Xác Định Sản Phẩm Du Lịch Chính Và Các Sản Phẩm Du Lịch Hỗ Trợ Của Thành Nhà Hồ

nhiều du khách không biết thành nhà Hồ ở đâu, muốn đến phải đi như thế nào... Điều này cho thấy, thông tin về thành nhà Hồ bằng ngoại ngữ khá ít và thiếu chi tiết. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần tập trung vào những giá trị cốt lõi mà thành nhà Hồ có được, điều đó có thể cụ thể hóa bằng các tính từ sau: Độc đáo, tinh tế và bí ẩn. Chính vì thế, thành nhà Hồ cũng rất cần có một câu khẩu hiệu phiên bản tiếng Anh để khách du lịch quốc tế cũng có thể biết đến và cảm nhận những giá trị to lớn về thành nhà Hồ, qua đó có thể tạo động cơ thu hút khách du lịch đến với di sản. Tác giả xác định yếu tố “bí ẩn” (Mystery) sẽ là từ khóa quan trọng nhất cho những du khách muốn tìm hiểu thông tin về thành nhà Hồ.

Dựa trên biểu trưng và câu khẩu hiệu xây dựng được, tác giả xác định cần tạo nên một bộ nhận diện hoàn chỉnh và thống nhất cho thành nhà Hồ, để tạo hiệu quả tối đa và ấn tượng với du khách trong các hạng mục văn phòng (Danh thiếp, phong bì thư, tiêu đề thư, thiệp chúc mừng,…); hệ thống bảng hiệu (Pano, bảng hiệu, poster, standee,...); Hệ thống xúc tiến thương mại (Mũ, nón, móc chìa khóa, túi đựng, bút,...); Hệ thống đối ngoại (Website, template, đồng phục nhân viên, sân khấu sự kiện,…); Hệ thống sản phẩm – dịch vụ (Brochure; profile, catalogue,…).

3.2.3. Đề xuất giải pháp thực hiện thương hiệu

Để đưa thương hiệu thành nhà Hồ đến gần hơn với du khách, điểm đến cần triển khai các hoạt động marketing (trực tiếp và gián tiếp) nhằm thu hút sự chú ý từ khách du lịch.

Trên thực tế, thành nhà Hồ chưa từng tham gia hội chợ du lịch quốc tế nào. Đây sẽ là một thiếu sót cho điểm đến vì hội chợ quốc tế là nơi tập trung rất nhiều các công ty du lịch, lữ hành khai tác các điểm du lịch khác nhau trên thế giới. Trước mắt, với kinh phí không nhiều, thành nhà Hồ có thể tham gia hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức trong nước như hội chợ du lịch quốc tế VITM tại Hà Nội và hội chợ du lịch quốc tế ITE tại

87

thành phố Hồ Chí Minh.

Thông qua các sự kiện, lễ hội được tổ chức tại địa phương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, thành nhà Hồ cần tận dụng tối đa việc quảng cáo thông qua bộ nhận diện thương hiệu của mình. Từ việc địa điểm tổ chức đến các vật dụng, ấn phẩm được sử dụng trong sự kiện đều phải tăng cường tối đa sự góp mặt của dấu ấn thương hiệu.

Thông qua các hội nghị, hội thảo, famtrip,… được tổ chức, thành nhà Hồ cũng cần tạo điểm nhấn cho khách mời tham gia bằng bộ nhận diện thương hiệu của mình thông qua các hạng mục văn phòng, hệ thống xúc tiến thương mại, hệ thống sản phẩm – dịch vụ kể trên. Các cuộc hội thảo, hội nghị,… cũng sẽ là cơ hội để thông tin về điểm đến được phổ biến rộng rãi và chi tiết hơn đến các thành phần tham gia.

Trong thời đại bùng nổ Internet với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, phát triển thương hiệu trực tuyến (online) sẽ giúp các đơn vị phát huy được tối đa năng lực quảng cáo của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Việc xây dựng thương hiệu theo cách truyền thống (Marketing trực tiếp) chỉ có thể giúp thành nhà Hồ phổ biến hơn với du khách trong nước do công cụ bị hạn chế về điều kiện địa lý và không gian, thời gian. Với việc sử dụng marketing online thông qua internet, báo, đài, tivi, các trang mạng xã hội như facebook, youtube, thư điện tử,… du khách thế giới sẽ biết đến điểm đến nhiều và nhanh hơn chỉ với những thao tác không quá phức tạp.

Yêu cầu cần thiết cần đặt ra cho công tác phát triển thương hiệu là các hoạt động phải được triển khai tập trung, đồng bộ và chuyên nghiệp. Việc nhắc đi nhắc lại cùng một thông điệp và với tần suất cao sẽ khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm của mình hơn.

Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 12

3.3. Một số đề xuất khác

3.3.1. Đối với chính quyền địa phương

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, bất kể ngành nghề nào muốn

88

phát triển thuận lợi và mạnh mẽ cũng đều cần sự khuyến khích, du lịch càng không phải là một ngoại lệ. Đối với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, huyện Vĩnh Lộc nói chung, đây cũng đều sẽ là các yếu tố thúc đẩy công tác phát triển thương hiệu của thành nhà Hồ.

Có thể nhận thấy các dự án đầu tư phát triển du lịch thành nhà Hồ của tỉnh Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc đang khá ít ỏi. Bên cạnh các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, chính quyền địa phương cũng cần các động thái tích cực hơn nữa trong việc đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có và cấp thiết của Khu di sản thành nhà Hồ như: Xây dựng nhà đón tiếp khách; đầu tư và phát triển hệ thống cây xanh tạo bóng mát mà mỹ quan; xây dựng và cải tạo khu vệ sinh công cộng trong khu di sản.

Bên cạnh đó, việc có những chính sách thông thoáng giúp các công ty du lịch, lữ hành xây dựng và khai thác các chương trình du lịch đến thành nhà Hồ cũng cần được quan tâm đẩy mạnh.

3.3.2. Đối với người dân địa phương

Du lịch sẽ phát triển toàn diện khi có sự tham gia của đông đảo người dân địa phương. Tuy nhiên, muốn mọi người dân đều tham gia làm du lịch là điều không phải dễ.

Trước tiên, các cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương giáo dục người dân về tầm quan trọng của sản phẩm du lịch, những lợi ích của việc phát triển du lịch và tác hại ngược trở lại nếu bảo vệ không tốt các nguồn tài nguyên. Công tác giáo dục có thể thông qua biện pháp tuyên truyền, vận động hoặc mở các lớp bồi dưỡng cho người dân về các cách tham gia phát triển du lịch.

Thái độ của người dân có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các khách du lịch. Việc người dân luôn thân thiện, hòa nhã và hiếu khách sẽ là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong công tác tạo dựng hình ảnh đối với điểm du lịch ở bất cứ đâu. Bên cạnh đó, cách bán hàng, kinh doanh và các sản

89

phẩm dịch vụ của người dân cần tuyệt đối tránh tình trạng ép giá, chèo néo khách hoặc đi theo làm phiền khách,… Do vậy, cần chỉ rõ cho người dân biết và nhận thức được hành vi, thái độ của họ đối với khách du lịch.

Một vấn đề quan trọng nữa về dân cư đó chính là công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại địa phương. Rác thải tại các khu du lịch vô cùng nhiều, một phần do khách du lịch thiếu ý thức, một phần không nhỏ chính là do người dân, những gánh hàng rong, các hộ kinh doanh các mặt hàng du lịch nhỏ lẻ gây ra. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và làm việc của người dân. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính họ và góp phần gây những ấn tượng tốt đẹp về điểm du lịch cho khách du lịch.

3.3.3. Đối với các hãng lữ hành

Đối với những du khách tìm hiểu thông tin về thành nhà Hồ trên internet, đặc biệt là các du khách nước ngoài, một trong những điều họ thấy đáng tiếc nhất chính là việc thiếu vắng thông tin về điểm đến và rất khó khăn để tìm được một công ty du lịch thường xuyên tổ chức tour đến thành Hồ.

Với một địa điểm khá xa so với các điểm du lịch trung tâm như thành nhà Hồ, việc tổ chức một tour riêng cho nhóm nhỏ vài khách tốn một phần chi phí rất lớn cho đi lại. Chính vì thế, để giảm thiểu chi phí của khách hàng và thúc đẩy khách du lịch nhiều hơn, tác giả đề xuất các công ty du lịch liên kết, tổ chức các chương trình du lịch kết hợp tham quan thành nhà Hồ theo hình thức ghép khách.

Bên cạnh đó, các công ty du lịch góp phần quảng cáo hình ảnh thành nhà Hồ đến đông đảo du khách trong và ngoài nước thông qua hình thức giới thiệu các chương trình du lịch và điểm đến trên website của công ty. Đây được xem là một trong những công cụ hỗ trợ quảng cáo tốt nhất cho thành nhà Hồ trong bối cảnh hiện tại.

Một vấn đề quan trọng nữa và rất cần sự chung tay, góp sức của các hãng lữ hành là việc kết nối các điểm du lịch nội vùng và liên vùng. Không

90

chỉ các công ty du lịch Thanh Hóa tổ chức và xúc tiến các chương trình du lịch trong tỉnh, các hãng lữ hành ở các tỉnh thành khác, đặc biệt là thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình,… cũng cần mở rộng quy mô sản phẩm du lịch của mình và kết nối các điểm tham quan khác với thành nhà Hồ. Có như vậy, thành nhà Hồ mới thật sự trở thành một điểm du lịch được nhiều du khách biết đến và lựa chọn.

3.3.4. Thông qua các giải pháp hỗ trợ

3.3.4.1. Hoàn thiện điều kiện sẵn sàng đón tiếp

Qua phân tích nghiên cứu, hiện tại cơ sở vật chất thành nhà Hồ khá thiếu và yếu. Nếu muốn đón được nhiều du khách trong tương lai, khu di sản cần đảm bảo các cơ sở vật chất để sẵn sàng đón tiếp khách và đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Trong điều kiện hiện tại, thay vì ưu tiên xây dựng các cơ sở vật chất lưu trú, ban quản lý cần đầu tư cho các hạng mục sau đây:

Đầu tiên, ban quản lý cần cho xây dựng nhanh nhất phòng đón tiếp khách. Đây sẽ là nơi đầu tiên đón khách sau khi khách đi qua cổng soát vé. Chính vì thế, cần đầu tư xây dựng cơ sở đón khách khang trang, rộng rãi và thoải mái để khách có thể tạm dừng chân nghỉ ngơi, tìm hiểu các thông tin bước đầu về di sản. Chính vì thế, ở đây cần bố trí lực lượng thuyết minh viên sẵn sàng tiếp đón và giới thiệu cho khách về sơ đồ các tuyến tham quan, các thông tin chung về điểm tham quan để du khách thuận tiện trong việc theo dõi và lựa chọn điểm đến.

Thứ hai, xây dựng hệ thống giao thông cho các loại xe du lịch cỡ nhỏ (xe điện), xe thô sơ (xe trâu, xe bò) phục vụ du khách tham quan tổng thể khu vực Hoàng thành. Do các điểm tham quan nằm cách xa nhau, việc lên phương án vận chuyển và kết nối các điểm tham quan là vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, hoạt động này cũng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịch.

91

Thứ ba, khu di tích cần đầu tư và trồng mới thêm nhiều cây xanh tạo bóng mát, khuôn viên cảnh quan, ghế đá nghỉ chân tạo khu vực di tích Hoàng Thành, đàn tế Nam Giao,… để phục vụ du khách. Việc thiếu cây xanh và các trang thiết bị hạ tầng đô thị khiến cho di sản ở thời điểm hiện tại trông khá hoang sơ và vắng vẻ, dễ tạo cảm giác nhàm chán và kép hấp dẫn cho du khách.

Để hình ảnh khu di sản chuyên nghiệp và thân thiện hơn, Ban quản lý cần quy hoạch và phân chia rõ ràng khu vực kinh doanh bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, tránh để tình trạng chèo néo khách du lịch như hiện tại. Việc tham gia làm kinh tế của người dân là quyền lợi chính đáng, song cần phải có chế tài rõ ràng để hoạt động này không làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của di sản.

3.3.4.2. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm du lịch hỗ trợ của thành nhà Hồ

Trước tiên, ban quản lý cần tập trung khai thác và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có: Du lịch văn hóa. Tác giả đề xuất học tập mô hình phát triển của khu di tích Mỹ Sơn là bài học kinh nghiệm.

Xét về hai điểm du lịch này có nhiều nét tương đồng: Thứ nhất, cả hai đều là công trình kiến trúc độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; thứ hai cả hai đều cách khá xa trung tâm (Thành nhà Hồ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 50km, Mỹ Sơn cách phố cổ Hội An khoảng 70km); thứ ba, cả hai khu di tích đều nằm cách xa so với các địa điểm lưu trú, ăn uống.

Trước tiên, ban quản lý khu di tích thành Hồ cần quy hoạch lại rõ ràng các tuyến, điểm tham quan trong tour tham quan văn hóa di sản thế giới thành nhà Hồ. Trước mắt, có thể khai thác tuyến Nhà trưng bày hiện vật – Cổng Nam – Nhà cổ ông Phạm Ngọc Tùng hoặc đền thờ Bi ký nàng Bình Khương – Xem biểu diễn nghệ thuật tại Bảo tàng nhân học Vùng di sản. Vé tham quan hiện tại đang là 10.000 đồng, chủ yếu cho du khách tự do tham quan, không

92

bao gồm thuyết minh viên tại điểm. Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hơn, thành nhà Hồ có thể đề xuất tăng giá vé tham quan nhưng phải đảm bảo chất lượng cho khách du lịch. Có như vậy, tương lai khách du lịch mới có thể đến khu di sản nhiều hơn.

Bên cạnh sản phẩm du lịch chủ đạo, Ban quản lý cần đề ra các sản phẩm du lịch bổ trợ nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch hiện có. Ngày 17/12/2013, UBND huyện Vĩnh Lộc đã đệ trình lên UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin lập đề án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc. Hi vọng rằng, kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện và trở thành sản phẩm bổ trợ đắc lực cho sản phẩm du lịch văn hóa thành nhà Hồ.

3.3.4.3. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác

* Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ khu di sản

Nguồn lực con người luôn là vốn quý cho mọi quá trình lao động và tích lũy của xã hội. Do vậy, việc quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, bổ sung vào đội ngũ nhân viên còn thiếu nhiều cả về số lượng và chất lượng cũng là một vấn đề cần ưu tiên cần ưu tiên giải quyết của khu di sản thế giới thành nhà Hồ.

Để nâng cao được chất lượng nhân lực phục vụ khu di sản, cần chú ý phát triển ba lực lượng chính sau đây: Thứ nhất là bồi dưỡng và nâng cao trình độ lực lượng cán bộ nhân viên hiện có của Ban quản lí khu di sản; hai là kêu gọi và phát triển nguồn nhân lực du lịch là người dân địa phương sẵn sàng tham gia phục vụ du lịch; ba là kêu gọi và khuyến khích nhân lực có trình độ cao về du lịch về công tác tại thành nhà Hồ.

Đầu tiên, với lực lượng cán bộ nhân viên hiện có, trước mắt Ban quản lý cần có các hoạt động tập huấn nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Thuyết minh viên tại điểm sẽ là lực lượng nòng cốt và chủ đạo trong công tác đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch, do đó cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ này để nâng cao tính chuyên nghiệp và kiến thức

93

diễn giải. Bên cạnh đó, việc chỉ có 02 hướng dẫn viên có khả năng ngoại ngữ phục vụ khách nước ngoài là quá thiếu và yếu, nếu lượng du khách nước ngoài đến tập trung sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.

Thứ hai là nguồn nhân lực là người dân địa phương. Hiện tại, bên cạnh nhân lực thường trực phục vụ tại Khu di sản, Ban quản lý thường huy động từ 50 đến 100 người trong các ngày lễ hội như ngày Kỵ mẫu bà Bình Khương, ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, ngày giỗ Đức Thánh Trần tháng 4 âm lịch,… Lực lượng này đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của Ban quản lí. Chính vì thế, việc quan tâm và thu hút sự tham gia của lực lượng này sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh chuyên nghiệp và đoàn kết của cộng đồng dân cư xung quanh khu di sản.

Thứ ba, Ban quản lý cần quan tâm đến lực lượng kế cận và tiếp nối phục vụ khu di sản. Chính sách khuyến khích và kêu gọi nhân tài sẽ luôn là động lực phát huy các giá trị tiềm năng của điểm đến. Ban quản lý cần tạo cơ hội cho các nhân lực có thành tích học tập tốt (đúng chuyên ngành của vị trí cần tuyển dụng), có nguyện vọng cống hiến cho sự phát triển của Di sản và đồng thời ưu tiên nhân lực là con em người dân địa phương. Việc này sẽ vừa góp phần nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, vừa thúc đẩy sự cố gắng và nỗ lực hết mình vì quê hương của họ.

* Nâng cao dịch vụ du lịch bổ trợ tại khu di sản

Như đã phân tích ở trên, dịch vụ tại khu di sản còn thiếu và yếu rất nhiều. Việc nâng cao các dịch vụ hiện có là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết cho khu di sản ở thời điểm hiện tại nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh đối với khách du lịch. Với cơ sở vật chất còn nghèo nàn và thiếu thốn, khu di tích rất cần nâng cao và tạo điểm nhấn nhất định cho điểm đến bằng việc củng cố và phát triển các dịch vụ hiện tại như dịch vụ thuyết minh viên tại điểm, quầy nước và đặc sản địa phương phục vụ miễn phí cho khách tham quan.

Đặc biệt, với hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách, PGS.

94

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí