Định Hướng Phát Triển Một Số Tuyến Du Lịch Sinh Thái Đặc Trưng


4.1.4 Định hướng phát triển một số tuyến du lịch sinh thái đặc trưng

Việc phác thảo các tuyến DLST đặc trưng dựa vào việc khảo sát tài nguyên tại vùng. Vào tháng 8/2010 chúng tôi đã tham gia đoàn khảo sát gồm đại diện Viện nghiên cứu kinh tế TP.HCM; Công ty du lịch Nhân Thắng (Nhân Thang Travel) để đi khảo sát lại các tuyến. Dựa trên các tuyến đã được xây dựng , các đơn vị kinh doanh du lịch có thể thêm, bớt các điểm tham quan hoặc thiết kế lại chương trình tùy theo yêu cầu của du khách.

4.1.4.1 Tuyến du lịch liên vùng

Đây là tuyến du lịch rất đặc thù dọc theo đề án "Đường mòn di sản", có thể kết hợp các điểm tài nguyên DLST và DLVH. Chúng tôi phác thảo 02 tuyến chính dựa vào điểm đến của du khách (xem phụ lục 10 – mô tả tuyến).

a. Chương trình 1: Chương trình DLST Đà Nẵng – Huế - Quảng Bình

Đây là tuyến du lịch rất hấp dẫn nối kết nhiều địa danh du lịch nổi tiếng. Lộ trình đầy đủ của tuyến gồm:

Chương trình 1:

Đà Nẵng – Hải Vân – Lăng Cô – Bạch Mã – Phá Tam Giang – DLST Cố đô Huế (kết hợp các điểm TNVH) – Phong Điền (làng cổ Phước Tích) – Thạch Hãn – Cửa Việt, Cửa Tùng (kết hợp các điểm TNVH) – đảo Cồn Cỏ - Nhật Lệ, Cảnh Dương (kết hợp các điểm TNVH) – VQG Phong Nha; KBàng – Thành phĐà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Thời gian tham quan của tuyến này có thể kéo dài tùy theo yêu cầu của khách. Chương trình mẫu được thiết kế 4 ngày 3 đêm .

b. Chương trình 2: Thành phố Huế - Đà Nẵng – Hội An - Quảng Ngãi

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 19

Chương trình đầy đủ mở rộng đến Quảng Ngãi được thiết kế 3 ngày 2 đêm .

Chương trình 2:

Thành phố Huế - Lăng Cô - Hải Vân – Bà Nà – Đà Nẵng (kết hợp các điểm TNVH & sinh thái) - Hội An (kết hợp các điểm TNVH & sinh thái) – Cù Lao Chàm – Tam Kỳ - Quảng Ngãi (kết hợp các điểm TNVH & sinh thái) Thành phHuế.

4.1.4.2 Một số tuyến du lịch nội vùng đặc trưng

Các tuyến du lịch nội vùng đặc trưng được thiết kế với những điểm tài nguyên chủ yếu của vùng (xem phụ lục 10 – mô tả tuyến)..


a. Chương trình tham quan VQG Phong Nha – Kẻ Bàng


Lộ trình : Theo sông Son – động Tiên Sơn – động Phong Nha hoặc theo sông Son, sông Chày – động Thiên Đường - tuyến DLST Nước Mọc – hang Tám Cô

Chương trình này được phát triển thêm tuyến DLST Nước Mọc, hang Tám Cô và động Thiên Đường vừa được Hiệp hội Hoàng gia Anh phát hiện năm 2005.

b. Chương trình du lịch đảo Cồn Cỏ


Lộ trình: Từ Đông Hà (có thể đến tham quan Cửa Việt) - sông Bến Hải, cầu

Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc - rừng nguyên sinh Rú Lĩnh - Cửa Tùng – đảo Cồn Cỏ - Đông Hà.

Chương trình này sẽ hấp dẫn hơn nếu Khu du lịch tổng hợp Cửa Tùng – Đảo

Cồn Cỏ - Cửa Việt được xây dựng và hoàn thiện.

c. Tuyến du lịch sinh thái Cố đô Huế

Đây là tuyến DLST rất đặc thù, điển hình của vùng sinh thái nông nghiệp (Eco - agro) có spha trộn sinh thái đô thị (Rural - eco). Trong tuyến này chúng tôi đưa ra xây dựng và bổ sung một số chương trình đặc thù sau:

- Tham quan nhà vườn Huế


Lộ trình: Thành phố Huế (sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp v.v...)

Tham quan Nhà vườn Huế - Thành phố Huế.


Hiện tại, đã có chuơng tr ình đầy đủ thăm quan 07 nhà vườn tại Huế do một

số công ty du lịch trên địa bàn khai thác.

-Tham quan tìm hiểu các vùng nông thôn ngoại thành Huế

Theo nghiên cứu và khảo sát tuyến của chúng tôi, hiện tại chúng ta nên tập trung quy hoạch và đầu tư tại 0 3 khu vực sau để đưa vào khai thác đó là các tuyến:

Lộ trình:

- Thành phố Huế - Kim Long - Hương Long - Hương Hồ - Thành phố Huế.

- Thành phố Huế - Phú Dương - Chợ Nọ - An Truyền – Thành phố Huế.

- Thành phố Huế - Khu vực Gia Hội - Bao Vinh – Thành phố Huế.


Chương trình sẽ đưa du khách đi tham quan, thắng cảnh các vùng nông thôn, tìm hiểu cuộc sống, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống v.v... của người dân địa phương . Có thể nhân rộng mô hình ra các khu vực khác.

- Chương trình du lịch “Lên rừng xuống biển”:


Lộ trình : Thành phHuế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân – Huế.


Chương trình có thể được mở rộng cho các điểm như Suối Voi, Nhị Hồ hay Thượng Quảng - Nam Đông nơi có nét văn hóa đặc sắc của buôn làng dân tộc Kà Tu và hang động đá vôi.

d. Chương trình du lịch thành phố Đà Nẵng – Bà Nà – Xuân Thiều


Lộ trình : Từ Thành phố Đà Nẵng - Bà Nà (có thể tham quan Suối Mơ có thác Tóc Tiên 9 tầng dưới chân Bà Nà) – Đi cáp treo lên tham quan Bà Nà – Biển Nam Ô, Xuân Thiều – Thành phố Đà Nẵng.

Đây là chương trình đang được khai thác khách, khá hấp dẫn. Tuy nhiên sau khi đi khảo sát thực tế, chúng tôi mở rộng thêm một số điểm tham quan như: thác Tóc Tiên, đường mòn ngắm cảnh v.v…

e. Tuyến du lịch sinh thái Hội An – Cửa Đại - Cù Lao Chàm


Lộ trình: Từ Hội An – Cửa Đại (có thể tham quan Cửa Đại) Di chuyển bằng thuyền cao tốc – Tham quan Cù Lao Chàm – Hội An

Đây là chương trình du lịch đang được khai th ác rất đông khách, mỗi ngày Cù Lao Chàm đón từ 200 – 300 khách.

4.2 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung b

4.2.1 Giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái

4.2.1.1 Thúc đẩy việc ban hành cơ chế chính sách cho du lịch sinh thái

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hoạt động DLST của VDLBTB. Trong phần xem xét các yếu tố thành công then chốt (CSFs) tại các trong điểm của vùng tại mục 3.4.2 - chương 3, các chuyên gia đã cho điểm yếu tố chính sách, quản lý rất cao (với hệ số của vùng là + 1 ,310) trong đó cụ thể là hai yếu tố: sự hỗ trợ của nhà nước và công tác quản lý tổ chức DLST. Kinh nghiệm của


nhiều nước, làm tốt các yếu tố chính sách, quản lý liên quan đến yếu tố sự hỗ trợ của nhà nước và công tác quản l ý tổ chức phải được làm nhất qu án từ việc đề ra các chính sách hỗ trợ và nguyên tắc chỉ đạo.

Cần xây dựng chính sách và có cơ chế cho DLST phát triển. Hiện tại Chính phủ và các bộ, ban ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch lịch nói chung như: Luật Du lịch Việt Nam; Nghị định số: 149/2007/NĐ-CP của Chính phủ về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch" và các thông tư hướng dẫn; Quyết định số: 564 /QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành "Chương trình hành động của ngành du lịch"; Chính sách ưu đãi đầ u tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm du lịch quốc gia; Chính sách về xây dựng tiêu chí về nhãn sinh thái “Bông sen xanh”; Chính sách kích cầu du lịch v.v… Tuy nhiên, để có thế thúc đẩy sự phát triển hoạt động DLST thì cần có những chính sách riêng cho DLST. Đối với Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng, theo chúng tôi cần ban hành các nhóm chính sách như bảng 4.4.

Bảng 4.4: Danh mục các nhóm chính sách về du lịch sinh thái cần ban hành

STT NHÓM CHÍNH SÁCH YÊU CẦU

1. Xây dựng hướng dẫn cho

DLST.

2. Các chính sách liên quan đến quy hoạch các vùng, điểm DLST trọng điểm.

3. Các chính sách liên quan đến phát triển DLST gắn BVMT tự nhiên và môi trường văn hóa, xã hội.

4. Các chính sách liên quan đến công tác quản lý khách du lịch, phối hợp giám sát các điểm tài nguyên DLST

5. Các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, công tác quảng bá, phát triển sản phẩm DLST.

Đề cập đến nhiều mặt từ định nghĩa các thuật ngữ

đến việc hướng dẫn tổ chức, quản lý DLST v.v… Gồm các chính sách, quy định, hướng dẫn về công tác quy hoạch cấp vùng và từng đi ểm tài nguyên. Các quy định chi tiết về điều kiện và tiêu chí của quy hoạch .

Có các chính sách, quy định cthể phát triển DLST gắn với BVMT tự nhiên và văn hóa, xã hội như các quy định về đầu tư, phát triển DLST gắn BVMT, quy định phát triển DLST gắn với cộng đồng v.v…

Các chính sách và quy định về quản lý khách tham quan; Xây dựng các tiêu chí về giới hạn có thể chấp nhận tại các điểm tài nguyên; Phân cấp quản lý và trách nhiệm, nội dung giám điểm tài nguyên v.v… Các chính sách, quy định liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực như quy định về đào tạo, chế độ đãi ngộ v.v…Các chính sách về công tác quảng bá, phát triển sản phẩm như quy định về đầu tư, vay vốn ưu đãi …

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


Trong quá trình triển khai hoạt động, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh việc ban hành chính sách liên quan đến việc phát triển DLST làm cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn, đóng góp vào sự phát triển hoạt động này.

4.2.1.2 Triển khai ban hành các nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái

Bên cạnh việc ban hành các chính sách, chúng tôi cũng đề xuất việc ban hành các nguyên tắc hoạt động cho DLST. Dựa trên kinh nghiệm của nhiều nước và thực tế của địa bàn VDLBTB chúng tôi cho rằng trước hết chúng ta cần nhanh chóng soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo cho từng điểm tài nguyên gồm các nguyên tắc thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5: Danh mục các nguyên tắc chỉ đạo tối thiểu cần soạn thảo

STT NỘI DUNG ĐỐI TƯỢNG

1. Nguyên tắc chỉ đạo môi trường cho các nhà

điều hành.

Các nhà điều hành du lịch,

doanh nghiệp du lịch


2. Hướng dẫn du lịch sinh thái có trách nhiệm. Khách du lịch

3. Quy định về xây dựng cơ sở lưu trú sinh thái . Các đơn vị kinh doanh du lịch

4. Quy định về việc vận chuyển, đưa đón khách

tại các điểm tài nguyên .

5. Các tiêu chuẩn cụ thể cho các nhà quản lý,

hoạch định chiến lược.

Các đơn vị vận chuyển, kinh

doanh du lịch.

Các nhà quản lý, hoạch định

chiến lược


6. Nguyên tắc đạo đức đối với môi trường . Cộng đồng

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Theo chúng tôi danh mục trên mới chỉ là danh mục tối thiểu cần soạn thảo, trong quá trình tổ chức hoạt động chúng ta cần phải tiến hành soạn thảo chi tiết hơn và phát triển thêm nhiều nguyên tắc khác nhằm điều chỉnh các vấ n đề phát sinh.

4.2.2 Giải pháp vtriển khai công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái

4.2.2.1 Đẩy mạnh và hoàn thiện quy hoạch du lịch sinh thái cấp vùng và từng địa phương

- Cần sớm xúc tiến và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển DLST tại VDLBTB trên cơ sở đó xây dựng các quy hoạch DLST cho từng địa phương. Trong quá trình lập quy hoạch cần phải đặt mục tiêu gắn lợi ích của cộng đồng với việc bảo vệ, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và tàn phá môi trường. Song song với công tác quy hoạch, cần có chủ chương tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch theo mô hình sinh thái... vì đây là những yếu tố ảnh hưởng dương (+2,673721) đến việc lựa chọn nhu cầu DLST của du khách (xem bảng 3.16, chương 3).


- Quy hoạch DLST VDLBTB và tại các địa phương trong vùng phải đảm bảo tôn trọng các quy luật tự nhiên của tài nguyên. Các quy luật tự nhiên tác động lớn đến các tài nguyên tự nhiên là thời tiết khí hậu, chế độ động lực, bồi lấp, dòng chảy môi trường, chế độ thuỷ triều... Bên cạnh đó, yếu tố lịch sử, văn hoá, xã hộ i đặc biệt là hoạt động của cộng đồng dân cư xung quanh điểm tài nguyên cũng có tác động mạnh mẽ đến môi trường tài nguyên . Để đảm bảo tính bền vững cho các tài nguyên trong tương lai, hiện tại quy hoạch cần hạn chế tối đa tác động tiêu cực của con người lên điểm tài nguyên và môi trường.

- Quy hoạch phát triển DLST phải xuất phát từ thực tế của các địa phương và phải phục vụ lại người dân địa phương. Để thực hiện được điều này, quy hoạch phải được xây dựng có sự tham gia của cộng đồng địa phương, có như vậy việc triển khai thực hiện quy hoạch mới được thuận lợi và bền vững.

- Quy hoạch phát triển DLST phải đảm bảo hợp lý về mặt không gian, đảm bảo cân đối về môi trường và sức chứa của điểm tài nguyên. Trong quy hoạch không gian của vùng, tiểu vùng và t uyến du lịch cần tính đến sự hài hòa, có thể kết nối với các điểm tài nguyên khác, khai thác được lợi thế so sánh . Quy hoạch các điểm tài nguyên phải tính đến sự ảnh hưởng tác động đến vùng đệm và v ùng lõi của điểm tài nguyên.

4.2.2.2 Đẩy mạnh và hoàn thiện qu y hoạch du lịch sinh thái cho từng trọng điểm

Riêng tại các khu vực và tài nguyên trọng điểm phát triển DLST tại VDLBTB, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

a. Khu vực VGQ Phong Nha, Kẻ Bàng – biển Nhật Lệ - Cảnh Dương và

phụ cận

* Đối với khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và phụ cận: Bên cạnh việc triển khai quy hoạch tổng thể VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và quy hoạch thung lũng Phong Nha. Chúng ta cần sớm hoàn thiện quy hoạch vùng đệm của VQG theo chủ trương của đã được phê duyệt của địa phương (UBND tỉnh Quảng Bình, 2006 và 2010) [61], [62] nhằm thúc đẩy việc phát triển DLST đồng bộ và tránh tác động đến vùng lõi của VQG. Ngoài ra, cũng cần triển khai các quy hoạch cho các tài nguyên trong khu vực như khu vực Minh Hóa, đường mòn Hồ Chí Minh v.v. ..

* Khu vực biển Nhật Lệ kéo dài đến biển Cảnh Dương và phụ cận: Cần sớm

tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho khu vực này. Một số điểm

tài nguyên trong khu vực như sông Gianh (từ cửa sông đến gần hết địa phận huyện


Bố Trạch), Vũng Chùa - Đảo Yến v.v… cần triển khai quy hoạch chi tiết về DLST.

b. Biển Cửa Tùng – Cửa Việt kéo dài đến k hu vực biển Phong Điền, Quảng Điền và phụ cận

Hiện tại khu vực này đã triển khai một số quy hoạch cho từng dự án, cần sớm

triển khai quy hoạch tổng thể và chi tiết cho từng điểm tài nguyên. Riêng khu vực biển Phong Điền, Quảng Điền cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể khu vực này phải bao gồm cả làng cổ Phước Tích và khu vực phía Bắc phá Tam Giang nhằm tạo thế mạnh liên hoàn của điểm tài nguyên này.

c. Khu vực biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô – Bà Nà và phụ cận.

Cần triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể cho cả khu vực trong đó có sự phối kết hợp giữa 02 địa phương là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng nhằm tạo lợi thế so sánh, phát triển nơi đây thành trung tâm du lịch VDLBTB. Cần mở rộng vùng quy hoạch của dải bờ biển Lăng Cô – Cảnh Dương, không chỉ quy hoạch từ quốc lộ 1A đến bờ biển như thế sẽ tạo không gian hẹp ở nhiều điểm và "manh mún". Cần xem lại quy hoạch khu vực Lăng Cô vì hiện t ại dải bờ biển này đã kín các dự án sát biển, cần điều chỉnh thêm các điểm ngắm cảnh, bãi tắm dành cho cộng đồng nhất là khi Lăng Cô được Câu lạc bộ vịnh đẹp thế giới công nhận là "Vịnh đẹp thế giới". Có thể triển khai các quy hoạch "tam giác phát triển" như Bạch Mã – Lăng Cô – Cảnh Dương và Bà Nà – Xuân Thiều – Nam Ô nhằm tạo sự phát triển liên kết giữa DLST biển, núi kết hợp. Đây chính là đặc trưng và thế mạnh của khu vực này.

d. Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước – Cửa Đại – Cù Lao Chàm và phụ cận

* Khu vực biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Ngũ Hành Sơn – Non Nước và phụ

cận: Đây là dải bờ biển đẹp, trong đó biển Mỹ Khê được tạp chí Forbes (3/2010) bình chọn là khu vực biển quyến rũ nhất hành tinh . Hiện tại đã có rất nhiều dự án đầu tư và đã hoạt động tại k hu vực. Chúng tôi, đề nghị nên rà soát lại quy hoạch, bổ sung thêm nhiều điểm giải trí về đêm cũng như dành quỹ đất cho ngắm cảnh và bãi tắm cộng đồng nhằm làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn hơn. Riêng tại khu vực từ Khu du lịch Furama đến Ngũ Hành Sơn (tính từ phiá bên kia đường Ngũ Hành Sơn đến khu vực sông Hàn) nên triển khai quy hoạch chi tiết, đặc biệt cần xem xét cân đối việc bố trí phát triển du lịch và các nhà máy cũng như cụm dân cư để tránh phá vỡ đi tổng thể của khu vực.


* Khu vực Cửa Đại – Cù Lao Chàm – Tam Thanh và phụ cận: Cần sớm tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết và rà soát lại các dự án phát triển du lịch tại khu vực này. Tỉnh Quảng Nam cần phối hợp với thành phố Đà Nẵng để xây dựng quy hoạch chung cho dải bờ biển Ngũ Hành Sơn – Non Nước – Điện Ngọc nhằm phát huy lợi thế của vùng.

e. Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận

Khu vực này cũng đã triển khai một số quy hoạch về từng dự án, cần sớm triển khai quy hoạch tổng thể và chi tiết cho từng điểm tài nguyên thuộc khu vực. Hiện tại, Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai quy hoạch Khu du lịch biển Mỹ Khê (. Tuy nhiên theo chúng tôi, cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch tổng thể khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại nếu không sẽ bị chia cắt "manh mún". Đặc biệt, trong quy hoạch cần lưu ý xây dựng khu vực dành riêng cho cộng đồng.

4.2.3 Giải pháp công tác tổ chức, phát triển hoạt động du lịch sinh thái

4.2.3.1 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái

Đây là yếu tố tạo tiền đề cho sự phát triển DLST tại vùng và các trọng điểm được du khách đánh giá cao (với hệ số + 2,673721 mức ý nghĩa 99%) và hệ số bằng phương pháp CSFs của VDLBTB và các trọng điểm chuyên gia cho ở mức cao (xem bảng 3.16 và 3.18, chương 3). Trong điều kiện nguồn ngân sách của các địa phương và khả năng của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn còn hạn chế, do đó các địa phương và ngành du lịch cần có kế hoạch cụ thể để thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh chính sách ưu tiên cho các dự án phát triển có liên quan đến DLST thì cần có nhữ ng định hướng trong việc đầu tư đối với từng điểm, từng cụm du lịch.

Riêng tại các tài nguyên và khu vực trọng điểm, dựa vào việc phân kỳ phát triển tài nguyên và sản phẩm DLST (xem mục 4.1.3), chúng tôi đề xuất trước hết cần đầu tư thêm CSHT, CSVCKT nhằm hoàn chỉnh dịch vụ, khai thác có hiệu quả hoạt động DLST. Cụ thể:

a. Khu vực VGQ Phong Nha, Kẻ Bàng – biển Nhật Lệ - Cảnh Dương và

phụ cận

Khu vực VGQ Phong Nha, Kẻ Bàng và phụ cận.

Phát triển thêm các hệ thống đường mòn, bảng chỉ dẫn , CSVC để tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023