Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc - 2



15

Bảng 3.7. Khó khăn của xem xét sử dụng thuốc tại các bệnh viện

Việt Nam


16

Bảng 3.8. Mức độ phân loại vấn đề sử dụng thuốc và can thiệp

Dược


17

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về công cụ Vi – Med®


18

Bảng 4.1. Số dược sĩ yêu cầu trên số giường bệnh theo báo cáo

của Mỹ


19

Bảng 4.2. Ưu nhược điểm của nghiên cứu qua từng giai đoạn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


TT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1. Bốn bước của quy trình xem xét sử dụng thuốc


2

Hình 3.1. Quy trình sử dụng công cụ Vi – Med® để xem xét sử

dụng thuốc


3

Hình 4.1. Những giải pháp cho những rào cản của xem xét sử

dụng thuốc



ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay việc dùng thuốc để điều trị ngày càng phổ biến nhưng không phải không mang lại những nguy cơ vì có đến 50% thuốc được sử dụng là không hợp lí

[21] [23]. Vấn đề liên quan đến dùng thuốc như quá liều, dùng sai đường dùng, dạng bào chế, tương tác thuốc… là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong. Tại Mỹ, sử dụng thuốc không hợp lí là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 và khoảng 10% bệnh nhân nhập viện là do dùng thuốc không hợp lí [29]. Còn tại Anh, tỉ lệ này là 5 – 17% [36].

Hơn 50% các biến cố có hại của thuốc là có thể phòng tránh được [11]. Dược sĩ dược lâm sàng là một chuyên gia được đào tạo về thuốc, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phòng tránh các biến cố có hại này. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã có nhiều công văn thúc đẩy hoạt động của dược lâm sàng tại bệnh viện, trong đó hoạt động phân tích bệnh án, phân tích đơn thuốc là một trong những hoạt động trọng tâm [2].

Xem xét sử dụng thuốc là hoạt động phân tích việc sử dụng thuốc của bệnh nhân, từ đó phát hiện các vấn đề liên quan đến dùng thuốc và đề xuất tương ứng các can thiệp Dược như thay thuốc, điều chỉnh liều hay tối ưu hóa cách sử dụng…

Trên thực tế, quá trình xem xét sử dụng thuốc khác nhau nhiều giữa các dược sĩ, các khoa lâm sàng, các cơ sở y tế và các quốc gia khác nhau. Trên thế giới nhiều phương pháp xem xét sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc khác nhau đã được xây dựng.

Tại Việt Nam hiện nay, công tác dược lâm sàng nói chung và hoạt động xem xét sử dụng thuốc triển khai còn nhiều hạn chế do chưa nhiều công cụ hỗ trợ hữu ích. Điều này làm giảm chất lượng xem xét sử dụng thuốc của dược sĩ, nguy cơ bỏ sót vấn đề liên quan đến dùng thuốc, khó khăn trong việc trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp và đào tạo vì thiếu một "ngôn ngữ" chung.


Vì vậy, đề tài “Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc” được thực hiện với hai mục tiêu chính sau đây:

- Khảo sát tình hình triển khai hoạt động xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện của Việt Nam.

- Xây dựng và đánh giá một công cụ mới hỗ trợ quá trình xem xét sử dụng thuốc phù hợp với điều kiện thực hành Dược tại Việt Nam.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tổng quan về xem xét sử dụng thuốc

1.1.1. Các khái niệm

a) Xem xét sử dụng thuốc

Xem xét sử dụng thuốc (XXSDT, thuật ngữ tiếng Anh là “medication review”) được định nghĩa là “một quá trình kiểm tra, phân tích một cách có hệ thống các thuốc của bệnh nhân (BN) để đạt tối ưu tác dụng điều trị của thuốc về sức khỏe cho BN” [28].

XXSDT là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới với các tên gọi khác nhau: Xem xét việc dùng thuốc (Medicines Use Review) ở Anh [18]; Quản lí liệu pháp dùng thuốc (Medication Therapy Management) ở Mỹ [10]; Xem xét sử dụng thuốc tại nhà (Home Medication Review) tại Úc [14] và Phân tích việc sử dụng thuốc (Pharmaceutical Analysis) ở Pháp [54].

Ở Việt Nam, thuật ngữ XXSDT chưa được sử dụng phổ biến. Các dược sĩ hay dùng thuật ngữ thay thế là Hoạt động phân tích bệnh án đối với BN nội trú hay Hoạt động phân tích đơn thuốc đối với BN ngoại trú.

b) Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

Vấn đề liên quan đến dùng thuốc (VĐSDT, thuật ngữ tiếng Anh là “drug- related problem”) theo Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health – System Pharmacists, ASHP) được định nghĩa là “một sự kiện hoặc tình huống liên quan đến liệu pháp dùng thuốc, thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại cho kết quả điều trị tối ưu cho một BN cụ thể” [12].

Một số VĐSDT thường gặp như: quá liều, tương tác thuốc, chống chỉ định…


c) Can thiệp dược

Can thiệp Dược (CTD, thuật ngữ tiếng Anh là “Pharmacist intervention”) là hoạt động thường quy được thực hiện bởi dược sĩ lâm sàng, được định nghĩa là “bất kì một hoạt động nào của dược sĩ trực tiếp làm thay đổi điều trị bằng thuốc của BN” [48], hay CTD là“hoạt động chuyênmôn của dược sĩ lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thuốc dựa trên việc đưa ra khuyến cáo nhằm thay đổi hành vi kê đơn của bác sĩ”[1].

Đề nghị tăng/giảm liều, đề nghị thay đổi thuốc hay đề nghị thay đổi thời điểm dùng thuốc… được xem là những can thiệp dược.

Như vậy có một mối liên hệ giữa các thuật ngữ XXSDT, VĐSDT và CTD. Trong đó, XXSDT là hoạt động phân tích việc sử dụng thuốc của BN, mà nhiệm vụ chính là phát hiện các VĐSDT và đề xuất tương ứng các CTD.

1.1.2. Vai trò của xem xét sử dụng thuốc

Việc triển khai XXSDT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác DLS tại bệnh viện (BV) về mặt pháp lý, mặt lâm sàng cũng như mặt kinh tế [31] [45].

a) Về mặt pháp lý

XXSDT là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của dược sĩ lâm sàng đã được Bộ Y tế quy định trong thông tư Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 [2].

Theo đó, dược sĩ lâm sàng có các nhiệm vụ chung như:

- Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc

- Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong BV.

- Theo dòi, giám sát phản ứng có hại của thuốc

- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại BV.

- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc BV phê duyệt.

Tại khoa lâm sàng,dược sĩ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử dụng thuốc của người bệnh.


- Khai thác thông tin của người bệnh (bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh) về: tiền sử sử dụng thuốc; tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.

- Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đi buồng bệnh cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về: chỉ định ; chống chỉ định; lựa chọn thuốc; dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc; các tương tác thuốc cần chú ý; phản ứng có hại của thuốc.

- Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc đồng thời điền vào mẫu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo trưởng khoa Dược xin ý kiến chỉ đạo.

- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên.

- Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

b) Về mặt lâm sàng

VĐSDT là vấn đề đang được quan tâm hiện nay vì nó xảy ra rất phổ biến. Trên 98% BN của các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Úc có ít nhất 1 VĐSDT [37]. Theo số liệu thu thập tại Mỹ cho thấy các biến cố có hại của thuốc mỗi năm gây ra 3,8 triệu BN nhập viện; 7000 ca tử vong; tiêu tốn 21 tỷ USD chi phí y tế [29].

Quá trình XXSDT đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các VSĐST để tiến hành CTD kịp thời. Theo một nghiên cứu vào năm 2014 tại Hà Lan, trung bình có 2,9 VĐSDT được phát hiện trên mỗi XXSDT [49]. Kết quả này khá tương đồng với một nghiên cứu tại một BV của Việt Nam cùng năm với 2,8 VĐSDT/ 1 bệnh án [1]. Tại Pháp, XXSDT đã giúp giảm 66% biến cố có hại của thuốc ở khoa Hồi sức [30], giảm 78% biến cố có hại của thuốc ở khoa Y [43]. Theo một nghiên cứu khác tại Pháp, trong các CTD được đề xuất thì có 67,3% là “Có ý


nghĩa lâm sàng” và 16,4% là “Rất có ý nghĩa lâm sàng” [20]. Nghiên cứu tổng quan trên Cochrane lại chỉ ra rằng XXSDT giúp giảm tỉ lệ phải điều trị tại khoa cấp cứu [19]. Theo một nghiên cứu tổng quan khác, XXSDT còn được ghi nhận giúp kiểm soát huyết áp và LDL – Cholesterol tốt hơn [26].

Như vậy công tác DLS nói chung và XXSDT nói riêng mang lại nhiều lợi ích trên lâm sàng như: nâng cao chất lượng kê đơn và giám sát điều trị; tham gia vào vòng tư vấn sử dụng thuốc giúp giảm tần suất xuất hiện phản ứng cho hại của thuốc và các biến cố có hại của thuốc; tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện; nâng cao hiểu biết của người bệnh về những thuốc mà họ sử dụng qua đó tăng tuân thủ điều trị của người bệnh [1].

c) Về mặt kinh tế

Tại Mỹ chi phí điều trị một biến cố có hại của thuốc vượt quá 2000 đến 3000 đô la Mỹ [13] [17]. Còn tại Pháp chi phí này khoảng 4120 euro [15].

XXSDT bên cạnh hiệu quả về lâm sàng, còn mang lại lợi ích về kinh tế. Nghiên cứu gần đây với quy mô lớn trên toàn thế giới do Hội các trường về Dược lâm sàng tại Mỹ (American College of Clinical Pharmacy, ACCP) thực hiện, kết quả được công bố năm 2008 cho thấy lợi ích rò ràng về mặt kinh tế do công tác DLS mang lại [39]. Kết quả một nghiên cứu tại Anh cũng cho thấy, chi phí trung bình cho mỗi BN kê đơn và nhập viện trong 6 tháng trước khi được CTD là 2190 bảng Anh và trong 6 tháng sau khi được CTD là 1883 bảng Anh. Điều này tương đương với mức tiết kiệm chi phí trung bình là 307 bảng Anh mỗi BN (95% CI: 1269 bảng Anh – 655 bảng Anh) [22].

1.1.3. Phân loại các mức độ xem xét sử dụng thuốc

Theo hướng dẫn XXSDT tại Anh năm 2002 [28], XXSDT được phân loại thành 3 mức độ (Bảng 1.1).

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí