Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế Xã Hội Tại Khu Vực Nghiên Cứu


tài nguyên môi trường rừng đặc dụng chính là lượng thặng dư từ tổng lợi thu được sau khi đã khấu trừ đi lương lao động, thuế lợi tức và chi phí quản lý, nó cũng chính là lợi ích thu được từ việc lợi dụng đối với tài nguyên môi trường rừng đặc dụng.

Lãi suất hoàn nguyên là đem lợi ích thuần khiết thu được từ nguồn tài nguyên hoàn nguyên thành lãi suất của giá cả nguồn tài nguyên đó. Đối với quá trình đầu từ vào bất kỳ nguồn tài nguyên nào thì đều có tính rủi ro, mà mức độ rủi ro trong đầu tư càng lớn thì ý nguyện đầu tư càng thấp, do đó khi lựa chọn lãi suất hoàn nguyên thì nhân tố an toàn trong rủi ro bắt buộc phải được xem xét một cách kỹ càng. Khi đó lãi suất hoàn nguyên không thể đơn giản là lấy lãi suất của ngân hàng để thay thế, mà nó phải được cấu thành từ 3 nhân tố: (1) Tỷ lệ lãi suất tiết kiệm của ngân hàng; (2) Tỷ lệ trợ cấp rủi ro; (3) Tỷ lệ tăng trưởng khi lưu thông.

Sử dụng phương pháp thu lợi để tiến hành đánh giá đối với một tài sản nào đó, sẽ xác định được giá trị của tài sản đó, nó sẽ chỉ ra được tổng lợi nhuận có thể thu được trong khoảng thời gian dự tính từ nguồn tài sản đó. Do đó, giá trị đánh giá của tài nguyên môi trường rừng đặc dụng nó có mối quan hệ mật thiết tới tác dụng của nguồn tài nguyên này hoặc liên quan đến mức độ lợi dụng đối với nguồn tài nguyên này. Tác dụng của tài nguyên môi trường rừng đặc dụng càng lớn thì lợi ích có thu được cũng sẽ càng lớn, giá của nó sẽ càng cao. Ứng dụng phương pháp thu lợi để đánh giá tài nguyên môi trường rừng đặc dụng bắt buộc phải có 2 điều kiện sau:

- Tài nguyên được đánh giá bắt buộc phải được dùng tiền tệ làm chuẩn mực cho lợi ích có thể thu được trong tương lai của nguồn tài nguyên này.

- Rủi ro của người kinh doanh nguồn tài nguyên này phải gánh chịu

cũng được tính toán cân bằng theo tiền tệ.

Trong quá trình đánh giá giá trị nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc

dụng, cần phải xem xét đến tình hình thực tế của nó, thông thường chúng ta


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

sử dụng phương pháp giá trị điều kiện để tính toán. Phương pháp giá trị điều kiện có rất nhiều hình thức, thường thấy là phương pháp chi trả tự nguyện, nó còn có tên gọi là phương pháp điều tra chi trả tự nguyện, phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp giá trị giả định, nó thuộc nhóm phương pháp đánh giá kinh tế trực tiếp. Như trên đã trình bày, nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng trong thực tế là rất khó để tìm được một nguồn tài nguyên khác trên thị trường để thay thế, thông thường có thể dùng các kỹ thuật thị trường tương tự hoặc kỹ thuật thị trường giả thiết, đầu tiên sẽ giả thiết về sự tồn tại của một thị trường giao dịch "sản phẩm", sau đó điều tra xem mức độ tự nguyện chi trả của người dân đối với loại "sản phẩm" này như thế nào (về bản chất chỉ là giá cả giả định), từ đó diễn đạt được giá trị kinh tế của nó.

Chi trả tự nguyện (Willingness To Pay, viết tắt là WTP) là chỉ lượng chi phí mà người tiêu dùng tự nguyện chi trả để có được một loại sản phẩm, hay để có được một cơ hội để thưởng thức một loại hình giải trí nào đó. Trên thực tế, hàng ngày hàng giờ con người đều sử dụng WTP để biểu thị những nhu cầu của bản thân đối với các sự vật. Hiện nay, phương pháp WTP đã được nhiều quốc gia phương tây như Mỹ, Anh quy định và tiêu chuẩn hoá thành các chỉ tiêu để đánh giá về hiệu ích môi trường, đồng thời dùng để đánh giá giá trị kinh tế về môi trường.

Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 6

Trong quá trình vận dụng phương pháp giá trị điều kiện để đánh giá nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, đây chính là công việc điều tra phỏng vấn đối với các du khách đối với nguồn tài nguyên này, từ đó tính toán ra được mức độ tự nguyện chi trả trung bình của du khách đối với nguồn tài nguyên cảnh quan như thế nào, lấy giá trị tự nguyện chi trả trung bình làm căn cứ để xác định được giá vé vào cửa, từ đó hình thành phương pháp giá trị điều kiện để đánh giá khu vực môi trường rừng đặc dụng ở đó, các bước chủ yếu như sau:

*) Tiến hành điều tra từ các du khách, từ đó đạt được giá trị tự nguyện

chi trả trung bình của du khách đối với giá vé vào cửa của khu cảnh quan đó.


*) Lấy giá trị tự nguyện chi trả trung bình để hợp lý giá vé cửa vào, tính toán được thu nhập từ bán vé cửa vào trong 1 năm của khu cảnh quan đó, cộng với thu nhập dự trù của các hạng mục kinh doanh khác trong 1 năm, từ đó đạt được tổng thu nhập trong một năm của khu môi trường rừng đặc dụng đó.

*) Lấy tổng thu nhập trong một năm khấu trừ đi các loại chi phí khác sẽ có được tổng lợi ích trong một năm của khu cảnh quan đó. Lấy tổng lợi ích thu được trong một năm trừ đi những chi phí đầu tư tương ứng thì sẽ thu được giá trị của nguồn tài nguyên cảnh quan ở khu cảnh quan đó.

b - Ưu điểm của phương pháp

Phương pháp thu lợi là một phương pháp đã xem xét toàn diện đến những nhân tố liên quan đến giá trị của nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, khi tính toán bằng phương pháp này không chỉ có các chi phí tự nguyện của người tiêu dùng, mà còn có cả các mặt về lợi ích thu được cũng như các hạng mục đầu tư của người kinh doanh (sở hữu) nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, Trong chi phí tự nguyện của người tiêu dùng, thì ở một mức độ nào đó giá trị chi trả tự nguyện của người tiêu dùng sẽ bao hàm cả phần tài sản vô hình của nguồn tài nguyên cảnh quan, nó cũng phản ánh được sự thay đổi về chu kỳ kinh doanh du lịch của khu cảnh quan đó, nó có tính thực dụng cao, hình thức đánh giá này tương đối phù hợp với hiện thực khách quan, nên đây chính là phương pháp chủ đạo đang được sử dụng chủ yếu hiện nay đặc biệt là ở Trung Quốc trong việc đánh giá giá trị nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng.

c- Nhược điểm của phương pháp

Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này chúng ta cần phải hết sức chú ý đến sự nghiêm túc trong quá trình điều tra phỏng vấn đối với người tiêu dùng, từ đó xác định được ở các phương diện khác nhau đều có thể chấp nhận được phần lãi suất hoàn nguyên, đảm bảo được độ chính xác trong quá trình đánh giá.


d- Điều kiện áp dụng của phương pháp

Phương pháp này được áp dụng cho những khu môi trường rừng đặc

dụng đã thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch.

Phương pháp thu lợi khác với phương pháp giá thị trường hiện hành, nó không yêu cầu trong thực tế xã hội phải tồn tại về giá trị một loại cảnh quan tương tự với môi trường rừng đặc dụng, trong quá trình đánh giá đã bao hàm tổng mức đầu tư về các loại lao động (lao động trực tiếp và lao động được chuyển hoá thành vật chất), ở một mức độ nhất định nào đó nó cũng bao hàm cả giá trị tài sản vô hình của nguồn môi trường rừng đặc dụng, phương pháp này đặc biệt thích hợp sử dụng trong trường hợp bị thiếu giá cả thị trường thay thế, đây cũng là một phương pháp quan trọng để đánh giá giá trị các loại sản phẩm công cộng của môi trường rừng đặc dụng. Phương pháp thu lợi được thông qua mô hình thị trường, dùng hình thức phỏng vấn trực tiếp để xác định được giá trị của người dân đối với môi trường rừng đặc dụng. Trong thực tế chúng ta cho rằng, có hai vấn đề lớn nhất khi vận dụng phương pháp này đó là: thứ nhất, là khi điều tra phỏng vấn có đại diện được chính xác thực tế hay không, sự trả lời của người được phỏng vấn có phản ánh chính xác suy nghĩ và hành vi thực tế của người ta hay không? việc thiết kế câu hỏi phỏng vấn, đối tượng điều tra, lựa chọn thời cơ để điều tra…, đều có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình điều tra, do đó phương pháp này có thể tồn tại những sai số. Một mặt khác là phân tích xu thế biến động về số lượng của du khách, nó cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đánh giá cuối cùng. Ngoài ra, việc xác định giá trị r cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cao thấp của giá trị, chúng ta đã đánh giá được giá trị tài sản cảnh quan của công viên Phúc Châu là 118.635.090 nhân dân tệ, giả thiết r = 10%, nếu như giá trị r có sự thay đổi, sẽ làm cho tổng giá trị khi đánh giá cũng sẽ thay đổi. Trong quá trình đánh giá thực tế, tình hình kinh tế tốt xấu, lãi suất ngân hàng cao


thấp, khả năng thu lợi từ kinh doanh môi trường rừng đặc dụng bị hạn chế…, đều có thể ảnh hưởng đến việc quyết định giá trị của rừng.

e - Các bước chủ yếu của phương pháp thu lợi

Việc định giá thuê môi trường rừng theo phương pháp thu lợi phải tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tiến hành điều tra từ các du khách, từ đó đạt được giá trị sẵn lòng chi trả trung bình của du khách đối với giá vé vào cổng của khu cảnh quan đó.

(Thực tế chúng ta lấy theo giá vé hiện tại hay trung bình qua các năm)

- Lấy tổng doanh thu từ vé vào cổng chia cho tổng diện tích khu du lịch

- Tính doanh thu từ vé cho 1ha

- Tính giá cho thuê môi trường rừng từ doanh thu vé cho 1ha/ năm

Bước 2: Tính tổng thu nhập của các năm

- Lấy giá trị tự nguyện/sẵn lòng chi trả trung bình để hợp lý giá vé cửa vào, tính được thu nhập từ bán vé vào cổng trong 1 năm của khu cảnh quan đó, cộng với thu nhập dự trù của các hạng mục kinh doanh khác trong 1 năm, từ đó đạt được tổng thu nhập trong 1 năm của khu môi trường rừng đặc dụng đó.

(Lấy giá vé bước 1 để tính thu nhập từ vé vào cổng qua các năm)

- Tính các khoản thu nhập từ các hoạt động khác như dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, và các dịch vụ khác…

- Tính tổng thu nhập qua các năm

- Tính tổng doanh thu cho 1ha

- Tính giá cho thuê môi trường rừng từ tổng doanh thu cho 1ha/ năm

Bước 3:Tính tổng chi phí của các năm

- Chi phí thường xuyên cho hoạt động của khu du lịch gồm: Chi phí nhân công, dịch vụ nhà nghỉ, điện nước, sửa chữa thường xuyên, chi phí hoạt động tài chính như lãi tiền vay…

- Chi phí đầu tư (khấu hao)



rừng

- Chi phí tái tạo tài nguyên, quản lý bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy


- Thuế và các khoản nộp ngân sách

- Tổng chi phí

Bước 4: Tính giá trị lợi nhuận mang lại của khu cảnh quan

- Lấy tổng thu nhập trong 1 năm khấu trừ đi các loại chi phí sẽ có được

tổng lợi ích trong 1 năm của khu cảnh quan đó.

- Lấy tổng nhuận thu được trong 1 năm trừ đi những chi phí đầu tư tương ứng thì sẽ thu được giá trị của nguồn tài nguyên cảnh quan của khu cảnh quan đó.

- Lấy tổng lợi nhuận thu được trong 1 năm trừ đi mức sinh lời của vốn đầu tư của ngành du lịch. Đây chính là khả năng sinh lời trung bình của ngành du lịch và tính cho nguồn vốn đầu tư tại khu du lịch cảnh quan. Trong trường hợp sức sinh lời của ngành du lịch thì có thể lấy theo lãi suất tiền gửi ngân hàng của vốn đầu tư; sau đó trừ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận ròng mang lại từ khu du lịch cảnh quan.

- Lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng diện tích khu du lịch

- Tính tổng lợi nhuận cho 1ha

- Tính giá cho thuê môi trường rừng từ tổng lợi nhuận cho 1ha/ năm

2.4.2. Phương pháp chuyên gia

- Trong quá trình thực hiện đề tài thực hiện lấy ý kiến của các chuyên gia của Vụ tài chính, Vụ pháp chế Bộ NN&PTNT và các nhà quản lý.

- Hội thảo với các chủ doanh ngiệp kinh doanh du lịch trong khu vực có liên quan đến sử dụng môi trường để kinh doanh du lịch.


Chương 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Ba vì

3.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập ngày 16 tháng 01 năm 1991, do Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) ban hành quyết định số 17/CT phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập “Rừng Cấm Quốc Gia Ba Vì” và sau đó ngày 18/12/1991, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Quyết định số 407/CT về việc đổi tên “Rừng Cấm Quốc Gia Ba Vì” thành “Vườn quốc Gia Ba Vì”. Đến ngày 12/5/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 510/QĐ-TTg về việc: "Mở rộng Vườn quốc Gia Ba Vì" với diện tích tăng thêm 4.646 ha, và đến nay tổng diện tích của Vườn quốc gia Ba Vì là 11.079,5 ha.

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong toạ độ địa lý:

Từ 20055’ đến 21007’ độ vĩ Bắc.

Từ 105018’ đến 105030’ độ kinh Đông.

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình cách thủ đô Hà Nội 60 km theo đường Quốc lộ 11A và 87.

Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà

Bình.

Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài của huyện Ba Vì, Đông

Xuân huyện Quốc Oai, Tiến Xuân huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội .

Phía Tây giáp các xã Minh Quang, Khánh Thượng của huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội và xã Phú Minh của Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình [26].


3.1.2. Đặc điểm địa hình

Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa vùng đồng bằng chỉ cách hợp lưu sông Đà và sông Hồng 20km về phía Nam.

Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1.000m như: đỉnh Vua: 1.296m, đỉnh Tản Viên: 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa: 1.131m, đỉnh Viên Nam: 1.081 m và một số đỉnh núi thấp hơn như đỉnh Hang Hùm: 776m, đỉnh Gia Dê: 714m [26].

Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo hướng Đông - Tây từ Suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9km. Dải dòng thứ 2 chạy theo hướng Tây - Bắc - Đông - Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11 km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên Nam tới dốc Kẽm (Hoà Bình).

Ba Vì là một vùng núi có dộ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 25o, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 35o, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không thuận lợi [26].

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khu vực núi Ba Vì chịu ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, chịu tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa Đông lạnh và khô, từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Địa hình cao đón gió từ nhiều phía nên lượng mưa khá phong phú nhưng phân bố không đều trong khu vực. Với đặc điểm trên, đây là nơi nghỉ mát lý tưởng, là khu du lịch tổng hợp giàu tiềm năng mà chưa được khai thác đúng mức [26].

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình trong năm của vùng núi Ba Vì là 23oC. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa các mùa có sự chênh lệch. Tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ là 16oC và tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ là 28oC. Vùng núi Ba Vì có

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí