Đánh Giá Tổng Quát Về Thực Trạng Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Du Lịch Thành Nhà Hồ

2.2.3.6. Hội nghị, hội thảo du lịch

Trong hai ngày 4 và 5/6/2012, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy giá trị di sản thế giới Thành nhà Hồ”. Hội thảo đã thu hút được trên 50 bản tham luận, tập trung ba nhóm vấn đề chính: Giá trị nổi vật của DSVHTG thành nhà Hồ; kinh nghiệm phát huy giá trị Di sản thế giới; giải pháp phát huy giá trị di sản thế giới thành nhà Hồ.

Tháng 4/2014, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ phối hợp với Tổng cục đón tiếp các công ty du lịch trong nước và tổ chức hội nghị nhằm quảng bá hình ảnh thành Hồ tới đông đảo du khách. Từ Hội nghị, các công ty du lịch đã thiết kế các tour du lịch tối ưu nhất cho khách du lịch. Theo đánh giá của Ban quản lí khu di tích, số lượng khách tham quan thành nhà Hồ tăng đột biến sau khi Hội nghị kết thúc.

2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành nhà Hồ

Như đã phân tích ở trên, thành nhà Hồ là một điểm du lịch còn mới mẻ và chưa thu hút được nhiều du khách xứng với tiềm năng. Việc xác định thương hiệu cho di sản nói chung cơ bản đã được triển khai, đạt được một số thành công nhưng phần nhiều vẫn còn có những hạn chế chưa được khắc phục.

2.3.1. Thành công

Bước đầu, thành nhà Hồ đã xây dựng được một hệ thống website hoàn chỉnh và có một bộ phận chuyên trách, có nhiệm vụ quản trị và vận hành website www.thanhnhaho.vn. Bên cạnh đó, thành nhà Hồ cũng đã và đang sử dụng một logo chung, tạo cho du khách ấn tượng nhất quán về hình ảnh thành nhà Hồ.

Du lịch lịch sử văn hóa được xác định là sản phẩm du lịch chính. Có thể thấy đây cũng là thế mạnh của di sản với các giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo có một không hai trong khu vực Đông Nam Á.

Thành nhà Hồ cũng đã tích cực quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu du lịch thông qua các tập gấp, tờ rơi.

Việc thu hút và khuyến khích người dân tham gia làm du lịch, đóng góp công sức xây dựng hình ảnh cho khu di sản cũng đã được chú trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Di sản được bảo vệ thường xuyên 24/24h, đặc biệt chú trọng bảo vệ an toàn kiến trúc di sản, hiện vật gốc tại di sản, hiện vật trong kho bảo quản, nhà trưng bày, toàn bộ tài sản cơ quan.

Trung tâm Bảo tồn đã quản lý toàn bộ đất đai tại di tích đàn tế Nam giao; tường thành, hệ thống đường dạo của Thành nội. Các khu vực di tích đã được khoanh vùng, lập mốc giới, hàng rào bảo vệ. Đồng thời hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều nhân viên vệ sinh môi trường quét dọn rác thải của khách tham quan tại khu di sản đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 10

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, trong quá trình xây dựng điểm đến của thành nhà Hồ còn tồn tại một số điểm hạn chế, cần khắc phục.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù lượng khách du lịch đang ngày một tăng nhưng dường như hình ảnh của khu di sản vẫn chưa được phát triển đúng tầm với vị thế của Di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Đầu tiên phải kể đến việc thành nhà Hồ chưa tìm ra được một bộ nhận diện thương hiệu đạt chuẩn. Di sản mới chỉ có logo, chưa có slogan. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến hình ảnh của khu di sản chưa được phổ biến và được nhiều du khách ghi nhớ.

Hoạt động quảng bá hình ảnh di sản ra thế giới đang còn thiếu và chưa được chú trọng. Khu di tích mới chỉ tham gia các triển lãm, hội nghị trong nước, chưa giới thiệu điểm đến trong các hội chợ lớn trong nước và quốc tế. Việc giới thiệu điểm đến ra ngoài phạm vi đất nước hiện tại chủ yếu chỉ được lồng ghép trong các chương trình xúc tiến du lịch chung của Việt Nam.

Hiện tại, khu di sản vẫn chưa có nhà tiếp khách. Khách du lịch khi đến

với thành nhà Hồ, qua cổng soát vé sẽ phải tự tìm hướng đi cho mình vì không có biển chỉ dẫn (thật ra có biển chỉ dẫn nhưng không nổi bật nên rất khó nhận ra, các điểm tham quan hiển thị trên biển chỉ dẫn cũng quay các hướng không đúng nên dễ làm du khách đi sai hướng mình cần).

Quy mô của khu di sản khá rộng và bị phân tán. Việc thiếu cây xanh tạo cảnh quan và bóng mát đã tạo nên cảm giác khu di sản khá vắng vẻ và rời rạc, không có điểm kết nối.

Kế đến, việc thành nhà Hồ đang bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh xấu do người dân chèo néo, lôi kéo khách du lịch mua chè lam, kẹo lạc,…. ngay vị trí gần phòng thu vé cũng là một điểm chưa tốt trong công tác bảo vệ hình ảnh của khu di sản.

Việc kết nối các điểm tham quan trong khu di sản cũng gặp hạn chế và ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách đến thành nhà Hồ.

Giao thông giúp du khách tiếp cận điểm du lịch chưa thuận tiện.

Trình độ cán bộ không đồng đều, lao động phổ thông chiếm 40% trong cơ quan.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng xây dựng thương hiệu của khu di sản thế giới thành nhà Hồ. Qua đó, tác giả đã chỉ ra được một số vấn đề sau:

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, có thể thấy rõ những giá trị nổi bật và độc đáo về di sản có một không hai trong quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Không chỉ là một di sản được cả thế giới công nhận mà thành nhà Hồ đã và vẫn đang tồn tại như một minh chứng cụ thể, hùng hồn về khả năng nổi bật của lịch sử Việt Nam trong quá khứ. Trong đó, tòa thành đá đã trở thành biểu tượng của tài năng, sự tài tình, đầy chiến lược của vị vua một thời Hồ Quý Ly.

Cũng trong chương 2, tác giả đã nêu ra được hiện trạng phát triển du lịch của khu di sản. Mặc dù lượng khách du lịch đang ngày một tăng nhưng

hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác tự nhiên, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, có sức thu hút khách cao. Tài nguyên du lịch phong phú nhưng số lượng khách đến còn khiêm tốn chưa tương xứng với danh hiệu di sản văn hóa thế giới. Từ những nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế, tác giả đã rút ra thành công và hạn chế trong công tác xây dựng thương hiệu du lịch của thành nhà Hồ. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ có cơ sở để tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và đưa ra các giải pháp trong công tác xây dựng thương hiệu du lịch cho thành nhà Hồ trong chương 3 của đề tài.

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH NHÀ HỒ


3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh giàu tài nguyên du lịch, chính vì thế, phát triển du lịch cũng là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của tỉnh. Ngày 25 tháng 4 năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã trình “Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện chương trình hành động Quốc gia về du lịch”. Đây được xem là một trong những động thái tích cực của các cấp lãnh đạo trong hoạt động khuyến khích xây dựng và phát triển du lịch tỉnh nhà.

Mục tiêu chung của tỉnh Thanh Hóa là thực hiện phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương để hình thành và phát triển các loại hình du lịch biển, đảo – nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – mạo hiểm, du lịch văn hóa – nghiên cứu, du lịch làng nghề - mua sắm, du lịch cộng đồng – trải nghiệm.

Để thực hiện được mục tiêu chung, tỉnh đã lên kế hoạch cho từng mục tiêu cụ thể, trong đó có các mục tiêu về chỉ tiêu lượt khách, cơ sở lưu trú du lịch, nhân lực du lịch, sản phẩm – tuyến điểm du lịch,… Cụ thể như sau:

* Về lượt khách:

Đến năm 2020, đón được 9.000.000 lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là 230.000 lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt 10.200 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch tỉnh giai đoạn 2014 - 2020 đạt 13%/năm về lượt khách và 27,2%/năm về doanh thu.

* Về cơ sở lưu trú du lịch:

Đến năm 2020, có 700 cơ sở lưu trú du lịch với 32.500 phòng, trong đó dự kiến có 180 khách sạn từ 1 đến 5 sao.

* Về lao động trong ngành du lịch:

Đến năm 2020, nâng tổng số lao động trong ngành du lịch lên 50.500 người. Trong đó, lao động có trình độ Đại học chiếm 25%; lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là 35%; lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề chiếm 20%.

* Về sản phẩm - tuyến du lịch:

Về sản phẩm du lịch, trong giai đoạn 2014-2020, tỉnh sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện, giới thiệu, quảng bá và tổ chức khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng – tắm biển; Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh; Du lịch sinh thái, cộng đồng; Du lịch văn hóa tâm linh;…

Về tuyến du lịch, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung xây dựng các tuyến du lịch trọng điểm xuất phát từ thành phố Thanh Hóa hoặc các khu du lịch biển Sầm Sơn/ Hải Tiến/ Tiên Trang/ Hải Hòa/ Nghi Sơn đi các điểm du lịch tiềm năng, trong đó thành nhà Hồ. Đây cũng chính là một sản phẩm du lịch phù hợp với kế hoạch phát triển dài hạn của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, đó là du lịch văn hóa – di sản.

* Môi trường du lịch

- Đến năm 2020, đạt 100% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đến năm 2020, chấm dứt tình trạng ăn mày, ăn xin, hàng rong và chèo kéo khách ở tất cả các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

* Về cơ sở hạ tầng du lịch

Tập trung đầu tư cơ bản, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En,

suối cá Cẩm Lương, biển Hải Hòa, biển Hải Tiến, Nam Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn...

3.1.2. Chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển hơn nữa du lịch tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đề ra các kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa đề ra rõ kế hoạch tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh. Trong đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa sẽ phối hợp cùng Đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương xây dựng nội dung các chuyên mục, phóng sự, clip, phim tài liệu nhằm quảng bá về du lịch xứ Thanh theo từng chủ đề và sự kiện cụ thể. Tiếp theo, UBND tỉnh Thanh Hóa giao nhiệm vụ cho Sở Công thương phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thực hiện sản xuất quà tặng lưu niệm mang biểu trưng du lịch Thanh Hóa, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Thanh Hóa.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng phối hợp với trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh nhằm tổ chức cuộc thi và in sách “Ảnh đẹp du lịch Thanh Hóa”. Nhiệm vụ này cũng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Thanh Hóa rộng rãi và chuyên nghiệp hơn.

Ngoài các kế hoạch trên, tỉnh Thanh Hóa cũng nêu ra kế hoạch xây dựng, biên soạn và sản xuất ấn phẩm xúc tiến du lịch tỉnh; đồng thời đầu tư hệ thống biển chỉ dẫn ở các khu du lịch và nâng cấp, sửa chữa, lắp mới hệ thống pano quảng cáo khổ lớn trên địa bàn toàn tỉnh nhằm khuếch trương hình ảnh đặc sắc của du lịch Thanh Hóa đến du khách trong và ngoài tỉnh.

Đối với hoạt động xúc tiến, UBND cũng chỉ thị cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tham gia các sự kiện chuyên ngành (năm du lịch, Festival của các

tỉnh thành khác) nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thương hiệu đặc trưng của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao hơn nữa tầm ảnh hưởng của du lịch tỉnh nhà, kế hoạch cũng chỉ rõ cần khai thác thị trường khách quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao, tổ chức khảo sát thiết kế tuyến du lịch đường bộ “Bốn quốc gia – Một điểm đến” qua cửa khẩu Na Mèo, bao gồm các nước: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

3.1.3. Quy hoạch phát triển du lịch Thành nhà Hồ

Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch. Theo đó, quy hoạch tổng thể có quy mô 5.078,5 ha, gồm vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi rộng 155,5 ha, gồm 03 hợp phần của khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là: Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao. Vùng đệm rộng 4.923 ha, gồm: Di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh và các công trình tôn giáo tín ngưỡng; Khu vực cảnh quan đồi, núi, sông hồ có mối quan hệ với di sản thế giới Thành Nhà Hồ; khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; thị trấn Vĩnh Lộc; làng xã và đồng ruộng.

Kế hoạch nhấn mạnh nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan môi trường khu di sản. Để phát triển bền vững, thành nhà Hồ rất cần các định hướng đúng và khai thác hợp lí. Ngay từ bây giờ, các nhà quản lý cần tính đến bài toán vệ sinh môi trường, bảo vệ và cải thiện cảnh quan môi trường trong và quanh khu vực của di sản.

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng vạch ra mục tiêu kết nối với các điểm tham quan lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh phụ cận để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử đặc biệt của khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó, một số tuyến điểm đã được đề xuất như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023