử nghiệm sau khi tham khảo kết quả từ BV khác (chiếm 10,42%) và 3 BV chỉ thử nghiệm ở vài trường hợp (chiếm 6,25%).

3.2 Xây dựng và đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc

Kết quả của khảo sát đã chỉ rò quá trình XXSDT tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy xây dựng một công cụ hỗ trợ quá trình này là điều cần thiết.

3.2.1. Xây dựng công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc

Bộ công cụ Vi – Med® ra đời gồm 3 biểu mẫu tương ứng với 4 bước XXSDT, dễ dàng phân biệt bằng kí hiệu M1 – M2 – M3 và màu sắc xanh lam – đỏ

– xanh lá. (Xem Phụ lục 5)

Tên Vi – Med® là sự kết hợp của hai từ viết tắt: Vi trong Việt Nam Med trong Medication Review (tên tiếng Anh của XXSDT) với mong muốn bộ công cụ có thể được áp dụng rộng rãi trong hoạt động DLS trên phạm vi cả nước.

Cấu trúc của Vi – Med® gồm 3 biểu mẫu phân biệt tương ứng với 4 bước của một quá trình XXSDT đầy đủ được trình bày ở Hình 3.1.



Hình 3 1 Quy trình sử dụng công cụ Vi – Med ® để xem xét sử dụng thuốc Về 1


Hình 3.1. Quy trình sử dụng công cụ Vi – Med® để xem xét sử dụng thuốc

Về hình thức, cả 3 biểu mẫu khá tương đồng do được thiết kế thống nhất nhưng với màu sắc khác nhau (M1 – xanh dương, M2 – đỏ, M3 – xanh lá) và kí hiệu số được in chìm trên nền biểu mẫu nên kể cả khi in đen trắng, vẫn dễ dàng phân biệt. Về nội dung, các phần thông tin chính trong mỗi biểu mẫu phù hợp với mục đích sử dụng của biểu mẫu đó.

a) Biểu mẫu M1 – Mẫu thu thập thông tin bệnh nhân

Biểu mẫu M1 có màu xanh dương và gồm 2 mặt. Các nội dung chính của biểu mẫu bao gồm 4 phần: thông tin về BN, kết quả thăm khám lâm sàng, kết quả cận lâm sàng – chẩn đoán hình ảnh và thuốc điều trị. Vì gói gọn trong 2 mặt của 1 tờ giấy nên chỉ các thông tin quan trọng, bất thường và có giá trị mới được ghi nhận.

b) Biểu mẫu M2 – Mẫu phân tích sử dụng thuốc

Biểu mẫu M2 có màu đỏ và gồm 2 mặt.

Mặt trước của biểu mẫu là khoảng trống để dược sĩ phân tích việc sử dụng tất cả thuốc của BN từ đó tổng kết lại các VĐSDT phát hiện được từ các kết quả phân tích ở trên.


Mặt sau của biểu mẫu liệt kê 8 VĐSDT chính kèm theo định nghĩa đơn giản, miêu tả cụ thể hay ví dụ thường gặp để minh họa. Đây được xem như là 1 bản phụ lục hỗ trợ việc phân tích ở mặt trước, giúp dược sĩ rà soát các VĐSDT có thể xảy ra để tránh thiếu sót, đặc biệt là đối với những bệnh án, đơn thuốc phức tạp (BN đồng thời mắc nhiều bệnh hay sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc…)

c) Biểu mẫu M3 – Mẫu lưu can thiệp dược

Biểu mẫu M3 có màu xanh lá và gồm 1 mặt. Mỗi biểu mẫu M3 chỉ dùng để lưu 1 CTD duy nhất.

Trong biểu mẫu, VĐSDT và CTD được mô tả cụ thể ở hai ô bên trái và tích chọn phân loại tương ứng ở hai ô bên phải. Các thông tin còn lại của 1 CTD được trình bày dạng chọn lựa: CTD được đề xuất với ai? Hình thức CTD là gì? và Kết quả CTD như thế nào?

3.2.2. Đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc

a) Mức độ tin cậy của công cụ Vi – Med®

Độ tin cậy của công cụ Vi – Med® được đánh giá bằng độ đồng thuận khi phân loại VĐSDT và phân loại CTD của công cụ được trình bày ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Mức độ phân loại vấn đề sử dụng thuốc và can thiệp Dược



TT

Cặp dược sĩ chuyên gia

Phân loại VĐSDT

Phân loại CTD

Cohen’s

Kappa (κ)

Tỉ lệ

đồng thuận(%)

Cohen’s

Kappa (κ)

Tỉ lệ

đồng thuận(%)

1

DS1 - DS2

0,71

76,7

0,78

83,3

2

DS1 - DS3

0,67

73,3

0,87

90,0

3

DS1 - DS4

0,71

76,7

0,82

86,7

4

DS1 - DS5

0,80

83,3

0,87

90,0

5

DS1 - DS6

0,67

73,3

0,78

83,3

6

DS1 - DS7

0,78

83,3

0,91

96,7

7

DS1 - DS8

0,91

93,3

0,96

96,7

8

DS2 - DS3

0,88

90,0

0,91

93,3

9

DS2 - DS4

0,75

80,0

0,77

83,3



10

DS2 - DS5

0,84

86,7

0,82

86,7

11

DS2 - DS6

0,79

83,3

0,82

86,7

12

DS2 - DS7

0,75

80,0

0,78

83,3

13

DS2 - DS8

0,71

76,7

0,82

86,7

14

DS3 - DS8

0,67

73,3

0,91

93,3

15

DS3 - DS4

0,63

70,0

0,86

90,0

16

DS3 - DS5

0,72

76,7

0,91

93,3

17

DS3 - DS6

0,92

93,3

0,82

86,7

18

DS3 - DS7

0,66

73,3

0,86

90,0

19

DS4 - DS5

0,84

86,7

0,86

90,0

20

DS4 - DS6

0,71

76,7

0,77

83,3

21

DS4 - DS7

0,75

80,0

0,81

86,7

22

DS4 - DS8

0,79

83,3

0,86

90,0

23

DS5 - DS8

0,80

83,3

0,91

93,3

24

DS5 - DS6

0,80

83,3

0,82

86,7

25

DS5 - DS7

0,67

73,3

0,86

90,0

26

DS6 - DS7

0,66

73,3

0,78

83,3

27

DS6 - DS8

0,75

80,0

0,82

86,7

28

DS7 - DS8

0,78

83,3

0,95

96,7

Trung bình

0,75

80,2

0,85

88,8

Nhận xét

Mức độ đồng thuận khi phân loại VĐSDT là “Tốt” (80,2% đồng thuận và κ

= 0,75) và phân loại CTD là “Gần như hoàn hảo” (88,8% đồng thuận và κ = 0,85).

b) Mức độ hài lòng với công cụ Vi – Med®

Ý kiến đánh giá về công cụ Vi – Med® được trình bày ở Bảng 3.9.


Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về công cụ Vi – Med®

(đơn vị: số chuyên gia – %)


Thang đo Likert*

Hình thức

Nội dung

Sự phù hợp

Sự hữu ích

Khả năng áp

dụng

Rò ràng

Thống nhất

Đủ khoảng

trống

Biểu mẫu

M1

Biểu mẫu

M2

Biểu mẫu

M3

Mức 4

7

87,5%

5

62,5%

4

50%

4

50%

6

75%

4

50%

5

62,5%

7

87,5%

7

87,5%

Mức 3

1

12,5%

3

37,5%

4

50%

4

50%

2

25%

4

50%

3

37,5%

1

12,5%

1

12,5%

(*Phân mức điểm thang đo Likert cho từng chỉ tiêu xem Bảng 2.2)

Nhận xét

Hầu hết các chuyên gia đều hài lòng với công cụ Vi – Med®: về hình thức 66,7% “Rất hài lòng” và 33,3% “Hài lòng”, về nội dung 58,3% “Rất hài lòng” and 41,7% “Hài lòng”.Đánh giá về sự phù hợp của công cụ Vi – Med® đối với điều kiện thực hành dược tại Việt Nam, 5 trong số 8 chuyên gia đánh giá “Rất phù hợp” và 3 dược sĩ còn lại đánh giá “Phù hợp”. Có 7 trong số 8 chuyên gia (87,5%) đánh giá công cụ Vi – Med®Rất hữu ích”và “Chắc chắn áp dụng” công cụ Vi – Med® trong tương lai, chuyên gia còn lại đánh giá công cụ Vi – Med®Hữu ích” và “Có thể áp dụng” công cụ trong tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022