Các Giải Pháp Khác Về Quản Trị Chung Hoạt Động Nhtm Cp


họ cố tình vi phạm pháp luật để trục lợi, gây rối loạn chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm thất thoát tài sản ngân hàng.

Giải pháp để ngăn ngừa rủi ro trước hết cần cần tăng cường đào tạo đạo đức nghề nghiệp bên cạnh các đãi ngộ, phúc lợi hợp lý. Bên cạnh đó là xây dựng chính sách bảo mật và phân quyền tác nghiệp, tức là mức phê duyệt theo cấp độ nhân viên, đồng thời hạn chế hợp lý quyền phán quyết cá nhân, nhất là cá nhân giữ vai trò cấp cao trong ngân hàng.

Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước thực thi theo Hiệp ước Basel 2 trong khi thế giới đã ban hành Basel 3 với công tác giám sát, phòng ngừa và chống đỡ rủi ro được đặt lên trọng tâm. Cụ thể như Basel 3 yêu cầu các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009. Từ nay đến năm 2015 chẳng hạn, các ngân hàng phải tích lũy vốn sao cho nguồn vốn dự trữ phải bằng hoặc nhiều hơn 4,5% so với tài sản, sau năm 2015 phải xây dựng quỹ dự phòng 2,5%, sao cho đạt được tỷ lệ dự trữ tối thiểu 7% vào ngày 1-1-2019 [38]

Dù muốn hay không thì các NHTM CP cũng phải tiến tới thực thi các nguyên tắc trong Hiệp ước Basel vì đó là điều kiện bắt buộc khi Việt Nam tham gia thị trường tài chính thế giới. Vì vậy giải pháp tổng thể để NHTM CP tuân thủ các nguyên tắc của Basel 2 và Basel 3 là:

- Xây dựng lộ trình triển khai từng bước thực thi Basel 2 theo hướng dẫn NHNN (TT 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010) và tiến đến thực thi Basel 3 theo đúng thời gian yêu cầu.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá được hiệu quả chính sách và quy trình quản lý rủi ro đã ban hành của từng ngân hàng, phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp hoạt động của ngân hàng đó.


- Chuẩn hóa các quy trình nhận dạng, đo lường, kiểm tra, kiểm soát được các loại rủi ro.

- Thường xuyên đánh giá các tỷ lệ nhạy cảm liên quan an toàn hoạt động như: tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, tỷ lệ chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, thanh khoản, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để điều chỉnh hợp lý [25,36]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

3.2.3.8. Các giải pháp khác về quản trị chung hoạt động NHTM CP

Trước hết là giải pháp về công tác quản trị dựa trên nền tảng hệ thống lập

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 22

quy hoàn chỉnh. Đây là vấn đề quan trọng vì các văn bản lập quy là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động liên quan không riêng bản thân NHTM và còn chung cả tập đoàn TC-NH. Vì vậy tại tất cả nghiệp vụ cho đến quản lý hành chính đều phải có những văn bản chi phối, hướng dẫn, điều chỉnh. Tất cả cán bộ nhân viên NHTM và các công ty trực thuộc phải được hiểu một cách thấu đáo và đồng nhất.

Thực tế cho thấy hiện nay hệ thống mẫu biểu, chính sách, cơ chế, quy trình tác nghiệp của các NHTM CP cần phải hiệu chỉnh thường xuyên. Đặc biệt các hợp đồng giao dịch với khách hàng như Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng bảo lãnh, Hợp đồng cầm cố, Hợp đồng cho thuê tài chính…còn rất nhiều vấn đề mà nếu phát sinh tranh chấp thì ngân hàng có khả năng gánh một phần rủi ro.

Một vấn đề tiếp theo là phải nâng cao năng lực quản trị, dự báo, phân tích xử lý tình huống trong quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng. HĐQT và Ban điều hành của các ngân hàng cần có kế hoạch và tầm nhìn chiến lược dài hạn, phù hợp với diễn biến kinh tế – xã hội.

Công tác phát triển khách hàng và thị trường cũng không kém phần quan trọng. Xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng và tăng cường phát triển mạng lưới là những mục tiêu phải được hoạch định


khoa học và theo đuổi thực hiện nghiêm túc. Trong đó ngân hàng cần xây dựng chính sách phân loại, xếp hạng tín nhiệm khách hàng và chăm sóc phù hợp

Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. Gần như tất cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng đều đồng dạng do đó để canh tranh hiệu quả, các NHTM CP cần có chiến lược tạo sự khác biệt trên sản phẩm dịch vụ cung ứng. Đó là sự khác biệt về tính thuận tiện, dễ sử dụng, đại chúng và nhiều tiện ích.

3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TC-NH TỪ NHTM CP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Như phần trên đã phân tích, việc hoạt động theo mô hình tập đoàn chỉ là xu thế phát triển khách quan của NHTM chứ không phải là một mô hình bắt buộc tất cả các NHTM phải áp dụng. Chính phủ chỉ đạo một số NHTM lớn nên hình thành tập đoàn TC-NH là gợi mở một hướng đi mới để các NHTM có khả năng hội nhập sâu rộng và cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu sắc nền kinh tế thế giới. Các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể phát triển theo xu hướng hình thành tập đoàn TC-NH nhưng cũng có thể không phát triển theo mô hình này.

Tuy nhiên nếu phát triển theo mô hình tập đoàn TC-NH, tác giả cho rằng có thể thực hiện theo các giải pháp sau:

3.3.1. Sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại giữa các NHTM CP trên địa bàn để từng bước hình thành tập đoàn TC-NH

Không riêng các ngân hàng lớn trên thế giới như HSBC, Citibank đã từng thực hiện hàng loạt cuộc sát nhập trong quá trình phát triển, hay thống kê lịch sử cho thấy thế giới đã có hàng ngàn cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng với nhau. Ở Việt Nam cũng đã từng xảy ra các cuộc sáp nhập, hợp nhất hoặc giữa các hợp tác xã tín dụng để hình thành NHTM CP đầu những năm 1990, giữa NHTM CP đô thị với NHTM CP nông thôn ở những đầu năm 2000. Vì vậy việc sáp nhập, hợp


nhất đến thời điểm hiện nay vẫn có thể xem đó là là một trong những giải pháp cân nhắc để hình thành nên tập đoàn TC-NH.

Việc sáp nhập, hợp nhất hay mua lại giữa các NHTM CP chỉ là tiền đề ban đầu vì qua đó các NHTM CP có cơ hội gia tăng vốn tự có, tận dụng hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, công ty trực thuộc, liên kết và đặc biệt là khách hàng và thị trường được tăng thêm theo số lượng ngân hàng sáp nhập.

Tuy nhiên việc sáp nhập, hợp nhất hay mua lại giữa các NHTM CP không đơn thuần là phép cộng giữa các NHTM CP với nhau mà trên hết là hoạch định được chiến lược phát triển dài hạn, nâng cao nội lực, nâng cao khả năng quản trị, tái cấu trúc bộ máy để quản trị vận hành cả hệ thống hoạt động hiệu quả.

Trước, trong và sau các cuộc sáp nhập, hợp nhất sẽ có rất nhiều việc phải được giải quyết, từ hình ảnh, thương hiệu, quan điểm quản trị điều hành, chính sách, cơ sở vật chất, nhân sự, tổ chức bộ máy, sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin, nợ xấu…và quan trọng là phải giải quyết được các vấn đề sau:

- Giải quyết thỏa đáng các quyền lợi hợp pháp liên quan cổ đông, những quyền lợi chính đáng của cổ đông phải đảm bảo tính pháp lý và giá trị cũng như các quyền và nghĩa vụ khác được đảm bảo theo quy định pháp luật. Một vấn đề quan trọng nhất đối với cổ đông là giá trị sở hữu của họ không bị mất đi. Mệnh giá hay thị giá cổ phiếu cổ đông sở hữu trước và sau sáp nhập, hợp nhất phải được bảo toàn ở mức tối đa.

- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng cũng phải được đảm bảo cao nhất, tránh phát sinh tranh chấp gây hậu quả đến hình ảnh, thương hiệu, uy tín, hoạt động của chính các ngân hàng sáp nhập cũng như cả hệ thống NHTM, đồng thời những vấn đề liên quan nghĩa vụ nhà nước cũng phải được thực hiện đầy đủ.


- Những chính sách đối người lao động cũng phải được giải quyết thỏa đáng khi tiến hành tái cấu trúc tổ chức, sắp xếp lại nhân sự. Lực lượng nhân sự hiện hữu phải được tái đào tạo sử dụng phù hợp chuyên môn và năng lực cá nhân. Tất cả các lao động từ cấp quản lý đến nhân viên thừa hành cần đặt đúng vai trò, kinh nghiệm để làm việc và quản lý theo chính sách nhân sự nhất quán, hợp lý, khoa học, minh bạch, công bằng nhằm tránh mâu thuẫn cục bộ có thể phá vỡ mô hình tập đoàn.

Theo thống kê đến năm 2011, tại thành phố Hồ Chí Minh có 3 NHTM CP có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, 2 NHTM CP có vốn từ 5.000 tỷ đến dưới

10.000 tỷ đồng, 9 NHTM CP có vốn từ mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến dưới

5.000 tỷ đồng. Như vậy nếu sáp nhập, hợp nhất để có những ngân hàng có quy mô vốn lớn hơn và cũng để củng cố các NHTM CP trên địa bàn thì:

- Có thể sáp nhập nhóm một số NHTM CP có quy mô vốn tối thiểu với nhau và cũng cố hoạt động để có một ngân hàng vừa có quy mô lớn hơn, đồng thời xây dựng nâng cấp chất lượng dịch vụ thật cạnh tranh để tồn tại phát triển song song với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn.

- Hoặc sáp nhập, hợp nhất giữa NHTM CP có quy mô vốn lớn với một số NHTM CP có quy mô vốn nhỏ để vừa cũng cố hệ thống vừa mở rộng mạng lưới, thị phần và vốn.

- Hoặc các NHTM CP có quy mô lớn, có vốn tự có trên 5.000 tỷ đồng sáp nhập với nhau để có NHTM CP có quy mô vốn hàng chục ngàn tỷ đồng, tương đương 2-5 tỷ USD, chuyên phục vụ khách hàng lớn hoặc thực hiện các dự án trọng điểm của nền kinh tế. Sau khi hình thành thì tập đoàn TC-NH này sẽ trở thành định chế lớn làm điểm tựa cho nền kinh tế và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khu vực và thế giới.


- Giữa các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các NHTM CP khác địa bàn, ví dụ như các NHTM CP có trụ sở chính ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…

Đi sâu phân tích cho thấy trên địa bàn hiện nay có một số NHTM CP có cùng cổ đông lớn thì việc sáp nhập, hợp nhất để có những NHTM CP có vốn lớn hơn cũng không phải là điều khó, ví dụ như Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Phương Đông có cùng cổ đông lớn là Ban Quản trị tài chính Thành Ủy. Hoặc Eximbank và VietAbank có các cổ đông lớn là các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP. HCM. Nếu thực hiện được các vụ sáp nhập như vậy thì sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư để tập trung vốn cho kinh doanh, mang lại hiệu quả cao hơn và tính cạnh tranh cũng mạnh mẽ hơn.

3.3.2. Sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại giữa NHTM CP trên địa bàn với các định chế tài chính, phi tài chính trong và ngoài nước để hình thành tập đoàn TC-NH

Không chỉ sáp nhập, hợp nhất hay mua lại giữa các NHTM CP trong nước với nhau mà các NHTM CP có thể sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại với các định chế tài chính nước ngoài để hình thành tập đoàn TC-NH. Nếu thực hiện giải pháp này thì NHTM CP có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, nhanh chóng tiếp cận trình độ, công nghệ ngân hàng có chất lượng cao cũng như mở rộng phạm vi hoạt động đa quốc gia. Đây cũng là một giải pháp khả thi nếu các ngân hàng tính chuyện hợp tác mở rộng quy mô hoạt động, hướng tới thành lập tập đoàn.

Theo thống kê cho thấy đến cuối năm 2011, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 4 NHTM CP có cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài như: Ngân hàng Nhà TP. HCM có 10% vốn của Deutsche Bank, Đức. ACB có cổ đông chiến lược là Standart Chartered nắm 15% vốn điều lệ. Maybank của Malaysia nắm 20% cổ phần ABB. United Overseas Bank của Singapore nắm giữ 20% của Ngân hàng Phương Nam. PNB Paribas của Pháp nắm 20% vốn của


OCB. Như vậy còn khoảng 2/3 số lượng NHTM CP trên địa bàn có thể kêu gọi cổ đông chiến lược nước ngoài và thậm chí, các cổ đông hiện hữu vẫn có thể nới rộng tỷ lệ sở hữu cổ phần nắm giữa lên 30% theo quy định NHNN.

Hoặc các NHTM CP có thể kết hợp kết hợp các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước để hình thành tập đoàn TC-NH. Thông thường các TĐKT luôn có quy mô hoạt động và tiềm lực vốn lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, đa quốc gia nên rất cần sự hỗ trợ từ một NHTM để đảm bảo năng lực tài chính nhằm triển khai chiến lược kinh doanh toàn cầu. Thực tế ở Việt Nam đã có một vài tập đoàn kinh tế lớn kết hợp và thành lập ngân hàng như trường hợp tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Tienphongbank; tập đoàn Điện lực Việt Nam là cổ đông chiến lược của Ngân hàng An Bình; Tập đoàn Kinh Đô là cổ đông chiến lược của Eximbank…

Vấn đề đặt ra ở đây là nhà nước cần đưa ra các tiêu chí, quy định, hướng dẫn NHTM CP nào được hoặc không được sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại với các định chế tài chính, phi tài chính trong và ngoài nước. Đặc biệt những vấn đề tiền tệ có liên quan yếu tố nước ngoài cần kiểm soát chặt chẻ để tránh những chuyển dịch vốn bất hợp pháp. Đối với các TĐKT trong nước cũng cần sự đánh giá lại bởi hiệu quả hoạt động, phương pháp quản lý các tập đoàn này còn nhiều vấn đề cần xem xét, nếu để phát triển thành tập đoàn TC-NH cùng NHTM CP ngay hiện nay sẽ khó mang lại kết quả như mong muốn. Mặc dù đây là một trong những giải pháp để hình thành tập đoàn TC-NH nhưng trong phạm vi nghiên cứu tác giả đặt trọng tâm là phát triển tập đoàn TC-NH thuần túy xuất phát từ NHTM CP nên những vấn đề liên quan giải pháp này sẽ có những nghiên cứu bổ sung sau.

3.3.3. Phát triển từ một NHTM CP có đủ khả năng và điều kiện hình thành tập đoàn TC-NH ở quy mô phù hợp với cơ chế giám sát hiệu quả

Xét về tổng thể đa số các NHTM có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng ở Việt


Nam đều ít nhiều đã thành lập công ty con, công ty liên kết hoạt động như mô hình công ty mẹ - công ty con để hỗ trợ hoạt động ngân hàng (xem bảng 2.3).

Đối chiếu với mô hình tập đoàn TC-NH ở chương 1 cho thấy nếu tuyên bố hoạt động theo mô hình tập đoàn TC-NH thì các NHTM CP sẽ gặp khá nhiều thuận lợi vì đã có một số công ty con hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ thích hợp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chỉ cần gắn tên “tập đoàn” thì NHTM CP ngay lập tức sẽ trở thành tập đoàn TC-NH. Vấn đề là hình thành tập đoàn TC-NH phải mang lại hiệu quả cho từng thành viên tập đoàn và cho nền kinh tế nói chung. Trrong đó mối quan hệ nội bộ và chức năng giám sát là hết sức quan trọng.

Bài học từ OCBC là OCBC có tầm ảnh hưởng đến các công ty con thông qua quan hệ vốn, nhân sự và chiến lược. Về quản lý rủi ro, OCBC và các công ty con đều tự xây dựng các chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ dựa trên nội dung hoạt động của từng thành viên và OCBC chỉ bị ảnh hưởng trong phần vốn góp. Hay với HSBC quản lý công ty con bằng các qui trình kiểm soát nội bộ chính của HSBC, bằng các tiêu chuẩn về chức năng, hoạt động, báo cáo tài chính, quản lý chế độ báo cáo, loại hình kinh doanh của mỗi thành viên.

Tóm lại, căn nhắc với thực trạng hoạt động của các NHTM CP nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung thì trong ba giải pháp để hình thành tập đoàn TC-NH tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, giải pháp đi lên từ một NHTM CP có quy mô, năng lực, cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp có thể xem là giải pháp chủ yếu, khả thi nhất nếu so với hai giải pháp còn lại, bởi lẻ về cơ bản đa số các NHTM CP trên địa bàn đều có những vấn đề mà việc hợp nhất hay sáp nhập, mua lại giữa các ngân hàng có vấn đề với nhau thì khó tạo nên một tập đoàn vững mạnh. Hay việc liên danh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong nước hiện chưa được khuyến khích, thậm chí liên kết với các định chế tài chính nước ngoài cũng không thuận lợi khi vẫn còn rào cản về tỷ lệ sở hữu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022