Khái Niệm Và Tính Năng Cơ Bản Của Môi Trường Rừng Đặc Dụng


phát triển của ngành công nghiệp du lịch từ rừng. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đối với các mặt về môi trường rừng đặc dụng là một yêu cầu tất yếu cho việc kinh doanh một cách khoa học đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng. Các nghiên cứu về môi trường rừng đặc dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào: lợi dụng, phân tích chất lượng và định giá đối với tài nguyên môi trường rừng đặc dụng. Môi trường rừng đặc dụng có giá trị như thế nào, giá trị là bao nhiêu, làm thế nào để tính toán được hợp lý, những căn cứ định giá tài nguyên môi trường rừng đặc dụng trong nền kinh tế thị trường là gì, rất nhiều những vấn đề vẫn đang được chờ đợi để giải quyết một cách tốt nhất.

1.3.2. Khái niệm và tính năng cơ bản của môi trường rừng đặc dụng

1.3.2.1. Mục đích, yêu cầu về chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Đưa vào thực tế cuộc sống những nội dung Luật pháp, chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp, về xã hội hoá nghề rừng; nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

- Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Thực hiện tiến tới xoá bao cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

- Bảo đảm cho người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, bảo vệ phát triển rừng (người cung ứng dịch vụ môi trường rừng) được chi trả giá trị của rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội. Người lao động lâm nghiệp sẽ thật sự gắn bó với rừng, thay vì phải phá rừng để trồng cây nông nghiệp kiếm sống thì người lao động sẽ giữ rừng, bảo vệ phát triển rừng để được chi trả những giá trị mà rừng tạo ra cho họ.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho

các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1.3.2.2. Một số khái niệm chung về môi trường môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng

a - Môi trường rừng:

Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 5

Môi trường rừng là giá trị sử dụng trừu tượng (còn gọi là giá trị sử

dụng gián tiếp) do rừng tạo ra và rừng bảo vệ mà có được, bao gồm:

- Điều hòa nguồn nước, cung cấp nước cho thuỷ điện, thuỷ lợi, các hoạt động sản xuất và đời sống của xã hội.

- Dự trữ sinh quyển, tạo môi trường không khí trong lành.

- Bảo vệ, cải tạo đất, chống rửa trôi xói mòn đất.

- Bảo vệ các công trình kinh tế quan trọng không bị lũ quét, sóng thần,

vùi lấp, phá huỷ.

- Ngăn chặn lũ lụt.

- Tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên (phục vụ Du lịch sinh thái, văn

hoá, nghỉ dưỡng…).

- Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn những nguồn gen động, thực vật quý hiếm của thiên nhiên phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế xã hội của đất nước...

b - Dịch vụ môi trường rừng:

Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trường rừng (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…).

c - Chi trả dịch vụ môi trường rừng:

Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế (trao đổi) giữa người sản xuất cung ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) cho người hưởng thụ dịch vụ môi trường rừng (người mua, người phải chi trả).

d - Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng (đơn giá dịch vụ):

Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng là số tiền mà người sử dụng các

dịch vụ MTR phải trả cho người cung ứng dịch vụ MTR tính trên một đơn vị


sử dụng dịch vụ MTR hoặc trên một đơn vị sản phẩm tương ứng theo quy định

của Nhà nước hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

e - Các loại dịch vụ môi trường rừng:

- Dịch vụ nguồn nước (Water Services)

- Dịch vụ tích tụ các bon (Carbon Sequestration)

- Dịch vụ hệ sinh thái (Ecosystem Services)

Giới hạn nghiên cứu của đề tài này chủ yếu tập trung vào dịch vụ chi trả cho việc sử dụng môi trường, môi trường rừng đặc dụng phục vụ cho kinh doanh du lịch.

1.3.3. Dịch vụ cảnh quan rừng

1.3.3.1. Khái niệm

Từ “cảnh quan” có nguồn gốc sớm nhất là từ trong “kinh thánh”, trong tiếng Anh nó được viết là Landscape, từ rất sớm nó đã được sử dụng để miêu tả những cung điện có màu sắc thần bí. Vào giữa thế kỷ XV các nhà nghệ thuật gia Châu Âu từ góc độ của các bức vẽ về phong cảnh mà định nghĩa được từ cảnh quan đó là các cảnh sắc trên bề mặt của trái đất mà mắt người có thể quan sát được. Đến đầu thế kỷ XIX, A.Von. Humboldt người Đức là người đầu tiên đưa khái niệm “cảnh quan” vào trong khoa học, từ đó khái niệm cảnh quan đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, đồng thời nó cũng hình thành những định nghĩa về cảnh quan mang đặc sắc của các lĩnh vực khoa học riêng.

Về mặt địa lý mà nói, cảnh quan được định nghĩa là thể tổng hợp của các thành phần về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, sinh vật…, trên bề mặt của trái đất;

Về mặt sinh thái học thì cảnh quan được định nghĩa là những mối quan hệ tương hỗ giữa không gian gần nhau và giữa các công năng với nhau, nó có được sự tập hợp của nhiều hệ thống sinh thái có những đặc điểm nhất định;


theo lý thuyết về kỹ thuật và điều khiển thì cảnh quan được cho là các tác dụng và chế ước tương hỗ với nhau;

Trên phương diện mỹ thuật học thì cảnh quan là một loại thông tin biểu hiện được thế giới khách quan, đây là những thông tin về hình tượng mà thông qua các cơ quan cảm giác của con người (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác) để truyền đạt được đến não bộ, từ đó phát sinh ra những cảm nhận về thực tại, hoặc tạo ra một loại cảm nhận của sự liên tưởng. Do vậy, cảnh quan có thể được hiểu là những thông tin về hình tượng của thế giới khách quan và cảm nhận của thế giới chủ quan.

1.3.3.2. Các tính năng cơ bản của môi trường rừng đặc dụng

Căn cứ vào những định nghĩa ở trên chúng ta có thể thấy, ý nghĩa của môi trường rừng đặc dụng thường gần với ý nghĩa về khái niệm của cảnh quan địa lý học và mỹ thuật học. Điều đó có thể được giải thích là: môi trường rừng đặc dụng được lấy quần thể rừng nhất định làm chủ đạo, nó được kết hợp với các thành phần như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, sinh vật trên bề mặt của trái đất tạo thành một thể tổng hợp, đồng thời biểu hiện ra được những thông tin về hình tượng đặc thù của thế giới khách quan, nó dùng để cho con người thưởng thức và chiêm ngưỡng.

1.3.4. Đánh giá kinh tế môi trường rừng đặc dụng, ý nghĩa và mục đích

của định giá tài sản

Loài người đã vượt qua thời kỳ nguyên thuỷ, trải qua hàng nghìn năm phấn đấu, để tạo lập ra những thành thị văn minh như ngày hôm nay. Thành thị là mục tiêu tiến bộ của văn minh nhân loại, nó là trung tâm về kinh tế, chính trị và văn hoá của con người, đồng thời nó cũng là nơi biểu hiện tập trung về mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của xã hội. Thành thị của thời đại hiện đại hoá, các toà nhà xây dựng càng ngày càng cao, càng ngày càng nhiều, môi trường sinh thái càng ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các tia bức xạ nhiệt, tia bức xạ ánh sáng, tia phóng xạ…, theo thời gian chúng sẽ


có hại cho sức khoẻ của con người, hơn nữa sự ô nhiễm đối với các khu vực thành thị càng ngày càng nghiêm trọng, điều đó cho thấy rằng thành thị không phải là một môi trường sinh sống lý tưởng cho con người, cùng với đó các nhà khoa học đã chỉ rõ: tuổi thọ của con người dài hay ngắn, sức khoẻ của con người tốt hay xấu có liên quan mật thiết đến số lượng cây xanh nhiều hay ít ở xung quanh nơi cư trú, số lượng cây xanh ở nơi cư trú càng nhiều thì càng có lợi cho sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Từ lý luận trên cho thấy, rừng là một môi trường lý tưởng nhất cho sự sinh tồn của loài người, bởi vì nguồn tài nguyên thực vật, động vật, và vi sinh vật ở trong rừng rất phong phú, rừng là nơi có nguồn động thực vật sinh sống nhiều nhất, mà không một môi trường nào khác có thể sánh bằng.

Du lịch rừng chính là lợi dụng nguồn tài nguyên rừng để tiến hành mở rộng kinh doanh, thực hiện những hạng mục du lịch vốn có của các khu lâm phần, để từ đó làm cho du khách có thể hưởng thụ được phong cảnh thiên nhiên và thưởng thức nguồn không khí trong lành, con người sẽ cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, tăng sức khoẻ cho bản thân, giảm bớt những mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày, tăng cường sự hiểu biết về thế giới tự nhiên. Du lịch rừng là một bộ phận quan trọng trong du lịch sinh thái, đây là sự biểu hiện của một xã hội văn minh và là một xu thế tất yếu của xã hội ngày nay. Một nhà du lịch học nổi tiếng người Mỹ đã chỉ ra rằng: "Trong 4 hình thức phổ cập du lịch trên toàn thế giới thì du lịch sinh thái đứng ở vị trí đầu tiên". Ngành du lịch rừng cũng là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các ngành nghề du lịch hiện nay, đây chính là hướng phát triển đối với ngành du lịch trên thế giới hiện nay. Ở Trung Quốc từ năm 1982 khi thành lập công viên rừng quốc gia Zhang Jiashi tại tỉnh Hồ Nam tới nay, các công viên rừng đã có được tốc độ phát triển rất nhanh, trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, số lượt du khách tới các khu công viên rừng của Trung Quốc đạt 300 triệu lượt người, thu nhập trực tiếp từ các khu du lịch rừng đạt 1.8 tỷ RMB, thu nhập tổng hợp vượt qua 10 tỷ RMB, riêng trong năm 2000 các công viên rừng của Trung Quốc đã tiếp đón khoảng 60 triệu lượt du khách, đến cuối năm 2000 tổng số công viên rừng của


Trung Quốc đã lên tới 1.078 công viên, tổng diện tích là 9.837.800ha, trong đó số công viên cấp quốc gia là 344 với tổng diện tích là 6.540.500ha. Ngành du lịch rừng đã trở thành một lực lượng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nó có khả năng tập trung năng lực lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, đầu tư ít… Đồng thời, đây là ngành nghề có thể lôi kéo được nhiều ngành nghề liên quan khác phát triển. Sự phát triển của ngành du lịch rừng sẽ là cơ sở cho việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên nền tảng phù hợp với những yêu cầu phát triển của ngành lâm nghiệp hiện đại, sự phát triển của ngành du lịch rừng cũng sẽ lợi dụng được nguồn nhân công ở các khu lâm phần, tạo điều kiện để chuyển đổi cho các phương thức kinh doanh của người dân ở các khu lâm phần, có lợi cho việc phát triển các công trình giao thông, các ngành thương nghiệp, bưu chính.., ở các khu lâm phần, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế ở các khu lâm phần. Sự phát triển của ngành du lịch rừng cũng có lợi cho sự chuyển biến cơ bản của ngành lâm nghiệp và cho sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp. Nguồn cảnh quan tài nguyên rừng là một loại tài nguyên đặc thù, nó chính là cơ sở vật chất quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch rừng, sự phát triển của ngành du lịch rừng bắt buộc phải tăng cường tới việc bảo hộ, lợi dụng và khai thác hợp lý đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, đây chính là việc đánh giá hợp lý về kinh tế đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng. Thông qua việc đánh giá hợp lý đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, sẽ có lợi cho việc cải thiện công việc quản lý, bảo hộ và chăm sóc đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, thúc đẩy khai thác lợi dụng một cách bền vững đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng.

Có thể thấy, khi nghiên cứu đánh giá kinh tế đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, là yêu cầu bắt buộc trong việc phát triển và lợi dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, đây cũng là một biện pháp bắt buộc cũng như là căn cứ lý thuyết trong các quyết sách của quá trình kinh doanh đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng.


Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về thuê môi trường rừng cho mục đích du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng đối với rừng đặc dụng;

- Xây dựng phương án tính giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng với

mục đích du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng;

- Xây dựng phương án khung cho thuê môi trường rừng đặc dụng với

mục đích du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng;

- Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng tại 2 khu du

lịch Ao vua và Khoang Xanh – Suối tiên;


2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty du lịch Ao vua và Khoang Xanh – Suối tiên hoạt động du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội

- Thời gian thực hiện từ tháng 6/2007- 9/2008.


2.3. Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến định giá môi trường rừng đặc dụng;

- Xây dựng giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng.

- Đề xuất phương án mẫu phương án cho thuê môi trường rừng đặc

dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng tại 2 khu du

lịch Ao vua và Khoang Xanh – Suối tiên;


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

- Đề tài kế thừa những tài liệu sẵn có về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

- Các tài liệu có liên quan đến xác định giá thuê môi trường rừng, phương án thuê rừng, đất rừng và các tài liệu liên quan khác.

2.4.2. Xác định giá thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch bằng phương pháp thu lợi/thu nhập

a - Cơ sở của phương pháp

Phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng lợi ích thu được từ nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng chính là lượng thặng dư từ tổng lợi thu được sau khi đã khấu trừ đi lương lao động, thuế lợi tức, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác có liên quan. Nó cũng chính là lợi ích thu được từ việc lợi dụng đối với tài nguyên môi trường rừng đặc dụng.

Phương pháp thu lợi chính là cụ thể hoá của tư tưởng này. Phương pháp thu lợi cũng được gọi là phương pháp hoàn nguyên lợi ích. Đối với những loại tài sản có tính lợi dụng lâu dài hoặc vĩnh cửu, thì người ta kỳ vọng vào lợi ích thu được trong tương lai, do vậy từ mặt lý thuyết mà nói những tài sản có tính lợi dụng vĩnh cửu thì đều có thể bán hoặc cho thuê, tức là đều có giá cả nhất định trên thị trường, mà loại giá trên thị trường này cũng chính là giá cả hiện tại của loại tài sản đó. Do đó, khi chúng ta tiến hành bán nó cho tương lai thì đều phải căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu nhất định để bán.

Nhưng phương pháp thu lợi được lấy lý thuyết về phân phối các yếu tố sản xuất làm cơ sở lý thuyết, lợi nhuận thu được từ tổ thành của các yếu tố sản xuất được tính toán dựa vào kết quả giải của các hàm số sản xuất, đó chính là sự cống hiến/đóng góp của các loại yếu tố đối với tổng lợi ích. Sự cống hiến của nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, hay lợi ích thu được từ nguồn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí