Một Số Nội Dung Cần Thực Hiện Nhằm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Của Tỉnh Đồng Nai


Hệ số lưu trú

0,380

0,400

Khách lưu trú (ngàn lượt)

7,220

26,6

Ngày LTTB

1,200

1,400

Ngày khách (ngàn ngày)

8,664

37,240

Tổng số khách (ngàn lượt)

21,500

71,500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 29

Nguồn: Sở Thương mại –du lịch Đồng Nai


Bảng 3.9: Dự kiến lượng khách diễn biến



Năm

2010

2020

Khách quốc tế (ngàn Lượt)

3,000

6,500

Hệ số lưu trú

0,420

0,450

Khách lưu trú (ngàn lựợt)

1,260

2,925

Ngày LTTB

1,000

1,200

Ngày Khách (ngàn ngày)

1,26

3,51

Khách nội địa (ngàn lượt )

24,700

86,450

Hệ số lưu trú

0,380

0,400

Khách lưu trú (ngàn lượt)

9,386

34,580

Ngày LTTB

1,200

1,400


Ngày khách (ngàn ngày )

11,263

48,412

Tổng số khách (ngàn lượt )

27,700

92,950

Nguồn: Sở Thương mại – du lịch Đồng Nai


Định hướng phát triển thị trường:


Khu du lịch Thác Mai là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí .Cảnh quan nơi đây chỉ có núi ,rừng và sông suối .Ngoài ra còn có các loại động, thực vật quý hiếm .Khách du lịch đến đây có thể đi theo gia đình hoặc theo tập thể cơ quan, học sinh, sinh viên…Khu du lịch sinh thái Thác Mai cần chú trọng vào các thị trường mục tiêu phù hợp với khả năng hấp dẫn ,khả năng phục vụ của khu du lịch , đồng thời phù hợp với nhu cầu ,thị hiếu của khách. Như vậy, để phát triển thị trường khách du lịch của khu du lịch sinh thái Thác Mai cần chú trọng vào các điểm sau:


Thu nhập


+Tập trung vào các đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán ở mức trung bình.


+Tập trung vào các đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán ở mức cao.


Thị trường mục tiêu:


+Khách nội địa :chủ yếu là học sinh ,sinh viên.Nhu cầu của đối tượng này là đi tham quan ,cắm trại .Thời gian lưu trú của những đối tượng này có thể từ 1-1,5 ngày.


Đối tượng là các cán bộ viên chức nhà nước đi cùng cơ quan đoàn thể hoặc đi cùng gia đình .Những đối tượng này thường có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần hoặc đi vào các ngày hè hoặc đi công tác kết hợp đi du lịch .Thời gian lưu trú của những đối tượng này có thể từ 1-2 ngày.


Đối tượng khách là các doanh nhân thường có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần hoặc đi công tác kết hợp với đi du lịch .Thời gian lưu trú của những đối tượng khách này thường từ 1-1,5 ngày.

Trong các đối tượng trên thì các doanh nhân thường có nhu cầu đi du lịch cùng gia đình là những đối tượng khách có khả năng chi trả cao. Đối tượng là học sinh, sinh viên và cán bộ đi cùng cơ quan đoàn thể là có khả năng chi trả ở mức trung bình.


Khách quốc tế:


Khách quốc tế thường thích những nơi có không gian yên tĩnh, cảnh quan đẹp,hấp dẫn.Vì vậy, để thu hút khách nước ngoài đến khu du lịch Thác Mai ,cần tạo cho khu du lịch những sản phẩm du lịch độc đáo,hấp dẫn. Đặc biệt phải tạo một không gian yên tĩnh ,thoáng mát,môi trường trong lành và an toàn.


Đối tượng khách quốc tế đến khu du lịch Thác Mai thường là các thương gia đến Việt Nam kinh doanh có nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc những khách quốc tế chỉ đơn thuần đến VN với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch.Khu du lịch nên tập trung vào các đối tượng khách nước ngoài có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần, đi tham quan nghỉ dưỡng. Cần phối hợp với khu du lịch Bàu Nước Sôi để thu hút khách từ khu du lịch này.


12.4. Một số nội dung cần thực hiện nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Đồng Nai

12.4.1. Quy hoạch về không gian du lịch sinh thái:

Dựa theo định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Đồng Nai được xem xét và phân tích trong mối quan hệ “vùng hấp dẫn” để phát triển du lịch của tỉnh thì một trục du lịch phù hợp với tất cả các định hướng phát triển không gian để có được những dự án khả thi là trục dọc tuyến quốc lộ 51- đi Bà Rịa Vũng Tàu và tuyến quốc lộ 20- đi Lâm Đồng và tuyến quốc lộ 1- đi Bình Thuận. Do tính chất của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khả năng hình thành sân bay quốc tế Long Thành, khả năng liên hệ vùng Tp. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu...với các cảng quá cảnh quốc tế là rất lớn và từ đó hình thành một khu vực dịch vụ du lịch lớn theo trục này.

Không gian du lịch số 1 sẽ hình thành dọc sông Đồng Nai từ Cát Lái đến Bửu Long - Biên Hòa và từ Nhà Bè gắn với Cù lao Ông Cồn đến Cần Giờ gắn với Khu du lịch đập Ông Kèo qua rừng Sác huyện Nhơn Trạch cho phép tổ chức các loại hình du lịch sinh thái vườn, sông nước và các dịch vụ có yêu cầu diện tích đầu tư lớn và gần với thiên nhiên hoang dã hơn.

Không gian du lịch thứ 2 sẽ là khu đồi, núi, thác, suối, rừng tự nhiên của các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, nơi có khả năng tổ chức các loại hình du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, du lịch tín ngưỡng.

Phát triển không gian du lịch của Tỉnh Đồng Nai, ngoài diện tích các khu lưu trú tiện nghi trong nội thành, các khu vui chơi giải trí, cần phát triển các diện tích

không gian các làng nghề truyền thống như nghề gốm thủ công, dệt thổ cẩm, chạm khắc đá, đan lát, may thêu, chế tác gỗ... Định hướng phát triển không gian du lịch trên đây sẽ cho phép tổ chức các tuyến điểm du lịch hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch các sản phẩm du lịch độc đáo tương xứng với tầm vóc phát triển trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Quy hoạch về sản phẩm du lịch sinh thái, tour, tuyến điểm

Đồng Nai có tài nguyên du lịch phong phú, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Trong đó nổi bật các thế mạnh:

- Du lịch tham quan, vui chơi giải trí: Công viên chuyên đề (Theme Park) là loại hình phát triển phù hợp để thu hút khách từ khu công nghiệp và từ Tp HCM. Loại hình này phục vụ khách trong ngày bằng các trò chơi náo nhiệt, vận động, có thể phát triển trên diện tích nhỏ nhưng thu hút du khách tại chỗ và các vùng lân cận rất tốt.

- Du lịch sinh thái rừng: tập trung ở huyện Vĩnh Cửu tiếp giáp Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng. Điểm mạnh là có thể kết hợp du lịch bằng đường bộ và đường sông (theo mùa nước). Tuyến du lịch Hồ Trị An làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho vùng này.

Còn các tuyến du lịch sẽ được quy hoạch thành 5 tuyến chính như: tuyến du lịch sông Đồng Nai, tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom, tuyến Long Thành

– Nhơn Trạch, tuyến Tân Phú - Định Quán, tuyến Xuân Lộc – Long Khánh - Cẩm Mỹ.

Chia các điểm du lịch theo các cụm như sau:

+ Cụm du lịch vui chơi giải trí, hội nghị, mua sắm, trung tâm thương mại. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, tập trung ở 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch

+ Cụm du lịch sông kết hợp các di tích, văn hoá và lịch sử. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương, tập trung ở thành phố Biên Hòa .

+ Cụm du lịch sinh thái tự nhiên. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa quốc gia và địa phương, tập trung ở các huyện Tân phú, Vĩnh Cửu, Thống Nhất.

+ Cụm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương, tâp trung ở Định Quán ( giáp ranh với tỉnh Bình Thuận)

+ Cụm du lịch văn hóa hành hương. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương, tập trung ở huyện Xuân Lộc, Long Khánh.

Qui hoạch phát triển các ngành VH - XH gắn với phát triển DLST bền vững Tăng cường năng cao nhân thức và sự chủ động tham gia vào công tác quy

hoạch, quản lý, kinh doanh của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.

Khuyến khích tổ chức và hỗ trợ đầu tư về vốn để các hộ gia đình sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ vừa để phục vụ khách tham quan vừa trao đổi hàng hóa nhằm tối đa hóa sử dụng các sản phẩm và vật liệu địa phương.

doanh du lịch, vệ sinh nhà cửa, có phong cách giao tiếp lịch sự với du khách... mà lộ trình khách có thể đến tham quan, mua hàng hoặc nghỉ lại.

Nghiên cứu xây dựng Chương trình “Du lịch cho mọi người” nhằm phổ cập kiến thức du lịch cho các tầng lớp nhân dân. Đưa một số nội dung về du lịch vào các chương trình đào tạo phổ thông, truyền hình, truyền thanh và cổ động

Qui hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch:

Cần có chương trình đào tạo với những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân. Bao gồm: phân loại đối tượng và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành bao gồm đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, phối hợp với các đơn vị đào tạo (như: trường nghiệp vụ du lịch thành phố Hồ Chí Minh, đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Khoa thương mại Du lịch... ) tổ chức các lớp đàp tạo ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn, buồng, bàn, bếp, lễ tân, ngoại ngữ... cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh; cử cán bộ, sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển

Xây dựng và xúc tiến chương trình nâng cao hiểu biết về du lịch trong cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân, nhân viên trong ngành du lịch. Có phối hợp với các tỉnh thành vùng lân cận có du lịch phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa...

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển DLST

Phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên môi trường và các hoạt động sinh thái bị xuống cấp trầm trọng. Đó chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các khu du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học.

Lượng rác thải, nước thải ngày càng gia tăng và nếu như không được xử lý đúng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái. Làm tăng độ phú dưỡng hóa ở các hồ chứa nước , tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thoái chất lượng nước và ảnh hưởng đến đời sống động thực vật.

Ngay từ khi bắt đầu quy hoạch khu du lịch cho đến khi đưa mô hình vào hoạt động, cần phải có các biện pháp và chính sách ngay giải quyết hoặc làm giảm thiểu các vấn đề tiêu cực mà các ảnh hưởng của hoạt động du lịch mang lại. Cần đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và môi trường.

vệ môi trường trong khu quy hoạch du lịch để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Có chương trình, kế hoạch hướng dẫn khách du lịch làm theo những nội quy, quy định của khu du lịch, đồng thời có hình thức xử phạt hợp lý.

Đầu tư, xây dựng và tu bổ mới thường xuyên các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch… (hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, hệ thống thu gom và xử lý rác thải… )

Đề xuất các giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên trong phát triển DLST

Đối với khu vườn quốc gia, khu bảo tồn gen, lâm trường thì biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và đa dạng sinh học đầu tiên là phải quy hoạch, xác lập ranh giới, phân vùng bảo tồn cụ thể. Đầu tiên cần thống kê, kiểm tra một cách có hệ thống các phân vùng sinh học cụ thể, có tính đại diện cho từng sinh cảnh. Lồng ghép các khu bảo tồn vào phát triển kinh tế, vì chính các mục đích này sẽ mang lại nguồn kinh phí để giúp duy trì hoạt động của khu vực. Và khi các khu vực này đã quy hoạch cụ thể và đưa vào hoạt động thì cần làm các thủ tục đánh giá tác động môi trường (EIA) một cách nghiêm ngặt.

Cung cấp tài chính, thu hút vốn cho các khu bảo tồn để xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng, đường đi lại, cải thiện và nâng cao đời sống nhân viên, cải thiện điều kiện bảo tồn các giống quý hiếm; hạn chế xây dựng thêm các công trình nhân tạo, các công trình nhằm cải tạo cảnh quan tự nhiên nếu không thực sự cần thiết và cấp bách. Đồng thời xem xét đến các vấn đề chi trả các dịch vụ sinh thái (PES) cho các khu bảo tồn.

Phân chia các khu bảo tồn với mức độ bảo vệ khác nhau (khu vực du khách được hoặc không được phép tham quan, khu vực được phép hoặc không được phép sử dụng các tiện nghi của du khách, khu vui chơi dành cho du khách... ), quy định và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về tốc độ phương tiện (nếu có), bãi đậu xe, thời gian và âm thanh còi xe...

Đào tạo đội ngũ kiểm lâm và các nhà quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng đồng thời các yêu cầu về quản lý cũng như bảo tồn (bao gồm bảo vệ, hướng dẫn, tuyên truyền cho du khách, cộng đồng địa phương...)

Tổ chức thực hiện các chương trình thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào công tác bảo tồn một cách hiệu quả nhất (tổ chức giao tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng quản lý, đào tạo và đưa người dân vào mạng lưới quản lý... ).

Xây dựng mới phải tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn, không gây ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên... Phục hồi các cảnh quan tự nhiên trong khu du lịch có thể sử dụng phương pháp thụ động (loại trừ các yếu tố dẫn đến suy thoái và tác động cảnh quan thiên nhiên, sau đó để cho thiên nhiên tự phục hồi) hoặc phương pháp chủ động (con người trực tiếp kiếm soát quá trình phục hồi, xây dựng và nâng cấp hệ sinh thái thảm thực vật. Bao gồm việc bao lại vùng quy hoạch, cung cấp con – cây

giống, trồng lại rừng, thay đổi dòng chảy, tăng cường các biện pháp kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai.

12.4.2. Đánh giá tác động môi trường từ các hạng mục xây dựng cơ bản và khai thác tại các điểm du lịch sinh thái trọng tâm của tỉnh Đồng Nai:

Đánh giá tác động môi trường từ các hạng mục xây dựng cơ bản:

Công tác đánh giá tác động môi trường từ các hạng mục xây dựng cơ bản và khai thác tại các điểm du lịch cần được thực hiện ngay trong giai đoạn nghiên cứu tiềm năng phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn này chủ yếu là xác định các loại hình du lịch đã và đang được triển khai; nhận dạng các nguồn tác động và môi trường chịu tác động; phân tích và dự báo các tác động; cuối cùng là đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội.

Trong đó các nguồn tác động đến môi trường thường bao gồm bốn nhóm yếu tố: nguồn tác động của dự kiến bố trí công trình xây dựng, các nguồn tác động đầu vào của phát triển du lịch, nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển du lịch và các tác động đầu ra của dự án. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến yếu tố môi trường tự nhiên và nhân văn, ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan của khu vực quy hoạch, làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước; phá huỷ hệ sinh thái thực vật, xáo trộn kinh tế, ảnh hưởng đến văn hoá truyền thống. Tuy nhiên những tác động này cũng có mặt tích cực như sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nếu xảy ra sự cố môi trường sẽ sớm phát hiện và khắc phục. Các chính sách bảo vệ động thực vật sẽ được sọan thảo và áp dụng chặt chẽ hơn. Hiện trạng môi trường sẽ thường xuyên được kiểm tra và có những dự báo hợp lý. Phát triển du lịch thì sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề, tạo thêm nhiều tiềm năng du lịch, tăng cường ý thức về vệ sinh công cộng và y tế cộng đồng. Mặt tiêu cực là nó sẽ làm thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng, tăng sự phân hóa xã hội. tạo mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên giữa các ngành kinh tế trên địa bàn. Tạo nên những thay đổi trong lối sống truyền thống văn hóa bản địa, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường được đề xuất nhằm giảm bớt, tránh các hậu quả môi trường của các hoạt động phát triển với mục tiêu là đạt lợi ích đến mức tối đa và giảm những tác động đến mức tối thiểu:

Áp dụng biện pháp giá cả đối với người du lịch để vừa điều chỉnh sức chứa vừa điều chỉnh năng lực phục vụ cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch. Tiến hành đánh giá tác động môi trường và tạo nên sự thống nhất giữa cộng đồng địa phương với những người hoạt động du lịch. Tiến hành hoạt động tài chính đảm bảo cho đời sống của cộng đồng. Giám sát hoạt động cung cấp nước sạch và khả năng xử lí nước thải của các hoạt động du lịch một cách chặt chẽ. Ứng dụng các thể chế luật pháp cho dự án đạt kết quả tốt. Lực lượng lao động ở địa phương cũng cần đào tạo theo tinh thần đảm bảo lợi ích đầy đủ từ nguồn việc làm do phát triển du lịch

tạo nên. Phát triển du lịch đòi hỏi sự hợp tác quản lí giữa các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan văn hóa , thiên nhiên. Kiểm soát sự biến động của các loài và cá thể hoang dã của vùng quy hoạch du lịch. Thiết lập các chương trình đào tạo bổ sung cho các nhà hoạt động du lịch. Những giải pháp giảm thiểu tác động môi trường nêu trên có thể áp dụng chung cho các điểm phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, từng khu vực mà nên có các giải pháp cụ thể hơn.

Xác định các loại hình du lịch đã và đang được triển khai:

Với hơn năm mươi điểm du lịch, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Đồng Nai rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều đề xuất về phương hướng quy hoạch du lịch:

Quy hoạch du lịch sinh thái theo không gian

Quy hoạch du lịch sinh thái theo sản phẩm

Quy hoạch du lịch sinh thái theo các tuyến

Phát triển du lịch sinh thái Đồng Nai có thể quy hoạch theo nhiều phương hướng khác nhau như theo không gian du lịch, theo sản phẩm du lịch hoặc theo các tuyến du lịch. Nhìn chung, nó bao gồm ba loại hình du lịch chính là du lịch rừng núi, du lịch sông nước và du lịch vườn quốc gia.

Nhận dạng các nguồn tác động và môi trường chịu tác động Nguồn tác động đến môi trường:

Các nguồn tác động môi trường trong quá trình xây dựng

Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển du lịch

Môi trường trong phát triển du lịch bị tác động.

Môi trường tự nhiên

Môi trường nhân văn

Phân tích và dự báo các tác động môi trường Tác động đến môi trường không khí

Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải

Ô nhiễm do khí thải từ máy phát điện dự phòng

Ô nhiễm do một số hoạt động khác Tác động đến môi trường do nước thải

Nước thải sinh hoạt

Nước mưa chảy tràn

Tác động đến môi trường do rác thải

Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ nhân viên và khách du lịch: bao gồm các loại bao bì, giấy loại, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát,...

Chất thải rắn tại khu nhà hàng: Các loại chất thải rắn thực phẩm, túi nilông, nhựa, giấy thải, bao bì v.v…

Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật trong khuôn viên: lá cây, cành cây khô v.v…

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí