Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Ngành 1988 – 2007

Xét về lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ đáng kể hơn so với các lĩnh vực khác với gần 6000 dự án đã đầu tư thực hiện, chiếm gần 70% trong tổng số các dự án.

Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988 – 2007


STT

Chuyên ngành

Số dự án

Đầu tư thực hiện

I

Công nghiệp và xây dựng

5,819

20,045,968,689

II

Nông, lâm nghiệp

929

2,021,028,587

III

Dịch vụ

1,936

7,167,440,030

Tổng số

8,684

29,234,437,306

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 7

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư


Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nguồn vốn đầu tư nước ngoài này cũng đóng góp rất nhiều cho đất nước. Năm 2006 con số nộp ngân sách đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động từ đầu tư FDI cũng được coi là thành tựu to lớn. Tính đến nay khu vực đầu tư này đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Theo kết quả điều tra của World Bank cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm.

Với những kết quả như vậy, nguồn vốn FDI đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế, đáng được quan tâm thu hút trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước hiện nay. Sự xuất hiện của nguồn vốn FDI gắn liền với chủ thể của nó, là tập đoàn xuyên quốc gia TNC.

Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết ngày 30/4/2007, đã có 106 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của tạp chí nổi tiếng Fortune) có mặt tại Việt Nam với tổng đầu tư trên 11 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Các công ty này đã có mặt hầu hết trong các lĩnh vực dầu khí, điện, năng lượng, điện tử viễn thông, công nghệ thực phẩm, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, giao thông vận tải,Các TNC hầu hết lựa chọn đầu tư 100% vốn nước ngoài, chiếm 60% vốn đăng ký hiện nay và hình thức này đang có xu hướng gia tăng.

Theo đánh giá của những nhà hoạch định chính sách đầu tư thì các tập đoàn xuyên quốc gia đã tiến hành đầu tư tương đối toàn diện ở các lĩnh vực, góp phần hiện đại hóa một số ngành kinh tế của Việt Nam và đưa một số lĩnh vực của Việt Nam ngang bằng với các nước phát triển.

Tín hiệu đáng mừng về đầu tư của các TNC vào Việt Nam càng gia tăng khi vào thời điểm đầu năm 2008, tập đoàn danh giá The Economist của Vương quốc Anh đã chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trong năm của Hội nghị bàn tròn về Kinh tế đối ngoại với chính phủ Việt Nam. Mục đích của hội nghị là tạo cơ hội đối thoại thẳng thắn và cởi mở giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia để tìm hiểu sâu hơn về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, qua đó củng cố và tạo thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn lâu dài. Với ý nghĩa và quy mô to lớn của hội nghị, lần đầu tiên chủ nhà Việt Nam chào đón các vị Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc các tập đoàn xuyên quốc gia như Boeing, IBM, PB, Adidas, Accor, Canon, General Electricr, Intel, Nestle, Nissan, Nokia, Qantas, Samsung, Lenovo,cũng như các nhà lãnh đạo của các TNC đang hoạt động tại Việt Nam như Motorola, Toyota, Huyndai, Agility, Cofara, Holding, Electriccite de France, VimpelCom, Freescale

Semiconductor, SK Telecom, WI Harper Group, Trader Classified, Media, VinaCapital, Dragon Capital, Indochina Capital, Citigroup,

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,3% vào năm 2007, cùng với những nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt những cản trở đầu tư, Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là “Ngôi sao đang lên của châu Á”, là điểm đến lý tưởng cho quá trình mở rộng kinh doanh của các TNC.

2. Biểu hiện của hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam

2.1. Tình hình kinh doanh thua lỗ của các TNC tại Việt Nam


Tuy vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về quy mô nhưng có một thực tế đáng lo ngại là tình trạng khai lỗ của ngày một nhiều các doanh nghiệp trong khu vực này. Có những doanh nghiệp FDI - công ty con của các TNC tại Việt Nam triền miên chìm trong lỗ, hay cũng có doanh nghiệp sau khi hết thời kỳ được miễn giảm thuế theo quy định về khuyến khích đầu tư thì bắt đầu bị lỗ.

Theo Báo cáo của Bộ tài chính, tính đến hết năm 2005, nếu xem xét cơ cấu các doanh nghiệp FDI đang hoạt động là 100% thì chỉ có khoảng 38% doanh nghiệp kê khai kinh doanh có lãi, trong khi đó 62% doanh nghiệp báo lỗ hoặc có kết quả kinh doanh không rõ ràng (xem biểu đồ)

Nếu xét riêng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến 2000, tỷ lệ hạch toán thua lỗ hoặc không rõ ràng này lên tới 70-80%. Con số các doanh nghiệp FDI bị thua lỗ nặng (từ 5 triệu USD trở lên, tức là tương đương hơn 80 tỷ VNĐ) đang ngày càng tăng. Nếu nhìn vào giai đoạn kinh doanh này thì có thể nhận định sơ bộ rằng, tình trạng lỗ nặng của các doanh nghiệp là có thể chấp nhận được bởi đây là giai đoạn ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, viễn cảnh trong giai đoạn phục hồi và sau phục hồi cũng không hề khác hơn.

Theo số liệu được Phòng quản lý đầu tư nước ngoài (Cục thuế TP HCM) công bố năm 2005, trong 1450 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP HCM, chỉ có hơn 190 doanh nghiệp (tương đương 13%) báo cáo làm ăn có lãi. 1260 doanh nghiệp còn lại (tương đương 87%) hạch toán thua lỗ hoặc đang trong giai đoạn triển khai dự án, chưa sinh lợi. Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng đầu năm 2005, cục thuế TP HCM đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện nhiều doanh nghiệp khai man lợi nhuận trước thuế, xác định được số thuế truy thu là gần 60 tỷ đồng. Những con số trên trích từ báo cáo kê khai hạch toán tính đến tháng 6/2005 của 1450 doanh nghiệp nói trên. Đối với cơ quan thuế, tình trạng trên là không có gì bất ngờ bởi trong vài năm gần đây, đa số các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố luôn kê khai khạch toán thua lỗ liên tục.

Nguyên nhân thua lỗ của các doanh nghiệp FDI có thể bắt nguồn từ sự yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ quy mô thị trường nội địa nhỏ hẹp, từ những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực,.. nhưng một nguyên nhân quan trọng là so chi phí hoạt động của doanh nghiệp quá lớn, trong đó phải kể đến việc nâng giá tài sản góp vốn, chi phí nguyên vật liệu đầu vào quá cao, tăng các chi phí chi trả cho công ty mẹ trong các hợp đồng quản lý, tư vấn, thuê

máy móc, thiết bị,... Và đây chính là biểu hiện của một chính sách định giá chuyển giao bất hợp lý giữa các doanh nghiệp FDI với các TNC nước ngoài có quan hệ liên kết với mình.

2.2. Hiện tượng thất thu thuế trong ngân sách nhà nước


Thực tế cũng chứng minh cho viễn cảnh thất thu thuế tại Việt Nam. Báo cáo quyết toán Ngân sách năm 2006 cũng như Báo cáo của Kiểm toán nhà nước và thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách được Quốc hội thảo luận vào ngày 10/5/2008 cho thấy, năm 2006 hầu hết nguồn thu tăng, chỉ có thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán tới -7%. Và trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội tại phiên họp, bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh thừa nhận đã có hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI.

2.3. Nhiều doanh nghiệp trong nước bị thôn tính khi tham gia liên doanh


Trong khi xem xét thực trạng hoạt động FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2007, dễ nhận thấy rằng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng thể các dự án đầu tư (xem bảng 3). Nguyên nhân của xu hướng này có thể được giải thích bởi chính hậu quả của các chính sách định giá chuyển giao mà các TNC áp dụng. Sau một thời gian hợp tác kinh doanh, đối tác nước ngoài do kiểm soát được toàn bộ quá trình hoạt động nên có thể đẩy doanh nghiệp liên doanh địa phương vào thế phá sản và rút lui hoàn toàn, để lại công ty nước ngoài toàn quyền sở hữu và định đoạt tài sản ngay tại nước tiếp nhận đầu tư. Chẳng hạn như trong cuộc đấu tranh giành thị trường của các công ty nước giải khát tại thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay chỉ còn tồn tại cuộc đối đầu giữa hai công ty liên doanh khổng lồ về nước giải lhát và công ty Coca Cola và công ty Pepsi Cola. Các công ty nước giải khát nội địa như Festi, Hòa Bình, Chương Dương,.. không còn đủ sức cạnh

tranh và gần như bỏ cuộc sau một thời gian hợp tác với các tập đoàn xuyên quốc gia này.

3. Các hình thức thực hiện chính sách định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam

3.1. Định giá cao đối với yếu tố đầu vào


Các TNC đã thực hiện kê khai tăng giá đối với các tài sản góp vốn, chi phí nguyên vật liệu và chi phí gián tiếp,... trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

(i) Định giá cao đối với các tài sản cố định trong góp vốn đầu tư:


Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang đứng trước một thực tế là trong các doanh nghiệp liên doanh, thông thường bên Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, còn bên đối tác nước ngoài lại góp vốn phần lớn bằng vật tư, thiết bị (ngoài một số tiền mặt đưa vào liên doanh). Lợi dụng tình hình thiếu thông tin và thiếu kinh nghiệm của bên Việt Nam, và hơn nữa, vào thời kỳ đầu của hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam chưa có cơ quan thẩm định về giá cả và chất lượng hàng hóa góp vốn trong các liên doanh cũng như các quy định về thẩm định chất lượng, giá cả tài sản góp vốn; nhiều đối tác nước ngoài đã đưa vào liên doanh các sản phẩm cũ, lạc hậu, không đồng bộ hoặc kê khai cao hơn giá thực tế.

Một ví dụ cho trường hợp này liên doanh Shing Việt. Khi giám định chất lượng máy móc thiết bị góp vốn pháp định của đối tác nước ngoài trong công ty với cùng một thiết bị là máy in hoa “second hand” nhưng Vinacontrol định giá lại còn 86%, còn Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 3 đánh giá chỉ còn 60%.

Khảo sát 300 dự án đầu tư có vốn đóng góp bằng máy móc, công nghệ của công ty nước ngoài cho thấy bên Việt nam bị hớ về giá và thua thiệt hơn 50 triệu USD. Nhiều đối tác nước ngoài thường kê giá cao hơn giá thị trường

thế giới từ 15 đến 20%, nâng cao số % hoa hồng, trong lúc đó lại lờ đi khoản lệ phí bảo vệ môi trường chiếm từ 10% đến 30% tổng vốn của mỗi dự án đáng lẽ phải chi cho bên tiếp nhận kỹ thuật.7

Kết quả khảo sát về thiết bị nhập khẩu trong 42 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc ngành công nghiệp nhẹ cho thấy trong 727 thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng có tới 76% số máy thuộc thế hệ những năm 1950-1986, hơn 70% số máy đã hết khấu hao, 50% là thiết bị cũ được tân trang lại,.. Thiết bị lạc hậu dẫn đến hậu quả là hiệu quả sản xuất thấp nhưng giá trị thiết bị lại cao hơn so với thực tế nên khấu hao qua các năm lớn và tốn hơn nhiều nguyên liệu chạy máy, cộng thêm việc phía nước ngoài nâng giá cao các chi phí khác trong quá trình sản xuất kinh doanh, dẫn đến chi phí đầu vào cao, trong khi đầu ra (sản phẩm) kém chất lượng hoặc giá cao nên không tiêu thụ được, tất yếu doanh nghiệp sẽ thua lỗ. Với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhà nước không thu thuế đối với doanh nghiệp FDI trong thời gian đầu hoạt động thua lỗ. Bên đối tác nước ngoài là các công ty lớn thì việc thua lỗ vài triệu USD đối với họ không phải là số tiền quá lớn, nhưng bên Việt Nam không thể theo đuổi lâu dài chiến lược của họ nên phải nhượng lại số vốn góp và liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

(ii) Định giá cao đối với các tài sản vô hình dưới các hình thức hợp đồng chuyển giao công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, các hợp đồng tư vấn quản lý.

Chi phí cho những khoản này mà doanh nghiệp FDI ở Việt Nam phải trả cho công ty mẹ rất cao. Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài, các hợp đồng thuê quản lý hoặc bản quyền phải được Bộ kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ


7 Tham khảo Khóa luận tốt nghiệp K42 – Nguyễn Quang Huy – Giải pháp chống hoạt động Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam

khoa học – Công nghệ - Môi trường (nay là Bộ khoa học công nghệ) phê duyệt nhưng tồn tại một thực tế là các khoản chi phí đó được xác định và phê duyệt trên nguyên tắc nào – theo giá của doanh nghiệp hay trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế?

(iii) Định giá cao đối với nguyên liệu đầu vào


Đối với các doanh nghiệp phải chấp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa thường xảy ra trường hợp doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc các công ty có quan hệ liên kết với nhau, do vậy đã làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Nhắc đến hiện tượng này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một vụ việc điển hình trong thời gian vừa qua. Đó là trường hợp của Công ty liên doanh Coca Cola Đà Nẵng và Coca Cola Chương Dương đã lỗ tổng cộng 281 tỷ đồng tính đến tháng 4/1998, từ khi Coca Cola thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 1994. Mặc dù cho nhiều dư luận khác nhau xung quanh việc lỗ này nhưng Bộ công nghiệp cho rằng Coca Cola độc quyên cung cấp “concentrate” (công thức) pha chế nên không ai kiểm soát nỗi giá nguyên liệu đầu vào.

Hay trường hợp công ty liên doanh bia BGI. Phía nước ngoài giao ký hợp đồng cung cấp lúa mạch dài hạn cho công ty liên doanh với duy nhất một công ty của Pháp vốn đã có quan hệ làm ăn với công ty mẹ BGI ở Paris. Qua kiểm tra sơ bộ, đại diện Bộ công nghiệp và Tổng công ty rượu bia, nước giải khát cho rằng giá nguyên liệu nhập khẩu của công ty Liên doanh cao hơn giá nhập khẩu nguyên liệu tương tự của các công ty khác từ 15 đến 20%. Cơ quan thuế hầu như không thể có biện pháp xử lý do không có căn cứ, không có thông tin để so sánh giữa giá nhập nước cốt hoặc lúa mạch để pha chế nước giải khát hoặc bia của công ty với giá nhập của các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2022