Đề Xuất Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến Du Lịch Thành Nhà Hồ

+ Tuyến du lịch kết nối Thành Nhà Hồ với các kinh đô cổ: Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long (Hà Nội);

+ Tuyến du lịch kết nối Thành Nhà Hồ với các di sản thế giới, như: Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Tràng An (Ninh Bình), Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long (Hà Nội), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

+ Lấy trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc làm điểm xuất phát, hình thành tuyến du lịch kết nối Thành Nhà Hồ với các điểm, cụm điểm tham quan du lịch trong tỉnh, như: sông Mã; núi Tứ Linh, núi Đún; động Hồ Công; Đa Bút - động Tiên Sơn; Phủ Trịnh - động Kim Sơn; chùa Giáng; đền Trần Khát Chân

- Phủ Trịnh - Nghè Vẹt.

+ Hình thành các tuyến du lịch chuyên đề: du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng (thăm các ngôi làng truyền thống Xuân Giai, Tây Giai, Đông Môn...); du lịch dã ngoại kết hợp leo núi (núi Tứ Linh, núi Đún, núi Voi...); du lịch đường sông dọc theo Sông Mã...

Quy hoạch còn thể hiện ở mục tiêu xác định chức năng và diện tích đất sử dụng cho khu vực di tích, khu dân cư, khu vực bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng trong từng giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Thành nhà Hồ sẽ được định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ.

Tạo căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang tổng thể khu di tích theo đồ án Quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định quản lý kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc

cảnh quan khu di tích, các biện pháp khuyến khích bảo vệ di tích, kiểm soát sự thay đổi dân số.

Với quy hoạch tổng thể được phê duyệt, hi vọng trong một tương lai không xa, thành nhà Hồ sẽ phát huy đúng tiềm năng của mình và bắt kịp đà phát triển của các di sản văn hóa khác được UNESCO công nhận.

3.2. Đề xuất xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Thành nhà Hồ

3.2.1. Điều tra thị trường và phân tích điểm đến

Để có thể đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành nhà Hồ mang tính khả thi và thực tế, tác giả đã tiến hành điều tra thị trường, phân tích điểm đến và tìm hiểu nhận diện thương hiệu thành nhà Hồ. Qua quá trình khảo sát, tác giả cũng đã thu được một số kết quả bước đầu rất khả quan.

Với các số liệu thống kê chi tiết lượng khách đến thành nhà Hồ từ 2009 đến năm 2013 đã chỉ ra rằng, thành nhà Hồ đang là một điểm đến ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Thống kê khách du lịch nội địa và quốc tế đến thành nhà Hồ (2009 – 2013)


Năm

Khách

trong tỉnh

Khách

ngoài tỉnh

Khách

nước ngoài

Đơn vị tính: Nghìn lượt

2009

2638

9077

35

2010

3014

16324

189

2011

7802

20749

472

2012

24478

38905

1023

2013

26593

40216

1107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

[Nguồn: Ban quản lý Khu di sản Thành nhà Hồ]

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rõ:

- Khách quốc tế đến Thành Nhà Hồ khoảng gần 600 lượt người/ năm;

- Khách nội địa đến Thành Nhà Hồ khoảng 40.000 lượt người/ năm;

Bên cạnh đó, Ban Quản lý khu di tích cũng đã đưa ra thống kê về lượt khách tham quan đến theo các thời điểm khác nhau, trong đó:

- Khách ngày thường 106 lượt người/ ngày;

- Ngày tạo lễ tết 300 lượt người/ ngày;

- Ngày nghỉ cuối tuần khoảng 150 đến 300 lượt người/ ngày.

Cũng qua số lượng khách thống kê được có thể nhận thấy, khách du lịch nội địa đang là thế mạnh của thành nhà Hồ với sự chênh lệch rất lớn so với du khách quốc tế. Đây cũng được tác giả xác định là khách hàng mục tiêu trong quá trình xây dựng thương hiệu của thành nhà Hồ.

Để nắm bắt chi tiết hơn về đối tượng khách được xác định là thị trường mục tiêu này, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát, tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch nội địa tại thành nhà Hồ. Một số kết quả khả quan đã thu nhận được.

Đầu tiên phải kể đến, số lượng khách tham quan chủ yếu thành nhà Hồ đến từ các địa phương khác ngoài tỉnh Thanh Hóa (chiếm tới 91,6%). Bên cạnh đó phải kể đến số lượng ấn tượng là các khách du lịch trong độ tuổi từ 20 đến 55 tuổi, chiếm 96%. Điều này cũng lí giải tại sao, thành phần khách chủ yếu đến đây là cán bộ công nhân viên nhà nước và các công ty tư nhân (chiếm 84,8%).

Đối với câu hỏi liên quan đến phương tiện tiếp cận điểm đến, có 80,2% du khách cho biết họ đến tham quan bằng phương tiện là xe của công ty du lịch. Tuy nhiên, khi phỏng vấn trực tiếp, thì lượng khách du lịch thuê xe của công ty du lịch và tự tổ chức chương trình cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ du khách được hỏi. Bởi theo họ, việc tự tổ chức chương trình giúp họ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian và bố trí kết hợp các mục đích khác (đi thăm bạn bè, gia đình, đi nghỉ biển theo hình thức gia đình, hội nhóm,…). Đa số du

khách đến thành nhà Hồ lần đầu (chiếm 99,4%), 0,6% du khách quay lại lần thứ 2 (vì mục đích công việc), trong số các du khách được hỏi chưa có ai quay lại lần thứ 3.

Đối với câu hỏi về kênh thông tin biết đến thành nhà Hồ, tác giả chủ động để du khách có thể lựa chọn hơn một đáp án vì như thế, du khách sẽ thể hiện đúng hơn và đa dạng hơn cách họ tiếp cận với thành nhà Hồ. Có tới 87% số người được hỏi lựa chọn kênh thông tin là công ty du lịch. Điều này chứng tỏ, mặc dù thành nhà Hồ chưa phải là một sản phẩm du lịch được nhiều công ty du lịch khai thác, nhưng các doanh nghiệp này vẫn luôn cập nhật các thông tin liên quan đến thành nhà Hồ cho du khách, hướng du khách hướng đến lựa chọn tuyến điểm này. Ngoài ra, 69,7% du khách cho biết họ biết đến thành nhà Hồ qua tivi, báo đài, phương tiện internet,… Đây là một kênh thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và phổ rộng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ thông tin. Với một số phiếu trả lời lựa chọn phương án biết đến thành nhà Hồ qua phương tiện thông tin đại chúng, tác giả đã trực tiếp phỏng vấn để có thể thu nhận thêm thông tin. Một vài du khách cho biết, họ biết đến thành nhà Hồ khi đọc được một số thông tin liên quan đến thành nhà Hồ, xem các chương trình trên truyền hình,… Một số khác cho biết họ chỉ biết đến thành nhà Hồ sau khi đọc chương trình du lịch có bao gồm điểm tham quan thành nhà Hồ, và họ đã tìm hiểu thêm thông tin trên internet,… Dù du khách tiếp cận điểm đến ở phương diện nào, thì phương tiện truyền thông, trong đó có internet luôn là công cụ hữu ích và nhanh chóng nhất kết nối du khách và điểm đến. 8,4% biết đến thành nhà Hồ vì bản thân họ là người dân trong tỉnh Thanh Hóa, thường xuyên được xem và biết đến thành nhà Hồ qua các chương trình truyền hình, banner quảng cáo được trưng bày nhiều nơi trong tỉnh. 10,8% du khách được bạn bè giới thiệu và 5,9% còn lại có các phương án trả lời khác (như chỉ khi được đến thăm quan mới biết đến thành nhà Hồ, qua nhìn thấy hình ảnh thành nhà Hồ ở một số

82

banner, qua chương trình học tập,…).

Trong câu hỏi mở về hình ảnh nào ấn tượng du khách nhất, có rất nhiều các câu hỏi có quan điểm giống nhau, giúp tác giả có được nhận định rõ hơn về hình ảnh của điểm đến trong suy nghĩ của du khách. Có tới 52.9% du khách bị hấp dẫn bởi nhiều cổng thành với những phiến đá đồ sộ; có 18,6% du khách bị hấp dẫn bởi lịch sử xây thành đầy huyền bí, đặc biệt là các du khách trong độ tuổi từ 36 đến 55. Số % còn lại cho rằng điểm thu hút họ nằm ở mức độ hiểu biết của thuyết minh viên tại điểm; sự nhiệt tình của đội biểu diễn nghệ thuật truyền thống; sự yên bình của phong cảnh và một số lí do khác.

Để đi tìm khách hàng tiềm năng cho khu di sản, tác giả cũng đã truy cập vào các trang diễn đàn, mạng xã hội để tìm hiểu về nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch về thành nhà Hồ. Tại đây, tác giả nhận thấy phần đông số lượng muốn tìm hiểu và đến với thành nhà Hồ chính là khách du lịch quốc tế. Một số ý kiến quan trọng của các du khách nước ngoài đã được thu thập và đóng góp cho luận văn những thông tin rất hữu ích. Có thể nhận thấy, hầu hết các bình luận đều cách đây ít nhất là 1 năm (2014), các bình luận cũ hơn xuất hiện từ năm 2011 trở đi. Điều này chứng tỏ, thành nhà Hồ chỉ thực sự được du khách biết đến và chú ý kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong hầu hết các nội dung tìm hiểu, du khách nước ngoài thường tập trung làm rõ cho câu hỏi: Thành nhà Hồ nằm ở đâu của Việt Nam, và đi như thế nào để đến được với thành nhà Hồ. Rất nhiều các bình luận của những người đã từng đến với thành nhà Hồ cho biết đường đi đến thành nhà Hồ rất khó khăn. Ở đây cũng không có những tour du lịch ghép đoàn như các điểm du lịch phổ biến khác, giao thông đi lại khó khăn với ngay cả những người ở địa phương khác không sinh sống ở Thanh Hóa. Nhiều người lựa chọn phương án từ Hà Nội về Ninh Bình ở một đêm, ngày hôm sau nối tour đi thành nhà Hồ (tự túc thuê xe) và sau đó lại quay trở lại Ninh Bình hoặc về Hà Nội. Việc tự túc đi đến thành nhà Hồ cho du khách nước ngoài lần đầu tiên

83

đến đây dường như là không thể. Chính vì thế, giao thông và sự thiếu vắng thông tin về điểm đến được coi là một trong những cản trở lớn nhất du khách nước ngoài đến với khu di sản. Ngoài ra, với phần đông khách quốc tế, hướng dẫn viên ngoại ngữ tại thành nhà Hồ cũng là một hạn chế khi rất thiếu (hiện chỉ có 2 thuyết minh viên ngoại ngữ) và rất yếu (trình độ ngoại ngữ không cao, dẫn đến khả năng truyền tải thông tin đến khách du lịch bị hạn chế). Chính vì thế, nhiều khách quốc tế cho rằng nếu muốn có hướng dẫn viên nên đặt lịch trước hoặc có thể tự tìm hiểu thay vì phụ thuộc vào họ.

Tuy nhiên, cũng từ những kênh thông tin này, đối với những du khách đã từng đến với thành nhà Hồ, họ đều bày tỏ một sự thích thú và bị hấp dẫn bởi những tòa thành đá và phong cảnh yên bình nơi đây. Điều làm họ thu hút nhất là những tòa thành bằng đá khổng lồ, vẫn giữ được nguyên vẹn qua thời gian, tạo nên câu hỏi lớn vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng về cách thức được khai thác và xây dựng. Bên cạnh đó, hình ảnh những người dân hiền lành, mến khách nơi đây cũng thực sự là một trong những lý do khiến du khách ấn tượng và ghi nhớ. Họ cũng không quên nhắn gửi lời khuyên đến bạn đọc hãy một lần đến đây để được trải qua những cảm xúc như họ. Như vậy, có thể thấy, sức lôi cuốn của di sản cũng không hề nhỏ đối với các du khách nước ngoài. Đây cũng sẽ là một thông tin quan trọng để tác giả đưa ra giải pháp trong việc xây dựng thương hiệu cho thành nhà Hồ.

Qua những phân tích trên đây có thể thấy rõ việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại của điểm đến và thỏa mãn sự nhận thức của khách du lịch về khu di sản sẽ là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng trong quá trình đi tìm thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà Hồ.

3.2.2. Đề xuất giải pháp nhận diện thương hiệu

Để xây dựng được thương hiệu, trước tiên cần phải có bộ nhận diện thương hiệu đạt chuẩn và ấn tượng. Như đã phân tích ở trên, hiện tại thành nhà Hồ đã xây dựng được logo riêng cho di sản. Về mặt bố cục, Logo chia

làm hai phần: Phần chữ và phần hình ảnh. Phần chữ trong Logo là sự kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt, nội dung giới thiệu về thông tin điểm đến: “Thành nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới” và “Ho Citadel”. Phần hình ảnh là sự kế hợp của logo di sản thế giới thu gọn, với điểm nhấn là mô tả các cổng thành nhà Hồ theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Đặt giữa trung tâm logo là mô hình cổng Nam của thành nhà Hồ với 3 cổng chính. Màu sắc chủ đạo của logo là xanh – trắng và vàng.

Hình 3 1 Biểu trưng Logo thành nhà Hồ Tuy nhiên xét theo lý thuyết về câu khẩu 1

Hình 3.1. Biểu trưng (Logo) thành nhà Hồ

Tuy nhiên, xét theo lý thuyết về câu khẩu hiệu (slogan) được trình bày trong mục 1.1.4, phần chữ kết hợp cùng logo chưa đúng chuẩn là một slogan du lịch. Thứ nhất, đó chưa phải là một thông điệp tốt có thể gửi gắm đến du khách. Thứ hai, slogan không nên là sự kết hợp nhiều hơn một ngôn ngữ trong cùng một phiên bản. Chính vì vậy, theo ý kiến của tác giả, thành nhà Hồ vẫn đang còn thiếu câu khẩu hiệu (slogan) để có thể kết hợp cùng với logo và tạo nên một kết cấu chuẩn. Qua nghiên cứu thị trường và phân tích điểm đến trong chương 2, tác giả xin đề xuất khẩu hiệu (slogan) cho thành nhà Hồ như sau:

Câu khẩu hiệu (Slogan) tiếng Việt: “Thành nhà Hồ - Bức tường thành bí ẩn”

Câu khẩu hiệu (Slogan) tiếng Anh: “Ho Citadel – The mystery walls” Câu khẩu hiệu được xây dựng dựa trên cảm tính và lí tính, bao gồm:

- Cảm tính: Thành nhà Hồ được đánh giá là công trình kiến trúc độc đáo bằng đá quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Đây cũng là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Chính vì yếu tố “vô tiền khoáng hậu” này mà thành nhà Hồ đã thực sự gây một ấn tượng mạnh với bất cứ du khách nào từng đến thăm di sản. Bên cạnh đó, khi nhắc đến thành nhà Hồ, người ta thường nghĩ ngay đến một triều đại đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, ấn tượng với một tòa thành bằng đá vẫn đang thách thức những nhà nghiên cứu lịch sử. Dựa trên cảm hứng về những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử và kiến trúc của thành nhà Hồ, tác giả đã đưa ra đề xuất sử dụng cụm từ “Bí ẩn những tường thành” (Tiếng Anh: The Ho Citadel – Mystery of the wall) làm câu khẩu hiệu cho thành nhà Hồ.

- Lý tính: Muốn nâng cao hiệu quả tìm hiểu từ du khách, thành nhà Hồ cần tạo nên một ấn tượng hoặc cách ghi nhớ dễ dàng cho du khách. Khi tác giả đi tìm các thông tin du khách nước ngoài tìm hiểu về thành nhà Hồ qua mạng internet, tác giả nhận thấy có một số du khách nhầm lẫn thành nhà Hồ ở Huế (Có thể đã bị nhầm lẫn với di tích kinh thành Huế - Hue citadel), rất

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí