Sự Có Mặt Của Đối Tác Địa Phương Trong Liên Doanh

không phải lúc nào chính sách ưu đãi cũng thuận lợi và rộng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nước tiếp nhận đầu tư sẽ hạn chế việc chuyển lợi nhuận về các nước chủ đầu tư bằng việc áp đặt thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cao hoặc ấn định định một tỷ giá chuyển đổi nhất định cho các giao dịch. Các nước còn có thể áp dụng một hệ thống chuyển đổi nhiều tỷ giá áp dụng cho từng trường hợp riêng biệt.

Vì vậy, có những dự án FDI mà các nhà đầu tư có thể tính toán chắc chắn mức lợi nhuận thu hồi và những điều kiện đầu tư khác khá thuận lợi nhưng lại bị hạn chế bởi chính sách chuyển số lợi nhuận thu được đó về nước do những khó khăn về nguồn ngoại tệ hoặc để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngoại tệ của nước nhận đầu tư. Do đó, để đạt được mục tiêu của mình, các TNC thường thông qua chính sách định giá chuyển giao để gián tiếp chuyển lợi nhuận về nước, tránh được những hạn chế hay các rào cản chính sách của nước nhận đầu tư về chuyện lợi nhuận về nước của nhà đầu tư.

Cách mà các TNC vẫn thường làm để đối phó là nâng khống giá bán hàng hóa của công ty mẹ cho các công ty con, và ngược lại, định giá thấp cho giá bán của công ty con. Một ví dụ cho trường hợp này là công ty con tại Braxin và Columbia thường sản xuất các bộ phận rời, sau đó được bán rẻ cho các chi nhánh tại Mehico, tại Mehico công ty có thể tự do chuyển đổi lợi nhuận về Mỹ. Mục đích rõ ràng không phải là lợi dụng sự chênh lệch về các mức thuế mà là tìm một con đường khác để chuyển lợi nhuận về trong nước. Trong một trường hợp khác, công ty co thể định giá cao các máy móc, thiết bị của mình cho các công ty con trong trường hợp giới hạn chuyển lợi nhuận phụ thuộc vào mức tài sản của công ty trong nước sở tại.

2.4. Kiểm soát ngoại hối và các rủi ro


Thông thường những nước áp dụng các chính sách kiểm soát ngoại hối chặt chẽ là những nước có nền kinh tế kém ổn định và thiếu vững chắc, đồng

nội tệ chưa đủ mạnh để thực hiện việc chuyển đổi tự do sang ngoại tệ, đồng thời với tình trạng này chính là nền kinh tế có mức độ rủi ro lớn. Trong những trường hợp như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng chính sách về định giá chuyển giao để hạn chế bớt các rủi ro có thể xảy ra, chuyển lợi nhuận từ đồng tiền yếu sang đồng tiền mạnh, đảm bảo lợi ích cho công ty.

Thông thường, trong hệ thống tỷ giá thả nổi, một công ty đang có tài sản ở nước ngoài hay có đầu tư ở nước ngoài có thể có lợi nếu đồng ngoại tệ lên giá; nhưng cũng có thể gặp rủi ro nếu đồng ngoại tệ bị mất giá vì khi đó tài sản của họ cũng bị mất giá theo. Khi có sự thay đổi tỷ giá, các TNC có thể phải gánh chịu nhiều thiệt hại hơn so với các nhà xuất khẩu đơn thuần. Vì trong khi các nhà sản xuất nhập khẩu chỉ phải chịu những tổn thất có liên quan đến hàng hóa thì các TNC còn có các bất động sản là nhà xưởng, máy móc, những khoản vay dài hạn và ngắn hạn và ngắn hạn cũng bị ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá.

Thực hiện chính sách định giá chuyển giao sẽ là một phương thức giúp cho các TNC giảm thiểu được những rủi ro do tỷ giá gây nên hay có thể di chuyển rủi ro đó sang một chi nhánh khác bằng cách chuyển tài sản của mình sang một nước khác thông qua cơ cấu chuyển giá khi gặp hệ thống tỷ giá thả nổi. Các nguồn vốn tài trợ cũng được chuyển sang một chi nhánh khác tại một nước khác thông qua con đường chuyển giá khi mà công ty không được phép chuyển trực tiếp ngoại tệ ra nước ngoài. Thông thường, các TNC sẽ định giá chuyển giao cao cho một công ty con nếu đồng tiền của nước sở tại có xu hướng mất giá.

2.5. Lạm phát

Lạm phát với tỷ lệ cao cũng là dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế có nhiều rủi ro và thiếu ổn định. Hơn nữa, lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút, dẫn tới việc gián tiếp làm giảm lợi nhuận thu được sau đầu tư. Do vậy, các công ty thường lựa chọn giải pháp chuyển dịch lợi nhuận đến các quốc gia có nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp thông qua chính sách định giá chuyển giao.

2.6. Sự có mặt của đối tác địa phương trong liên doanh

Liên doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh với các đối tác địa phương sẽ dẫn tới việc phân chia kết quả kinh doanh theo hợp đồng đã ký kết. Do có ưu thế hơn hẳn các đối tác địa phương ở nước sở tại về thị trường, về quan hệ giao dịch và thương mại nên các TNC thường sử dụng chính sách định giá chuyển giao, giảm bớt lợi nhuận của công ty liên doanh, trước khi phân chia cho các đối tác tham gia,

2.7. Các chính sách kinh doanh của công ty

Ngoài những yếu tố mang tính chất động cơ thuộc môi trường bên ngoài kể trên, các TNC thực hiện chính sách định giá chuyển giao nhằm hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh của công ty mình. Một công ty mới thâm nhập thị trường hoặc muốn gia tăng thị phần tại một thị trường nào đó nhằm tiến tới độc quyền một số sản phẩm có thể thực hiện chuyển giá để tạm thời định giá sản phẩm thấp hơn giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Như vậy, có thể kết luận rằng, chính những yếu tố khách quan từ môi trường nước tiếp nhận đầu tư tạo ra phần lớn khả năng cho các TNC thực hiện các chính sách định giá chuyển giao của mình. Dĩ nhiên, những yếu tố này được đặt trong „bối cảnh‟ là các TNC có khả năng thực hiện được điều nay do quan hệ liên kết đặc thù. Tuy nhiên, nếu gắn cùng với nó là những thủ đoạn kinh doanh kém lành mạnh nhằm tối đa lợi ích của mình và có những tác động gây phương hại đến các chủ thể khác trong nền kinh tế thì cần có sự can thiệp từ phía nhà nước. Ví dụ, đối với yếu tố đầu tiên là chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp - nếu các TNC lợi dụng việc định giá chuyển giao để đánh thấp lợi nhuận chịu thuế xuống thì sẽ gây thất thu cho ngân sách các quốc gia; hoặc như với yếu tố về chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá; hành vi chuyển giá của các TNC đã vô hình trung làm phá hỏng sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế của các quốc gia; hay xuất phát từ việc có mặt đối tác địa phương trong liên doanh thì chính sách định giá chuyển giao lại trở thành một thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh nhằm loại bỏ đối tác kinh doanh của

mình,.. Phần tiếp theo sẽ phân tích kỹ hơn những tác động mà một chính sách định giá chuyển giao không đúng đắn có thể gây ra.

3. Tác động của chính sách định giá chuyển giao của các TNC đối với các chủ thể trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào nói chung và của quốc gia tiếp nhận đầu tư của các TNC nói riêng, chính sách định giá chuyển giao của các thực thể kinh doanh quốc tế này sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Một mặt, chính sách định giá chuyển giao có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó làm giảm giá thành của sản phẩm, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng những tác động tích cực trên lại dựa trên một nền tảng cạnh tranh không lành mạnh và mang nhiều tác động tiêu cực hơn cho các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.

3.1. Gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước

Đây được coi là tác động có tính tiêu cực nhất của chính sách định giá chuyển giao đến nền kinh tế. Thuế ở đây được hiểu là thuế thu nhập doanh nghiệp mà trong đó các TNC đã lợi dụng khả năng tự quyền định đoạt giá chuyển giao để làm cho phần lợi nhuận bị đánh thuế là thấp nhất. Có thể xem xét một ví dụ điển hình sau đây:

A là công ty con của TNC AB, có trụ sở đặt tại nước C, thuế suất thuế TNDN tại A là 20%. B là công ty mẹ của TNC AB, có trụ sở đặt tại nước D, thuế suất thuế TNDN tại D là 40%. Trong ví dụ này, giả sử công ty con A mua hàng từ nước C, đóng gói rồi xuất bán lại cho công ty mẹ B tại nước D.

Bảng dưới đây tóm tắt các trường hợp có thể xảy ra đối với các giao dịch nội bộ của công ty con A và công ty mẹ B. Trong khi giá mua tại nước C và giá bán tại nước D không đổi thì giá chuyển giao được thay đổi từ thấp đến cao để minh họa cho ba hiện tượng liên quan trực tiếp đến số thuế phải nộp: nộp ít thuế hơn, số thuế phải nộp bằng 0 và được hoàn thuế.




Công ty con A

Công ty mẹ B



Đặt tại nước C

(t=20%)


Đặt tại nước D (t=40%)



P mua vào ($)

P chuyển giao ($)


P bán ra ($)


Tổng ($)


TH1


100


200


300


Lợi nhuận trước thuế ($)

100

100


200

Số thuế phải nộp ($)

20

40


60

Lợi nhuận sau thuế ($)


80


60



140

TH2

100

280

300


Lợi nhuận trước thuế ($)

180

20


200

Số thuế phải nộp ($)

36

8


44

Lợi nhuận sau thuế ($)


144


12



156

TH3

100

300

300


Lợi nhuận trước thuế ($)

200

0


200

Số thuế phải nộp ($)

40

0


40

Lợi nhuận sau thuế ($)


160


0



160

TH4

100

400

300


Lợi nhuận trước thuế ($)

300

-100


200

Số thuế phải nộp ($)

60

-40


20

Lợi nhuận sau thuế ($)


240


-60



180

TH5

100

500

300


Lợi nhuận trước thuế ($)

400

-200


200

Số thuế phải nộp ($)

80

-80


0

Lợi nhuận sau thuế ($)


320


-120



200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 4

Trường hợp 1:


A đóng gói và xuất bán lại từ nước C sang nước D cho công ty mẹ với giá

$200/sản phẩm. P chuyển giao = $200.


Vậy A thu được lợi nhuận là $200 - 100 = $100. Tại mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, A phải nộp $20 tiền thuế. Trong khi đó, công ty mẹ tại B với mức thuế suất là 40% và lợi nhuận thu được là $300 200 = $100 phải nộp $40 cho cơ quan thuế. Tổng số thuế mà TNC này phải chịu là $60. Liệu họ có chấp nhận đóng khoản thuế này không?!

Trường hợp 2:(nộp ít thuế hơn)


Chỉ bằng một động tác đơn giản, trong giao dịch nội bộ giữa A và B, kế toán nâng mức giá chuyển giao lên thành $280 (so với trường hợp trên là

$200).


Tại đây, lợi nhuận chịu thuế của công ty A sẽ tăng lên và họ phải đóng ($280 - $100) x 20% = $36 tiền thuế cho nước C. Tuy nhiên, tại đầu nước D của công ty mẹ, lợi nhuận chịu thuế lại giảm xuống và mức thuế mà họ phải trả lúc này chỉ là $8 (so với trường hợp trên là $40). Tổng cộng lại, tập đoàn AB này giảm được $12 tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà lẽ ra họ phải nộp cho nhà nước.

Trường hợp 3:(số thuế phải nộp bằng 0)


Vấn đề sẽ như thế nào nếu giá chuyển giao được xác định ở mức $300/sản phẩm?

Dễ nhận thấy rằng, mặc dù công ty con A phải nộp thêm một khoản thuế nhiều hơn cho nước C nhưng khoản gia tăng này là không đáng kể (từ $36 trong trường hợp trên lên $40 đối với trường hợp này). Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ B lại bằng 0 do chi phí và doanh thu trong trường hợp này bằng nhau (hiểu một cách đơn giản). Do đó, công ty mẹ B

không phải tốn một $ tiền thuế nào cho nước D, trong khi tổng lợi nhuận của cả TNC vẫn tăng.

Trường hợp 4: (được hoàn thuế)


Giả sử TNC AB tiếp tục nâng mức giá giao dịch nội bộ lúc này thành

$400/ sản phẩm.


Do giá bán cho công ty mẹ tăng lên nên doanh thu của công ty con A vì thế cũng gia tăng. Lợi nhuận trước thuế lúc này là $300 vì thế họ phải nộp cho nước C thêm $20 tiền thuế so với trường hợp trên.

Ngược lại, do kê khai chi phí đầu vào tăng và vượt quá giá bán lại trên thị trường nên lợi nhuận lúc này của công ty mẹ B là -$100. Với mức lỗ này, công ty mẹ B hoàn toàn không phải nộp thuế cho nhà nước mà ngược lại còn được hưởng một khoản khấu trừ thuế (tax rebate) bằng $100 x 40% = $40.

Số tiền này sẽ được khấu trừ vào khoản thuế mà công ty B lẽ ra phải nộp đối với các hoạt động kinh doanh có lãi của mình hoặc được khấu trừ vào khoản thuế phải nộp vào năm sau nếu kinh doanh có lãi.

Như vậy, tổng thuế mà TNC AB phải nộp giảm xuống và tổng lợi nhuận trên toàn tập đoàn lại không ngừng tăng lên.

Trường hợp 5:


Và cuối cùng, điều gì xảy ra nếu mức gia chuyển giao được xác định tại

$500/ sản phẩm?


Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, với mức lợi nhuận ảo là $400, nước C thu được $80 tiền thuế thu nhập doanh nghiệp từ công ty A. Và với mức thua lỗ

$200, nước D không nhận được bất cứ nguồn thuế nào. Mà ngược lại, họ phải khấu trừ thêm một khoản tiền là $80 cho các hoạt động kinh doanh có lãi của công ty B. Như vậy, nếu nhìn tổng thể thì TNC AB không phải mất một bất kỳ một khoản tiền thuế và đồng thời lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế.

Kết luận:


Chỉ cần thay đổi mức giá chuyển giao trong nội bộ tập đoàn, các TNC hoàn toàn có thể giảm thiểu gánh nặng thuế của mình. Điều này dẫn đến việc quốc gia mà công ty B đặt trụ sở đã bị mất trắng một khoản thu cho ngân sách

- vốn được xem là rất cần thiết để phục vụ chi tiêu cho các hoạt động công cộng cũng như phúc lợi xã hội khác. Rõ ràng, hành động định giá chuyển giao mang tính chủ quan này gây tổn thất nhiều cho ngân sách các quốc gia.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là, khi thuế đóng cho nước D giảm xuống thì ngược lại, thu nhập từ thuế của nước C lại tăng lên. Điều này là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia không hề muốn can thiệp vào việc ban hành các quy định nhằm quản lý việc định giá chuyển giao của các TNC. Điển hình cho biểu hiện này thuộc về các quốc gia có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp (bao gồm các thiên đường thuế như Kong Hong, British Virgin Islands, Cayman Island hay Netherlands Antiles,..). Mức thuế suất này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những TNC thực hiện hành vi chuyển lợi nhuận chịu thuế hay gánh nặng về thuế sang những quốc gia này.

3.2. Các liên doanh tại nước nhận đầu tư có thể bị thao túng và loại bỏ


Khi các đối tác nước ngoài đóng góp vốn vào các liên doanh bằng các hình thức như máy móc, dây chuyền sản xuất, trợ giúp kỹ thuật, họ có thể gia tăng giá trị vốn góp trong liên doanh bằng cách định giá cao các tài sản đóng góp này. Một trong những biện pháp chuyển giá của các TNC là nâng giá các chi phí đầu vào tại các công ty con, dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài trong khi công ty mẹ thì vẫn hưởng lãi. Điều này này dẫn đến đến phía đối tác nước tiếp nhận đầu tư bị giảm vốn dần, có thể dẫn đến tình trạng mất vốn, từ đó bị các công ty mẹ thôn tính hoàn toàn, chuyển sang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài. Chính sách định giá chuyển giao của các TNC đã đẩy các nước

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí