1/1993, IRS ban hành quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994 quy định chính thức được ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/7/1994 cho đến nay.
Theo đó, dù áp dụng phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc Phương pháp tối ưu. Phương pháp tối ưu là phương pháp mà giao dịch cung cấp được những tài liệu liên quan theo đúng thước đo giá trị thị trường. Đối với tài sản hữu hình, Mỹ cho phép áp dụng một trong năm phương pháp: Phương pháp giá thị trường có thể so sánh được, Phương pháp giá bán lại, phương pháp chi phí cộng thêm, phương pháp lợi nhuận có thể so sánh được, phương pháp chiết tách lợi nhuận và các phương pháp khác không quy định rõ. Quy định yêu cầu giá chuyển giao tài sản vô hình phải được xác định theo một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giao dịch không liên kết có thể so sánh (CUT); Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (CPM); Phương pháp tách lợi nhuận; và các phương pháp khác không định rõ.
Về hình thức xử phạt, số tiền phạt vi phạm về giá chuyển giao dao dộng từ 25-50% số thuế khai thiếu.
Khác với phương pháp của OECD đặt căn bản trên mỗi nghiệp vụ chuyển giao đặc thù, các phương pháp này tiêu biểu cho một sự chuyển đổi từ lý do giá cả đơn thuần sang một lý do về kết quả hoạt động của các công ty (biểu hiện qua một số lợi nhuận đạt được). Phương pháp này xem xét giới hạn lợi nhuận ròng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu như: giá phí, doanh số bán hàng, lợi nhuận mà người chịu thuế thực hiện từ một hoạt động chuyển giao kiểm soát được. Khi lấy lợi nhuận làm căn bản đánh giá, chính phủ hàm ý đạt được sự đóng góp công bằng về thuế.
3. Phương pháp xác định giá thị trường của các nước Châu Á - Thái Bình Dương
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng các quy định quản lý đối với hoạt động định giá chuyển giao của các TNC, từ năm 1986,
với thời hạn hồi tố kéo dài 6 năm. Các quy định này tập trung vào các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. Tiếp đó, Australia là nước có những nỗ lực to lớn trong việc ban hành các quy tắc nhằm chống hiện tượng gian lận thuế trong các TNC. Một số nước khác trong khu vực như Thái Lan, Maylaysia, Indonesia, Philippines,… cũng tiếp bước trong trào lưu chống chuyển giá đó bằng cách xây dựng các quy tắc cho mình. Ngay cả với các nước vốn được xem là hưởng lợi từ chính sách định giá chuyển giao như Singapore và Hong Kong thì bây giờ cũng đã quan tâm và vào cuộc. Tổng hợp từ những chính sách của các quốc gia trên, có thể đưa ra các đánh giá sau về các cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao tại các nước này:
- Thứ nhất, nguyên tắc xem xét trên cơ sở giao dịch độc lập - (arm‟s length consideration) là nguyên tắc cơ bản nhất và là nguyên tắc mở đầu trong hệ thống các quy định về định giá chuyển giao của các nước.
- Thứ hai, tiêu thức để xác định các doanh nghiệp có quan hệ liên kết được đề cập rất cụ thể và chi tiết, điều này được coi là nền tảng để trên cớ sở đó, doanh nghiệp dễ dàng tham chiếu và cơ quan thuế sẽ xác lập và khoanh vùng đối tượng chịu tác động nhằm xem xét, kiểm tra khi cần thiết.
- Thứ ba, các phương pháp định giá chuyển giao được thừa nhận ở các nước thường dựa trên cơ sở từng nghiệp vụ chuyển giao theo các hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên, tính chất phức tạp của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các TNC tại các nước này nên các phương pháp dựa trên cơ sở lợi nhuận cũng được thừa nhận và có ghi rõ trong các quy định về định giá chuyển giao của từng nước.
- Thứ tư, các TNC được chủ động lựa chọn phương pháp định giá chuyển giao phù hợp nhất đối với từng sự kiện và trường hợp cụ thể,
miễn là phương pháp này phải phản ảnh được các điều kiện của thị trường trong lĩnh vực hoạt động của công ty và ít phải điều chỉnh nhất.
- Thứ năm, song song với việc được điều chủ động chọn phương pháp định giá chuyển giao phù hợp nhất, các TNC đều buộc phải lưu trữ tài liệu một các liên tục và đầy đủ về việc áp dụng nguyên tắc thị trường thông qua việc lựa chọn phương pháp định giá chuyển giao thích hợp đối với giá cả và các điều kiện trong các giao dịch với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Các tài liệu này sẽ phải được xuất trình ngay khi cơ quan thuế yêu cầu - đây là việc làm rất quan trọng nhằm: đáp ứng các quy định pháp lý về sổ sách và chứng từ, giảm thiểu khả năng bị phạt - khả năng bị phạt sẽ giảm hay được miễn trừ nếu việc lưu trữ tài liệu liên tục được thực hiện, giảm gánh nặng giải trình trong việc giải quyết các tranh luận với cơ quan thuế, tạo các lợi thế thực tiễn trong việc làm giảm rủi ro từ sự kiểm tra của cơ quan thuế và trong việc tạo vị thế mới cho doanh nghiệp trước cơ quan thuế.
- Thứ sáu, cơ quan thuế của các nước có nhiệm vụ kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra các phán quyết cuối cùng sau khi đã tranh luận với công ty nộp thuế. Tại điểm này, yêu cầu về việc lưu trữ và xuất trình tài liệu chứng minh của công ty nộp thuế một lần nữa cho thấy có vai trò rất quan trọng.
- Thứ bảy, trong trường hợp công ty nộp thuế bị phạt sử dụng thủ thuật định giá chuyển giao nhằm giảm số thuế phải nộp, cơ quan thuế sẽ tiến hành truy thu số thuế chênh lệch giữa phần lẽ ra phải nộp và phần đã khai báo nộp thực tế. Bên cạnh đó, công ty còn phải chịu các khoản phạt nhất định.
- Trong những năm gần đây, giữa cơ quan thuế và công ty nộp thuế thương thiết lập các thỏa thuận định giá trước (advanced pricing
arrangement – APA) và các quy định về thỏa thuận định giá trước cũng nằm trong hệ thống các quy định về định giá chuyển giao.
4. Phương pháp xác định giá thị trường của Trung Quốc
Mặc dù không phải là nước đi đầu trong việc xây dựng các cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao; nhưng đặc điểm kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và các nước đang phát triển khác. Vì thế, cách thức ban hành các biện pháp quản lý hoạt động định giá của giao của các TNC của Trung Quốc vẫn được quan tâm xem xét.
Là quốc gia đang theo đuổi việc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều các chính sách ưu đãi về thuế, chẳng hạn như chế độ miễn thuế và các mức thuế suất thu nhập công ty thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn áp dụng các biện pháp định giá chuyển giao để giảm các khoản thuế phải nộp. Nhằm phản ứng lại với các báo cáo lỗ của các doanh nghiệp FDI, cơ quan thuế Trung Quốc đã triển khai các luật và các quy định về thuế cũng như các biện pháp quản lý có liên quan đến vấn đề định giá chuyển giao. Các quy định của Trung Quốc đặt căn bản trên nguyên tắc giá thị trường và trên cơ sở hướng dẫn của OECD.
Việc áp dụng các quy tắc định giá chuyển giao của Trung Quốc dựa trên quan hệ không quen biết, trên cơ sở các phương pháp thiết lập và xác định giá cả theo nguyên tắc giá thị trường như: phương pháp giá tự do có thể so sánh được, phương pháp giá bán lại, phương pháp chi phí cộng thêm và các phương pháp khác.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nước ngoài quy định việc thanh toán hay tiếp nhận chi phí trong các giao dịch kinh doanh giữa một doanh nghiệp
FDI hay giữa một tổ chức, một cơ sở sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc của một doanh nghiệp nước ngoài, với các doanh nghiệp liên kết phải được thực hiện giống như việc thanh toán hay tiếp nhận chi phí trong các giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp độc lập. Nếu như việc thanh toán hay tiếp nhận chi phí trong các giao dịch kinh doanh trên không được thực hiện giống như giữa các doanh nghiệp độc lập và dẫn đến giảm thu nhập chịu thuế, cơ quan thuế có quyền điều chỉnh cho hợp lý.
Sau khi xem xét kiểm tra, nếu cơ quan thuế có ý kiền rằng thu nhập hoặc chi phí phát sinh trong giao dịch giữa các bên có liên quan không tuân theo quy tắc giá cả hợp lý thì cơ quan thuế có quyền điều chỉnh giá và các điều kiện khác của giao dịch. Phương pháp điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào loại và bản chất của giao dịch giữa các bên liên quan, vào kết quả kiểm tra thuế và các yếu tố liên quan khác. Đối với việc chuyển nhượng tài sản hữu hình, các phương pháp sử dụng của cơ quan thuế như hướng dẫn xác định điều chỉnh giá của các giao dịch giữa các doanh nghiệp có liên quan như sau:
- Phương pháp giá có thể so sánh được: áp dụng giá của giao dịch tương tự giữa các giao dịch độc lập
- Phương pháp giá bán lại: áp dụng biên lợi nhuận thích hợp dựa trên giao dịch bán sau đó cho các doanh nghiệp độc lập
- Phương pháp cộng thêm chi phí: cộng thêm biên lợi nhuận thích hợp
- Các phương pháp khác mà cơ quan thuế cho là thích hợp và khả thi nhu phương pháp phân chia lợi nhuận.
Tiêu chuẩn giá hợp lý cũng được áp dụng cho việc trả lãi cho đầu tư giữa các doanh nghiệp liên kết, các khoản trả cho dịch vụ và quyền sử dụng tài sản.
Kết luận: Có thể nhận thấy rằng, trên thế giới hiện nay có hai trường phái trong việc đưa ra các quy tắc mang tính kỹ thuật nhằm quản lý hoạt động định giá chuyển giao – trường phái của OECD và trường phái của Mỹ. Nếu như
các phương pháp trong hướng dẫn của OECD đi vào từng nghiệp vụ cụ thể và được cập nhập thường xuyên liên tục, thì các phương pháp của Mỹ thường mang tính táo bạo và chủ yếu dựa vào phân tích lợi nhuận của các nghiệp vụ, phù hợp hơn với các giao dịch phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì các quy định cơ bản trên cũng giống nhau về mặt bản chất, khác nhau chỉ ở cách thực hiện chúng như thế nào. Các quốc gia trên thế giới có xu hướng dựa vào các Hướng dẫn của OECD để xây dựng phương pháp xác định giá thị trường cho mình, trong đó có Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO CỦA CÁC TNC TẠI VIỆT NAM
I. Tình hình đầu tư và hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam
1. Khái quát tình hình đầu tư của các TNC tại Việt Nam
Trước hết cần phải xác định rằng, đầu tư của các TNC luôn gắn liền với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chỉ bằng con đường FDI, công ty mẹ mới có thể vươn rộng ra nước ngoài, dưới các hình thức đầu tư mới 100%, liên doanh với đối tác địa phương hoặc mua lại các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư,.. để hình thành các công ty con của mình. Vì vậy, xem xét tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong thời gian
qua sẽ cung cấp một bối cảnh tốt hơn để nghiên cứu hoạt động đầu tư của các TNC tại Việt Nam.6
Tính đến cuối năm 2007, đã có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Nếu đem so sánh những con số này với cách đây 20 năm, thời kỳ đầu tiên khi Việt Nam mở cửa đón nhận luồng vốn đầu tư nước ngoài vào năm 1987 (với sự ra đời của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài) thì đây quả là thành tựu rất to lớn. Giai đoạn 1988-1990, chỉ có 214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD hoạt động tại Việt Nam.
Cùng với đó, quy mô của các dự án FDI có sự gia tăng đáng kể qua các thời kỳ, thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư
6 Số liệu dưới đây tham khảo tại Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 20 năm nhìn lại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, lớn hơn rất nhiều so với các dự án ở giai đoạn trước. Điều này được thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn như Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio,…
Xét về hình thức đầu tư, xu thế hiện nay của các nhà đầu tư nước ngoài là thành lập công ty 100% vốn nước ngoài (hoặc chuyển các hình thức đầu tư khác sang loại hình này), chiếm ưu thế hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại về số lượng các dự án cũng như giá trị đầu tư. Tính đến hết năm 2007, có 6.743 dự án đầu tư theo dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký 52,4 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.640 dự án với tổng vốn đăng ký 24,5tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 226 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2007 (tính tới ngày 31/12/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án | Vốn đầu tư | Vốn điều lệ | Đầu tư thực hiện | ||
1 | 100% vốn nước ngoài | 6743 | 52,437,099,250 | 21,476,300,760 | 11,324,296,112 |
2 | Liên doanh | 1640 | 24,574,544,436 | 9,292,461,262 | 11,144,796,904 |
3 | Hợp đồng hợp tác KD | 226 | 4,578,597,287 | 4,127,650,407 | 5,661,119,003 |
4 | Hợp đồng BOT,BT,BTO | 8 | 1,710,925,000 | 456,185,000 | 727,030,774 |
5 | Công ty cổ phần | 66 | 1,657,659,197 | 451,054,442 | 362,746,513 |
6 | Công ty Mẹ - Con | 1 | 98,008,000 | 82,958,000 | 14,448,000 |
Tổng số | 8,684 | 85,056,833,170 | 35,886,609,871 | 29,234,437,306 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Tạo Ra Khả Năng Thực Hiện Chính Sách Định Giá Chuyển Giao Ở Các Tnc
- Sự Có Mặt Của Đối Tác Địa Phương Trong Liên Doanh
- Chính Sách Định Giá Chuyển Giao Của Các Tnc Có Thể Làm Biến Dạng Các Hình Thái Đầu Tư
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Ngành 1988 – 2007
- Cơ Chế Quản Lý Hoạt Động Định Giá Chuyển Giao Của Các Tnc Tại Việt Nam
- Yêu Cầu Về Lưu Trữ Và Cung Cấp Thông Tin, Tài Liệu Và Chứng Từ
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư