Toàn Cảnh Vườn Quốc Gia Ba Vì Nhìn Từ Hướng Đông


2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, nhiệt độ trung bình trong mùa nóng là (26OC), ngày nóng nhất trong mùa lên tới 28OC.

Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong mùa lạnh là 18OC, nhiệt độ thấp nhất là 6.5oC [26].

b. Độ ẩm

Ba Vì có mùa nóng ẩm và mùa lạnh khô. Mùa nóng ẩm bắt đầu khoảng từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 11. Mùa lạnh khô từ giữa tháng 11 cho đến giữa tháng 3 năm sau. Từ độ cao 400m dường như không có mùa khô vì lượng bốc hơi luôn thấp hơn lượng mưa. Căn cứ vào cấp phân loại chế độ ẩm nhiệt, ngưòi ta xếp Ba Vì vào loại hơi ẩm đến ẩm [26].

c. Chế độ mưa

Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố không đều giữa các khu vực và các tháng trong năm. Tại vùng núi cao và sườn phía đông mưa rất nhiều với lượng mưa 2.587,6 mm/năm. Trong khi đó, vùng xung quanh chân núi có lượng mưa vừa phải: 1.731,4 mm/năm. Lượng mưa ở sườn phía đông nhiều hơn lượng mưa ở sườn phía tây. Số ngày mưa tại chân núi Ba Vì tương đối nhiều từ 130 - 150 ngày/năm, tại cốt 400m số ngày mưa từ 169 - 201 ngày/năm, bình quân là 189 ngày/năm.

Trong năm có một thời kỳ mưa nhiều và một thời kỳ ít mưa. Trong mùa mưa lượng mưa hàng tháng có thể lên trên 1.000mm và kéo dài 6 tháng liên tục, từ tháng 5 cho đến tháng 10 tại chân núi, và 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 từ cốt 400 trở lên. Mưa lớn từ 300 - 400 mm/tháng tập trung trong các tháng 6, 7, 8 ở vùng chân núi và trong các tháng 6, 7, 8, 9 tại cốt 400 m. Thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở vùng chân núi và từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau ở cốt 400 m [16].


d. Thủy văn

Sông Đà chảy dọc phía tây núi Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất dưới 20m và năm thấp nhất là 7,7m (1971) so với mực nước biển. Ngoài sông Đà, trong vùng còn có một số dòng suối nhỏ, có độ dốc tương đối lớn. Mùa mưa lượng nước lớn, chảy xiết phá hỏng nhiều phai đập, các trạm thủy điện nhỏ, ngược lại mùa khô nước rất ít lòng suối khô cạn. Trong vùng có 8 hồ nhân tạo là các hồ: Đồng Mô Ngải Sơn, Hoóc Cua, Suối Hai, Xuân Khanh, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ và hồ Phú Minh [16].



Hình 3 1 Toàn cảnh Vườn quốc gia Ba Vì nhìn từ hướng Đông 3 1 4 Đặc điểm 1


Hình 3.1. Toàn cảnh Vườn quốc gia Ba Vì nhìn từ hướng Đông

3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp thuộc Vườn quốc gia Ba Vì quản lý là 11.079,5 ha, trong đó: diện tích có rừng là 7.095,9 ha, chiếm 64% diện tích của vườn, bao gồm rừng tự nhiên là 3.181,1 ha, chiếm 44,8% diện tích có rừng và diện tích rừng trồng các loại là 3.914,8ha, chiếm 55,2% diện tích có rừng. Diện tích đất không có rừng là 3.983,6 ha, chiếm 35,9% diện tích của Vườn. Các chỉ


số trên cho thấy Vườn quốc gia Ba Vì có tỷ lệ rừng lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 44,8% diện tích đất có rừng. Đáng chú ý là Vườn quốc gia Ba Vì có khoảng gần 1.000 ha rừng nguyên sinh, ít bị tác động của con người [26]. Đây nguồn tài nguyên sinh học và du lịch vô cùng quý giá.

3.2. Điều kiện tự nhiên Kinh tế xã hội

3.2.1. Điều kiện xã hội của Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã, thuộc 5 huyện của 2 tỉnh

thành phố Hà Nội và Hoà Bình.

Dân số hiện nay của vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì là 80.680 người, trong đó có 17.018 hộ và 32,980 lao động. Tại đây quy tụ đồng bào một số dân tộc thiểu số sinh sống, bao gồm: dân tộc Kinh chiếm 46,2%, dân tộc Mường chiếm 51,5%, dân tộc Dao và dân tộc khác: 2,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các xã có sự khác nhau nhất định. Chẳng hạn tại xã Vân Hoà dân tộc Mường chiếm 65%; xã Ba Vì dân tộc Dao chiếm 97%.

Tổng diện tích đất tự nhiên 16 xã khoảng 35.000 ha. Trong đó 17.018

hộ với dân số 80.680 người. Các dân tộc chủ yếu là:

- Dân tộc Kinh : 46,2%.

- Dân tộc Mường: 51,5%

- Dân tộc Dao, dân tộc khác: 2,3% [32].

Người Mường sống tập trung ở khu vực chân núi Ba Vì, huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình. Hình thái cư trú của người Mường là bản làng. Mỗi bản có từ vài chục cho đến hàng trăm nóc nhà. Nhà của người Mường nổi tiếng với kiểu dáng nhà sàn đặc trưng. Trình độ dân trí của người Mường khá cao, có nhiều phong tục, tập quán gần gũi với người Kinh.

Người Dao ở các xã vùng đệm sống tập trung ở bản Dao Yên Sơn, nằm cạnh khu du lịch Ao Vua thuộc xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Các nhà dân tộc học cho rằng, người Dao ở đây có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, di cư sang Việt Nam từ thế kỷ thứ 7, thứ 8. Người Dao có nền văn hoá


bản địa mang đậm bản sắc dân tộc rất đặc trưng. Trong đó, đặc biệt chú ý là nhiều người có nghề thu hái và chế biến thuốc nam, chữa bệnh nổi tiếng.

Hiện nay, các xã vùng đệm có khoảng 32.980 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, trình độ canh tác thấp, chưa được tiếp cận nhiều với tiến bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, một bộ phận nông dân được các dự án tạo cơ hội tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất, tăng được thu nhập cho gia đình, đời sống dần dần được cải thiện.

Theo số liệu điều tra đầu năm 2007, số hộ loại khá có thu nhập trên 15 triệu đồng/năm chiếm 46% (hình 3.2), số hộ trung bình có thu nhập trên 11 triệu đồng/năm chiếm 34,5%, và số nghèo chiếm 19,5% (theo chuẩn nghèo cũ) tức là gần 1/5 số hộ. Mặc dù thu nhập ở các nhóm hộ đều tăng nhưng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo không thu hẹp mà có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích số liệu điều tra ở vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì cho thấy, tổng thu nhập của hộ nghèo chỉ bằng 42% hộ giầu.


19,5%

Hé nghÌo


46%

Hộ khá


34,5%

Hé TB


Hình 3.2. Tỷ lệ hộ khá, trung bình và nghèo

Nguồn: Tư liệu Vườn quốc gia Ba Vì năm 2007


Sự phân hoá giàu nghèo đang tiếp tục diễn ra khá gay gắt ở các xã vùng đệm. Trong các thôn đã xuất hiện những người giàu bên cạnh nhiều hộ gia đình nghèo thiếu ăn. Điều này cho thấy, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về thu nhập, người nghèo chưa được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế như người giàu, mặt khác đây cũng là một áp lực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục.

Một số ngành nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì như: mây tre đan, chế biến dược liệu, dệt vải nhưng giá trị hàng hoá nhỏ bé chưa mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân vùng đệm.

Các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp như: buôn bán tạp hoá, dịch vụ ăn nghỉ, tham quan văn hoá bản làng, hướng dẫn du lịch, xe ôm… cũng đang phát triển, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong vùng đệm.

3.2.2. Điều kiện kinh tế của vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì

Đặc điểm kinh tế nổi bật nhất của vùng là kinh tế chậm phát triển, thuần nông, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Mặc dù nguồn thu nhập chính của người dân là nông nghiệp nhưng do diện tích đất bình quân nông nghiệp thấp, chỉ đạt 500m2/người nên thực chất thu nhập từ nông nghiệp lại rất thấp. Năm 2007, lương thực bình quân đạt 130 kg/người/năm [32]. Điều này thực sự là một nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Ba Vì. Bởi vì, do diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người

thấp, các nghề phi nông nghiệp hầu như không có, do đó hàng năm tại đây đã có một số lượng lớn lao động dư thừa. Số lao động này tìm cách vào rừng chặt phá, khai thác tài nguyên rừng bừa bãi ảnh hưởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học.


Bảng 3.1. Thu nhập của các hộ vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì theo cơ cấu

ngành nghề năm 2006


Nguồn thu

Loại Hộ

Nông

nghiệp %

Lâm

nghiệp %

Dịch vụ

%

Thu khác

%

Hộ nông nghiệp

57

6

18

19

Hộ nông - lâm nghiệp

kết hợp

51

30

6

13

Hộ nông nghiệp và

phi nông nghiệp

40

22

26

12

Nông nghiệp và dịch vụ

39

2

45

14

Trung bình

46.75

15

23.75

14.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Tỷ lệ %

Nông nghiệp Lâm nghiệp

Dịch vụ

Thu khác

Nguồn thu


Hình 3.3. Thu nhập của các hộ vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì

theo cơ cấu ngành nghề năm 2006

Xét theo hướng sản xuất nhìn chung thu nhập của các hộ đều theo hướng đa dạng ngành nghề, nhưng thu từ nông nghiệp vẫn là chủ yếu, bình quân chiếm tỷ trọng lớn tới 46% tổng thu nhập, ngay cả những hộ phát triển


theo hướng tăng dịch vụ phi nông nghiệp, thu nhập nông nghiệp cũng vẫn chiếm tới 39%. Tuy vậy chỉ có những hộ nào có làm dịch vụ thì thu nhập mới cao, bình quân thu nhập trên 14 - 16 triệu đồng/năm so với 9 triệu đồng/năm của hộ thuần nông.

3.2.3. Thực trạng sản xuất và thu nhập của cư dân vùng đệm

Cũng như các vùng nông thôn miền núi khác, sinh kế của các hộ dân tộc vùng đệm bao đời nay đều gắn liền với đất rừng và rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho sinh kế của các hộ dân tộc đã có những biến đổi và ngày càng có chiều hướng đa dạng hơn. Qua thực tế cho thấy, ngoài thu nhập từ đất canh tác nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bắn, hái lượm), các hộ dân tộc vùng đệm còn có nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái...

Ngoài những nguồn thu chủ yếu như: trồng trọt, chăn nuôi, canh tác trên đất rừng, các hộ gia đình dân tộc thiểu số còn có nhiều nguồn thu khác như: thợ nề, thợ mộc, bán hàng, thu hái cây thuốc và chế biến dược liệu, khai thác các sản phẩm phụ từ rừng như gỗ củi, mật ong, săn bắn động vật và chim thú rừng…Trong thời vụ nông nhàn họ đi làm thuê trong các khu du lịch, khai thác đá, buôn bán thuốc nam để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, do tính chất kinh tế đặc thù của vùng đệm, cư dân ở đây đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc Dao, Mường còn nhận được sự trợ giúp cả về vật chất và tinh thần của Chính phủ và các tổ chức quốc tế để xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ họ ổn định đời sống lâu dài.

3.3. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu

3.3.1. Đặc điểm cơ bản của khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Diện tích, vị trí địa lý, ranh giới:


Tổng diện tích rừng và đất rừng qui hoạch của Phương án mà Chủ đầu tư xin thuê môi trường với Vườn quốc gia Ba Vì là 115.2 ha, nằm ở sườn Đông dãy núi Ba Vì thuộc khoảnh số 7; 8; 9, tiểu khu 6, Vườn quốc gia Ba Vì.

Khu vực này cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km và cách Thành Phố Sơn Tây 20 km.

- Phía Bắc giáp khu rừng của Vườn đã giao khoán cho chủ hộ ông

Phạm Văn Ngạn và diện tích canh tác của nhân dân xã Vân Hòa.

- Phía Nam giáp khu rừng của Vườn đã giao khoán cho chủ hộ ông Đỗ Văn Sỹ.

- Phía Đông giáp khu rừng của Vườn quốc gia Ba Vì giao khoán cho Khu Du lịch Thanh Long.

- Phía Tây giáp khu rừng của Vườn quốc gia Ba Vì giao khoán cho chủ hộ ông Nguyễn Văn Khang.


Hình 3 3 Thác đập tràn khu du lịch Khoang Xanh Suối tên 2


Hình 3.3. Thác đập tràn khu du lịch Khoang Xanh Suối tên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022