Quản Lý, Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Các Khu Rừng Đặc Dụng

phẩm đầu tiên, đề cập chủ yếu đến nguồn gốc du lịch sinh thái, kinh doanh du lịch sinh thái và quản lý du lịch sinh thái.

Nhìn chung, khái niệm, bản chất của du lịch sinh thái, các lợi ích và những vấn đề nẩy sinh trong phát triển du lịch do không được quản lý thận trọng trong các khu tự nhiên là những vấn đề được các tác giả trên quan tâm nhiều.

1.2.2. Tại Việt Nam


Trong thời gian gần đây, nhu cầu phát triển du lịch ngày càng tăng, những nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ cho phát triển du lịch cũng phát triển mạnh. Từ những năm 80 đã có một số đề tài khoa học, dự án đề cập đến vẫn đề này như: ”Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” (1986); ”Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam”(1991); ”Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”(Vũ Tuấn Cảnh, 1991) [9]; ”Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam” (Tổng cục du lịch, 1995) [27]; đặc biệt cuốn sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương, 2000) [17] đã đề cập đến hệ thống về các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, đây là công trình tổng quan phần lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch đầu tiên của nước ta. Các công trình nghiên cứu về du lịch đã được quan tâm nhiều hơn từ thập kỉ 90 trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du lịch nước ta. Các công trình: Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh, 2000) [25] và nhiều công trình khác.

Du lịch sinh thái nổi lên ở Việt Nam từ khoảng giữa thập kỷ 90 trở lại đây song đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về khoa học và môi trường như Phạm Trung Lương và Nguyễn Ngọc Khánh (Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch Việt Nam….).

Đến cuối những năm 1990, du lịch sinh thái đã bước đầu gây được chú ý ở cấp độ quốc gia với sự tham gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP, UN-ESCAP, WWF, IUCN. Việc tổ chức những hội thảo xoay quanh các vấn đề phát triển du lịch sinh thái như Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững (DLBV) ở Việt Nam (1998); Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” (8-1999), Hội thảo khoa học:“Phát triển du lịch sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển: cơ hội và thách thức” (2004)... là những dấu hiệu bước đầu cho thấy sự quan tâm rộng rãi hơn của giới học giả. Với đề tài “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” Phạm Trung

Lương (1996) [16]đã xác lập cơ sở khoa học cho sự phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam và tổ chức không gian du lịch sinh thái trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, sự ra đời của cuốn “Du lịch và du lịch sinh thái” (Thế Đạt, 2003) [14] và “du lịch sinh thái, những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Phạm Trung Lương và Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Hoàng Hoa Quán, 2002) [18], hệ thống cơ sở lý luận về du lịch sinh thái đã phần nào được định hình. Nhìn chung có thể coi du lịch sinh thái là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với bảo vệ môi trường, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại hình du lịch và có mối quan hệ với các loại hình du lịch khác như: du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch bản địa,…

Về cơ sở thực tiễn, năm 2004, dựa trên sự hợp tác của Cục Kiểm Lâm, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Tổ chức phát triển bền vững Fundeso và Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang quản lý phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam”. Cuốn sách này được coi là nền tảng cho công tác quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang được hình thành xoay quanh vấn đề nhận thức và áp dụng thực tiễn du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Cuốn sách “Du lịch sinh thái” (2006) của Lê Huy Bá [3]vừa mang tính lý thuyết và tính ứng dụng cao phục vụ cho quy hoạch du lịch sinh thái, thiết kế tour du lịch. Cuốn sách này thể hiện được các quy luật tương tác giữa các thành phần môi trường trong hệ sinh thái, đa dạng sinh học, diễn thế và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng theo quy luật vận động và phát triển của du lịch sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ngoài ra, nhiều chương trình nghiên cứu, luận án tiễn sĩ, thạc sĩ cũng tiếp cận các vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi trường như: luận án phó tiến sĩ của Phạm Quang Anh (Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, 1996), Nguyễn Thị Sơn (Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương)....

1.3. Quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 4

1.3.1. Khái quát về tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng

Trước đây du lịch sinh thái thường được coi là một loại hình du lịch đến với thiên nhiên hoang dã để nghiên cứu chiêm ngưỡng và thưởng thức phong cảnh thiên

nhiên tươi đẹp, thế giới động thực vật hoang dã và các đặc điểm văn hoá - lịch sử địa phương. Thời gian gần đây, du lịch sinh thái mang một ý nghĩa tích cực hơn. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí và nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái còn có vai trò góp phần vào công tác bảo tồn thiên nhiên, văn hoá và phát triển bền vững.

Trên thế giới, nhiều bước tiến đáng kể của ngành du lịch đã được ghi nhận, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn đề môi trường (Newsome và nnk., 2013). Du lịch sinh thái không chỉ còn tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu (Ralf Buckley, 2009) [41]. Ở rất nhiều nước trên thế giới, vấn đề phát triển du lịch sinh thái rất được Chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng. Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Chẳng hạn, tại Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, nhờ đó họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuador sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại một số hòn đảo để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới Vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người ở nông thôn, những người dân này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và Newzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào hạng du lịch sinh thái. Ðây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước.

Tại Việt Nam, du lịch cũng đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần, hoạt động du lịch được coi như là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Du lịch Việt Nam được các công ty du lịch hàng đầu thế giới đánh giá cao, do nước ta có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, du lịch sinh thái ở Việt Nam những năm gần đây cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, không thể không kể đến những thách thức to lớn đang chờ đón ngành dịch vụ môi trường non trẻ này, đòi hỏi một nỗ lực tổng thể của cả chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam gắn liền với công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Trong Luật Du lịch 2005 [21], những nội dung này được quy định cụ thể như sau:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

4. Quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Thực tế, du lịch sinh thái tại các khu rừng có giá trị cảnh quan ở Việt Nam đã được người Pháp khai thác từ đầu thế kỷ 20 tại một số khu vực nay đã trở thành rừng đặc dụng như Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà..., khi đó chưa có những khái niệm về du lịch sinh thái nên các khu vực này thường chỉ là nơi nghỉ dưỡng. Sau năm 1954, do chiến tranh và điều kiện kinh tế nên du lịch ở các khu vực này không còn hoạt động. Sau ngày thống nhất đất nước đến những năm 1990, hệ thống rừng đực dụng dần được hình thành, nhưng du lịch hướng tới tự nhiên chưa phát triển. Giai đoạn này một số Vườn quốc gia thường chỉ tiếp nhận các lớp tham quan, giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên các trường Đại học và là hiện trường nghiên cứu cho các tổ chức trong, ngoài nước. Từ sau 1990 các hoạt động du lịch hướng đến thiên nhiên lại bắt đầu hoạt động trở lại. Những năm gần đây, do quá trình hội nhập quốc tế, điều kiện kinh tế trong nước phát triển nên nhu cầu về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Nhận thức rằng các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng mang lại lợi ích khá lớn đối với cộng đồng dân cư địa phương và là một trong những hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Hoạt động du lịch sinh thái nếu được tổ chức tốt, có định hướng phù hợp với từng đặc điểm nổi bật của khu rừng đặc dụng có thể tạo nguồn thu đáng kể đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng và giảm áp lực của con người đối với thiên nhiên. Từ năm 1994 hoạt động du lịch sinh thái đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội Việt Nam đề cập đến trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi, bổ sung năm 2004[20] lại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động du lịch sinh thái trong hệ thống rừng đặc dụng đối với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên

Du lịch sinh thái nếu được quản lý tốt, là một hình thức sử dụng không tiêu hao tài nguyên thiên nhiên và văn hoá. Mục tiêu của du lịch sinh thái không phải là lợi ích kinh tế thuần tuý mà là khả năng tiềm tàng của nó trong việc góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đẹp, tính đa dạng của các hệ sinh thái, thế giới động, thực vật phong phú và các nền văn hoá dân tộc đặc sắc. Một mặt, nguồn thu nhập từ du lịch sinh thái có thể được sử dụng để hỗ trợ những hoạt động có tác động trực tiếp đến công tác bảo tồn như: Tuyên truyền vận động người dân địa phương tham gia bảo tồn Vườn quốc gia, cải thiện đời sống nhân dân địa phương thông qua các dự án như trồng cây vùng đệm, nước sạch, đường xá nông thôn, cơ sở hạ tầng...

Thông qua du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống và góp phần làm đẹp cảnh quan, môi trường. Tạo thêm việc làm và phát triển thêm nhiều ngành nghề cho khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng của hệ thống rừng đặc dụng.

1.3.2. Hiện trạng về cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển du lịch sinh thái tại rừng đặc dụng tại Việt Nam

a) Văn bản pháp luật quy định về hoạt động du lịch sinh thái trong hệ thống rừng đặc dụng

* Các luật đã được Quốc hội thông qua

- Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004;

- Luật Đất đai (được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003); Luật Đất đai sửa đổi 2014;

- Luật du lịch (được quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005);

- Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005 được quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

- Luật bảo tồn đa dạng sinh học (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13/11/2008).

* Các văn bản dưới luật có liên quan


- Nghị định 163/NĐ-CPngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc quy định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật bảo vệ và Phát triển rừng;

- Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

- Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/ NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất, rừng đặc dùng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên;

- Quyết định 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo quy chế quản lý rừng;

- Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên;

- Quyết định 18/2007/ QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

b) Một số chính sách chủ đạo về du lịch sinh thái trong hệ thống rừng đặc dụng


* Chủ trương phát triển du lịch sinh thái trong hệ thống rừng đặc dụng


- Đất rừng đặc dụng là vùng đất lâm nghiệp quy hoạch xây dựng phát triển để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái (khoản 1, Điều 3, Nghị định 163/NĐ-TTg);

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê RĐD là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và PTR kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái (Điều 25, Luật BV&PTR);

- Khi tiến hành các hoạt động kết hợp kinh doanh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng thì phải tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảo vệ khu rừng, pháp luật về du lịch, pháp luật về di sản văn hoá, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 40, 53 Luật BV&PTR);

- Nhà nước khuyến khích phát triển các mô hình sinh thái đối với thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi, khu du lịch và các loại hình cảnh quan thiên nhiên khác để tạo sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên (Khoản 1, Điều 31, Luật BVMT);

- Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái (Khoản 1, Điều 13, Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định 186/2006/ QĐ-TTg);

- Phát triển Lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái…Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), phòng hộ bảo vệ nguồn nước, du lịch sinh thái…quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển 3 loại rừng (RĐD, RPH, RSX), kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác (Khoản 3, Điều 1, Quyết định 18/2007/ QĐ-TTg);

- Nhà nước khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (Khoản 3, Điều 1, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng (Khoản 1, Điều 10, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg).

* Chính sách về quy hoạch du lịch sinh thái


- Quy định về các nội dung quy hoạch phát triển du lịch, trong đó quy hoạch cho Vườn quốc gia được xếp vào loại quy hoạch cụ thể và bao gồm các nội dung như điều 19, Luật du lịch (Điều 19, Luật du lịch);

- Tại Điều 9, Nghị định 117/2010/NĐ-CP quy định nội dung quy hoạch các loại rừng đặc dụng trong đó qui định cần có quy hoạch du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng;

- Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng: Ban quản lý rừng đặc dụng lập quy hoạch phát triển rừng đặc dụng (bao gồm cả phát triển du lịch sinh thái) trình cấp có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022