Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việc Phát Triển Tập Đoàn Tc-Nh Ở Việt Nam 52067


OCBC có các công ty con là những công ty lớn không chỉ tại Singapore mà cả khu vực Đông Nam Á như công ty Lion Capital Management chuyên về quản lý và kinh doanh bất động sản. Công ty Great Eastern Holdings chuyên về cung cấp bảo hiểm lớn nhất Singapore mà trong đó OCBC nắm 80% cổ phần.

Về tổ chức hoạt động OCBC chia làm 6 khối chính như sau:

- Khối Ngân hàng doanh nghiệp: phân khúc của khối doanh nghiệp OCBC là tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, thương mại, doanh nghiệp khác tại thị trường Singapore và Malaysia.

- Khối Ngân hàng tiêu dùng: phân khúc khách hàng của khối tiêu dùng OCBC là nhắm đến cho vay cá thể và hộ kinh doanh nhỏ (sạp chợ, cửa hiệu tự doanh), bán lẻ và cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ mảng tiêu dùng như mua sắm nhà, xe, thẻ tín dụng, bảo hiểm với chất lượng tốt nhất và tiện lợi nhất.

- Khối Ngân hàng giao dịch: là đảm bảo sự vận hành của tất cả các giao dịch ngân hàng với khách hàng được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Trong đó bao gồm các hoạt động thường nhật như thanh toán, chuyển tiền, rút gửi tiền, thu chi hộ, quản lý dòng tiền khách hàng, úy thác..trong toàn hệ thống OCBC

- Khối Ngân hàng đầu tư: phân khúc và hoạt động chủ là các hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn. OCBC sử dụng vốn huy động và thặng dư để đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư và cho vay các ngân hàng trong, ngoài nước.

- Khối Ngân hàng quốc tế: chủ yếu là các hoạt động quản lý hệ thống mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài mà OCBC hiện có khoảng 24 chi nhánh tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó Khối ngân hàng quốc tế của OCBC còn quản lý tất cả các ngân hàng đại lý nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn cầu của OCBC được liên tục, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch 24/7 của khách hàng OCBC.


- Khối Tài chính toàn cầu: nội dung và lĩnh vực chủ yếu gần giống như hoạt động Private banking ở một số ngân hàng lớn, chủ yếu tập trung tư vấn tài chính, hoạt động tư vấn quản lý rủi ro nhằm hạn chế các rủi ro tài chính cho khách hàng khi giao dịch với OCBC.

Hình 1.5: Mô hình tổ chức hoạt động của OCBC




OCBC BANK












Khối Ngân hàng doanh nghiệp



Khối Ngân hàng tiêu dùng



Khối Ngân hàng giao dịch



Khối Ngân hàng đầu tư



Khối Ngân hàng quốc tế



Khối Tài chính toàn cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại CP tại TP Hồ Chí Minh - 9


(Nguồn: tổng hợp từ www.ocbc.com) [54]

Bên cạnh các khối hoạt động chính, OCBC còn có các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác, chịu sự quản trị và chi phối của OCBC như sau:

- Công ty Great Erastern Holding: là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Singapore và Malaysia khi quản lý hơn 3 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại các quốc gia chủ yếu như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Singapore. Tổng giá trị tài sản của Công ty Great Erastern Holding hiện lên đến gần 50 tỷ đô la Singapore.

- Công ty Lion Capital Management Limited: chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và bất động sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng tài sản hơn 30 tỷ đô là Singapore.


- Công ty Chứng khoán OCBC: là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Singapore, công ty Chứnhg khoán OCBC là một trong những công ty kinh doanh các hoạt động giao sau hàng đầu ở Singapore, cụ thể trong các lĩnh vực môi giới chứng khoán ở thị trường vốn và các thị trường phái sinh khác.

- Bank of Singapore Limited (BOS): OCBC thành lập BOS để hoạt động như một ngân hàng trực tuyến 24/7 từ năm 1954 cho đến nay nhằm cung cấp các tiện ích giao dịch cho khách hàng với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất.

- Bank NISP: được thành lập năm 1941 tại Indonesia, là một trong những ngân hàng hoạt động lâu đời và lớn nhất tại Indonesia. Ngân hàng này có khoảng 350 chi nhánh với hơn 1.800 ATM, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. OCBC nắm giữ 72% cổ phần chi phối Bank NISP.

Qua nghiên cứu cho thấy tập đoàn OCBC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà trong đó công ty mẹ chủ yếu nắm giữ vốn cổ phấn để chi phối các công ty con. Công ty mẹ OCBC có tầm ảnh hưởng đến các công ty con thông qua quan hệ vốn, nhân sự hỗ trợ và định hướng chiến lược phát triển. Song song đó các công ty con cũng có các hoạt động hỗ trợ trở lại công ty mẹ các hoạt động mà công ty mẹ không hoặc chưa thực hiện. Về quản lý rủi ro, OCBC và các công ty con đều tự xây dựng các chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ dựa trên nội dung hoạt động của từng thành viên và OCBC chỉ bị ảnh hưởng trong phần vốn góp, nếu có (xem hình 1.6).

Sự phân định và tách biệt lĩnh vực hoạt động giữa công ty mẹ - công ty con hạn chế rất nhiều sự trùng lắp không cần thiết và làm tăng tính chuyên môn hóa, giúp OCBC nhiều năm liền là ngân hàng lớn nhất khu vực.


Hình 1.6: Khái quát mô hình hoạt động của OCBC group




OCBC BANK











OCBC

Great Eastern Holding



OCBC

Lion Capital Ltd



OCBC BOS



OCBC

Bank NISP



OCBC

Securities

(Nguồn: tổng hợp từ www.ocbc.com) [54]

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển tập đoàn TC-NH ở Việt Nam

Mặc dù bối cảnh kinh tế xã hội và lịch sử khác nhau nhưng xuyên suốt quá trình hình thành các tập đoàn đã chỉ ra rằng các cuộc sáp nhập hoặc cổ phần hóa ngân hàng trên thế giới đều diễn ra theo một số nguyên tắc mang tính khách quan vừa có lợi, vừa bao gồm cả những mặt hạn chế, cụ thể:

- Sự hình thành tập đoàn TC-NH diễn ra ở một khía cạnh nào đó là do một trong những bên bị thôn tính (hoặc bị mua) không thể tự tồn tại trước suy thoái hoặc phá sản phải chuyển hướng hoặc thay đổi nơi đầu tư. Việc suy thoái bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác nhau và lúc đó ngân hàng cảm thấy cần cải tổ theo hướng tích cực để tồn tại phát triển theo một chiến lược khác.

- Hoặc ngược lại, các bên tự nguyện sáp nhập, hợp nhất đều tìm thấy lợi ích lớn hơn trong một quyền lợi và thị trường lớn hơn. Họ cảm thấy việc sáp nhập tự nguyện sẽ mang lại những hiệu quả tích cực lâu dài nên cùng hợp nhất thành một chỉnh thể hoàn hảo hơn, có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn.

- Kết quả và lợi thế của mọi cuộc sáp nhập hay tập đoàn hoá thường nghiêng về phía định chế tài chính nào nắm cổ phần chi phối. Chính vì thế các nhà đầu tư nước ngoài không bao giờ mua cổ phần ở tỷ lệ quá nhỏ để chấp nhận


vị thế yếu trong quản lý, cũng không mua cổ phiếu ưu đãi để là người đầu tư hưởng lợi tức thuần tuý. Vì vậy khi cổ phần hóa hoặc mở rộng quyền tham gia của nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm đến tỷ lệ, mục đích họ muốn nắm giữ.

- Sáp nhập không phải lúc nào cũng là tối ưu nhưng nhìn chung đó là con đường mà các bên cùng chọn trong điều kiện nền kinh tế thị trường và nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Kinh tế thị trường càng phát triển thì ở đó càng xuất hiện nhiều vụ sáp nhập hoặc tự phát triển thêm những công ty con độc lập với công ty mẹ để tạo ra những tập đoàn tài chính mạnh, đa năng, đa lĩnh vực. Sáp nhập hay tập đoàn hoá vì vậy ngày càng trở thành xu thế khách quan.

- Đa số các cuộc sáp nhập đều nhằm mục đích tái cấu trúc hoạt động và mở rộng thị trường kinh doanh. Thông thường sau sáp nhập là tiến hành cải tổ lại hệ thống tổ chức, bộ máy và nhân sự giúp tiết kiệm chi phí quản lý.

- Tập đoàn TC-NH có vốn lớn, quy mô rộng và hoạt động đa quốc gia để tận dụng lợi thế thương mại, dịch vụ chứ không chỉ hình thành tập đoàn chỉ để hoạt động trong nước hay cạnh tranh. Sau khi hình thành tập đoàn thì vẫn còn nhiều lần sáp nhập, hợp nhất, cải tổ, tái cấu trúc tiếp theo chứ không chỉ một lần là hoàn tất.

- Vấn đề quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững chính là cơ chế giám sát. Để giám sát tốt thì cần có quy định, quy trình hoàn chỉnh và giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó tính tuân thủ cực kỳ quan trọng, tuân thủ pháp luật nhà nước và tuân thủ chính sách, chiến lược của tập đoàn

- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, quản lý và định hướng phát triển tập đoàn TC-NH. Sự buông lỏng quản lý sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do NHTM và tập đoàn TC-NH luôn tối ưu hóa lợi nhuận bất chấp các vi phạm pháp luật.

Tương tự tập đoàn TC-NH cũng có những hạn chế nhất định, đó là sự ỷ lại vào số đông, tức là với quy mô vốn lớn các tập đoàn TC-NH thường đầu tư mạo


hiểm vào các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt lĩnh vực cổ phiếu, trái phiếu của các tập đoàn lớn, hoặc cấp tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, hoặc cho các công ty con, trực thuộc nhưng thiếu kiểm soát và không minh bạch… dẫn đến kết quả là hàng loạt tập đoàn tài chính ngân hàng lớn trên thế giới bị sụp đổ mà điển hình là Mỹ (xem phụ lục 3). Chính phủ ở nhiều quốc gia phải can thiệp trực tiếp và kinh tế bị suy thoái trầm trọng nhiều năm liền,

Hay một rủi ro khác là năng lực và kinh nghiêm của đội ngũ nhân sự quản lý. Nhân sự quản lý không theo kịp tình hình hoạt động ở các lĩnh vực tại các quốc gia khác nhau nên đâu đó vẫn tiềm ẩn sự đe dọa nhưng không được phát hiện để khắc phục và phòng ngừa kịp thời dẫn đến đổ vỡ như ngân hàng Barings Bank của Anh Quốc năm 1995. Hoặc như tập đoàn Ngân hàng Đầu tư Bear Stearns của Mỹ sụp đổ năm 2008, xuất phát phần lớn từ vấn đề nhân sự và quản lý đầu tư. Tập đoàn này không xây dựng chính sách quản trị rủi ro thích hợp, luôn đề cao việc chấp nhận rủi ro và quản lý kiểu gia trưởng, nhân sự buông lỏng quản lý để đầu tư mạo hiểm và cuối cùng dẫn đến phá sản trong cuộc khủng hoảng tín dụng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1 luận án đã giới thiệu tổng quát về TĐKT và tập đoàn TC- NH đã và đang hiện hữu trên thế giới. Trong đó đi sâu phân tích nguồn gốc hình thành và phát triển của các hình thức tập đoàn mà bắt đầu từ các TĐKT tại các nước phát triển. Xét về bản chất, hình thức tập đoàn có thể xem như một sự phát triển của lực lượng sản xuất cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên thế giới từ sớm đầu thế kỷ 19, nhưng đồng thời nó cũng là sản phẩm được sinh ra và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường, chịu tác động của nền kinh tế thị trường, tác động mạnh mẽ lại nền kinh tế thị trường nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Chương 1 cũng đưa ra những lý luận và thực tiễn về đặc điểm, vai trò của các TĐKT đối với nền kinh tế và các mô hình tập đoàn đã tồn tại phát triển. Tùy theo từng quốc gia và nhu cầu của từng chủ thể kinh tế mà họ lựa chọn mô hình thích hợp, ví dụ như Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Alliance, Syndicate hay Group. Tên gọi hay mô hình nào còn tùy thuộc vào ngôn ngữ và đặc điểm kinh tế ở từng nước nhưng chung quy nhất là làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho chủ thể đầu mối của TĐKT cũng như các thành viên trực thuộc.

Việc giới thiệu TĐKT cũng nhằm để mở đường giới thiệu về tập đoàn TC-NH hiện đang trở thành xu hướng phát triển như các TĐKT khác trên toàn cầu, khác chăng là lĩnh vực hoạt động và mức độ ảnh hưởng của từng mô hình tập đoàn mà thôi.

Trong chương 1 tác giả cũng khái quát mô hình tập đoàn TC-NH và các đặc trưng vốn có, bên cạnh đó tác giả cũng trình bày vai trò tập đoàn TC-NH trong nền kinh tế nói chung và của NHTM nói riêng để từ đó chỉ ra sự cần thiết khách quan trong việc hình thành tập đoàn TC-NH. Các nghiên cứu này dựa trên


dữ liệu lịch sử, có chọn lọc, sự phát triển của một số ngân hàng lớn trên thế giới nhằm là cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách quản lý nhà nước.

Sau phân tích tác giả cũng mạnh mạnh dạn đưa ra quan điểm độc lập riêng mình về tập đoàn kinh tế cũng như tập đoàn tài chính ngân hàng mà tác giả nhận thấy phù hợp với thực tế đã nghiên cứu.

Để làm sáng tỏ lý luận về tập đoàn TC-NH tác giả cũng phân tích khái quát các điều kiện cơ bản như điều kiện “cần” và “đủ” để hình thành tập đoàn TC-NH. Đồng thời giới thiệu hai tập đoàn TC-NH lớn trên thế giới để tham khảo mô hình tổ chức, quản lý và hoạt động.

Tất nhiên trên thế giới có rất nhiều tập đoàn TC-NH không thành công, đặc biệt sau khủng hoàng toàn cầu năm 2008 có hàng trăm, hàng ngàn tập đoàn TC-NH lớn nhỏ khác nhau phải sáp nhập, thậm chí “megabank” hay “too big to fail” cũng không tránh khỏi đổ vỡ. Hoặc nhìn xa hơn các keiretsu của Nhật, cheabol của Hàn quốc cũng phá sản sau khủng hoảng năm 1997 nhưng qua đó rút ra bài học kinh nghiệm quý báu về quản lý, nhất là quản lý rủi ro của chính bản thân tập đoàn cũng như bài học từ năng lực giám sát, quản lý của nhà nước.

Mỗi mô hình kinh tế sẽ thích hợp với những giai đoạn lịch sử phát triển xã hội. Vấn đề đặt ra là cần có những cơ chế thích hợp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế các khuyếm khuyết có thể ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của từng loại hình, mô hình đó. Tập đoàn kinh tế hay tập đoàn TC-NH, bên cạnh việc mang lại hiệu quả cho nền kinh tế là những hậu quả có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu thiếu kiểm soát. Vì vậy trước hết phải hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát từ bên trong nội bộ tập đoàn đến rộng hơn là quy phạm pháp luật nhà nước liên quan lĩnh vực hoạt động tập đoàn. Nhà nước thường xuyên giám sát và pháp luật phải đủ sức răn đe để duy trì trật tự kỷ cương hoạt động tập đoàn và đời sống kinh tế xã hội nói chung.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí