Trình Độ Văn Hóa Và Học Vấn Của Lao Động Ngành Du Lịch Cần Thơ


điểm du lịch mới, loại hình du lịch sông nước ở đây cũng còn non trẻ so với các lĩnh vực khác trên địa bàn và so với ngành du lịch các nơi khác.

* Cơ cấu lao động

- Cơ cấu theo độ tuổi

Ngành Du lịch hiện có lực lượng nhân lực trẻ, dưới 30 tuổi chiếm tới 40%, từ 31-40 tuổi chiếm 36%, từ 41-50 tuổi chiếm 21% và trên 50 tuổi chiếm 3%. Nhân lực kế cận và nhân lực đang làm việc của ngành du lịch ở độ tuổi “vàng”, đủ đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển Ngành.

- Cơ cấu về giới tính

Đối với hoạt động du lịch luôn đòi hỏi sự khéo léo và vẻ đẹp của con người, đặc biệt là sự khéo léo và vẻ đẹp phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỷ trọng nữ cao hơn so với nam (nữ chiếm 50,6%, nam chiếm 49,4%). Một số nghề lễ tân, phục vụ bàn, bar, buồng, tạp vụ hay nhân viên ở các dịch vụ phục vụ sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp... đòi hỏi sự duyên dáng, cẩn thận và sự khéo léo của phụ nữ. Trong khi đó ở các nghề như hướng dẫn du lịch, điều khiển phương tiện vận chuyển du lịch, bảo vệ, bếp, sửa chữa kỹ thuật... lại đòi hỏi nhân lực phải có sức khoẻ phù hợp với công việc nặng nhọc, nên thu hút nam nhiều hơn.

- Cơ cấu theo địa giới du lịch

Nhân lực du lịch phân bổ không đồng đều giữa các địa phương trong TP Cần Thơ; tập trung chủ yếu ở các địa phương có tiềm năng du lịch lớn, nơi có nhiều tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng phát triển đã được đầu tư khai thác và phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển du lịch. Nhân lực ở quận Ninh Kiều chiếm 47%, ở huyện Phong Điền chiếm 39% và các quận/huyện còn lại chỉ chiếm khoảng 14% tổng nhân lực du lịch của thành phố. Hiện tượng thừa, thiếu nhân lực giữa các các địa phương đang gây khó khăn lớn trong phân bố nhân lực du lịch.


* Chất lượng nguồn nhân lực

Bảng 2.4. Trình độ văn hóa và học vấn của lao động ngành du lịch Cần Thơ‌

(Đơn vị tính: Người)


Trình độ

2012

2015

2017

Đại học và trên đại học

400

1.055

1.463

Trung cấp và Cao đẳng

900

1.009

1.897

Đào tạo khác

1.100

1.511

1.626

Chưa qua đào tạo

840

545

434

Tổng số

3.240

4.120

5.420

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 12

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018) Theo thống kê ở bảng 2.4 thì nhìn chung, trong những năm qua lao động trong ngành du lịch Cần Thơ đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Năm 2017, số nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 27% trong tổng nhân lực, trong khi đó ở một số tỉnh lân cận thì con số này còn rất thấp; lực lượng lao động đào tạo ở trình độ trung học và cao đẳng chiếm 35% trong tổng số lao động; lực lượng lao động đào tạo ở lĩnh vực khác không phải trong lĩnh vực du lịch đào tạo còn khá lớn chiếm đến 30% trong tổng số lao động; lao động chưa qua đào tạo đã giảm đi rất nhiều, năm 2012 số lao động này chiếm đến 25,9%

thì đến năm 2017 con số này chỉ còn 8%.

Đối với ngành dịch vụ, hoạt động chủ yếu là phục vụ, có nhiều lĩnh vực không đòi hỏi trình độ văn hóa cao, do vậy nhân lực lao động trực tiếp bậc thấp (nhân viên phục vụ buồng, tạp vụ, vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, bảo vệ...) chiếm tỷ trọng lớn. Nhóm nhân lực này có số người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao, chiếm 38% tổng nhân lực toàn ngành. Nhân lực tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu là nhóm nhân lực có chuyên môn, nhân lực quản trị doanh nghiệp.

Về lĩnh vực hoạt động, nhân lực là hướng dẫn viên du lịch tốt nghiệp đại học chiếm khoảng 40% tổng số hướng dẫn viên; tỷ lệ lễ tân là 55,3%. Trong lĩnh vực phục vụ buồng, bar, bàn, bếp... lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn: Nhân viên bếp là 85,61%; tỷ lệ buồng, bar tương ứng là: 87,7%, 71,5%,


riêng bộ phận bàn ở các nhà hàng lớn tỷ lệ trình độ đại học chuyên ngành khác chiếm khá cao trên 80%.

