Tiền Đề Để Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Tỉnh Bắc Ninh


Ba là, thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp để đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nông dân có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, có đủ thời gian để chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, nông hộ có thời gian để tự tích lũy tái sản xuất mở rộng, chương trình tiến hành trong nhiều năm theo các bước từ thấp đến cao.

Bốn là, phát huy dân chủ trong xây dựng NTM. Việc xây dựng NTM phải được nhân dân bàn bạc dân chủ, công khai, phát huy cao nhất tinh thần cộng đồng trách nhiệm tham gia xây dựng NTM. Đồng thời, phải thường xuyên tổng kết, đánh giá để nhận định những kết quả đạt được và khó khăn vướng mắc để tìm cách tháo gỡ.

Năm là, suy cho cùng sự thành công của xây dựng NTM được quyết định chủ yếu bới nhân tố con người. Do đó, cần chú trọng đào tạo cán bộ phục vụ cho phát triển nông thôn thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng cơ bản về lãnh đạo, quản lý dự án hay phát triển cộng đồng nhằm trang bị những kiến thực thực tế cho chính người dân ở địa phương.

Sáu là, nông thôn là địa bàn sống, hoạt động của nhiều chủ thể, từ nhà nước, tư nhân, cộng đồng. Mọi hoạt động xây dựng NTM đều có liên quan, tác động đến mọi đối tượng ở khu vực này. Kinh nghiệm cho thấy, cần phải tạo ra không gian đối thoại giữa các cấp, các ngành và cộng đồng để có thể chia sẻ, cùng hợp tác trong xây dựng NTM. Do đó, để xây dựng NTM cần có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và người dân để tạo sự thống nhất, đồng thuận khi triển khai thực hiện.


Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH

3.1. TIỀN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH

3.1.1. Những tiền đề tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như: quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn, Trung Quốc; mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông, cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh địa bàn mở gắn với phát triển của Thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Thành phố Bắc Ninh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề


với Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông, lâm, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của Thủ đô trong quá trình CNH, HĐH.

Vị trí địa kinh tế thuận lợi, là một lợi thế lớn của Bắc Ninh trong hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh phía Bắc và cả nước, thúc đẩy trao đổi thương mại, dịch vụ, một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển KT - XH, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh.

3.1.1.2. Nguồn lực tự nhiên

Về khí hậu, Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của Đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích canh tác.

Về địa hình - địa chất, địa hình của Tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống, sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc máng.

Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.


Bên cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch. Tuy nhiên, diện tích tự nhiên nhỏ, đất nông nghiệp còn một số vùng thấp, trũng dễ bị ngập úng ảnh hưởng đến việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Về đặc điểm thuỷ văn, Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm: sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình [30].

Sông Đuống, có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa [30].

Sông Cầu, tổng chiều dài 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m ) [30].

Sông Thái Bình, thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s [30].

Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ, điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của Tỉnh. Trong khi đó, tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước


ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn Tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị [30].

Tài nguyên rừng, tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.

Tài nguyên khoáng sản, Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn [30].

Tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh 822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77%. Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước, là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố hiện nay.

Mặc dù giai đoạn 2009 - 2011, Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác “dồn điền, đổi thửa” nhưng thực tế vẫn còn nhiều ô thửa, bình quân 3,5 thửa/hộ, diện tích 1 thửa ruộng còn rất nhỏ, rất khó để phát triển nông nghiệp hàng hoá [30].

3.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thành tựu kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế Bắc Ninh phát triển nhanh theo hướng bền vững, quy mô lớn mạnh không ngừng. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Năm 2011, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của tỉnh đạt 46.760 tỷ đồng; Năm 2012, tổng sản phẩm tính theo giá


hiện hành cao gấp 8,7 lần so với năm 2005, gấp 21,6 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng 13,9%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 bình quân tăng 15,1%/năm; năm 2012 kinh tế tăng trưởng 12,3% so với năm 2011, năm 2013 ước đạt 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012.

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 7,5% năm 2012 xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 73,3% lên 74,5%; khu vực dịch vụ tăng từ 19,2% lên 19,5% năm 2013 [93].

Thu nhập tăng cao, mức sống dân cư nâng lên rõ rệt, chỉ số HDI tiến sát tới nhóm cao. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2011 đạt 0,792 (0,8 < HDI<0,9: Cao). Thu nhập bình quân đầu người 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương

3.243 USD, nếu loại trừ yếu tố nước ngoài thì thu nhập bình quân đầu người đạt 44,7 triệu đồng, tương đương 2.120 USD/người/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước đạt 75.380 tỷ đồng, đứng vào tốp đầu cả nước [93].

Thu, chi ngân sách của Tỉnh tăng cao trong những năm gần đây. Năm 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 11.533 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2012. Tổng chi ngân sách năm 2013 là 9.137 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2012 [93]. Bắc Ninh là một trong số các tỉnh đã cân đối được ngân sách. Huy động được lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 3.1: Huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009 - 2011


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

So sánh (%)

10/09

11/10

BQ

Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế (Tỷ đồng)

Tổng số

15.138

21.389

22.267

141,3

104,1

122,7

- Vốn Nhà nước

2.120

2.385

2.119

112,5

88,8

100,7

- Vốn ngoài Nhà nước

9.568

12.841

15.163

134,2

118,1

126,1

- Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

3.450

6.162

4.985

178,6

80,9

129,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 11

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh [18].


Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009 - 2011 có tốc độ tăng bình quân là 22,7%/ năm, năm 2011 đạt tổng số 22.267 tỷ đồng. Do nguồn vốn có hạn, nhu cầu đầu tư lớn, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011; Chỉ thị 27/CT- TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với Chỉ thị 26 của Tỉnh Ủy và Kế hoạch số 22 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, năm 2013 Tỉnh ưu tiên đầu tư cho các công trình cấp bách trong các lĩnh vực thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục, điều chỉnh mục tiêu xây dựng NTM theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phát huy tổng hợp nguồn lực, chú ý đến những xã khó khăn và các công trình trọng điểm... Tính chung tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 36.303 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 7 toàn quốc, đứng thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [93].

Vận tải và bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽ, đặc biệt Bắc Ninh xếp thứ 10 toàn quốc về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin. Thương mại, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu có bước tiến nhảy vọt; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 23.047 triệu USD, tăng 68% so với năm 2012. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 2 toàn quốc.

Kết quả tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đang từng bước được cải thiện, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống được xây dựng xong đã góp phần mở rộng quy mô sản xuất, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn. Xoá đói, giảm nghèo đạt thành tích đáng kể, năm 2011 toàn Tỉnh chỉ còn 5,8% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015; cơ bản đã xoá xong nhà tạm, dột nát trên địa bàn.

Hệ thống chính trị vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội ổn định. Hiện nay, 100% số xã đã có đủ các tổ chức chính trị, 85% số xã có Đảng bộ, chính quyền đạt “Trong sạch vững mạnh”, 85% số xã có các tổ chức đoàn thể chính trị đạt tiên tiến trở lên. Trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ở hầu hết các địa phương trong tỉnh (97%), không có điểm nóng, phức tạp về an ninh,


chính trị, trật tự xã hội. Đây cũng là một điểm thuận lợi cơ bản để Bắc Ninh tiến hành xây dựng NTM.

3.1.2.2. Nguồn nhân lực

Đặc điểm dân số, năm 2012, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1079,9 nghìn người, trong đó dân số nữ chiếm khoảng 50,8% so với dân số toàn Tỉnh, dân số thành thị chiếm trên 26%, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65% dân số. Mật độ dân số trung bình của Bắc Ninh hiện nay là 1.271 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước, là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mật độ dân số cao, phân bố ở khu vực đô thị lớn, lực lượng lao động trẻ, trong khi diện tích đất sản xuất

ít, đồng ruộng chia ô thửa nhỏ, phân tán là trở ngại lớn cho địa phương trong việc giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nhất là thực hiện các tiêu chí về NTM.

Nguồn nhân lực, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,17%, độ tuổi 25 - 34 chiếm 24,55%. Nguồn nhân lực trẻ, chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển KT - XH của Tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm [30]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đều qua các năm, Bắc Ninh có tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao, năm 1997 chỉ là 7,8% thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 47,5%. Toàn tỉnh có tới 95/100 xã có cán bộ xã đạt chuẩn [30]. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị liên tục giảm từ 4,0%/năm 2005 xuống còn 2,8% năm 2011. Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh dồi dào, lực lượng lao động ở khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển đô thị, hàng năm tạo được một số lượng lớn lao động có việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển KT - XH của Tỉnh. Bắc Ninh còn là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí