Một Số Đề Xuất Nhằm Thúc Đẩy Việc Hình Thành Tập Đoàn Tc-Nh


3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TC-NH

3.4.1. Một số đề xuất với chính phủ

Qua khảo sát cho thấy việc hình thành tập đoàn TC-NH là xu hướng phát triển tất yếu của NHTM nên dù được thừa nhận hay không thừa nhận thì nó vẫn hiện hữu và có những tác động đến chính sách tiền tệ cũng như nền kinh tế. Vì vậy thay vì chưa thừa nhận mô hình này trước mắt các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên có những quy định hoặc văn bản hướng dẫn để kiểm soát và điều chỉnh. Cụ thể nên quan tâm các vấn đề sau:

3.4.1.1. Về mặt pháp lý cho việc hình thành tập đoàn TC-NH

Sáp nhập, hợp nhất để tăng cường sức mạnh kinh doanh hay mở rộng thị trường là xu hướng khách quan của các chủ thể kinh tế, mô hình tập đoàn là kết quả của các sáp nhập, hợp nhất trên. Thực tế về mô hình tập đoàn thì hiện nay nhà nước chỉ thừa nhận tên gọi “Tập đoàn tài chính Bảo Việt” nhưng với ngân hàng hay các định chế tài chính khác thì không cụ thể.

Mặc dù pháp lý chưa có quy định cụ thể nhưng nếu xét theo Luật Doanh nghiệp 2005 là luật gốc, cơ bản cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động, một khi luật doanh nghiệp đã quy định cụ thể vấn đề TĐKT thì việc đưa vào khái niệm tập đoàn TC-NH là hoàn toàn hợp lý vì bản thân NHTM nói chung, NHTM CP nói riêng và các công ty thành viên đều là những chủ thể kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân; bên cạnh đó tất cả các Luật liên quan doanh nghiệp và ngân hàng hoàn toàn không cấm thì mặc nhiên các NHTM CP cũng có quyền thành lập với danh xưng tập đoàn TC-NH. Hiện nay Luật TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép các NHTM được thành lập các công ty trực thuộc để kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, tài chính, bảo hiểm, kiều hối, quản lý tài sản, chứng khoán, quỹ đầu tư, góp vốn, liên doanh liên kết với các định chế tài chính, công ty hoạt động phi tài chính khác để tạo ra hàng loạt công ty con, công


ty cháu, công ty liên kết. Song song đó các quy định trong Luật Cạnh tranh (cơ chế tập trung kinh tế, kiểm soát độc quyền), Luật Chứng khoán (cơ chế góp vốn, mua cổ phần), Luật Đầu tư (cơ chế đầu tư dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất…) đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho phép các TCTD được góp vốn, mua bán, sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng khác, được đầu tư, góp vốn vào trong các tổ chức phi tài chính khác.

Hơn nữa Thông tư số 04/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam cũng đã ban hành hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng mở đường cho việc hình thành các tổ chức tín dụng lớn hơn vì vậy việc thừa nhận tính pháp lý là điều hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Vì vậy giải pháp về vấn đề pháp lý cho mô hình tập đoàn TC-NH là chính phủ nên nghiên cứu ban hành quy định cụ thể dưới dạng các loại hình văn bản pháp lý thích hợp để vừa kiểm soát nhưng vừa thúc đẩy tập đoàn TC-NH phát triển trên cơ sở định hướng:

- Một là, mô hình tập đoàn TC-NH hình thành có tính lịch sử, độc lập khách quan, nên nhà nước cần hỗ trợ, thúc đẩy và kiểm soát. Nhà nước nên thừa nhận mô hình này với danh xưng thống nhất.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 23

- Hai là, tập đoàn TC-NH phải là một tập hợp đa sở hữu nhưng tập trung vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng là chủ yếu. Nếu thành lập với một công ty mẹ là NHTM và hàng loạt công ty con hoạt động đa ngành thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên từ NHTM thành tập đoàn TC-NH, vì vậy cần có những giới hạn nhất định để đảm bảo sự phát triển hài hòa với các doanh nghiệp, các ngân hàng chưa hoặc không hình thành tập đoàn.

- Ba là, nâng cao vai trò chi phối và kiếm soát của ngân hàng mẹ với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính và những thỏa thuận mang tính tuân thủ. Ngân hàng đóng vai trò hạt nhân phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN và tiệm cận được các chuẩn mực quốc tế.


- Bốn là, chính phủ cần mở rộng phạm vi tham gia góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng quyền tham gia của các tập đoàn TC- NH lớn trên thế giới để giúp NHTM CP đi tắt, đón đầu, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhanh chóng hình thành tập đoàn TC-NH như định hướng của chính phủ.

3.4.1.2. Về quản lý hoạt động các NHTM CP

- Một là, do tính chất nhạy cảm và tầm ảnh hưởng của ngân hàng trong nền kinh tế vì vậy chính phủ nên thành lập ủy ban chỉ đạo đẩy nhanh việc sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại nhằm vừa tái cơ cấu ngân hàng vừa thúc đẩy các NHTM CP hình thành tập đoàn TCNH; trong tái cấu trúc chuẩn bị tình huống phá sản nếu cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch ngân hàng và quyền lợi khách hàng.

Đây có thể xem là giải pháp cơ bản nhất vì vừa thực hiện công cuộc tái cấu trúc kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng và vừa thúc đẩy hình thành tập đoàn TC-NH ở Việt Nam. Chính phủ có thể giao cho Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đảm trách vai trò này để đảm bảo tính khách quan hơn NHNN.

Trong thời gian qua rất nhiều NHTM CP vi phạm chính sách tiền tệ như thanh khoản, lãi suất, phân loại tín dụng, trích lập dự phòng, đầu tư thiếu minh bạch, tăng vốn điều lệ “ảo”, tức là ngân hàng sử dụng đòn bẩy tín dụng, đầu tư trái phiếu công ty con để tăng vốn [16]….nhưng NHNN không xử lý triệt để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy thành lập một ủy ban để tái cấu trúc ngân hàng cũng như tái cấu trúc nền kinh tế là cần thiết vì nếu chỉ giải quyết vấn đề ngân hàng thì cũng không thay đổi được nền kinh tế vì bản thân ngân hàng liên quan đến rất nhiều đối tượng và chủ thể khác trong nền kinh tế. Một ủy ban độc lập sẽ khách quan hơn, rốt ráo hơn, có thể làm tăng tính minh bạch và lòng tin cho thị trường.

Theo đó chính phủ có thể phân công Ủy ban giám sát tài chính quốc gia kết hợp chi nhánh NHNN, Sở Tài chính và một số ban ngành liên quan làm việc


cụ thể với từng NHTM CP trên địa bàn, xác định chiến lược, lộ trình hoạt động của từng NHTM CP này trong tương lai, buộc các ngân hàng này phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh, lựa chọn mô hình thích hợp để hội nhập tài chính khu vực và thế giới.

Thậm chí nếu ngân hàng nào quá yếu kém phải cho phá sản như các doanh nghiệp khác chứ không thể cho rằng không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn khi tái cấu trúc. Các chủ ngân hàng tạo ra rủi ro đối với hệ thống, làm giảm giá trị tài sản cổ đông, gây ảnh hưởng chính sách tiền tệ phải bị xử lý bằng tài sản chính họ, đồng thời ngân hàng yếu kém phải phá sản để chấn chỉnh toàn hệ thống.

- Hai là, thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia để tham gia xử lý nợ xấu của ngân hàng và doanh nghiệp.

Giải pháp trước hết là bắt buộc các NHTM phải tự xử lý triệt để các khoản nợ xấu bằng dự phòng rủi ro và tài sản của NHTM. Sau đó chính phủ sẽ tham gia xử lý nợ xấu thông qua công ty mua bán nợ xấu quốc gia. Nguồn xử lý có thể hình thành từ việc vận động hình thành quỹ công chúng hoặc phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng chính các tài sản này như kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc những năm 1997-2000.

Để giải quyết lượng nợ xấu của các ngân hàng lên tới 92 tỷ USD, tương đương 20% GDP, Hàn Quốc thành lập một công ty xử lý nợ (KAMCO) trực thuộc chính phủ để mua lại nợ theo giá thị trường. Chi phí mà chính phủ bỏ ra để mua lại số nợ này chỉ là 33 tỷ USD với tỷ lệ chiết khấu bình quân 64%. Sau đó số nợ xấu này được xử lý bằng cách phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản này cũng như bán trực tiếp. Chính nhờ sự xuất hiện của công ty xử lý nợ tập trung đã tạo ra một thị trường giao dịch nợ xấu và khuyến khích các ngân hàng bán bớt nợ xấu (xem phụ lục 4).


Các biện pháp này đã giúp cải thiện nhanh chóng tình hình tài chính cũng như quản trị của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đã giảm mạnh từ mức đỉnh 13,6% vào năm 1999 xuống chỉ còn 2,4% trong năm 2002. Tỷ lệ an toàn vốn tăng mạnh từ mức đáy 7% năm 1997 lên 10,5% năm 2002.

- Ba là, tăng cường công tác giám sát việc sử dụng vốn của các NHTM CP nói chung, tránh trường hợp “bật tường”, lách luật để tạo thuận lợi cho hoạt động các công ty trực thuộc và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay khá phổ biến tình trạng các NHTM CP “bật tường” với nhau trong việc sử dụng vốn nhằm lách luật, lách quy định NHNN.

Cụ thể như tại khoản 7,8,9 của Điều 8, Thông tư 13 quy định: TCTD không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán. TCTD không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD…nhưng điều này dường như không được các NHTM CP trên địa bàn thực hiện nghiêm túc. Họ “bật tường” với nhau để lách quy định NHNN.

Ví dụ như Ngân hàng A không được cho công ty Chứng khoán trực thuộc A vay thì họ chuyển tiền qua Ngân hàng B để cho vay công ty chứng khoán của ngân hàng A và ngược lại, chỉ cần vài bút toán đơn giản đã vô hiệu hóa quy định NHNN. Hoặc mua cổ phiếu của một công ty C nào đó và công ty C dùng tiền này để chuyển lại công ty chứng khoán A.

Mặt khác việc một NHTM CP đầu tư vào quá nhiều NHTM CP khác cũng diễn ra rầm rộ mà mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận nhưng chắc chắn cũng nhằm các mục đích khác không minh bạch. Ví dụ như để hợp thức hóa các khoản nợ quá hạn thành trong hạn hoặc để thực hiện các thanh toán nhập nhằng phục vụ lợi ích cá nhân.


Hay khả năng ưu đãi tín dụng có lợi cho những mối quan hệ nội bộ là điều đã xảy ra trong những năm gần đây. Nó giải thích vì sao tín dụng không tăng nhưng ngân hàng vẫn huy động lãi suất cao và thanh khoản ngày càng kém đi.

Giải pháp để ngăn chặn là tăng cường giám sát từ xa qua khối lượng giao dịch của các cấp quản lý nhà nước, kể cả tăng cường thanh tra của Thanh tra chính phủ hoặc Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia nếu thấy có những dấu hiệu khả nghi. Bên cạnh đó là yêu cầu tất cả cấp quản lý phải khai báo trung thực các quan hệ nhân thân làm việc trong phạm vi tập đoàn. Ngoài ra cũng cần áp dụng các biện pháp chế tài thật nặng các trường hợp vi phạm pháp luật của tổ chức lẫn cá nhân so trước đây.

- Bốn là, quy định hoặc giới hạn các lĩnh vực đầu tư của tập đoàn TC-NH để hạn chế sử dụng vốn ưu đãi nội bộ làm sai lệch chức năng trung gian tín dụng ngân hàng

Một điều dễ nhận thấy là hiện nay các NHTM CP đầu tư tràn lan trong lẫn ngoài lĩnh vực ngân hàng. Lĩnh vực hoạt động cũng đa dạng hóa để đa dạng thu nhập nhưng như phân tích trên cũng tiềm ẩn rủi ro. Một thực trạng là NHTM CP đầu tư quá tràn lan gây nên những bong bóng cho nền kinh tế như đầu tư và cho vay trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… bắt buộc NHNN phải quy định tỷ lệ giới hạn.

Vì vậy nếu NHTM CP hoạt động theo mô hình tập đoàn thì chính phủ cần giới hạn tỷ lệ vốn tham gia đầu tư hoặc giới hạn lĩnh vực hoạt động. Vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết cần giảm xuống dưới 40%/ vốn tự có so hiện nay và giới hạn luôn đối tượng mà NHTM CP tham gia, không thể để một NHTM CP sử dụng vốn thay vì cấp tín dụng hoặc tham gia thị trường trái hiếu thì lại đem đầu tư vào du lịch, bất động sản, khách sạn, y tế, giáo dục…

Qua nghiên cứu tác giả, trước mắt đề nghị giới hạn lĩnh vực và đối tượng của tập đoàn TC-NH nên tập trung trong ba lĩnh vực ngân hàng – chứng khoán –


bảo hiểm. Riêng đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết chỉ được giới hạn trong các đơn vị hành chánh sự nghiệp do NHNN quy định mà không được đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực khác như hiện nay.

- Bốn là, quan tâm và giám sát chặt chẻ vấn đề tự do hóa tài khoản vốn

Tự do hóa tài khoản vốn là làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia giữa các nước. Tự do hóa tài khoản vốn giúp cho nền kinh tế ở mỗi nước trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế. Nhưng ngược lại việc dịch chuyển vốn xuyên quốc gia sẽ rất khó kiểm soát nhất là khi các nguồn vốn chảy ngược ra nước ngoài. Lúc đó sẽ gây áp lực lên tỷ giá và thị trường tài sản nội địa, bắt buộc cơ quan quản lý phải cân nhắc khả năng nâng lãi suất hay để bản tệ bị mất giá. Nếu để mất giá bản tệ sẽ làm tăng gánh nặng tài chính cho những doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ, thậm chí trong trường hợp xấu nhất là dẫn đến nguy cơ khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ nghiêm trọng.

Các thành viên của tập đoàn TC-NH trong nước không bị giới hạn bởi sự tham gia của các doanh nghiệp, các định chế tài chính, các quỹ đầu tư tài chính nước ngoài do đó kiểm soát sự dịch chuyển dòng tiền là cực kỳ khó khăn. Chỉ riêng đầu tư của dòng vốn FDI Việt Nam chưa thể tính hết thất thoát về thuế thì trong lĩnh vực tài chính, sẽ rất khó có thể kiểm soát sự dịch chuyển tài sản, lợi nhuận, hay nói cách khác là chuyển lời về cho “công ty mẹ” ở nước ngoài và chuyển lỗ cho “công ty con” ở Việt Nam, mà thực chất là cho một nhóm người có quyền lợi liên quan. Vì vậy kiểm soát tự do hóa tài khoản vốn là vấn đề hết cần cảnh giác cao.

3.4.1.3. Các vấn đề khác

Chính phủ tăng cường công tác thanh tra giám sát ngân hàng và quyết liệt xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm không phân biệt loại hình ngân hàng nhà nước hay cổ phần, liên doanh hay nước ngoài, công ty tài chính, Cho thuê tài chính và các quỹ đầu tư nước ngoài, nhất là các định chế tài chính phi tín dụng.


Chính phủ nên hình thành tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc gia hàng năm đối với các tổ chức tín dụng trong nước, kể cả một số tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính như: công ty Chứng khoán, Quỹ đầu tư và có chính sách ưu đãi phân biệt để thúc đẩy các tổ chức này tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao năng lực hoạt động

Chính phủ có thể can thiệp vào việc mua bán các khoản nợ nhằm giải cứu các NHTM CP như Mỹ đã thực hiện năm 2009 với các ngân hàng của họ. Hay như Trung Quốc năm 1999, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản có trách nhiệm xử lí nợ xấu cho một số NHTM quốc doanh. Các công ty này đã mạnh dạn chứng khoán hóa các khoản nợ của ngân hàng rồi mua lại chúng, cuối cùng đã thu hồi nợ xấu của các ngân hàng này (Huarong 32,5%, Great Wall 24%, Cinda 35,1%)[39]

Hoặc mua lại cổ phần của các NHTM CP không đáp ứng các điều kiện hoạt động, hoặc tại những ngân hàng “có vấn đề” để tham gia kiểm soát, cơ cấu lại, lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và chuyển nhượnglại cho các đối tác có kinh nghiệm quản trị điều hành tốt hơn. Có như vậy mới vừa ngăn chặn, vừa phòng ngừa rủi ro do chính hoạt động ngân hàng gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra.

Một vấn đề khác là xây dựng lại cơ chế, chính sách theo hướng tăng cường quyền chủ động xử lý nợ của NHTM CP. Cho phép trong một phạm vi nào đó các công ty xử lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM CP chủ động phát mại tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước. Chính phủ có thể chỉ đạo các bộ ngành liên quan phối hợp NHTM CP đẩy nhanh quá trình xử lý nợ, thi hành án để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra nhà nước cần ban hành Luật chống cạnh tranh thật chặt chẻ, chi tiết để không chỉ bảo vệ cho hoạt động ngân hàng mà còn bảo vệ khách hàng, bảo vệ các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Bởi lẻ bỏ qua khía cạnh cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo khách hàng của nhau, các tập đoàn TC-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022