Các Dự Án Phát Triển Du Lịch Ở Tp. Cần Thơ


vườn, tuy nhiên chưa thu hút được nhiều du khách. Hiện tại ở khu vực công viên sông Hậu đã hình thành một bãi biển nhân tạo trên sông với một vài hoạt động vui chơi giải trí cũng đã thu hút được du khách đến đây.

Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí – thể thao, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trú của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp.

Gần đây, thành phố Cần Thơ cũng đã chú trọng quy hoạch và phát triển một số khu vui chơi giải trí nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố và ở một số vùng phụ cận của Cần Thơ.

Bảng 2.7. Các dự án phát triển du lịch ở TP. Cần Thơ‌


STT

Dự án

Địa điểm

1

Dự án phát triển tổng hợp khu du lịch sinh thái Cồn

Ấu

Quận Ninh Kiều

2

Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Sông Hậu

Quận Ninh Kiều

3

Dự án phát triển đô thị sinh thái Phong Điền

Huyện Phong Điền

4

Dự án du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Lộc

Quận Thốt Nốt

5

Dự án du lịch sinh thái Cồn Sơn

Quận Bình Thủy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 13

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018)

Dự án công viên nước Cần Thơ hiện đã dừng hoạt động.

Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưng trong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Cần Thơ góp phần phát triển du lịch bền vững.

2.3.7. Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch‌

Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh du lịch sông nước trên báo Cần Thơ và Đài PTTH Thành phố Cần Thơ và duy trì hàng quí trên Tạp chí Du lịch thuộc Tổng Cục Du lịch.

Thực hiện các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá: Sách hướng dẫn du lịch, bản


đồ du lịch, tờ gấp (brochure) giới thiệu ẩm thực Cần Thơ, tờ gấp gới thiệu 10 điểm du lịch “phải đến” ở Cần Thơ, tờ gấp tuyên truyền hành vi ứng xử văn minh, văn hóa cho người dân và tiểu thương chợ nổi Cái Răng và các tờ gấp về di tích lịch sử - văn hóa, sự kiện - lễ hội; sản phẩm quà lưu niệm áo thun và nón kết in hình ảnh du lịch đặc trưng của Thành phố Cần Thơ... phục vụ cho các hội nghị, hội thảo, sự kiện, lễ hội, quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Ngành du lịch thành phố Cần thơ đã tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia “Miệt vườn sông nước Cửu Long 2008” với các sự kiện được tổ chức trên quy mô cả vùng. Năm 2009, Thành phố Cần Thơ đăng cai tổ chức “Những ngày Du lịch - Văn hoá Mê Công - Nhật Bản” từ ngày 02 đến ngày 05 tháng 12 năm 2009, đây là lần đầu tiên Thành phố Cần Thơ tổ chức thành công một sự kiện quốc tế, được dư luận quan tâm và khen ngợi. Ngoài ra, thành phố cũng tham gia tích cực các hoạt động hưởng ứng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Phối hợp tổ chức “Festival thuỷ sản Việt Nam” năm 2010.

Tham gia các hội chợ kinh tế - thương mại, liên hoan văn hoá du lịch và xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, đặc biệt, trong năm 2012, đoàn công tác của Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại - du lịch đã tham gia Nicexpo 2012 tại thành phố Nice (Cộng hòa Pháp) để quảng bá về du lịch Cần Thơ.

Năm 2017, Thành phố Cần Thơ đã tiếp tục tổ chức các sự kiện trong và ngoài thành phố, thu hút đông đảo khách tham quan: “Ngày hội du lịch – Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” lần thứ I năm 2017; Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ VI

– 2017; “Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch vùng Đồng bào Khmer Nam Bộ” lần thứ VII - 2017; “Liên hoan đờn ca tài tử quốc gia” lần thứ II – Bình Dương; Ngày hội du lịch Vườn trái cây cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt; Ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng”... Những kết quả tốt đẹp trên đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch Cần Thơ, đưa Thành phố Cần Thơ đến gần hơn với du khách, nhà đầu tư và bạn bè gần xa.

2.3.8. Đầu tư phát triển du lịch‌

Tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng; khai thác kinh doanh; bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng hệ thống tài nguyên và môi trường du


lịch. Đầu tư các dự án du lịch: Khu du lịch sinh thái cù lao Tân Lộc (41ha), khu du lịch cồn Sơn (74,4ha), khu du lịch cồn Ấu,… Ngoài ra còn có các đầu tư gián tiếp cho xây dựng đề án, dự án, quy hoạch, quảng bá xúc tiến và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, từ năm 2006 đến 2017, số cơ sở lưu trú tại Cần Thơ tăng từ 115 lên 270; số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao tăng từ 24 khách sạn lên 145 khách sạn. Các khách sạn được xây dựng từ năm 2006 về sau được đầu tư khá, có quy mô từ 20 đến 30 phòng, trung bình có từ 10 đến 15 khách sạn được xây mới trong một năm. Hiện nay, hỗ trợ đầu tư các dự án khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) đạt hạng 3 sao trở lên; hỗ trợ đầu tư nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay); hỗ trợ đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên chợ nổi và cộng đồng dân cư ven sông (Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch TP. Cần Thơ, 2018).

Năm 2016, UBND các quận, huyện và Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố đa giải ngân 10 tỷ đồng cho 210 dự án vay vốn làm du lịch. Năm 2017, UBND TP bố trí kinh phí 10 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn làm du lịch với lãi suất ưu đãi nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, góp phần phát triển du lịch TP Cần Thơ. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội TP đã giải ngân cho 205 hộ dân, với tổng số tiền là 10 tỷ 195 triệu đồng.

Về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong những năm qua, các nhà vườn vùng ven thành phố, nhất là vùng huyện Phong Điền đã đầu tư, tôn tạo vườn cây trái, đưa vào khai thác du lịch sinh thái vườn. Tính đến năm 2017, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có 33 điểm vườn du lịch, khu vui chơi giải trí hoạt động với nhiều dịch vụ đặc sắc như: tát cá, câu cá, đờn ca tài tử, thưởng thức cây trái tại chỗ…

Bên cạnh đó, một số dự án khác cũng được quan tâm đầu tư, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Cụ thể:

- Cầu Cần Thơ đã chính thức hoạt động từ 24/4/2010, sân bay quốc tế Cần Thơ đang khai thác có hiệu quả đường bay Cần Thơ - Hà Nội và tuyến Cần Thơ - Phú Quốc, đây là vấn đề then chốt trong việc kết nối Cần Thơ với trung tâm kinh tế


năng động thành phố Hồ Chí Minh, với thủ đô Hà Nội; đặc biệt sân bay quốc tế Cần Thơ cũng đã khai thác các chuyến bay quốc tế đi đến một số nước trong khu vực, mở ra một giai đoạn mới cho việc kết nối Cần Thơ các với các trung tâm kinh tế lớn trong nước cũng như trong khu vực.

- Công viên sông Hậu được xây dựng trở thành nơi tổ chức các sự kiện văn hoá du lịch của Cần Thơ. Hiện đã nâng cấp công viên bến Ninh Kiều và trang bị hệ thống chiếu sáng Mỹ Thuật tượng đài Bác Hồ, tạo địa điểm vui chơi, thưởng ngoạn cho nhân dân và du khách, đầu tư tôn tạo Di tích lịch sử Lộ vòng Cung, khu di tích chiến thắng ông Hào, Thiền viện Trúc lâm Phương Nam, Trung tâm văn hóa Tây Đô, Di tích Chi bộ Cờ Đỏ, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa…

- Các dự án cồn Ấu, cồn Cái Khế, cồn Khương đã được đầu tư và đi vào hoạt động với các công trình tiêu biểu là: Cầu Cồn Khương đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, khu Trung tâm Hội nghị - Nhà hàng Hoa Sứ với tổng sức chứa khoảng hơn 1.000 khách, các công trình này đã tạo tiền đề cho việc kêu gọi đầu tư các dự án du lịch có quy mô lớn trong tương lai.

Về đầu tư nước ngoài trong du lịch, năm 2017 Thành phố Cần Thơ đã kêu gọi đầu tư 18 dự án du lịch mới với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký hơn 432 triệu USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Bảng 2.8. Các dự án đầu tư du lịch mới ở TP. Cần Thơ‌



STT


Dự án


Địa điểm


Quy mô

Vốn

(triệu USD)

Hình thức đầu tư


1

Dự án Khu du lịch sinh thái

Phong Điền

Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong

Điền


1.000 ha


100

Liên doanh hoặc 100% vốn

nước ngoài


2

Dự án Khu du lịch Cồn Sơn

Phường Bình

Thủy, Quận Bình Thủy


74,4 ha


100

Liên doanh hoặc 100% vốn

nước ngoài


3

Dự án Khu du lịch sinh thái Cồn

Khương

Phường Cái Khế, Quận Ninh

Kiều


90 ha


71,4

Liên doanh hoặc 100% vốn

nước ngoài



STT


Dự án


Địa điểm


Quy mô

Vốn (triệu

USD)

Hình thức đầu tư


4


Dự án Trung tâm Văn hóa Tây Đô

Phường Hưng Phú, Hưng

Thạnh, Quận

Cái Răng


116 ha


34

Trong nước hoặc nước ngoài


5

Dự án Khách sạn

– Trung tâm hội nghị Cần Thơ

tiêu chuẩn 5 sao

Cồn Cái Khế, Phường Cái Khế, Quận Ninh

Kiều

264

phòng, 800 khách


45,5

Liên doanh


6

Dự án Khu resort và khách sạn 5 sao

Cồn Cái Khế, Phường Cái Khế, Quận Ninh

Kiều


3 ha


57,1

Liên doanh


7

Dự án Khách sạn cao cấp tiêu

chuẩn 5 sao

Phường Cái Khế, Quận Ninh

Kiều


0,7ha


4

Liên doanh


8

Dự án Khu du lịch sinh thái Cồn

Tân Lộc

Phường Tân Lộc, Quận Thốt

Nốt


2.100 ha


20

100% vốn nước ngoài

hoặc liên doanh

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018)

Các dự án này sau khi hình thành sẽ góp phần phát triển du lịch của TP Cần Thơ theo hướng bền vững, tạo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp và tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

2.3.9. Hiệu quả kinh tế - xã hội‌

2.3.9.1 Khách du lịch

* Khách du lịch tham quan

Số lượng khách và các đặc điểm về thị trường khách du lịch là các chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Các chỉ tiêu về khách còn phản ánh mức độ hấp dẫn của điểm du lịch, tiềm năng thu hút các thị trường khách của điểm du lịch, xu hướng phát


triển, cũng như có thể kiểm nghiệm việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng định hướng và có phù hợp với điểm du lịch hay không,…

Năm

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017‌

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018) Qua biểu đồ trên cho thấy, hoạt động du lịch ở Cần Thơ bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số

lượng khách du lịch đến. Trong giai đoạn 2013 - 2017, tổng số khách du lịch đến tham quan ở Cần Thơ tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2013 là 2.125.779 lượt khách, đến năm 2017 là 7.539.221 lượt khách, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2013; tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 15,4%. Đặc biệt trong đó số khách đến tham quan loại hình du lịch sông nước chiếm phần lớn trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ và tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 2013 - 2017. Cụ thể, năm 2013 khách tham quan du lịch sông nước đạt 1.716.535 lượt khách, chiếm 80,7% trong tổng số khách du lịch, đến năm 2017 là 6.976.310 lượt khách, chiếm 92,5% trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ; tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 40,9%. Như vậy có thể thấy điểm hấp dẫn để du khách đặt chân đến Cần Thơ là được chiêm ngắm


cảnh quan sông nước và trải nghiệm về những nét văn hóa của miền sông nước Cần Thơ.

* Khách du lịch lưu trú

Bảng 2.9. Khách du lịch đến tham quan lưu trú ở Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017‌

(Đơn vị: Lượt khách)


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số khách lưu

trú

1.251.625

1.367.726

1.619.070

1.726.531

2.184.385

Khách du lịch sông

nước (lưu trú)

988.784

1.135.213

1.392.400

1.553.878

2.031.478


Trong đó

Khách

quốc tế

167.104

181.634

178.227

233.082

284.407

Tỷ lệ (%)

16,9

16,0

12,8

15,0

14,0

Khách

nội địa

821.680

953.579

1.214.173

1.320.796

1.747.071

Tỷ lệ (%)

83,1

84,0

87,2

85,0

86,0

Bình quân lưu trú (ngày khách)

Khách quốc tế


1,43


1,41


1,50


1,50


1,50

Khách

nội địa

1,42

1,40

1,50

1,50

1,50

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018) Qua bảng 2.9, số lượng khách lưu trú đến Cần Thơ tăng đều qua các năm. Trong số khách du lịch đến Cần Thơ lưu trú thì khách lưu trú tham quan du lịch sông nước năm 2013 là 988.784 lượt khách, chiếm 79% trong tổng số khách du lịch lưu trú, đến năm 2017 là 2.031.478 lượt khách (tăng hơn 2 lần so với năm 2013), chiếm đến 93% tổng số khách du lịch lưu trú (tăng 14% so với năm 2013); tốc độ

tăng trưởng trung bình năm đạt 19,9% trong giai đoạn 2013 - 2017. Trong đó:

- Khách du lịch quốc tế lưu trú

Lượng du khách quốc tế đến Cần Thơ tham quan du lịch sông nước trong giai đoạn 2013 - 2017 có sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm


2013 thành phố đã đón được 167.104 lượt khách quốc tế thì năm 2017 đã tăng lên

284.407 lượt.

Tỷ lệ lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ tham quan du lịch sông nước vào những năm qua khá ổn định, tuy nhiên so với tổng số khách lưu trú thì tỷ lệ này còn thấp đều chiếm dưới 20%, năm 2017 chiếm 14% và có giảm so với năm 2013 là 16,9%. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ là 1,5 ngày (năm 2017), với con số này có thể nói còn hạn chế và thấp. Điều này có thể thấy do các sản phẩm du lịch sông nước ở Cần Thơ chưa đa dạng và chưa thật sự hấp dẫn để có thể thu hút cũng như giữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Cần Thơ lâu hơn.

Với vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịch phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị, đặc biệt là việc phát triển du lịch sông nước như chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều,… và du lịch được quan tâm phát triển với tư cách là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ.

Theo báo cáo tổng kết ngành du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ thì lượng khách quốc tế đến Cần Thơ năm 2017 phần lớn từ Pháp (20,5%); tiếp đến là Đức (13,9%); Mỹ (10,5%), Úc (8,8%), Hà Lan (5,6%) (PL10, bảng 1).

Khách từ thị trường Châu Á và khu vực Đông Nam Á còn hạn chế, những điểm thu hút khách du lịch quốc tế nhiều nhất là tuyến thăm chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Mỹ Khánh, thăm nhà vườn và chợ cổ. Giải thích cho thực trạng này là bởi vì khách du lịch quốc tế họ rất thích sông nước, những vựa, hay vườn trái cây... Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo mang đặc trưng riêng của Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long này nói chung mà ở nước ngoài không thể có được. Vì vậy khách nước ngoài rất tò mò muốn được trải nghiệm và họ cảm nhận được cuộc sống thật của người dân miền Tây ở nơi đây.

- Khách du lịch nội địa lưu trú

So với khách du lịch quốc tế thì khách du lịch nội địa tham quan du lịch sông nước có số lượng lớn hơn nhiều và vẫn là lượng khách chủ yếu, trong đó từ TP. Hồ Chí Minh xuống và một số tỉnh lân cận sang. Nếu năm 2013 chỉ đón được 821.680 lượt khách thì đến năm 2017 lượt khách du lịch nội địa đã tăng lên 1.747.071 lượt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023