b. Địa hình địa thế:
Thuộc dãy núi chính, thoải dần xuống theo hướng sườn Đông - Bắc của dãy núi Ba Vì, tạo nên những dải rông núi thấp xen kẽ những khe suối và ruộng nước.
Độ cao tuyệt đối của Khu du lịch Khoang xanh Suối Tiên từ cốt 85m đến cốt 350m. Hiện trạng chủ yếu là rừng trồng và một số diện tích rừng tái sinh ven khe suối. Cần thiết xây dựng những khu rừng có cơ cấu hỗn giao hợp lý với loài cây bản địa và loài cây có dáng đẹp phù hợp với khu du lịch sinh thái .
Độ dốc trung bình 50 đến 150 [26].
c. Địa chất thổ nhưỡng:
Thành phần đá mẹ chủ yếu là đá Trầm tích - phun trào, có tuổi triat. Thành phần đá xen kẽ giữa đá trầm tích cát, bột kết, diện thạch sét, Cuội kết và các lớp phun trào: Riolít Violít, Pocfia.
Các loại đất chính: Đất Feralít vàng nâu phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét là chủ yếu. Nhìn chung tầng đất tương đối dầy từ 40 - 60 cm, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng và sét kết cấu từ hạt đến cục nhỏ, đất tương đối chặt. Hàm lượng Ca, Mg thấp, nghèo lân dễ tiêu [32].
Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất dốc tụ do quá trình xói mòn từ cao xuống thấp phân bổ chủ yếu ở phía dưới. Tỷ lệ đá lẫn ít < 5%.
d. Khí hậu, thời tiết:
Nằm trong vùng khí hậu Nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh và khô vào các tháng 2 và 3 có mưa phùn. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, cũng là mùa mưa.
* Chế độ nhiệt:
- Khu vực nghiên cứu có nền nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình biến đổi từ 230C đến 23,50 C.
- Biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn, trung bình năm khoảng 80C.
Mùa nóng (có nhiệt độ cao hơn 25oC) kéo dài 5 tháng (5 - 9 ) còn mùa lạnh (có nhiệt độ <20oC) kéo dài 3- 4 tháng, trong đó có 3 tháng lạnh (nhiệt độ <18oC), do đó trị số biên độ năm dao động trong khoảng 12o0-13o3.
* Chế độ ẩm:
- Lượng bốc hơi nước hàng năm trung bình 1.200mm/ năm. Khả năng bốc thoát hơi nước vào mùa nóng từ 100 mm - 150 mm/ tháng, vào mùa lạnh từ 50 - 100 mm/ tháng.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là: 85%.
- Số giờ nắng là: 1.550 giờ/ năm.
* Các hiện tượng thời tiết đáng quan tâm:
- Gió Tây khô nóng thường xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7 hàng năm, thường có khoảng 15 ngày gió Tây, nhiệt độ lên cao khoảng 36 - 370. Độ ẩm tương đối thấp, dưới 50%, gây tác hại cho thực vật, động vật, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến công tác PCCCR [16].
e. Giao thông, sông suối:
Khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây. Hệ thống đường bộ tương đối phát triển, đường tới khu du lịch từ Sơn Tây theo Tỉnh lộ 87 đến ngã ba cây xăng Tản Lĩnh theo đường 214, có mặt đường rộng, được dải nhựa đi khoảng 13 đến khu du lịch Khoang Xanh. Đường nội vi khu du lịch đã được bê - tông hoá. Tuy nhiên, các đường đi tới những nơi có cảnh đẹp hầu như chưa có mà mới là các đường mòn. Để khu du lịch phát triển cần thiết phải đầu tư phát triển hệ thống đường đi đủ lớn và dài giúp du khách có điều kiện khám phá thiên nhiên. Đồng thời, cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng của Vườn quốc gia đặc biệt công tác PCCCR trong mùa khô.
Khu xây dựng phương án có một suối chảy qua, nhưng suối ở đây có nhiều ghềnh, thác nước chảy quanh năm. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách mỗi khi đến Khoang Xanh - Suối Tiên.
f. Hiện trạng đất đai tài nguyên:
Qua kết quả điều tra, thống kê hiện trạng đất đai và tài nguyên được thể
hiện ở biểu số liệu sau:
Bảng 3.2. Hiện trạng đất và tài nguyên Khoang Xanh Suối tiên
Tổng diện tích dự kiến bổ sung quy hoạch đến năm 2020 (ha) | Diện tích Chủ đầu tư xây dựng phương án (ha) | Diện tích xin được phê duyệt thêm nằm trong quy hoạch (ha) | |
Tổng diện tích | 130.8 | 115.2 | 15.6 |
Đất có rừng | 91.2 | 75.6 | 15.6 |
Rừng trồng có mật độ < 500 cây/ha | 42.3 | 37.8 | 4.5 |
Rừng trồng có mật độ > 500 cây/ha | 5.9 | 2 | 3.9 |
Rừng tự nhiên cây tái sinh mật độ 500cây/ha | 43.0 | 35.8 | 7.2 |
Đất trống | 39.6 | 39.6 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Tính Năng Cơ Bản Của Môi Trường Rừng Đặc Dụng
- Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế Xã Hội Tại Khu Vực Nghiên Cứu
- Toàn Cảnh Vườn Quốc Gia Ba Vì Nhìn Từ Hướng Đông
- Kết Quả Khảo Sát Và Tính Các Phương Án Giá Cho Thuê Rừng Với Mục Đích Du Lịch
- Các Phương Án Xác Định Giá Thuê Môi Trường Rừng Đặc Dụng Kinh Doanh Du Lịch Tại Khu Du Lịch Ao Vua
- Phương Án Cho Thuê Rừng Tại Khu Khoang Xanh- Suối Tiên
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Tư liệu Vườn quốc gia Ba Vì năm 2007
Loài cây: Keo; Nhội; Trám; Long não; Mỡ; Sấu:
Toàn bộ khu vực có 28 lô rừng và đất rừng. Trong 28 lô nằm trên cốt 100m có 4 lô hiện trạng đất trống, diện tích là 39,6 ha, 11 lô rừng trồng với diện tích 39,8 ha, 3 lô rừng tự nhiên với diện tích 35,8 ha.
Trong khu du lịch, diện tích đất trống còn khá nhiều, mạng hình phân bố các cây rừng trồng không đều tạo nhiều khoảng trống, diện tích này cần phải sớm được trồng rừng mới và trồng bổ sung.
Hiện tại trong các lô rừng có nhiều đường mòn, vậy cần thiết phải có qui hoạch và nâng cấp những con đường này để trở thành hệ thống đường liên hoàn giữa các khu vực với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển phân bón, cây con phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc rừng, tuần tra bảo vệ và phục vụ cho du khách tham quan, vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên.
g. Cảnh quan thiên nhiên:
Ngoài đặc trưng vốn có là biểu tượng của cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình đã đi vào huyền thoại với "Núi Tản Sông Đà", thì trong khu Du lịch có suối lớn nước chảy quanh năm. Do núi dốc nên suối ở đây nhiều thác nước lớn tạo cho khu du lịch Khoang xanh Suối Tiên có những cảnh độc đáo có một không hai ở núi Ba Vì. Cùng với cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng, những người quản lý nơi đây cũng không ngừng đổi mới phương thức đầu tư cũng như sản phẩm du lịch đã tạo ra sự hấp dẫn cho du khách.
Tóm lại với tiềm năng của khu vực chủ đầu tư xin thuê môi trường hội nhập đầy đủ các điều kiện để xây dựng khu du lịch sinh thái mang nét điển hình không những trong nước mà còn nổi tiếng trong khu vực. Đồng thời, là mô hình trình diễn về phục hồi hệ sinh thái rừng đặc dụng, đáp ứng công tác bảo tồn của Vườn quốc gia Ba Vì.
3.3.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội:
Nằm trong địa bàn thôn Muồng Cháu xã Vân Hòa có 2 dân tộc Kinh, Mường sinh sống lâu đời. Tổng số hộ toàn thôn là 214 hộ với 1.060 nhân khẩu, trong đó 500 lao động chính, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2%/ năm. từ cơ cấu dân số cho thấy lợi thế nguồn nhân công. Tuy nhiên dân số tăng nhanh cũng là áp lực công ăn việc làm và sức ép đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Sự đa dạng các dân tộc sống trên một vùng đất kéo theo sự phong phú nền văn hoá tạo ra tiềm năng lớn cho du lịch sinh thái. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và du lịch sinh thái có mối quan hệ hữu cơ với nhau bởi bản sắc
văn hoá dân tộc là tiềm năng lớn để thu hút khách du lịch, du lịch phát triển giúp ngưòi dân có thêm công ăn việc làm, giá trị sản phẩm hàng hoá tăng lên làm cho thu nhập người dân tăng điều đó là cơ sở bền vững để người dân giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc mình.
Thu nhập và đời sống của nhân dân còn thấp. Cơ cấu kinh tế còn ở thế độc canh cây lúa, tập tục là nương rẫy vẫn còn, thói quen chăn thả gia súc vẫn còn phổ biến. Thói quen và tập tục lạc hậu này cần được thay đổi bằng các giải pháp kinh tế đồng bộ. Kinh tế, xã hội của vùng xây dựng phương án còn gặp nhiều khó khăn do thiếu công ăn việc làm, thiếu những mô hình sản xuất hiệu quả, thiếu vốn, thiếu kiến thức.
Mặc dù trong những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện nhiều dự án xoá đói giảm nghèo, một số khu du lịch đang đi vào hoạt động có thu hút được nhiều lao động. Song nguồn thu nhập vẫn chưa ổn định lâu dài, do đó việc khai thác bừa bãi rừng vẫn còn tồn tại. Để giải quyết triệt để vấn đề phá rừng, khai thác rừng trái phép, góp phần phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Vì. Đồng thời, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân trong vùng. Thiết nghĩ Phương án thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng của chủ đầu tư sẽ góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề bức súc nêu trên.
3.3.2. Đặc điểm cơ bản của khu du lịch Ao vua
3.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Diện tích, vị trí địa lý, ranh giới:
Khu du lịch Ao Vua nằm trong địa phận xã Tản Lĩnh và phần lớn nằm
trong ranh giới Vườn quốc gia Ba Vì, dưới chân núi Tản Viên, về phía bắc.
Tổng diện tích rừng và đất rừng qui hoạch của phương án mà chủ đầu tư xin thuê môi trường với Vườn quốc gia Ba Vì là 108 ha, nằm ở sườn Bắc dãy núi Ba Vì thuộc khoảnh 3; 4; 8; tiểu khu 3, Vườn quốc gia Ba Vì.
Khu vực này cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 65 km và cách thành phố Sơn Tây 24 km.
Phía Bắc giáp thôn Cua Chu xã Tản Lĩnh Ba Vì.
Phía Nam giáp khu nghiêm ngặt, khu du lịch cốt 400 Vườn quốc gia
Ba Vì
Phía Đông giáp chủ hộ nhận khoán Vườn quốc gia Ba Vì. Phía Tây giáp chủ hộ nhận khoán Vườn quốc gia Ba Vì.
Hình 3.4. Thác Ao Vua khu du lịch Ao Vua
b. Địa hình địa thế:
Khu Du lịch Ao Vua nằm trong thung lũng thuộc chân núi Ba Vì về phía
Bắc nằm giữa 2 dông núi
Dải dông hướng Đông - Bắc chạy dài từ đỉnh Ngọc Hoa tới Hồ Tiên Sa trên dông núi là khu du lịch cốt 400 Vườn quốc gia Ba Vì. có chiều dài khoảng 9km
Dải dông hướng Tây - Bắc chạy dài từ đỉnh Ngọc Hoa chạy dài tới khu
vực Đá Chông có chiều dài khoảng 7km
- Độ cao tuyêt đối của khu du lịch Ao Vua từ cốt 62m đến cốt 350m
- Độ dốc trung bình 100 đến 170 [26].
c. Địa chất thổ nhưỡng:
Loại đất chủ yếu trên khu vực dự án là đất feralit màu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét và sa thạch, có tầng đất từ mỏng đến trung bình, có nhiều đá lẫn và nhiều chỗ có đá lộ đầu.
Độ dốc của lưu vực khá lớn, song do độ che phủ cao nên nhìn chung độ
phì nhiêu của đất còn khá tốt, mức độ giữ ẩm, trao đổi vật chất khá tốt.
Nền móng địa chất của khu vực khảo sát ở đập Ao Vua là đá mắc ma tại lòng suối Ao Vua. Bên trên phân bố đá trầm tích Triat trung-thượng (T2-3) có thành phần cát kết, bột kết, lăn phiến sét xen kẹp với các cuội kết mỏng giữa tầng. Cấu tạo của nền móng địa chất này có ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng địa hình và các biện pháp chống xói mòn, trượt lở [16].
d. Khí hậu, thời tiết:
Đặc điểm khí hậu thuỷ văn của Ao Vua được quyết định bởi các yếu tố
vĩ độ, cơ chế gió mùa, địa hình.
Địa hình có 2 dải núi Đông - Bắc và Tây - Bắc nhô cao đón gió hướng đông nên lượng mưa khá phong phú và phân bố không đều trên khu vực.
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm là 22 đến 230C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (16,520C)
- Biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn, trung bình năm khoảng 8,50C.
Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 17.90C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 6.50.
* Chế độ ẩm:
Điều kiện độ ẩm ướt được quyết định bởi tương quan giữa hai quá trình ngược nhau mưa và bốc hơi nước hàng năm trung bình 1.200mm/năm. Khả năng bốc thoát hơi nước vào mùa nóng từ 100mm-150mm/tháng, vào mùa lạnh từ 50-100mm/ tháng [16].
- Độ ẩm không khí trung bình năm là: 84%.
- Số giờ nắng là: 1.497 giờ/ năm.
e. Giao thông, sông suối:
Khu du lịch Ao Vua cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 60km về phía Tây. Hệ thống đường bộ tương đối phát triển, đường tới khu du lịch từ Sơn Tây theo Tỉnh lộ 87 qua Bưu điện Tản Lĩnh 1km rẽ trái theo đường liên xã có mặt đường rộng, được dải nhựa đi khoảng 6 km vào tới khu du lịch Ao Vua.
Đường nội vi khu du lịch đã đổ bằng đá dọc theo suối. Tuy nhiên, các đường đi tới những nơi có cảnh đẹp hầu như chưa có mà mới là các đường mòn. Để khu du lịch phát triển cần thiết phải đầu tư phát triển hệ thống đường đi đủ lớn và dài giúp du khách có điều kiện khám phá thiên nhiên. Đồng thời, cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng của Vườn quốc gia đặc biệt công tác PCCCR trong mùa khô.
Khu xây dựng phương án có suối chảy qua, nhưng suối ở đây có nhiều ghềnh, thác nước chảy quanh năm. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách mỗi khi đến khu du lịch Ao Vua.
f. Hiện trạng đất đai tài nguyên:
Qua kết quả điều tra, thống kê hiện trạng đất đai và tài nguyên được thể
hiện ở biểu số liệu sau: