Yếu Tố Tạo Ra Khả Năng Thực Hiện Chính Sách Định Giá Chuyển Giao Ở Các Tnc

tại và phát triển các giao dịch này làm nảy sinh vấn đề định giá chuyển giao.

1.2. Giá chuyển giao và định giá chuyển giao


Giá chuyển giao và định giá chuyển giao là hai khái niệm không thể tách rời nhau và thường được đề cập cùng một chủ thế đó là công ty xuyên quốc gia – TNC.

1.2.1. Giá chuyển giao


Giá chuyển giao (tiếng Anh: transfer price) được hiểu là giá tính cho hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp từ một bộ phận này của công ty cho một bộ phận khác.

Có thể nói, phạm trù giá chuyển giao là phạm trù luôn tồn tại trong bất cứ quy mô hoạt phạm vi hoạt động nào của công ty, vì thế có hai loại giá chuyển giao: giá chuyển giao quốc nội - tính cho các giao dịch diễn ra trong phạm vi nội bộ một quốc gia, và giá chuyển giao quốc tế - tính cho các giao dịch xuyên qua biên giới quốc gia, thường là giao dịch giữa các chi nhánh, đơn vị,.. ở các nước khác nhau trong cùng một TNC. Trong phạm vi khóa luận này, giá chuyển giao quốc tế được đề cập chủ yếu.

Người ta áp dụng giá chuyển giao là xuất phát từ tính kinh tế của nó. Ví dụ, đối với một TNC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ điện tử có công ty mẹ đặt tại Nhật Bản. Theo lẽ thông thường, họ phải nhập các con chip điện tử từ các nhà sản xuất chip ở Đài Loan và chấp nhận mua nó với giá thị trường. Nhưng bằng cách mở rộng hợp tác liên doanh với một nhà sản xuất chip trên thị trường Đài Loan hiện tại, TNC này hoàn toàn có quyền được nhập chip với một mức giá ưu đãi hơn so với mức giá thị trường cung cấp, do có quyền loại bỏ đi yếu tố lợi nhuận từ công ty con của Đài Loan nhằm tối đa hóa lợi ích của toàn tập đoàn. Như vậy, sự tồn tại của giá chuyển giao là mang tính tất yếu và phù hợp với quá trình phát triển kinh doanh, điều này được UNCTAD thừa nhận khi cho rằng: nếu có một thị trường cạnh tranh mở cho các loại hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ thì giải pháp tốt nhất - theo quan điểm

kinh doanh - là sử dụng một loại giá luân chuyển nội bộ. Đặc biệt, giá bán cho khách hàng có quan hệ liên kết có thể là cơ sở để tính giá chuyển giao nội bộ cho giai đoạn đầy của quá trình sản xuất bằng cách trừ khỏi giá đó chi phí và một phần hợp nhuận hợp lý của các giai đoạn cuối cùng quy trình sản xuất2. Với ý nghĩa như vậy, giá chuyển giao đã thực sự đóng vai trò là công cụ quan trọng trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh của các TNC.

Tuy nhiên, giá chuyển giao quốc tế tác động đến phúc lợi kinh tế của các quốc gia liên quan thông qua nguồn thu ngân sách của chính phủ quốc gia đó. Sự tác động của việc xác định giá chuyển giao quốc tế này thể hiện rõ nét nhất tại kết luận của tài liệu Hướng dẫn về định giá chuyển giao đối với các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế của Tổ chức hợp tác và phá triển kinh tế (OECD): Bằng cách thay đổi giá chuyển giao giữa các loại giao dịch khác nhau, một công ty đa quốc gia sẽ thể hiện thu nhập của nó dưới nhiều dạng tại một quốc gia, cụ thể nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ nộp thuế tại quốc gia này, và bằng cách thay đổi giá chuyển giao trong các giao dịch nội bộ, các công ty đa quốc gia có thể chuyển giao lợi nhuận trước thuế từ một quốc

gia này sang một quốc gia khác nhằm tối đa hóa tổng lợi nhuận sau thuế của nó3.

Từ tính chất hai mặt của giá chuyển giao – một mặt là có lợi cho các TNC và mặt kia là gây thiệt hại về nguồn thu thuế cho các quốc gia, vấn đề đặt ra là xác định mức giá chuyển giao như thế nào là hợp lý, để cả hai bên cùng có thể tránh phần tổn thất của mình.

1.2.2. Định giá chuyển giao



2 UNCTAD (1999) Transfer pricing, UNCTAD/ITE/IIT/11 (Vol.1). New York and Geneva.


3 OECD Hướng dẫn về Định giá chuyển giao đối với các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Định giá chuyển giao là việc ấn định giá cho các giao dịch giữa các công ty con của một TNC, trong đó giá không phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Trong việc ấn định này, thông thường giá được tính toán để các TNC có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình, trong đó có mục tiêu giảm thiểu gánh nặng thuế trên quy mô toàn cầu.

Định giá chuyển giao được thực hiện cho các giao dịch của các tài sản hữu hình, dịch vụ, tài sản vô hình, tài chính.

(i) Chuyển giao tài sản hữu hình: Tài sản hữu hình bao gồm tài sản vật chất (nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm) và máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chuyển giao trong nội bộ một tập đoàn.

(ii) Chuyển giao dịch vụ: Dịch vụ chuyển giao giữa các bên liên quan trong cùng một tập đoàn bao gồm các hoạt động thiết yếu như kế toán, luật, thuế cho đến những trợ giúp kỹ thuật liên kết với việc chuyển giao các tài sản hữu hình – chuyên gia, tư vấn, lắp đặt,

(iii) Chuyển giao tài sản vô hình: Trong bối cảnh chuyển giao yếu tố tài sản vô hình trong một TNC, khái niệm thường được nhắc đến là khái niệm “rào cản gia nhập”, được hiểu là những nhân tố ảnh hưởng đến sự gia nhập thành công vào thị trường, hay nói cách khác, là duy trì một hình thức độc quyền nào đó của thị trường. Chính những rào cản gia nhập này tạo điều kiện cho các TNC có thể tự quyền định đoạt giá trị chuyển giao đối với loại tài sản này mà không dựa trên bất cứ một quy tắc thị trường thống nhất nào. Tài sản vô hình có thể gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bí quyết công nghệ, danh tín, sức bán hàng và khả năng cung cấp dịch vụ,Những yếu tố này có thể được chuyển giao bằng một trong bốn cách: bán công khai, chuyển thẳng không thanh toán như hình thức tặng quà, cấp giấy phép và trả tiền bản quyền, cấp giấy phép nhưng không trả tiền bản quyền

(iv) Chuyển giao tài chính: Các hình thức tài chính mà một bên (thường là công ty mẹ) chuyển giao cho bên kia là vay vốn ngắn hạn, chi phí gia nhập thị trường, chia sẻ chi phí, vay vốn dài hạn,.. Yếu tố để các TCN định giá chuyển giao đối với hoạt động tài chính này là: tỷ lệ lãi suất vay, khoản vốn vay, hệ thống tiền tệ, uy tín của người vay.

Cần phải lưu ý rằng, định giá chuyển giao bản thân nó là một hoạt động mang tính đặc thù và khách quan của các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết, đặc biệt là các TNC. Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về mặt lợi ích trong một tập đoàn, giá của giao dịch nội bộ (intra-firm transaction) hoàn toàn có thể được TNC kiểm soát mà không phải phụ thuộc vào yếu tố thị trường, để sao cho hiệu quả về kinh tế của họ được tối đa, hay nói rõ ra, đó là làm cho gánh nặng thuế được giảm nhẹ. Mục tiêu này được gọi là xây dựng các kế hoạch thuế trong các TNC.

Tuy nhiên ngày nay, định giá chuyển giao thường gắn liền với ý nghĩa tiêu cực hơn, bởi vì mục đích định giá chuyển giao vượt ra quá nhiều so với ý nghĩa ban đầu là giảm gánh nặng thuế của các TNC. Nó được ám chỉ là hành vi chuyển thu nhập bị chịu thuế từ một công ty ở quốc gia có mức thuế cao sang một công ty khác trong cùng một tập đoàn nhưng ở quốc gia có mức thuế thấp thông qua việc xác định giá chuyển giao không đúng đắn - không theo nguyên tắc thị trường (Arm‟s length principle). Hay nói cách khác, các chủ thể, bằng mọi cách, thay đổi mức chi phí hoặc doanh thu để lợi nhuận chịu thuế của mình là thấp nhất. Điều này dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều một hiện tượng vẫn hay được nhắc đến, hiện tượng “Chuyển giá”.

Như vậy, bản thân việc định giá chuyển giao mang ý nghĩa tích cực, nhưng nếu đặt nó trong mục đích của chủ thể và vượt ra ngoài những giới hạn cho phép của thị trường thì nó sẽ trở thành hành vi chuyển giá, một hành vi tiêu

cực và cần ngăn chặn. Mục đích của đề tài nghiên cứu này đó là đứng ở một góc nhìn tích cực để xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý việc định giá chuyển giao của các TNC, nhằm tạo ra một khung chuẩn cho hoạt động định giá chuyển giao, từ đó tạo ra cơ sở pháp lý để cáo buộc các hành vi chuyển giá.

2. Yếu tố tạo ra khả năng thực hiện chính sách định giá chuyển giao ở các TNC


Định giá chuyển giao xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của tập đoàn. Nhưng chính những yếu tố khách quan thuộc về môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho các TNC thực hiện chính sách định giá chuyển giao của mình. Các yếu tố đó bao gồm:

2.1. Sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở các quốc gia


Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào phần lợi nhuận hoạt động của các công ty. Việc ban hành mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia đó (tham khảo bảng 1). Ví dụ ở các nước đang phát triển - nơi có nhu cầu tiếp nhận vốn đầu tư lớn - thường ban hành một mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước phát triển thường ở mức cao.

Chính sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế của các công ty ở các nước khác nhau đã tạo ra động cơ cho các nhà đầu tư có các phương án thực hện định giá chuyển giao. Chỉ với một động tác thay đổi đơn giản trong sổ sách kế toán, lợi nhuận chịu thuế của một công ty trong tập đoàn ở quốc gia có mức thuế suất cao sẽ được chuyển về công ty khác ở quốc gia có mức thuế suất thấp hơn. Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng cần đạt được là giảm tối đa nghĩa vụ đóng góp về thuế để đạt mức lợi ích lớn nhất có thể.

Bảng 1: Biểu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 của các nước trên thế giới


Nước

Thuế suất thuế TNDN

Nước

Thuế suất thuế TNDN

Ageri

30%+3%

Italy

33%

Achentina

35%

Nhật Bản

30%

úc

30%

Malaysia

28%

áo

25%

Hà Lan

29.6%

Barbados

40%

New Zealand

30%

Bêlarut

30%

Na Uy

28%

Bỉ

33.99%

Pakistan

35%

Braxin

34%

Panama

30%

Canada

29.5-35.5%

Philippines

35%

Chilê

17%

Singapore

20%

Trung Quốc

25%

Nam Phi

28%

Đan Mạch

22%

Tây Ban Nha

25-30%

Ai Cập

40%

Thụy Điển

28%

Pháp

33.33%

Thụy Sĩ

13-25%

Đức

38.34% (average)

Đài Loan

25%

Hồng Kông

16.5%

Thái Lan

30%

Hungary

16%

Vương Quốc

Anh

21-28%

Aixơlen

18/26%

Hoa Kỳ

15-39% (liên

bang)

ấn Độ

30-40%

Việt Nam

28%

Inđônêxia

30%

Zambia

35%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 3

Nguồn: Wikipedia4

2.2. Chênh lệch về thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu


Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận trong giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu cao, thấp giữa các quốc gia đòi hỏi các chủ đầu tư, các doanh nghiệp phải lựa chọn và ra các quyết định về xuất và nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Đối với các TNC thì những quy định khác nhau về thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu giữa các quốc gia cũng chính là các cơ hội để công ty thực hiện các chính sách đề định giá chuyển giao.

Nếu thuế suất thuế nhập khẩu trong nước cao hơn, công ty mẹ sẽ định giá thấp hàng nhập khẩu vào. Tương tự, nếu thuế suất thuế xuất khẩu trong nước thấp hơn, các công ty con sẽ định giá thấp hàng xuất khẩu cho công ty mẹ. Vấn đề ở đây lại xuất phát từ chỗ chênh lệch các nghĩa vụ về thuế giữa các quốc gia mà các TNC đặt trụ sở. Khi có sự chênh lệch giữa một bên thuế suất cao và một bên thuế suất thấp, các TNC không ngần ngại đưa ra chính sách định giá để sao cho gánh nặng về thuế phải chịu là tối thiếu.

Tuy nhiên, các TNC phải có sự lựa chọn rõ ràng giữa mục tiêu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thuế quan xuất nhập khẩu, bởi vì thực chất, nếu giảm được một khoản thuế xuất nhập khẩu bằng cách xác định mức giá chuyển giao thấp - đối với thuế nhập khẩu, thì ngược lại, tổng chi phí sẽ thấp và như vậy, lợi nhuận bị đánh thuế sẽ tăng lên.

2.3. Các hạn chế trong việc chuyển lợi nhuận về nước


Đối với các nhà đầu tư thì việc thu hồi vốn, chuyển lợi nhuận về nước là những chỉ tiêu quan trọng, quyết định tới việc có bỏ vốn đầu tư xây dựng dự án vào một nước nào đó hay không. Tuy nhiên trên thực tế ở một số nước,

4 http://en.wikipedia.org/wiki/Tax_rates_around_the_world

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí