Bài Học Cho Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế


điểm bước đầu đã huy động được nhiều nguồn lực, tạo được phong trào khí thế thi đua xây dựng NTM; nhân dân nhiều nơi phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào; bộ mặt nông thôn một số nơi đã bắt đầu khởi sắc, hình hài xã NTM đang hiện hữu ngày càng rõ nét hơn. Qua đó, rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền xây dựng NTM được thực hiện gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM... Qua đó, đã phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn Tỉnh.

Hai là, để triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ngay từ đầu, Tỉnh đã xác định rõ công tác xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, quan trọng trong xây dựng NTM. Do đó, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đồng thời, các địa phương đã huy động sức dân phù hợp với khả năng của từng vùng.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã được đông đảo nhân dân Ninh Bình nhiệt tình hưởng ứng, tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. Nhiều gia đình đã tự nguyện hiến đất, chặt cây, phá cổng, dỡ tường rào để mở rộng mặt đường theo quy hoạch, đề án được phê duyệt. Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 01/NQ - HĐND thông qua đề án của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về cơ chế hỗ trợ xi măng đối với đường thôn xóm, bà con nhân dân đã hăng hái tham gia góp công, góp tiền mua vật liệu (cát, đá) để làm đường.

Tại nhiều xã điểm đã xuất hiện những cách làm hay như việc hỗ trợ thêm tiền cho các xã làm đường (từ 100 - 300 triệu đồng/xã) hoặc thay vì đóng góp bằng tiền, các hộ nghèo tuỳ tình hình cụ thể có thể đóng góp lao động làm đường nhiều hơn và bố trí lao động cấy, gặt đổi công cho các hộ


trong xóm để các hộ đóng giúp tiền làm đường do thôn xóm họp bàn quyết định. Đến đầu tháng 3-2013, Ninh Bình đã sửa chữa, nâng cấp hơn 464 km đường nông thôn với hơn ba nghìn tuyến đường có tổng kinh phí đầu tư là 179 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 111 tỷ đồng. Như vậy, nguồn lực từ nhân dân rất lớn. Nhiều công trình khác như: nạo vét kênh mương, công trình đê bao, lắp điện chiếu sáng, xây trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, công trình cấp nước sạch... phần lớn do người dân tự nguyện đóng góp [84].

Ba là, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh đã hướng dẫn, ban hành các cơ chế lồng ghép, quản lý vốn, huy động các nguồn lực để vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn lực khác của địa phương.

Xác định xây dựng NTM là việc làm khó khăn, phức tạp, không chỉ cần một nguồn vốn lớn mà đây là một chương trình lớn huy động sức người, sức của và cả tâm huyết của lãnh đạo, sự đồng thuận của người dân thì mới thành công. Kết quả, năm 2013, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn tín dụng Ninh Bình đã huy động được 412 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 236 tỷ đồng, hiến 192ha đất và hàng nghìn hộ dân đã đóng góp ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng các công trình công cộng. Đặc biệt, chương trình đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng như xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa đã tạo thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa được mọi người dân ủng hộ, tham gia nhiệt tình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 66.000 tấn xi măng đã hoàn thành xây dựng được 5.350 tuyến đường, với tổng chiều dài 536km phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân nhân, góp phần thay đổi diện mạo của các làng quê. Đồng thời, các hệ thống cầu cống, kênh mương đã xây mới và nâng cấp là 380 cầu cống dân sinh và 117 công trình thủy lợi, 31 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 3 trường đạt chuẩn, 9 nhà văn hóa đạt chuẩn, nâng cấp và xây mới 3 sân vận động, 39 nhà văn hóa thôn, ba chợ nông thôn tại ba xã Khánh Thành, Ninh Hải, Khánh Thiện đều đạt chuẩn… sẽ là động lực tiếp sức cho năm 2014 đạt kế hoạch đề ra [58].


Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 10

Việc huy động nguồn lực một cách cân đối đã không chỉ đảm bảo huy động được sức dân và các nguồn lực khác của địa phương mà qua đó còn đề cao trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng. Ngoài ra, với việc chủ động lồng ghép các chương trình cũng như lựa chọn những dự án cần ưu tiên, phù hợp với điều kiện thực tế, chương trình cũng đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng lại các quy chế, hương ước phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng NTM. Đây chính là những căn cứ vững chắc để nhân dân góp công, góp sức cùng xây dựng NTM.

Bốn là, Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch, đồng thời những thành công, hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện để có giải pháp tháo gỡ.

Tính đến cuối năm 2012, mỗi xã điểm đã đạt thêm từ 3 - 5 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tiếp tục thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư cho những công trình cấp bách, đầu tư hoàn thành hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng để phát huy hiệu quả đầu tư cũng như bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng nhằm đẩy mạnh xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự ngày càng được giữ vững…

2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đường giao thông thuận lợi với nhiều thành phố khác. Trong những năm qua, KT - XH của Hải Dương đã có những khởi sắc ấn tượng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hải Dương đang hướng tới mục tiêu xây dựng: làng, xã văn minh, sạch đẹp; hạ tầng cơ sở được cải thiện đồng bộ; cộng đồng dân cư phát triển hài hòa; giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống; chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.


Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tháng 6/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch phát triển NTM trên địa bàn. Ngay sau đó, Tỉnh đã tiến hành phát động phong trào xây dựng NTM về: hạ tầng điện, đường, trường, trạm, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; hoàn thành dồn điền đổi thửa... Qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng NTM như sau:

Thứ nhất, huy động sự tham gia vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện quan trọng dẫn đến thành công của chương trình.

Thứ hai, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH. Nhờ có những chính sách đúng đắn, nhiều nơi nhân dân đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông, nhiều tập thể, cá nhân đã ủng hộ ngày công, kinh phí hay nguyên vật liệu để thi công hạ tầng kỹ thuật nông thôn và đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình để sớm đạt đủ 19 tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia quy định.

Đến ngày 31/10/2012, một số tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả: đường giao thông nông thôn đã được nhựa hoá, bê tông hoá là 3.748/5.166 km; đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 685/2.795 km; số km kênh mương đã được kiên cố hoá là 136.014/1.242.254 km; số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 64/257 trường; trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 194/250 trường; trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia 69/246 trường; số nhà văn hóa xã đạt chuẩn 406/1.026; số khu thể thao xã đạt chuẩn 40/536; số hộ còn nhà tạm 2.704 nhà. 91,5% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 77% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 60,5% số hộ nông dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Kết quả


huy động nguồn vốn trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM 10 tháng năm 2012 là: 3.484,996 tỷ đồng. Vốn tín dụng năm 2012 nông dân vay theo Nghị định 41 của Chính phủ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: 3.214,507 tỷ đồng [83].

Đến tháng 6/2013, toàn Tỉnh đã có 168/229 xã được phê duyệt quy hoạch chung, 119/229 xã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. 111/229 xã được phê duyệt, 24/229 xã đang chờ phê duyệt. Toàn Tỉnh có 1 xã đạt 16 tiêu chí là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, 1 xã đạt 14 tiêu chí và có 74 xã đạt 9 - 13 tiêu chí, 137 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí [83].

Về hạ tầng giao thông đã có 153 km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 1101 km đường trục thôn được bê tông hóa; 68 km đường xóm được cứng hóa; 216 km đường ra đồng được bê tông hóa; kiên cố hóa 137,8 km kênh mương do xã quản lý; 101km hệ thống điện được xây dựng. Xây dựng 115 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; xây dựng 52 nhà văn hóa, khu thể thao; 13 chợ mới được xây dựng; xóa 437 căn nhà tạm, dột nát... [34].

Thứ ba, thường xuyên tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương. Sau một thời gian thực hiện, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song xây dựng NTM ở Hải Dương vẫn gặp nhiều khó khăn như: công tác quy hoạch xây dựng còn chậm, chất lượng quy hoạch thấp, chưa phối hợp tốt giữa các ngành chức năng, các địa phương, nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.

Mục tiêu đến năm 2020, sẽ xây dựng nông thôn Hải Dương có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt 19 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đến năm 2015 có 20% số xã được công nhận NTM, năm 2020 là 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM.


2.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 123.176 ha, trong đó đất nông nghiệp 85.035 ha, chiếm 69%; tổng dân số là 1.008.047 người, nông thôn chiếm 77% dân số.

Sau khi tái lập năm 1997, kinh tế của Tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa chậm với 77% dân số thuộc vùng nông thôn, tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, thu nhập bình quân lao động nông nghiệp và người dân khu vực nông thôn thấp, tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm còn phổ biến, lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu vẫn còn phổ biến... những hạn chế đó đang là rào cản quá trình thực hiện CNH, HĐH và xây dựng NTM theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trước thực trạng đó, Tỉnh đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự thành công của công cuộc CNH, HĐH ở địa phương. Ngày 27-12-2006, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về: Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.

Để từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh đã ban hành các nghị quyết chuyên đề trên các lĩnh vực KT - XH, an ninh, quốc phòng... nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Tháng 4-2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND về việc xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 19/2011/QĐ- UBND về việc ban hành chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2020.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng các giải pháp sau: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tầng lớp nhân dân về yêu cầu,


nội dung xây dựng NTM. Thứ hai, thực hiện tốt công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM. Thứ ba, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn đẩu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, đồng thời đầu tư, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Thứ tư, chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động khu vực nông thôn để đảm bảo an sinh xã hội. Thứ năm, xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh nông thôn, bảo đảm ổn định để phát triển KT - XH ở nông thôn.

Qua ba năm thực hiện chương trình, Vĩnh Phúc đã có 19 xã về đích (đứng thứ hai cả nước về số xã đạt chuẩn); thu nhập của người dân nông thôn tăng từ 17 triệu đồng (năm 2011) lên 27 triệu đồng (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5 - 2%. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn Tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. Các công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập vùng khó khăn về nguồn nước đã từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng. Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; 100% số xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên đạt 98%; Mạng lưới chợ nông thôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 92%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt 61,5%... [98].

Những thiết chế văn hóa, bưu điện văn hóa xã được phục hồi, xây mới tạo điều kiện cho người dân nông thôn sinh hoạt, trau dồi kiến thức, nắm bắt tình hình KT - XH của Tỉnh và đất nước.

Ngoài thời gian dành cho công việc đồng áng, sản xuất phát triển kinh tế, người nông dân có thể tranh thủ những lúc nông nhàn để tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ngay tại nhà văn hóa thôn, qua đó góp phần xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ngày càng phong phú.


Qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng NTM ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Trước hết, một trong những kinh nghiệm lớn nhất để hoàn thành Chương trình đó là công tác chỉ đạo phải sâu sát, quyết liệt, đảm bảo tiến độ thời gian đến từng tiêu chí, dự án, công trình.

Thứ hai, chủ động xây dựng các cơ chế chính sách, nguồn lực; phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm từ chính quyền xã đến các khu dân cư. Bên cạnh đó, cần xác định rõ đây là chương trình phát triển KT - XH tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn chứ không phải chỉ là một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

Thứ ba, xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, trong đó người dân là chủ thể; huy động nội lực từ xã hội hoá là chính, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công bền vững. Từ đó sẽ khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

2.3.3. Bài học cho xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế

- xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

Từ những kinh nghiệm nêu trên, rút ra một số bài học cho xây dựng NTM trong phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Ninh như sau:

Một là, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong chương trình xây dựng NTM. Do nguồn lực hạn hẹp, kinh nghiệm xây dựng NTM ở các nước và các địa phương được nghiên cứu cho thấy, điều quan trọng nhất là trong số những tiêu chí thực hiện, lựa chọn những tiêu chí cần hoàn thành ngay, những tiêu chí cần có quá trình tổ chức thực hiện để xác định thời gian, lộ trình hoàn thành, đồng thời có kế hoạch và quyết tâm đề thực hiện có hiệu quả.

Hai là, thực hiện chính sách khuyến khích Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng NTM. Nhà nước khơi dậy, kích thích sức mạnh tinh thần, tạo nên nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân. Do đó, phải làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM - sự nghiệp của dân, do người dân làm chủ thể xây dựng. Đồng thời, phải quản lý, sử dụng các nguồn vốn chặt chẽ, công khai, dân chủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022