Khái Niệm Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển đất nước. Trái phiếu là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành xác nhận quyền của người cho vay được hoàn trả số tiền gốc đã cho vay và được thanh toán lãi theo thời hạn và các điều kiện ghi rõ trên trái phiếu. Khi có nhu cầu cần thiết, Chính phủ hoặc chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái.

- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Chính phủ, chính quyền địa phương và các chủ thể kinh doanh du lịch sinh thái có thể sử dụng nguồn vốn vay tại các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại tài trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay trực tiếp, thuê hoạt động, bảo lãnh phát hành trái phiếu,… thực tế cho thấy ở nước ta trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong việc tài trợ cho các ngành du lịch nói chung, trong đó có phát triển du lịch sinh thái.

- Nguồn vốn nước ngoài: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang được xem như là chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế. Tại những nước kém phát triển, thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm thị trường, tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến,… Nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ quan trọng đối với các quốc gia kém phát triển mà ngay cả những quốc gia phát triển như Mỹ vẫn rất cần đến nguồn vốn này. Điều đó chúng ta được thấy rất rõ khi nước Mỹ vẫn là một trong những quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất trên thế giới và hiện Mỹ vẫn là nước có số nợ lớn nhất thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch sinh thái thường ở dưới dạng: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ (ODA), vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu,…

- Nguồn vốn trong dân: Một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái là nguồn vốn trong dân. Nguồn vốn trong dân đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái được thể hiện dưới các hình thức như: Người dân trực tiếp tham gia đầu tư phát triển hay nhà nước và các doanh nghiệp trong nền kinh tế tham gia huy động vốn trong dân bằng các hình thức như phát hành trái phiếu, cổ


phiếu, tiền gửi tiết kiệm,… để đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái.


2.2.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái là việc ngân hàng chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật để tổ chức, cá nhân sử dụng lượng giá trị đó cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả (gốc và lãi) bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác của ngân hàng.

2.2.3. Đăc

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 4

điểm tín dung ngân hàng vớ i phát triển du lịch sinh thái


2.2.3.1. Tính chất theo mùa


Hoạt động du lịch sinh thái được diễn ra thường xuyên trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế du lịch sinh thái vẫn mang một số đặc điểm riêng là hoạt động có tính chất theo mùa, tính chất theo mùa được thể hiện rất rõ vào các dịp lễ, tết hay mùa hè. Điều đó được lý giải như sau: vào các dịp lễ tết thì du khách được nghỉ không phải làm việc nên họ có thể đi du lịch để nghỉ ngơi phục hồi sức lực sau những ngày làm việc mệt mỏi. Còn vào mùa hè nóng nực du khách muốn tìm đến những nơi mát mẻ để nghỉ ngơi, bên cạnh đó mùa hè cũng là kỳ nghỉ dài của học sinh, sinh viên đây là dịp thuận lợi để gia đình cùng nhau đi nghỉ ngơi thư giản sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng. Vào mùa du lịch là một trong những thời điểm thích hợp để ngân hàng quyết định cho vay (đặc biệt là nguồn vốn lưu động) để đáp ứng nhu cầu vốn không thường xuyên cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng thực hiện việc thu nợ vì thời điểm này khách hàng đầu tư phát triển du lịch sinh thái thường có nguồn thu khá lớn, do đó các ngân hàng thương mại có thể tổ chức định kỳ thu hồi nợ vay trong khoảng thời gian này.

2.2.3.2. Nhu cầu vốn lớn, thời gian đầu tư dài


Để loại hình du lịch sinh thái phát triển nhanh và bền vững thì cần phải đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng,…) đồng bộ và hiện đại, đây là những dự án có chi phí rất lớn, do đó cần


đến nguồn vốn lớn để đầu tư. Trong khi nguồn thu hồi vốn từ du lịch sinh thái là từ tiền ăn, ở và chi phí sinh hoạt khác nên đòi hỏi thời gian thu hồi vốn kéo dài. Chính vì vậy khi đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có lượng vốn lớn và thời gian cho vay dài hạn.

2.2.3.3. Hoàn trả vốn có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư


Trong quá trình đầu tư phát triển du lịch sinh thái thì vẫn có thể đón khách tham quan và thu phí bán các sản phẩm dịch vụ từ du khách. Khi đó, chủ đầu tư sẽ thu hồi được một lượng tiền nhất định nên có thể thực hiện việc trả nợ vay cho ngân hàng.

2.2.3.4. Đòi hỏi kỹ thuật thẩm định cao


Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp rất phức tạp nên khi cho vay đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ cao, am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau mới có khả năng thẩm định tốt các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.

2.2.4. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái


Cũng như nhiều ngành nghề khác, tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau, gồm: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức cấp tín dụng khác.

- Cho vay bằng tiền mặt: Là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trong đó ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp để đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong một thời hạn nhất định, gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn là ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn để cho phép khách hàng sử dụng nó trong thời hạn từ 12 tháng trở xuống nhằm thỏa mãn nhu cầu chi trả như chi phí tiền lương nhân viên, điện, nước, điện thoại, phương tiên vận chuyển,… Những chi phí này sẽ được bù đắp từ những khoản thu khách hàng du lịch trong cùng một thời kỳ. Cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn có thời hạn trên 12 tháng để tài trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái nhằm nâng cấp, cải tạo, sửa chữa khách sạn, nhà hàng, danh lam thắng cảnh, mua sắm máy móc, phương


tiện vận chuyển,…


- Chiết khấu giấy tờ có giá: Là một hình thức cấp tín dụng trong đó khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán nhưng do cần tiền để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái nên chuyển nhượng giấy tờ có giá cho ngân hàng và ngược lại ngân hàng trao cho khách hàng một số tiền nhất định bằng trị giá chiết khấu trừ đi hoa hồng phí và lãi chiết khấu. Giấy tờ có giá có thể chiết khấu tại các ngân hàng thương mại có thể là trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc,…

- Cho thuê tài chính: Là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động kinh doanh phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê với bên thuê. Cho thuê tài chính là phương thức tiếp cận tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, ít tài sản thế chấp hoặc doanh nghiệp mới thành lập.

- Bảo lãnh ngân hàng: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng thương mại sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận. Các hình thức bảo lãnh theo mục đích như: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, …

2.2.5. Vai trò tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái


2.2.5.1. Tín dụng ngân hàng thỏa mãn tức thời nhu cầu vốn để đầu tư phát triển du lịch sinh thái

Muốn phát triển du lịch sinh thái thì có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư của nhà nước,… Tuy nhiên để huy động được những nguồn vốn này cần phải có thời gian, kế hoạch, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, để bắt đầu cho việc xây dựng dự án thì các nhà đầu tư phải có một lượng vốn ban đầu để hoạt động. Lượng vốn ban đầu này trước hết


một phần do chủ đầu tư góp vào, một phần phải vay ngân hàng. Do đó để thỏa mãn nhu cầu tức thời này cần phải có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Và ở đây, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao.

Khi dự án đi vào hoạt động chủ đầu tư chỉ có thể bỏ ra một lượng vốn lưu động tối thiểu để duy trì hoạt động. Vì vậy khi nhu cầu vốn tăng cao các doanh nghiệp phải vay vốn bổ sung cho hoạt động của mình. Khi nhu cầu giảm xuống họ sẽ trả nợ cho ngân hàng. Do đó vốn tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển du lịch sinh thái.

Trong lĩnh vực du lịch vào những mùa ít khách hàng nếu để ứ đọng vốn nhiều sẽ thiệt hại và vào mùa du lịch tăng lên thì phải có vốn để thỏa mãn nên việc vay vốn ngân hàng thương mại là điều tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

2.2.5.2. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và ngoài nước

Muốn duy trì và phát triển du lịch sinh thái thì cần phải có đủ vốn để đầu tư. Có như vậy thì du lịch sinh thái mới tạo được nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách từ đó thu hút du khách đến với du lịch sinh thái nhiều hơn. Muốn du lịch sinh thái phát triển bền vững thì số vốn cần thiết để đầu tư cho loại hình du lịch này là rất lớn. Do đó, ngoài nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, vốn tài trợ của nhà nước thì cần phải huy động nguồn vốn từ nhiều phía trong đó có vốn tín dụng của ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để nâng cao chất lượng dịch vụ cho loại hình du lịch sinh thái còn thể hiện ở chỗ: Thông qua vốn tín dụng ngân hàng thì các tổ chức, cá nhân có thêm vốn để bổ sung đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất, thuê mướn lao động và các chi phí khác, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Một khi sản phẩm có chất lượng tốt thì ngày càng thu hút du khách đến tham quan nhiều hơn sẽ giúp cho chủ đầu tư thu lợi nhuận nhiều hơn nhằm đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn thực hiện tái đầu tư mở rộng.


2.2.5.3. Tín dụng phát triển du lịch sinh thái góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá, tăng thu ngân sách nhà nước;

Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở các mặt sau:

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều du khách làm cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khi du lịch phát triển có nghĩa là góp phần gia tăng cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế.

- Du lịch sinh thái muốn phát triển thì điều tiên quyết là phải đầu tư như đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật, cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái,…Như vậy các ngành nghề cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho du lịch sinh thái sẽ bán nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, do đó khi du lịch sinh thái càng phát triển thì sẽ các theo các ngành nghề khác cùng phát triển.

Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng giúp cho các tổ chức, cá nhân có thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực,… tạo ra nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn hơn cho du khách, qua đó thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, khi du khách tăng lên sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ và khi nguồn thu ngoại tệ càng lớn sẽ góp phần không nhỏ vào việc bình ổn tỷ giá ngoại tệ, ổn định thị trường tiền tệ quốc gia. Khi du lịch sinh thái càng phát triển thì tổ chức, cá nhân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước nhiều hơn, do đó thu ngân sách nhà nước cũng sẽ tăng lên.

2.2.5.4. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế đặc biệt là tiền mặt trong tay của các tầng lớp dân cư, các tổ chức để tạo nguồn vốn cấp tín dụng cho đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, trang bị công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của du khách ở trong và ngoài nước.


2.2.5.5. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và tài nguyên thiên nhiên có sẵn để phát triển du lịch sinh thái

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với khí hậu, phong cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa,… sẵn có, nên Đảng và Nhà nước có chính sách vĩ mô phù hợp trong việc quy hoạch, định hướng phát triển cho loại hình du lịch này.

Để khai thác tài nguyên và đất đai cho phát triển du lịch sinh thái trước hết phải có nguồn vốn đầu tư nhằm cải tạo ra cảnh quan mới thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái nhưng không phá vỡ hệ sinh thái đang có. Đây là việc làm khó đòi hỏi phải đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc đầu tư không đủ, không liên tục có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc không thể sửa chữa được về sau như phá vỡ hệ sinh thái hiện có, làm cho cảnh quan mới không đồng bộ để đủ sức thu hút du khách, gây ô nhiễm môi trường.

2.2.5.6. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vùng phát triển du lịch sinh thái, tác động thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vùng phát triển du lịch sinh thái, tác động thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển được thể hiện ở các mặt sau:

- Thông qua vốn tín dụng ngân hàng giúp cho người dân tiếp cận được nguồn vốn đầu tư tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ hơn. Người dân có thể ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào lĩnh vực du lịch sinh thái, làm cho chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của du khách nên có thể thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan tạo ra thu nhập cho người dân nhiều hơn. Khi thu nhập của người dân tăng lên có nghĩa là đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, hạn chế nhiều tiêu cực trong xã hội, duy trì trật tự, an ninh nông thôn.

- Người dân có thể tiếp cận với nhiều du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đó chọn lọc những cái hay những kiến thức bổ ích để học hỏi từ du khách,


loại bỏ những hủ tục lạc hậu đã tồn tại từ rất lâu nhưng không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay. Mặt khác khi thu nhập của nông dân nâng cao thì họ càng có điều kiện để học tập, bên cạnh đó con cái của họ cũng có điều kiện hơn để học hành, nâng cao kiến thức. Như vậy trình độ của người dân vùng phát triển du lịch sinh thái cũng được nâng lên.

- Với nguyên tắc cho vay có hoàn trả vốn gốc và lãi nên cá nhân, doanh nghiệp muốn vay vốn để đầu tư cho du lịch sinh thái thì phải tính toán kỹ trước khi đi vay, nếu không làm ăn kém hiệu quả dễ dẫn đến tình trạng khó có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, chính yếu tố này đã góp phần nâng cao trình độ hạch toán của mỗi người dân muốn đầu tư cho du lịch.

- Như đã phân tích ở phần trên ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác, vì vậy khi du lịch phát triển thì sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

2.2.5.7. Tạo điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, cũng như góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái

Hiện nay xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hợp tác để cùng nhau phát triển, con người có nhu cầu mở rộng giao lưu, tham quan, học hỏi với nhiều dân tộc trên thế giới. Thông qua hoạt động du lịch sinh thái sẽ gắn kết người dân tại vùng phát triển du lịch với du khách trong và ngoài nước thông qua việc tìm hiểu phong tục, tập quán, sinh hoạt, ẩm thực, văn nghệ,… từ đó có thể học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, có thể thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài cho việc phát triển du lịch tại vùng, địa phương có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.

Ngày nay, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đi tham quan du lịch muốn tìm hiểu nền văn hóa của nhiều vùng, miền khác nhau, chẳng hạn đến Tây Nguyên du khách muốn được thưởng thức những điệu nhạc âm vang của cồng chiêng, thưởng thức những chén rượu cần, xem lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,… Đến với Đồng bằng sông Cửu Long thì du khách muốn được tham quan sông nước miền Tây bằng xuồng ba lá chèo qua những rặng dừa nước, được thưởng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023