Du lịch là ngành có nhân lực sử dụng được ngoại ngữ khá cao, chiếm 61% tổng số nhân lực; tuy nhiên tỷ lệ này phải nâng cao hơn nữa do tính chất đặc thù của du dịch. Nhân lực biết ngoại ngữ nhiều nhất là tiếng Anh, nhân lực sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác với tỷ lệ rất thấp. Hiện nay, thành phố đang tập trung khai thác khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức nên việc mở rộng đào tạo các ngoại ngữ của các nước nêu trên bên cạnh tiếng Anh là rất cần thiết. Xét riêng về số nhân lực biết sử dụng tiếng Anh thì có 89,8% nhân lực trình độ tiếng Anh ở mức cơ sở (A, B, C), có thể giao tiếp bình thường và có 10,2% số nhân lực có trình độ đại học, đọc, nói và giao tiếp thông thạo. Số này chủ yếu nằm vào nhóm nhân lực làm lễ tân khách sạn, bộ phận quản lý khách sạn 3 đến 5 sao.

Có thể nói, thời gian qua nguồn nhân lực du lịch của TP Cần Thơ nói chung đã có bước phát triển đáng kể, từng bước được đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch và nhu cầu phục vụ đa dạng của khách du lịch khi đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn. Tuy nhiên, còn thiếu về số lượng; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc ngày càng sâu và rộng.

2.3.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch‌

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển du lịch, ăn uống, nhà hàng, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch vụ khác... Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về số lượng và chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

* Các cơ sở kinh doanh lưu trú

Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.


Trải qua quá trình đổi mới, nền kinh tế của thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành tựu đáng kể, và chính nhờ sự tích lũy nội bộ nền kinh tế của thành phố và sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương nên về cơ sở hạ tầng nói chung của thành phố đã được đầu tư nâng cấp về cơ bản, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên do xuất phát điểm của kết cấu hạ tầng ban đầu thấp nên cho đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật chung của toàn thành phố vẫn còn thấp so với thành phố trực thuộc trung ương khác trên cả nước. Trong bối cảnh chung như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cũng vẫn còn chưa thể đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, dịch vụ phục vụ chưa đồng bộ.

Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú du lịch Thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2011 - 2017‌


Năm Nội dung


2011


2012


2013


2015


2017

Số cơ sở lưu trú

177

190

189

226

270

Số buồng

4.173

4.749

4.980

6.192

7.015

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ năm 2018)

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy, giai đoạn 2011 - 2017, hệ thống cơ sở lưu trú ở Cần Thơ phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2011, toàn thành phố có 177 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 4.173 buồng, thì đến năm 2017 số cơ sở lưu trú toàn thành phố đã tăng lên 270 cơ sở lưu trú với tổng số 7.015 buồng. Có 33 điểm vườn du lịch, trong đó có 11 đơn vị có lưu trú. Ngoài ra, còn có 10 homestay đang hoạt động. Nhìn chung hệ thống nhà hàng, khách sạn cơ bản đã đảm bảo về cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ khách du lịch, đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của mọi đối tượng khách đến Cần Thơ, kể cả trong những dịp lễ hội, sự kiện lớn của thành phố... Cơ sở lưu trú du lịch năm 2017 tăng so với năm 2011 là hơn 1,5 lần, về số buồng là gần 2 lần. Đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Cần Thơ đã và đang phát triển nhanh chóng. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch tại Cần Thơ đang diễn ra khá thuận lợi. Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2017 của hệ thống cơ sở lưu trú ở Cần Thơ đạt khoảng


71%.

Bảng 2.6. Cơ cấu và phân loại cơ sở lưu trú du lịch TP. Cần Thơ năm 2017‌



Số cơ sở lưu trú

Số buồng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số

270

100

7.015

100

- CSLT đạt tiêu chuẩn 1 - 5 sao

145

53,7

5.151

73,4

- Khu du lịch vườn (có lưu trú)

11

4,1

192

2,7

- CSLT đạt tiêu chuẩn

24

8,9

431

6,2

- CSLT chưa xếp hạng

90

33,3

1.241

17,7

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018)

Năm 2017, Cần Thơ có 145 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5 sao với 5.151 phòng (chiếm 53,7% số cơ sở lưu trú, 73,4% số phòng), đặc biệt trong đó có 2 khách sạn 5 sao với 568 phòng. Ở Cần Thơ có những khu du lịch vườn, hiện nay trên địa bàn thành phố có 33 điểm du lịch vườn thì có đến 11 khu du lịch vườn (chiếm 4,1%), tham gia đón khách lưu trú nghỉ qua đêm với 192 phòng (chiếm 2,7%). Có 24 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn (chiếm 8,9%), với số phòng là 431 (chiếm 6,2%). Ngoài ra còn có 90 cơ sở lưu trú chưa xếp hạng với 1.241 phòng (chiếm 33,3% số cơ sở lưu trú, 17,7% số phòng). Bên cạnh đó, Thành phố Cần Thơ còn mời gọi đầu tư thêm một số công trình lớn: Dự án khu nghỉ dưỡng, sân golf tại cồn Ấu; Dự án khu đô thị du lịch sinh thái tại Cồn Ấu do tập đoàn Novaland đang triển khai. Khi các dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác, cùng với các khách sạn đạt tiểu chuẩn 4 – 5 sao sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham quan và nghỉ dưỡng cho du khách, đặc biệt là khách du lịch thuần túy và khách du lịch cao cấp.

Ngoài ra, Sở VHTTDL TP. Cần Thơ cũng đang lập dự án tiền khả thi để mời gọi đầu tư các dự án du lịch tại: Cồn Sơn, Cồn Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng và Du lịch sinh thái Phong Điền. Đồng thời, tiếp tục theo dõi các công trình lịch sử văn hóa do Sở VHTTDL thành phố làm chủ đầu tư, phục vụ cho giáo dục truyền thống, cộng đồng và du khách.

Phần lớn các khách sạn ở Cần Thơ tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố,


khu vực quận Ninh Kiều và lân cận. Ở một số khu vực trung tâm quận, huyện trên địa bàn thành phố hiện cũng có cơ sở lưu trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.

Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nhìn chung còn chưa cao và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch, ngoại trừ các khách sạn 4 sao và 5 sao. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như mát - xa, karaoke, bể bơi...

* Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Năm 2016 trên địa bàn TP. Cần Thơ có 40 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, trong đó có 08 đơn vị lữ hành quốc tế, 02 đơn vị vận chuyển khách. Đến năm 2017 TP. Cần Thơ đã có 54 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động (có 09 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế), trong đó có: 38 doanh nghiệp lữ hành của Cần Thơ (có 03 đơn vị lữ hành quốc tế), 07 chi nhánh công ty lữ hành (có 06 đơn vị lữ hành quốc tế) và 02 đơn vị vận chuyển khách du lịch. Đặc biệt, năm 2017 khách sạn Mường Thanh Cần Thơ là 1 trong 5 đơn vị của cả nước được nhận giải thưởng du lịch ASEAN năm 2018; khách sạn Victorria Cần Thơ được bình chọn danh hiệu cơ sở lưu trú hàng đầu Việt Nam top khách sạn 4 sao; khách sạn Cửu Long được bình chọn danh hiệu cơ sở lưu trú hàng đầu Việt Nam top khách sạn 3 sao Việt Nam.

Các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Du lịch TP. Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL tăng cường liên kết, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật, về kinh doanh, dịch vụ; quan tâm xây dựng tour, tuyến du lịch mới; kết nối với các tỉnh, thành trong cả nước, từng bước tăng sức cạnh tranh, tạo thương hiệu thu hút khách trong và ngoài nước.

* Cơ sở dịch vụ ăn uống

Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu ăn uống của con người không chỉ là để được no mà còn phải ngon. Đối với tâm lý của khách khi có nhu cầu đi du lịch đến một địa phương nào đó, ngoài việc muốn tham


quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí thì sau đó là ăn uống phải được ngon miệng, chất lượng hợp vệ sinh với giá cả phù hợp, điều này sẽ không khỏi thu hút khiến du khách phải bị cảm hóa và hài lòng, từ đó mang lại nguồn thu lớn cho du lịch.

Trong quá trình tham gia du lịch của du khách, ngoài hoạt động lưu trú thì ăn và uống là một trong những nhu cầu cơ bản thiết yếu nhất của con người. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách du lịch là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp du lịch. Tham gia cung cấp ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, các quán bar, làng ẩm thực, quán cà phê,...và cả những gánh hàng rong, tồn tại độc lập bên ngoài ở các điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí,… hoặc có thể là bộ phận trong các khách sạn, trên máy bay, tàu hỏa; thông thường những khách sạn có từ 2 sao trở lên đều có nhà bếp riêng phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về phân loại nhà hàng. Nhưng trong thực tế, các loại nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch thường là các nhà hàng cao cấp, nhà hàng Buffet, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn nhanh, nhà hàng gia đình, caféteria, coffee shop,...

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có khoảng 75 nhà hàng, trong đó có 57 nhà hàng, bếp ăn nằm trong các cơ sở lưu trú và 18 nhà hàng nằm độc lập. Một số nhà hàng khách sạn lớn và nổi tiếng ở Cần Thơ như Mường Thanh, nhà hàng Hoa Sứ, nhà hàng Sao Hôm, nhà hàng Phương Nam,… với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại có sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi, các nhà hàng này ngoài phục vụ khách lưu trú còn tổ chức phục vụ trong các hội nghị, tiệc mừng có qui mô lớn với giá cao, phần lớn dành cho khách hạng sang.

Đặc biệt, một loại hình phục vụ khách du lịch ngay trên sông đó là Du thuyền. Du Thuyền Ninh Kiều nằm ngay Bến Ninh Kiều trên dòng Sông Hậu. Du Thuyền Ninh Kiều được thiết kế hiện đại sang trọng, trang thiết bị nội thất cao cấp, sức chứa 600 khách. Tầng trệt được thiết kế chuyên để phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan..., tầng 1 thiết kế các phòng ăn VIP có máy lạnh, rất thích hợp cho các buổi tiệc chiêu đãi sang trọng. Sân thượng tầng 2 không gian thoáng mát khí hậu sông nước rất trong lành sẽ mang đến cho quý khách không gian thưởng thức ẩm thực


hoàn hảo. Du Thuyền Ninh Kiều tổ chức phục vụ chương trình văn nghệ hàng đêm với các loại hình Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ, ca nhạc, nhạc nhẹ hòa tấu sẽ mang đến cho quý khách cảm giác thật thoải mái.

Các nhà hàng khách sạn cao cấp thường tập trung ở trung tâm đô thị, đặc biệt là ở khu vực gần bến Ninh Kiều nơi có cảnh quan thơ mộng, mát mẻ của gió sông. Nơi đây phục vụ chủ yếu là khách quốc tế với các món đặc sản Âu, Á. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà hàng và các quán ăn phân bố khắp các tuyến đường trong thành phố, các điểm du lịch phục vụ cho mọi du khách và dân cư địa phương với giá cả hợp lý.

So với các địa phương trong vùng ĐBSCL thì Cần Thơ là nơi có điều kiện tốt hơn hết với hệ thống giao thông thuận tiện, hệ thống khách sạn, nhà hàng tiện nghi, đạt tiêu chuẩn đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho du khách về lưu trú, ăn uống và mua sắm. Chính vì vậy đến với Cần Thơ du khách sẽ hài lòng và cảm thấy việc chi tiêu của mình là xứng đáng. Qua đó đem lại doanh thu lớn cho du lịch Cần Thơ.

* Phương tiện vận chuyển du khách trên sông

Trên địa bàn Thành phố hiện có 2 du thuyền và 118 tàu du lịch đang hoạt động, chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành và của dân địa phương quản lý. Du thuyền chủ yếu hoạt động vào ban đêm và di chuyển ngắn dọc theo bến Ninh Kiều và một đoạn sông Hậu. Tuy nhiên, do lượng du khách có nhu cầu du ngoạn, ẩm thực trên các du thuyền tăng nhanh nên hai du thuyền không thể đáp ứng; còn các tàu du lịch đang hoạt động phần lớn là những thuyền nhỏ, hoặc tắc ráng của dân cải tạo lại để chở khách, vì vậy mà phương tiện vận chuyển tiềm ẩn những rủi ro.

* Cơ sở vui chơi giải trí

Các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ du lịch cho du khách ở Cần Thơ nhìn chung còn hạn chế, chưa có các loại dịch vụ vui chơi, giải trí phong phú và đa dạng hấp dẫn khách nhất là đối với khách du lịch quốc tế khi mà các dịch vụ và điểm giải trí còn quá nghèo nàn như hiện nay, vì vậy, khó có thể níu được chân khách lưu lại lâu hơn tại Thành phố Cần Thơ. Những hoạt động như tát mương bắt cá, câu cá, xem cá lóc nhảy, chèo xuồng len lỏi trong vườn trái cây hoặc một vài trò chơi dân gian vào các ngày lễ hội gắn với sông nước được diễn ra ở một số điểm du lịch

Ngày đăng: 09/05/2023