Khảo Sát Công Tác Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Thành Nhà Hồ Trong Thời Gian Qua

giới được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ đang dần trở thành là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Ban quản lý chủ yếu tập trung đón tiếp và giới thiệu cho du khách tại khu vực Nhà trưng bày. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh tại khu vực cổng Nam và tìm hiểu thêm về di sản tại Bảo tàng Nhân học vùng di sản.

Tuy là một di sản được thế giới công nhận, nhưng các sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo nàn và đơn điệu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của điểm đến với du khách trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch,… để tạo nên sự hấp dẫn và tránh nhàm chán cho khách du lịch. Tìm ra sản phẩm tốt sẽ là bài toán khó tuy nhiên cũng là cơ hội phát triển được mở ra cho di sản thế giới thành nhà Hồ.

2.2.1.4. Môi trường

Để đảm bảo cảnh quan và môi trường sạch, đẹp, Ban quản lý giao cho Tổ vệ sinh môi trường nhiệm vụ dọn dẹp, thu gom rác thải hàng ngày vào hai buổi sáng và chiều.

Tuy nhiên, theo quan sát thực tế, có thể thấy cảnh quan môi trường tại khu di sản còn khá hoang sơ, nghèo nàn. Đặc biệt là hệ thống cây xanh còn ít và chưa được đầu tư, chăm sóc.

Cả khu di sản hiện chỉ có một nhà vệ sinh nhỏ, được xây dựng tạm bợ gần Bảo tàng nhân học vùng di sản.

Khu du lịch chưa được đầu tư cơ sở cấp thoát nước. Do vậy, nước thải và nước mưa chủ yếu tự ngấm vào lòng đất. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng nặng nề tới môi trường cảnh quan và sinh thái của di sản, tạo ấn tượng không tốt cho khu di sản.

2.2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Yếu tố con người luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và quyết định đến yếu tố thành bại của các hoạt động kinh tế, giáo dục, xã hội, văn

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

hóa,… Trong du lịch, việc đóng góp và tham gia của cộng đồng dân cư có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh thân thiện, mến khách và đặc biệt cho điểm đến.

Thành nhà Hồ nằm trong khu vực đông dân cư. Người dân nơi đây vẫn sinh hoạt và gắn bó với di sản hàng ngày. Đến với thành nhà Hồ, ấn tượng đầu tiên của du khách là người dân vô cùng thân thiện. Du khách có thể hỏi thông tin từ bất cứ một người dân nào về di sản và được chỉ dẫn rất tường tận, từ việc hỏi đường đến việc ăn ở như thế nào, đi lại ra sao. Với chủ yếu thành phần dân cư là thuần nông, người dân thừa hưởng các tính cách truyền thống như thật thà, chân chất và đặc biệt luôn nở nụ cười khi gặp khách du lịch.

Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 9

Trong khu di sản, một bộ phận người dân cũng đã lập nên câu lạc bộ nghệ thuật từ chính tình yêu và niềm đam mê đối với di sản. Cô Nguyễn Thị Tâm – Thành viên của Hộ Kinh doanh dịch vụ tại du sản cho biết: “Gia đình cô có 5 người và đều làm thành viên của câu lạc bộ. Ngoài ra, trong các buổi biểu diễn có thêm các thành viên khác, đều là các chị em làm nông nhưng khi có khách muốn xem biểu diễn, họ sẽ gác lại công việc cá nhân, tập trung tại Bảo tàng nhân học và tham gia biểu diễn phục vụ du khách”. Bản thân khách du lịch khi đến đây và được xem biểu diễn nghệ thuật, khi được hỏi cũng đều thể hiện sự vui mừng và ấn tượng với đội ngũ biểu diễn văn nghệ. Bởi lẽ, “các chị em ở đây không chỉ vừa hát, vừa múa phụ họa mà còn có thể đáp ứng được rất nhiều loại hình ca nhạc mà khách yêu cầu như chầu văn, quan họ, cải lương, hò sông Mã,…”.

Hiện tại, Ban quản lí di sản cũng rất khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động bảo vệ khu di tích, vệ sinh môi trường, kiểm soát và bán vé tham quan,… Ngoài ra, cũng như các địa phương khác, Ban quản lý khuyến khích con em địa phương học tập, tu dưỡng và trở về cống hiến cho quê hương.

64

2.2.1.6. An ninh, an toàn tại thành nhà Hồ

Khu di sản được phân vùng và giới hạn rõ ràng. Di sản được bảo vệ thường xuyên, đặc biệt chú trọng trong công tác bảo tồn kiến trúc di sản, hiện vật gốc tại di sản, hiện vật trong khi bảo quản, nhà trưng bày.

Các tổ an ninh trật tự thường xuyên kiểm tra, giám sát khu vực trung tâm và quanh vùng di sản cũng là yếu tố quan trọng giúp cho tình hình an ninh ở đây tương đối ổn định và an toàn.

Ngoài ra, Trung tâm bảo tồn di sản còn thường xuyên hợp tác với các phòng chuyên môn của Công an tỉnh Thanh Hóa và cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, thực hiện nghiêm túc các quy định về an ninh trật tự.

2.2.2. Khảo sát công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành nhà Hồ trong thời gian qua

Từ một di tích hoang phế bị tàn phá do chiến tranh và con người, thời gian qua Thành Nhà Hồ và một số di tích phụ cận liên quan đã được đầu tư bảo tồn, tôn tạo. Di tích đàn tế Nam Giao được bảo tồn cấp thiết; di tích đường hoàng gia, công trường khai thác đá cổ được nghiên cứu khai quật; đường dạo xung quanh thành nội, đường vào công trường khai thác đá cổ được xây dựng, nhà trưng bày bổ sung di sản được nâng cấp...Bộ máy quản lý di sản đảm bảo việc quản lý và phục vụ du khách nên Thành Nhà Hồ đã trở thành điểm đến du lịch của Thanh Hóa.

Mặc dù chưa xây dựng được một thương hiệu du lịch hoàn chỉnh song thời gian qua, Ban quản lý khu di sản cũng đã có những nỗ lực nhất định nhằm xây dựng và đưa hình ảnh thành nhà Hồ đẹp hơn trong mắt khách du lịch.

Bước đầu, Ban quản lí khu di tích đã xác định tập trung khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa. Đây là một trong những giá trị nổi bật của di sản và cần phát huy tối đa hiệu quả. Để tạo nên sự đa dạng và phong phú của sản phẩm, các nhà quản lí đã kết hợp du lịch tham quan di sản với các điểm du lịch vùng đệm như nhà cổ, đình, đền,… và nối với các điểm du lịch

khác trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thành nhà Hồ cũng đã tạo nên Logo du lịch riêng, với bố cục và hình ảnh chính được lấy ý tưởng từ các cổng thành của di sản. Biểu trưng này cũng được sử dụng xuyên suốt trong các sách báo, ấn phẩm, đồ lưu niệm,… về thành nhà Hồ.

Đặc biệt, thời gian qua, Ban quản lý nói riêng và người dân tham gia làm du lịch tại Khu di sản nói chung cũng đang hết sức nỗ lực để có thể xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và thân thiện với khách du lịch.

Điển hình là các quầy nước và đặc sản quê hương như kẹo lạc, chè lam dành phục vụ miễn phí cho du khách. Một câu lạc bộ nghệ thuật do những người dân đam mê, nhiệt huyết, hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng chỉ cần có du khách cần, họ sẽ sẵn sàng bỏ công việc gia đình, cá nhân để phục vụ văn nghệ miễn phí cho khách du lịch.

Lực lượng thuyết minh viên tại điểm luôn sẵn sàng đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu về di sản. Chị Nguyễn Thị Lanh – Thuyết minh viên tại điểm thành nhà Hồ, chia sẻ: “Để giúp khách du lịch hiểu sâu sắc hơn về di sản thành nhà Hồ, chúng tôi ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn còn phải nỗ nực hoàn thiện các kĩ năng hướng dẫn để tạo cho du khách một ấn tượng đẹp và đáng nhớ về thành nhà Hồ”.

Khu di sản cũng được phân định ranh giới rạch ròi và bảo vệ nghiêm ngặt. Do nằm trong một vùng đồng bằng với những thửa ruộng bao quanh đã tạo nên cho thành nhà Hồ một hình ảnh yên bình, dân dã nhưng cũng không kém phần hoành tráng nhờ quy mô và giá trị của di sản.

Tất cả những nỗ lực đó đã và đang tạo nên một nét đẹp, một điểm nhấn và ấn tượng mạnh cho du khách mỗi lần đến thăm thành nhà Hồ.

2.2.3. Thực trạng phát triển thương hiệu du lịch của thành nhà Hồ trong thời gian qua

2.2.3.1. Về website

Để phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin cũng như tạo nên một địa chỉ online chính thống cho khách du lịch và những người quan tâm đến thành nhà Hồ, website www.thanhnhaho.vn đã chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Tính đến thời điểm 20h30 ngày 10/08/2015, đã có 6.676.760 lượt truy cập và tìm hiểu các thông tin được đăng tải trên website của thành nhà Hồ.

Website được biên soạn và chia làm 5 ngôn ngữ chính, bao gồm: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếp Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật nhằm đáp ứng rộng rãi nhu cầu của du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới muốn tìm hiểu về di sản.

Nội dung trên website cũng khá đầy đủ với thông tin chi tiết về thành nhà Hồ. Đồng thời, tin tức du lịch, đặc biệt là các thông tin liên quan đến di sản nói chung, thành nhà Hồ nói riêng được cập nhật liên tục và kịp thời.

2.2.3.2. Ấn phẩm du lịch

Hàng năm, Ban quản lý thành nhà Hồ thường lựa chọn các ấn phẩm để trưng bày, đồng thời xuất bản bổ sung các ấn phẩm mới. Đặc biệt, một lượng lớn tờ rơi được phát hành hàng năm, biên tập trên 4 thứ tiếng chính (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) với nội dung chủ đạo là những thông tin cơ bản và súc tích về các giá trị nổi bật của di sản thành nhà Hồ.

Cùng với việc xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi, cán bộ và nhân viên phục vụ khu di sản thành nhà Hồ (chủ yếu là nhân sự thuộc phòng truyền thông và khai thác dịch vụ du lịch) thường triển khai các chương trình quảng bá, giới thiệu hình ảnh thành nhà Hồ thông qua hoạt động phát tờ rơi. Từ ngày 1 đến ngày 4/7/2015, 10.000 tờ rơi đã được phát đến tận tay các du khách tại 3 địa điểm chính trong tỉnh là khu du lịch biển Sầm Sơn, khu du lịch biển Hải Tiến và khu du lịch biển Hải Hòa. Hoạt động thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong nước và nước ngoài có mặt tại các điểm phát tờ rơi.

Ngoài ra, với 45 phút gói gọn trong DVD “Thành nhà Hồ” bao gồm ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, người xem cũng đã có thêm được những hiểu biết cơ bản, sinh động về di sản. Đồng thời, giúp người xem tiếp cận được với những đánh giá từ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong công tác khai quật các di sản trong và quanh thành nhà Hồ.

Ấn phẩm du lịch còn bao gồm cả album ảnh về thành nhà Hồ, trong đó có 30 bức ảnh với những góc chụp khác nhau, hình ảnh khác nhau,…. nhưng tựu trung là ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của khu di sản. Tập album cũng được chú thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Một điều đặc biệt, du khách có thể tiếp cận với những standee lớn giống như bộ sưu tập khổng lồ về hình ảnh thành nhà Hồ với phong cảnh hữu tình, người dân chăm chỉ lao động, các hoạt động văn hóa nổi bật,… kéo dài từ khu nhà bảo vệ đến trước Nhà trưng bày bổ sung các hiện vật.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phối hợp với công ty quảng cáo và truyền thông Hatuba xây dựng các pano tuyên truyền, quảng bá Di sản thế giới Thành nhà Hồ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dự án có mức đầu tư trên 5 tỉ đồng với 6 pano thể hiện “Thành nhà Hồ - Di sản Văn hóa thế giới”. Pano được đặt tại vị trí giáp ranh Hòa Bình (xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa); vị trí giáp ranh Nghệ An (Xã Quân Bình, huyện Như Xuân); pano trên Quốc lộ 217 (Xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung); pano trên Quốc lộ 45 (Xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc) và pano trên Quốc lộ 1A (Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung). Các pano tuyên truyền du lịch Thành nhà Hồ đều được xây dựng theo kiểu dáng hiện đại: chân đế bê tông, trụ cột thép lốc, mặt pano kết cấu vững chắc bằng hệ thống giàn khung xương sắt lắp ghép, nội dung in bạt hiflex chống xuyên sáng.

2.2.3.3. Quầy thông tin du lịch

Tại Phòng trưng bày thuộc khu Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ có đặt các ẩn phẩm là tập gấp, tờ rơi, sách, báo,… giới thiệu về tỉnh Vĩnh Lộc

68

nói chung và di sản thành nhà Hồ nói riêng. Ngoài ra, Trung tâm còn đặt các ấn phẩm này tại các quầy bán hàng lưu niệm ở cổng Nam thành nhà Hồ.

Chi tiết các ấn phẩm bao gồm:

+ Sách “Giá trị nổi bật toàn cầu”, tác giả Trung tâm Bảo tồn thành nhà Hồ

+ Sách “Cải cách Hồ Quý Ly”, tác giả Phạm Văn Chấy

+ Sách “Di tích danh thắng”, tác giả Lê Khắc Tuế

+ Sách “Thanh Hóa tỉnh, Vĩnh Lộc huyện”, tác giả Lưu Công Đạo

+ Tờ rơi du lịch về thành nhà Hồ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung)

Chi tiết các sản phẩm lưu niệm bao gồm:

+ Mô hình cổng Nam

+ Tranh thành nhà Hồ

+ Móc chìa khóa, quạt, cốc sứ in logo thành nhà Hồ

+ Đặc sản Vĩnh Lộc (chè lam, kẹo lạc, rượu Tây Đô, nước khoáng Tây Đô,…)

Theo ghi nhận của tác giả, hiện tại chưa có quầy thông tin du lịch thành nhà Hồ tại các vị trí ngoại vi điểm di sản.

2.2.3.4. Tổ chức hội chợ tại các thị trường trọng điểm

Tính đến thời điểm hiện tại, thành nhà Hồ chưa tham gia bất kì một hội chợ Quốc tế nào. Tuy nhiên, Trung tâm Bảo tồn Di sản thành nhà Hồ có tham gia tích cực các triển lãm giới thiệu về di sản tại một số tỉnh thành trong cả nước và gần đây nhất là tại Tràng An – Ninh Bình.

2.2.3.5. Hợp tác Quốc tế

Được biết Thành Nhà Hồ là Di sản thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản. Năm 2000, tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Jica) đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiến hành trùng tu, tôn tạo nhà cổ Phạm Ngọc Tùng (di tích phụ cận quan trọng của Di sản Thành Nhà Hồ); Năm

69

2004, trường Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật Bản phối hợp với trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiến hành khai quật thám sát di tích nền vua trong khu vực thành nội Thành Nhà Hồ. Hiện nay, được sự đồng ý chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản tiến hành xây dựng Bản đồ vệ tinh (Map Gis) cho Di sản Thành Nhà Hồ phục vụ công tác quản lý, bảo tồn Di sản. Đến nay, rất nhiều các đoàn nghiên cứu, sinh viên của Nhật Bản cũng đã đến tham quan, nghiên cứu tại Thành Nhà Hồ.

Tháng 4/2010: Tiến sĩ Christopher Young – Giám đốc di sản thế giới và chính sách quốc tế Hội đồng di sản Anh tư vấn, lập Kế hoạch Quản lý di sản Thành Nhà Hồ.

Năm 2004: Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) đã phối hợp với Trường Đại học nữ chiêu hoà Nhật Bản, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tiến hành khai quật Thành nội – Thành Nhà Hồ.

Tháng 4/2010: Tiến sĩ Christopher Young – Giám đốc di sản thế giới và chính sách quốc tế Hội đồng di sản Anh tư vấn, lập Kế hoạch Quản lý di sản Thành Nhà Hồ.

Tháng 01/2011, Đoàn Đại sứ ngoại giao các nước thuộc Uỷ ban di sản thế giới UNESCO thăm Thành Nhà Hồ.

Năm 2013: Được sự tài trợ của Quỹ tín thác Nhật Bản, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) phối hợp với Văn phòng Unesco Hà Nội đã khai mạc trưng bày “Di sản chung của chúng ta" với sự tham gia của 6 di sản thế giới và 9 bảo tàng lớn thuộc 3 quốc gia: Việt Nam – Lào – Campuchia (Tháng 3/2013); Khai mạc phòng giáo dục chuyên đề “Hãy cùng nhau khám phá Thành Nhà Hồ được xây dựng như thế nào” (Tháng 5/2013).

70

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023