- Hợp tác, chuyển giao kỹ thuật với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong việc đào tạo cán bộ, chuyển giao giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng các vật liệu tránh tác động với môi trường trong du lịch sinh thái.
4.2.5.5 Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và các loại hình du lịch không tiêu dùng tài nguyên
a. Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Sự không bền vững của DLST phụ thuộc vào nhiề u yếu tố nhưng trong đó có nguyên nhân quan trọng đó là sự phản đối DLST của cộng đồng địa phương, do DLST không đem lại lợi ích đáng kể cho họ. Tuy nhiên, để làm đựơc điều này nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng không chỉ đựơc thực hiện từ khâu quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động mà phải đựơc thực hiện ngay từ khâu quy hoạch DLST. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng 05 nguyên tắc cho quy hoạch DLST dựa vào cộng đồng thể hiện tại bảng 4.9 dưới đây.
Bảng 4.9: Nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
NGUYÊN TẮC YÊU CẦU
- Nguyên tắc 1: Sự tham gia của
cộng đồng địa phương và trao quyền cho cộng đồng địa phương.
- Nguyên tắc 2: Quy hoạch phải hướng đến việc bảo tồn tài nguyên và văn hóa cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Một Số Tuyến Du Lịch Sinh Thái Đặc Trưng
- Danh Mục Các Môn Học Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ Quản Lý Và Khai Thác Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái
- Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Quản Lý Các Khu Vực, Điểm Tài Nguyên Và Chương Trình Du Lịch
- Brian P. Irwin (2001), "du Lịch Sinh Thái – Phần Giới Thiệu Ngắn Gọn" Tài Liệu Giảng Dạy Chương Trình Kinh Tế Fubright Niên Khóa 2007 - 2008, Harvard
- B: Nhận Xét Về Quá Trình Điều Tra, Xử Lý Số Liệu
- A: Phương Pháp Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
- Nguyên tắc 3: Tận dụng tài nguyên vốn có và vật liệu của địa phương.
- Nguyên tắc 4: Thiết kế mô hình phù hợp với cảnh quan và đặc điểm của cộng đồng.
- Nguyên tắc 5: Tính đến sự bền vững lâu dài và đảm bảo lợi ích của cộng đồng.
Việc sử dụng tài nguyên phải có sự tham gia của
cộng đồng trong công tác lập kế hoạch và thực hiện. Trao quyền rộng cho cộng đồng.
Cần ưu tiên văn hóa của địa phương và bảo tồn trong phát triển DLST. Có như vậy việc phát triển DLST mới bền vững và đạt hiệu quả .
Các tài nguyên như kỹ năng, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và vật liệu tại địa phương phải được sử dụng và khai thác.
Các mô hình xây dựng phải đượ c xem xét dựa trên phong cách sống, cơ cấu xã hội, văn hóa và cách thức tổ chức cộng đồng địa phương.
Các quy hoạch, chiến lược phải tính đến sự bền vững lâu dài và bảo đảm lợi ích của cộng đồng nhằm gắn kết cộng đồng trong phát triển DLST .
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Ngoài ra, để làm tốt việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng, cần triển khai
tốt một số mặt công tác sau:
- Ban hành các chính sách DLST dựa vào cộng đồng như xây dựng hướng
dẫn cho DLST dựa vào cộng đồng; Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du
lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng v.v…
- Hỗ trợ và nâng cao công tác đào tạo nghề cho cộng đồng địa phương VDLBTB như hướng dẫn viên địa phương, nấu ăn và phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch… Đặc biệt cần có sự hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác này để chuyển giao cho cộng đồng.
- Triển khai các mô hình quản lý DLST dựa vào cộng đồng phù hợp. Dựa vào thực tế VDLBTB, chúng tôi đề xuất: đối với các khu thiên nhiên, khu bảo tồn, vườn quốc gia v.v… nên tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân (Participatory approach). Riêng đối với các khu du lịch, khách sạn, khu giải trí v.v… do các doanh nghiệp đầu tư tại các điểm tài nguyên thì nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng (Benefical approach) như tiếp nhận con em địa phương vào làm việc, sử dụng các sản phẩm địa phương v.v…
b. Phát triển các chương trình du lịch sinh thái không tiêu dùng tài nguyên
Có chính sách nhằm khuyển khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng cư dân địa phương tổ chức và khai thác loại hình DLST hạn chế hoặc không tiêu dùng tài nguyên (Non-consumptive ecotourism) như chụp ảnh hoa, xem chim (Birdwatching) v.v… Chính sách hỗ trợ nên tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên, công tác quảng bá các chương trình DLST không tiêu dùng tài nguyên, đầu tư cơ sở hạ tầng, biển chỉ dẫn, các trung tâm hỗ trợ như trung tâm cứu hộ khẩn cấp cho các chương trình DLST mạo hiểm, hỗ trợ cho việc vay vốn phát triển các chương trình DLST đặc thù v.v …
4.2.6 Giải pháp về vốn đầu tư cho du lịch sinh thái
Phát triển hoạt động DLST tại các điểm tài nguyên rất cần nguồn vốn đầu tư. Đặt biệt là đầu tư cho CSHT và CSVC phục vụ DLST như hệ thống đường xá, hệ thống điện, bệnh viện, lưu trú, ăn uống, hệ thống diễn giải môi trường và các dịch vụ khác v.v…
4.2.6.1 Sử dụng và thu hút có hiệu quả vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là do nhà nước đầu tư . Vì vậy, để có thể đẩy nhanh việc đầu tư trong điều kiện nguồn vốn nhà nước còn hạn hẹp, chúng ta cần có những giải pháp sau:
- Nhà nước và các địa phương trong vùng du lịch cần có chính sách và cân đối nguồn vốn để đầu tư cho DL ST. Nguồn vốn của nhà nước cần đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đến và ở các điểm DLST . Những năm qua với sự đầu tư của chương trình 135 của Chính phủ (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi) nhiều vùng nông thôn ở nước ta đã phát triển mạnh mạng lưới đường xá, trường học, bệnh viện v.v.. . Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ dân sinh là chủ yếu. Trong thời gian đến nếu chương trình này tiếp tục triển khai, cần tính toán hợp lý để kết hợp, tận dụng nguồn vốn 135 cho phát triển dân sinh và phát triển các điểm tài nguyên DLST .
- Cần tranh thủ các ngồn vốn tài trợ khác như nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài, nguồn hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội… Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Một trong những kinh nghiệm của nhiều nước để huy động được nhiều nguồn vốn này, chúng ta cần tăng t ính chủ động hơn nữa. Tức chúng ta cần chủ động lập dự án để xin nguồn tài trợ ngoài những nguồn tài trợ mà các tổ chức chủ động tài trợ cho chúng ta.
- Quản lý tốt việc đầu tư nhằm tránh thất thoát đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn
vốn vay của nước ngoài nhằm phát triển hệ thống CSHT tại các điểm tài nguyên.
- Đối với hệ thống đường sá tại điểm tài nguyên (cơ sở hạ tầng loại II), có thể kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư nhằm phát triển các dự án DLST đồng thời có những cơ chế hợp lý cho các đối tượng này như giao đất, giảm thuế đất v.v…
4.2.6.2 Đẩy mạnh việc huy động và sử dung có hiệu quả vốn đầu tư cở sở vật chất
Bên cạnh việc đầu tư CSHT thì việc đầu tư CSVC phục vụ DLST như hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, thông tin DLST v.v… cũng cần phải được đầu tư hoàn thiện. Trong giai đoạn hiện này cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
- Cần có chính sách xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất DLST. Tuy nhiên, việc xây dựng các cư sở lưu trú và ăn uống tại các điểm tài nguyên cần phù hợp với cảnh quan và tiêu chuẩn môi trường.
- Để đẩy nhanh việc đầu tư, đặc biệt là CSVC tại c ác tài nguyên vùng sâu, vùng xa, các địa phương VDLBTB nên có danh mục kêu gọi ưu tiên đầu tư và có
những chính sách ưu đãi thích hợp. Đặc biệt cần có một số chính sách ưu đãi vốn – tín dụng, cụ thể là vốn vay trung hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp và tổ chức, c á nhân đầu tư vào lĩnh vực này.
- Đối với các công trình phục vụ cho việc tổ chức hoạt động DLST như trung tâm đón khách và giáo dục môi trường , bảo tàng, nhà trưng bày v.v... trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của nhà nước và địa phương còn có giới hạn. Chú ng ta cần có cơ chế như sử dụng nguồn thu từ khách để tái đầu tư cho điểm tài nguyên trong một số năm nhất định v.v…
4.2.6.3 Vốn đầu tư khác
Để thúc đẩy việc phát triển DLST, nhà nước, ngành du lịch và các địa phương cần hỗ trợ nhiều mặt công tác khác như hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và công tác quảng bá cho DLST… Để thúc đẩy việc các hoạt động này, bên cạnh nguồn vốn của nhà nước, cần tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của các nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và các tổ chức khác…
Tóm tắt chương 4
Quan điểm chủ yếu của việc phát triển hoạt động DLST của VDLBTB là phải gắn chặt với việc phát triển bền vững. Tức bên cạnh mục tiêu về kinh tế, p hát triển DLST của VDLBTB phải gắn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường , tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa v.v…
Định hướng phát triển DLST trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, số lượng khách DLST đến năm 2015 phải cố gắng phấn đấu đạt ít nhất 22,5% trên tổng số khách du lịch đến vùng và khoảng 26% năm 2020. Theo phương án chính (PA II) đến năm 2015 có 4.417,7 nghìn lượt khách tham gia DLST tại VDLBTB và đến năm 2020 con số này là 9.069,4 nghìn lượt khách. Doanh thu từ DLST ước tính theo phương án chính đến năm 2015 đạt 3.395,6 tỷ đồng và năm 2020 đạt trên 6.908,7 tỷ đồng. Số lao động tham gia vào DLST (cả trực tiếp và gián tiếp) năm 2015 là 30.425 lao động và năm 2020 là 54.694 lao động.
Riêng đối với từng tiểu vùng và các khu vực trọng điểm DLST của
VDLBTB việc định hướng phát triển tài nguyên và sản phẩm DLST làm sao phải tạo được lợi thế so sánh dựa vào từng thế mạnh riêng có, bổ sung với các loại hình du lịch khác, kích thích sự phát triển của các khu vực khác trong vùng. Đề tài cũng đã đưa ra quan điểm về việc phát triển mô hình và các sản phẩm du lịch sinh thái tiêu biểu của từng tiểu vùng, phân kỳ phát triển cho các trọng điểm v.v… và phác thảo một số tuyền du lịch sinh thái đặc trưng.
Giải pháp phát triển DLST cho VDLBTB mà cụ thể là các trọng điểm của
vùng, gồm:
- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và xây dựng nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái: Đề tài đã đ ề xuất về 05 nhóm cũng như danh mục 06 nguyên tắc chỉ đạo làm nền tảng cho việc hoạch định, quản lý, tổ chức phát triển ho ạt động DLST của vùng theo hướng bền vững.
- Giải pháp về quy hoạch cho DLST: Đề tài đã đi vào kiến nghị những giải pháp cho vùng và đề xuất cụ thể cho từng khu vực trọng điểm của VDLBTB .
- Giải pháp về tổ chức và phát triển hoạt động DLST: đề tài đã đề xu ất các
giải pháp ở các lĩnh vực: (1) Đầu tư CSHT & CSVCKT cho DLST; (2) Công tác đào tạo nguồn nhân; (3) Công tác quảng bá cho DLST. Các giải pháp trên được xem xét một cách cụ thể đối với từng lĩnh vực nhằm phát triển hoạt động DLST.
- Giải pháp cho công tác quản lý hoạt động: Gồm (1) Xây dựng mô hình quản lý, tổ chức hoạt động DLST; (2) Giải pháp quản lý các khu vực, điểm tài nguyên và chương trình du lịch. Trong đó, đề tài đã đề xuất 02 mô hình quản lý tài nguyên và các giải pháp quản lý cho các khu vực và tài nguyên trọng điểm.
- Giải pháp về nâng cao công tác bảo vệ môi trường cho DLST: Đề tài đã đề
xuất các bước cho việc xây dựng các khuổn khổ quản lý và kiến nghị công tác giám sát việc quản lý tài nguyên, công tác giáo dục môi trường và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề tài cũng đưa ra những nguyên tắc về phát triển DLST dựa vào cộng đồng v.v… nhằm đảm bảo cho DLST phát triển không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả về mặt môi trường, xã hội.
- Giải pháp về vốn: đưa ra những kiến nghị về huy động vốn cho DLST.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1 Kết luận
1.1. Về lý luận, du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch có trách nhiệm, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. DLST đúng nghĩa không đồng nghĩa với du lịch tự nhiên, du lịch phổ thông (mass tourist). Vì vậy ngày nay việc phát triển DLST được hiểu trên khía cạnh là phát triển DLST bền vững, cần bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích của bốn (04) đối tượng quan trọng tham gia vào hoạt động DLST, đó là khách du lịch, các nhà điều hành du lịch, các nhà quản lý khu bảo tồn và dân cư địa phương.
1.2. Nghiên cứu tiềm năng DLST thực chất là việc đánh giá tiềm năng DLST, xem xét tiềm năng về nguồn tài nguyên tự nhiên theo những tiêu chí nhất định để phục vụ cho mục đích DLST. Trước đây, việc đánh giá tiềm nă ng du lịch thường được sử là "đánh giá kỹ thuật" hay còn gọi là "đánh giá tổng hợp". Ngày nay, trong nghiên cứu về đánh giá tiềm năng người ta áp dụng kinh tế lượng với các phương pháp đánh giá về kinh tế môi trường.
1.3. Vùng du lịch Bắc Trung bộ (VDLBTB) được xem là một trong ba vùng
du lịch trọng điểm của cả nước (kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) . Đây là vùng có nguồn tiềm năng về tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng lại được phân bố ở mật độ khá tập trung bên cạnh nhiều điểm tài nguyên văn hóa. K ết quả đánh giá tiềm năng DLST tại VDLBTB, đặc biệt tập trung vào 05 khu vực trọng điểm đã cho thấy, tài nguyên du lịch tự nhiên ở VDLBTB không chỉ phong phú mà có giá trị cao. Trong vùng có nhiều tài nguyên du lịch có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), VQG Bạch Mã, biển Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), biển Mỹ Khê – Non Nước (Đà Nẵng)... Ngoài ra, có nhiều tài nguyên có thể tổ chức các sản phẩm DLST rất đặc thù như Phá Tam Giang - Cầu Hai; Cù Lao Chàm... Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy DLST phát triển mà còn nâng cao vị thế của VDLBTB trong du lịch cả nước.
1.4. Việc phát triển hoạt động DLST của VDLBTB mới chỉ phát triển trong nhưng năm gần đây nhưng cũng có những bước khởi sắc nhất định, đặc biệ t là tại các khu vực trọng điểm. Số lượng k hách tăng với tốc độ phát triển bình quân từ năm 2005 – 2010 đạt 1,19 lần (119%), một số công tác khác như công tác đầu tư CSHT
& CSVCKT cho DLST, công tác đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá v.v... đã từng bước được triển khai. Tuy nhiên, đánh giá chung vẫn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế như công tác quy hoạch vẫn chưa được triển khai toàn điện và đầy đủ; công tác tổ chức, khai thác khách còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng (năm 2010 chiếm 22% trong tổng số khách du lịch); công tác quảng bá vẫn thiếu định hướng và còn rời rạc; việc đào tạo nguồn nhân lực mặc dù có tăng nhanh những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển. Các công tác khác như công tác quản lý tài nguyên tuy đã được tăng cường những vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết; việc giáo dục môi trường cho DLST đã được quan tâm hơn nhưng ở nhiều địa phương vẫn chưa được triển khai thường xuyên và chưa đa dạng hình thức; vốn đầu tư tập trung nhiều cho các dự á n phát triển các khu DLST mà ít đầu tư phát triển các tuyến DLST. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả việc khai thác hoạt động DLST của vùng.
1.5. Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST tại VDLBTB cho thấy việc khai thác tập trung vào các khu vực và các tài nguyên trọng điểm có điều kiện thuận lợi; tuy nhiên ở hầu hết các điểm tài nguyên, việc khai thác vẫn chỉ ở mức khá và trung bình so với tiềm năng của tài nguyên. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của hoạt
động DLST cho thấy giá trị sản suất (GO) năm 2010 là 8 86,18 tỷ đồng, giá trị tăng
thêm (VA) của DLST là 508,72 tỷ đồng, tăng so với năm 2005. Tuy nhiên, giá trị này bình quân của vùng so với một số đơn vị du lịch vẫn có sự cách biệt nhau, đặc biệt tỷ trọng VA về mua sắm hàng hóa trong cơ cấu vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (3,53 tỷ đồng) đã phản ánh một phần thực trạng của việc phát triển các dịch vụ bổ sung của chúng ta còn yếu. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST bằng mô hình Logit với 10 yếu tố phụ thuộc đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với nhu cầu DLST của du khách. Ngoài ra, kết quả đánh giá theo phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (CSFs) đã chỉ ra những nhân tố quan trọng và mức độ ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển DLST của vùng và các trọng điểm du lịch.
1.6. Định hướng phát triển DLST trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát triển DLST phải gắn chặt với việc phát triển bền vững, khai thác hiệu quả kinh tế gắn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường, tạo thêm công ăn việc làm, tăng
phúc lợi cho cộng đồng. Trong đó cần phải đẩy mạnh phát triển 05 khu vực trọng điểm của vùng. Khai thác hiệu quả lượng khách DLST, đến năm 2015 phải cố gắng phấn đấu đạt ít nhất 22,5% trên tổng số khách du lịch (4.417,7 nghìn lượt khách) đến vùng và khoảng 2 6% năm 2020 (9069,4 nghìn lượt khách); Doanh thu đạt khoảng 3.395,6 tỷ đồng (năm 2015) và 6.908,7 tỷ đồng (năm 2020). Xây dựng định hướng mô hình phát triển của từng tiểu vùng, khu vực và điểm tài nguyên trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh, phát triển các loại hìn h DLST, sản phẩn DLST đặc thù, tạo ra giá trị “cộng hưởng” với các loại hình du lịch khác.
1.7. Để thúc đẩy sự phát triển DLST cho VDLBTB mà cụ thể là các trọng điểm của vùng, đề tài đã đưa ra c ác giải pháp, bao gồm (1) Giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho DLST; (2) Giải pháp về công tác quy hoạch cho DLST; (3) Giải pháp về tổ chức và phát triển hoạt động DLST; (4) Giải pháp về công tác quản lý hoạt động DLST; (5) Giải pháp về nâng cao công tác bảo vệ môi trường cho DLST; (6) Giải pháp vốn đầu tư cho DLST. Trong đó, để phát triển hoạt động DLST của vùng theo hướng bền vững , đạt mục tiêu đề ra cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, trước mắt cần ban hành 06 nhóm chính sách
và 05 danh mục nguyên tắc chỉ đạo cho DLST . Bên cạnh đó, cần sớm xúc tiến và
hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển DLST cấp vùng, địa phương và các quy hoạch chi tiết cho các khu vực và từng điểm tài nguyên trọng điểm. Hoàn thiện CSHT và CSVCKT, nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác quảng bá cho DLST v.v… tại từng khu vực và tài nguyên trọng điểm; Có giải pháp quản lý cho các khu vực và điểm tài nguyên trọng điểm phù hợp với thực tiễn của vùng. Ngoài ra, cần có biện pháp nâng cao công tác giám sát việc quản lý tài nguyên, công tác giáo dục môi trường cho DLST. Đặc biệt, trong điều kiện nguồn vốn nhà nước còn hạn hẹp, cần có biện pháp thích hợp nhằm huy động vốn đầu tư cho DLST để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này.
2 Kiến nghị
* Đối với nhà nước
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban ngành liên quan tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển DLST thái tầm quốc gia làm cơ sở để định hướng cho việc phát triển DLST tại các địa phương, các vùng có tiềm năng.