Phương Án Cho Thuê Rừng Tại Khu Khoang Xanh- Suối Tiên


Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Mức đầu tư.

- Mức đầu tư lâm sinh.

- Mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục khác.

c. Định hướng tổ chức hoạt động DLST và giáo dục hướng nghiệp

- Nguyên tắc tổ chức hoạt động DLST và giáo dục hướng nghiệp

Sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng xin thuê nhằm giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt, góp phần tích cực nâng cao việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát triển cộng đồng địa phương.

- Nội dung của du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp

+ Giới thiệu, hướng dẫn cho du khách nắm được hệ sinh thái rừng, kiểu rừng, tên và đặc điểm một số loài động vật và thực vật quí hiếm trong khu vực, có nguy cơ bị tuyệt chủng để du khách có ý thức bảo vệ.

+ Tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương, cơ sở hạ tầng được cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi được thay đổi theo hướng tích cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy rừng và những tác động

xấu tới hệ sinh thái rừng.

Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 11

+ Giới thiệu một số loài cây thuốc thông thường, đặc biệt những loài cây thuốc mà du khách có thể hái xung quanh để sơ cứu khi bị rắn cắn hoặc băng bó vết thương khi bị ngã, chảy máu.

- Yêu cầu đối với du lịch sinh thái

+ Phải gắn liền giữa bảo tồn thiên nhiên với bảo tồn văn hoá cộng đồng.

kết hợp giữ bảo tồn và tôn tạo để tạo ra khu du lịch độc đáo hấp dẫn du khách.

+ Phải đảm bảo tính giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ Phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định quản lý bảo vệ của Vườn

quốc gia và quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.


+ Phải hạn chế được những tác động tiêu cực đến thiên nhiên và môi trường, việc tiếp đón khách phải đảm bảo một tỷ lệ thích hợp tránh sự “quá tải” ảnh hưởng bất lợi đến môi trường.

+ Khai thác lợi thế về môi trường để tổ chức du lịch sinh thái, nhưng

không làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ, vai trò, chức năng của cơ quan quản lý.

- Mức độ tác động vào môi trường rừng đặc dụng

Diện tích được tác động các hoạt động du lịch sinh thái

Diện tích được sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

d. Đánh giá tác động tới môi trường từ các hoạt động DLST và giáo dục

hướng nghiệp

- Tác động tới tài nguyên thiên nhiên

Phải đánh giá và dự đoán tác động của hoạt động kinh doanh du lịch như, tài nguyên nước, tài nguyên đấ, tài nguyên không khí, các hệ sinh thái tự nhiên..

- Tác động đến tài nguyên nhân văn

e. Phương án giá cho thuê rừng với mục đích cảnh quan

f. Hiệu quả của phương án

- Về kinh tế

- Hiệu quả về xã hội

- Hiệu quả về môi trường

g. Giải pháp về tổ chức thực hiện

h. Kết luận và kiến nghị

4.3. Phương án cho thuê rừng tại khu Khoang Xanh- Suối Tiên

A. Thông tin chung

1. Tên phương án

“Phương án thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng tại Khu du lịch Khoang xanh- Suối Tiên ”


2. Đơn vị quản lý

Vườn quốc gia Ba Vì.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Du lịch Khoang Xanh Suối Tiên.

Địa chỉ: Thôn Muồng Cháu, xã Vân Hòa, Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

3. Đặc điểm của khu vực cho thuê

Tổng diện tích Công ty Cổ phần Du lịch Khoang Xanh Suối Tiên là 148.2ha

Diện tích xây dựng phương án cho thuê: 115,2 ha trên cốt 100m thuộc Vườn quốc gia Ba Vì quản lý.

4. Cơ quan phối hợp

Đối với khu du lich Khoang Xanh- Suối tiên là thôn Muồng Cháu,

UBND xã Vân Hòa, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Vì.

5. Địa bàn thực hiện phương án

Khu Khoang Xanh- Suối tiên là thuộc Khoảnh 7; 8; 9, tiểu khu 6, Vườn

quốc gia Ba Vì.

6. Thời gian thực hiện phương án:

5 năm (2009-2014.)

B. Nội dung cơ bản của phương án

1. Tính cấp thiết của phương án

Nhân dân xã Vân Hòa nói chung, thôn Muồng Cháu nói riêng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, một bộ phận thu nhập của họ vẫn còn dựa vào rừng. Do vậy, chặt phá cây, phá rừng lấy củi làm chất đốt và để bán, phá rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc trái phép phá rừng vẫn còn tồn tại.

Khu vực có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nằm trong quần thể các khu du lịch quanh núi Ba Vì. Đặc biệt khu Khoang Xanh trong nhiều năm hoạt động DLST đã tạo dựng được tên tuổi trong làng DLST trong khu vực. Tuy nhiên,


những điểm thực sự thu hút khách nằm trên cốt 100 chưa được khai thác. Yêu cầu của xu thế phát triển kinh tế của địa phương cũng như của quốc gia là nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng cao.

Để đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng. Vì vậy, phương án thuê môi trường rừng đặc dụng kết hợp phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng là hết sức cần thiết cần được triển khai sớm.

2. Mục tiêu của phương án

- Xây dựng mô hình trồng rừng, làm giàu rừng và bảo vệ rừng nơi có nhiều tác động có hại đến rừng như gia súc phá hoại, góp phần vào công tác bảo tồn là nhiệm vụ trọng tâm của Vườn quốc gia Ba Vì.

- Tạo lập được khu du lịch sinh thái kiểu mẫu, sử dụng hợp lý môi trường rừng đặc dụng, khai thác triệt để tiềm năng tự nhiên, thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt phục vụ kỳ nghỉ cuối tuần của người dân Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.

- Do mặt trái của cơ chế thị trường một số nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc bị mai một, cần có cơ sở vững chắc để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch sinh thái là cơ sở vững chắc đó.

- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và góp phần làm xanh, sạch, đẹp môi trường sống.

- Tạo thêm việc làm, khôi phục và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới góp phần vào thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý thúc đẩy xã hội phát triển và làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi nhưng vẫn giữ được giá trị văn hoá dân tộc truyền thống.

- Góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi Đề án sử dụng môi trường

rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại


Vườn quốc gia Ba Vì đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ phê duyệt giúp các nhà hoạch định chính sách bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy phù hợp với sự phát triển của thực tiễn trong lĩnh vực sử dụng rừng đặc dụng vào hoạt động sinh thái.

3. Đối tượng tác động của phương án

- Đối với diện 33ha tích dưới cốt 100m, chủ đầu tư sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, đường đi phục vụ du lịch sinh thái, đây là khu đất dùng chủ yếu là xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái theo Đề án của chủ đầu tư đã được UBND huyện Ba Vì phê duyệt và cho thuê đất. Việc thuê đất này thực hiện theo Nghị định 163/1998/CP-NĐ.

- Đối tượng tác động chính của Phương án là toàn bộ diện tích rừng và đất rừng 115.2ha của Vườn quốc gia Ba Vì mà chủ đầu tư xin được thuê môi trường để phát triển du lịch sinh thái. Diện tích này đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Vườn quốc gia Ba Vì sớm làm thủ tục để chủ đầu tư sớm được thuê môi trường. Với mục tiêu trồng mới và phục hồi, cải tạo rừng từ rừng nghèo trở thành rừng giàu, có phối cảnh đẹp. Xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, hệ thống đường nội bộ thuận lợi phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc, tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, PCCCR, kết hợp hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

- Đất đai khu xây dựng phương án được thực hiện theo hợp đồng thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng theo Đề án sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì đã được Chính phủ và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Diện tích tác động vào môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái là 13.82 ha, trong đó có 3.45 ha được phép sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái.


4. Định hướng tổ chức hoạt động DLST và giáo dục hướng nghiệp

4.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động DLST và giáo dục hướng nghiệp

Sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng xin thuê nhằm giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt, góp phần tích cực nâng cao việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát triển cộng đồng địa phương.

4.2. Nội dung của du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp

- Giới thiệu, hướng dẫn cho du khách nắm được hệ sinh thái rừng, kiểu rừng, tên và đặc điểm một số loài động vật và thực vật quí hiếm trong khu vực, có nguy cơ bị tuyệt chủng để du khách có ý thức bảo vệ.

- Tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương, cơ sở hạ tầng được cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi được thay đổi theo hướng tích cực.

- Bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy rừng và những tác động

xấu tới hệ sinh thái rừng.

- Giới thiệu một số loài cây thuốc thông thường, đặc biệt những loài cây thuốc mà du khách có thể hái xung quanh để sơ cứu khi bị rắn cắn hoặc băng bó vết thương khi bị ngã, chảy máu.

- Treo biển tên cây (Gồm tên khoa học và tên địa phương) để du khách

tự nghiên cứu khi có nhu cầu.

- Tại các tuyến đường và điểm dừng chân đều bố trí các thùng rác, nhà vệ sinh hợp để du khách sử dụng, tránh việc xả rác và phóng uế bừa bãi.

- Tổ chức đội văn nghệ sưu tầm các làn điệu dân ca của dân tộc. Đặc biệt giới thiệu những nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc trong vùng. Khôi phục các nghề truyền thống mang đậm bản sắc như: dệt thổ cẩm để cho du khách mắt thấy tai nghe và sử dụng sản phẩm khi có nhu cầu.

- In ấn tờ rơi, tờ bướm để phát cho du khách nhằm giới thiệu giá trị về môi trường thiên nhiên trong khu du lịch, nhắc nhở PCCCR, giữ vệ sinh môi


trường... để du khách nắm được và khi có điều kiện sẽ là những tuyên truyền viên tích cực cho công tác quản lý bảo vệ, PCCCR.

- Tại các khu tập trung đông người, xây dựng các bảng tin, Pano, áp

phích tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

4.3. Mức độ tác động vào môi trường rừng đặc dụng

Căn cứ vào cơ sở pháp lý để xây dựng phương án ở mục 4.2.1.1, để không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn của Vườn quốc gia thì diện tích được tác động hoạt động du lịch sinh thái tối đa không quá 15%. Diện tích được sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái không quá 3%

a. Diện tích được tác động các hoạt động du lịch sinh thái:

Kết quả bảng 3.2. cho thấy tổng diện tích Chủ dự án thuê môi trường rừng theo phương án là 115.2ha. Tổng diện tích Chủ dự án được tác động hoạt động du lịch sinh thái tối đa không quá 15% /115.2ha = 17.3 ha.

Nhưng trong phương án này chỉ đề suất mức độ tác động là 12% để đảm bảo khi xây dựng nhà, đường, cầu, các dịch vụ khác diện tích xung quanh khu vực cũng bị tác động, cộng cả phần diện tích bị tác động không vượt quá 15%. Do đó diện tích Chủ dự án được tác động hoạt động du lịch sinh thái là 12% /115,2ha = 13,82ha.

b. Diện tích được sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DLST.

Diện tích lâm phần rừng đặc dụng được sử dụng xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ du lịch sinh thái không quá 3%/115,2ha = 3,45 ha.

5. Phương án giá cho thuê rừng với mục đích cảnh quan

Đối với khu vực Khoang Xanh - Suối Tiên thì phương án giá cho thuê như sau:

Giá cho thuê được tổng hợp trong bảng 4.14. xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng của 3 phương án khu vực Khoang Xanh - Suối Tiên có mức giá từ 485.000 đồng/ha/năm đến 726.000 đồng/ha/năm.


6. Hiệu quả của phương án:

6.1. Về kinh tế:

- Làm tăng và phong phú nguồn hàng hoá nông, lâm sản của địa phương.

- Tăng thu nhập của người dân.

- Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước khi hoạt động dịch vụ,

du lịch.

- Cắt giảm phần tiền khoán QLBVR mà nhà nước hàng năm phải thanh toán cho người nhận khoán (100.000đ/ ha) theo Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Chính phủ. Đồng thời, hình thành nguồn vốn bổ sung cho công tác QLBVR của Vườn quốc gia Ba Vì, thông qua việc cho thuê môi trường rừng vào hoạt động du lịch sinh thái. Gắn lợi ích kinh tế sử dụng hợp lý môi trường rừng với việc bảo vệ và phát triển rừng ổn định, bền vững.

- Thay vì nhà nước đầu tư nguồn vốn cho trồng rừng trên diện tích đất trống (3,5 triệu đồng/ha) thì nay Chủ dự án sẽ tự bỏ vốn ra trồng rừng, tạo cảnh quan môi trường.

6.2. Hiệu quả về xã hội:

Tạo cho hàng trăm người dân địa phương có công ăn việc làm thường xuyên, cụ thể 45 người liên tục trong năm phục vu cho trồng, chăm sóc rừng, 45 người liên tục trong năm cho việc xây dựng các công trình, 4 người liên tục cho việc chăm sóc tiểu cảnh, 12 người cho công tác bảo vệ. Nếu những hạng mục của Phương án được thực thi thì bình quân mỗi hộ gia đình cũng có một người tham gia vào hoạt động của Chủ dự án, ước tính mỗi tháng thu nhập sẽ đạt từ 750.000 đến 1.300.000đ/ người/ tháng. Như vậy Phương án đã thu hút lực lượng lao động nông nhàn và nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022