tiếp nhận đầu tưu vào thế yếu trong cạnh tranh, khi đó, các công ty này có thể thao túng thị trường nước tiếp nhận đầu tư.
3.3. Chính sách định giá chuyển giao của các TNC có thể làm biến dạng các hình thái đầu tư
Những tác động trên được xem là những ảnh hưởng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, chuyển giá có thể làm biến dạng các hình thái đầu tư trong nền kinh tế quốc gia. Khả năng sinh lợi thấp do chuyển giá gây ra sẽ không khuyến khích đầu tư đối với những ngành công nghiệp bị khống chế bởi các TNC và ngăn cản các nhà sản xuất tiềm năng. Nó làm giảm tính cạnh tranh trong nước, làm tăng giá cả sản phẩm bán cho người tiêu dùng và tạo nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các hoạt động của TNC. Hành vi này làm biến đổi hình thái và cấu trúc của ngoại thương và ảnh hưởng đến việc phân phối thu nhập và lợi ích thương mại tại các quốc gia. Chính sách định giá chuyển giao nếu không được quản lý có ảnh hưởng tiêu cực lên điều khoản thương mại và cán cân thanh toán khi các TNC định giá thấp hàng xuất khẩu và định giá cao hàng nhập khẩu. Ngoại thương sẽ không phản ánh đúng tự do thương mại trên thị trường thế giới khi các TNC toàn quyền kiểm soát thương mại ở nhiều quốc gia. Do đó, phân phối thu nhập quốc tế từ nước tiếp nhận đầu tư sang nước đầu tư thông qua chính sách định giá có thể làm giảm phúc lợi kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
II. Cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của một số nước trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 10 vạn công ty xuyên quốc gia với hàng triệu chi nhánh và hàng chục triệu cơ sở thương mại có mặt khắp thế giới. Các TNC và các công ty đối tác đã trực tiếp giải quyết việc làm cho khoảng 10% và gián tiếp giải quyết việc làm cho 20% lao động thế giới. Số thuế phải mà các TNC phải nộp cho các nước sở tại bằng 30% tổng thu nhập tài chính của
nước đó. Giá trị sản phẩm hàng hóa do các TNC tạo ra bằng 40% tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của tất cả các công ty có mặt trên toàn cầu. Các TNC đã lũng đoạn đến 90% giá trị đầu tư toàn cầu. Quan trọng hơn cả, 50% tổng giá trị hàng hóa, 60% tổng giá trị thương phẩm mậu dịch, 70% giá trị dịch vụ mậu dịch và 80% giá trị kỹ thuật mậu dịch của thế giới được thực hiện trong nội bộ của các TNC.5
Nhìn vào những con số thống kê trên, chúng ta không thể phủ nhận sức ảnh hưởng to lớn của các TNC đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì việc lũng đoạn thương mại thế giới của các TNC cũng đặt các quốc gia vào thế đáng lo ngại. Với hơn 50% thương mại thế giới là giao dịch nội bộ của TNC thì tất yếu, các chính sách định giá chuyển giao vì thế cũng được áp dụng một cách có lợi nhất. Và như trên đã phân tích, một khi vượt quá những giới hạn nhất định, chính sách định giá chuyển giao của các TNC gây ra nhiều tổn thất cho các quốc gia. Vì vậy, xây dựng cơ chế để quản lý định giá chuyển giao trong các TNC là điều cần thiết.
Cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao là hệ thống các chính sách kết hợp trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là hai lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và hệ thống thuế. Tuy nhiên, cả hai lĩnh vực trên có vai trò định hướng vĩ mô để cơ chế quản lý định giá chuyển giao hoạt động đúng, đảm bảo được nguyên tắc “cùng có lợi” cho nhà đầu tư nước ngoài và ngân sách quốc gia. Tùy vào đặc điểm và chính sách kinh tế của từng quốc gia mà cơ chế quản lý thông qua chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và hệ thống thuế có những đặc thù riêng biệt. Hơn nữa, tại các nước phát triển, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài không mấy quan trọng trong việc xây dựng cơ chế
5 “APEC – Nơi hội tụ những hiểu biết chung về kinh tế toàn cầu” - http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=759&news_id=3469
quản lý định giá chuyển giao vì bản thân các công ty trong nước cũng có thể thực hiện được hành vi này.
Trong khi đó, một điều có thể dễ dàng nhận thấy là cơ chế quản lý định giá chuyển giao của các nước thường gặp nhau tại một điểm - đó là ban hành các quy tắc mang tính kỹ thuật - nhằm điều chỉnh trực tiếp giá chuyển giao trong các giao dịch nội bộ giữa các công ty có mối quan hệ liên kết nói chung và các TNC nói riêng. Có thể nói đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách định giá chuyển giao của các TNC. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của phần này chỉ giới hạn trong các nguyên tắc mang tính kỹ thuật.
Quản lý việc định giá chuyển giao bằng cách biện pháp kỹ thuật được hiểu là việc các cơ quan có chức năng của các quốc gia ban hành các quy tắc nhằm điều chỉnh mức giá chuyển giao giữa các bộ phận trong một tập đoàn về gần đúng mức giá thị trường, để đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh công bằng và không làm tổn hại đến nguồn thu thuế của nhà nước.
Một số nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, đã biết tới phương pháp xác định giá thị trường cũng như đã hình thành được một hệ thống khá chặt chẽ luật lệ và phương pháp áp dụng nhằm hạn chế những tiêu cực của các chính sách định giá chuyển giao của các TNC trên phạm vi lãnh thổ của mình. Đồng thời, một số nước cũng đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các cơ quan thuế của các quốc gia khác trong việc điều chỉnh và hoàn thiện các phương pháp xác định giá thị trường một cách có hiệu quả nhất, đặc biệt là việc yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh cho các giao dịch được định giá bởi các chi nhánh, bộ phận trong cùng một tập đoàn (xem bảng 2).
Bảng 2: Các quốc gia có yêu cầu về cung cấp tài liệu chứng minh hoạt động định giá chuyển giao
1998-2000 | 2001-2002 | 2003-2004 | 2005-2007 | |
Hoa Kỳ | Hoa Kỳ | Hoa Kỳ | Hoa Kỳ | Hoa Kỳ |
Úc | Úc | Úc | Úc | Úc |
Pháp | Pháp | Pháp | Pháp | Pháp |
Mêxicô | Mêxicô | Mêxicô | Mêxicô | Mêxicô |
Braxin | Braxin | Braxin | Braxin | Braxin |
Canada | Canada | Canada | Canada | |
Hàn Quốc | Hàn Quốc | Hàn Quốc | Hàn Quốc | |
Anh | Anh | Anh | Anh | |
Đan Mạch | Đan Mạch | Đan Mạch | Đan Mạch | |
Vênêzuêla | Vênêzuêla | Vênêzuêla | Vênêzuêla | |
Nam Phi | Nam Phi | Nam Phi | Nam Phi | |
Đức | Đức | Đức | Đức | |
Bỉ | Bỉ | Bỉ | Bỉ | |
Argentina | Argentina | Argentina | Argentina | |
Nhật | Nhật | Nhật | ||
Ba Lan | Ba Lan | Ba Lan | ||
Kazakhstan | Kazakhstan | Kazakhstan | ||
Ấn Độ | Ấn Độ | Ấn Độ | ||
Bồ Đào Nha | Bồ Đào Nha | Bồ Đào Nha | ||
Colombia | Colombia | Colombia | ||
Hà Lan | Hà Lan | Hà Lan | ||
Thái Lan | Thái Lan | Thái Lan | ||
Malaysia | Malaysia | |||
Indonesia | Indonesia | |||
Na Uy | Na Uy | |||
New Zealand | New Zealand | |||
Peru | Peru | |||
Tây Ban Nha | Tây Ban Nha | |||
Đài Loan | Đài Loan | |||
Hungary | Hungary | |||
Lithuania | Lithuania | |||
Ecuador | ||||
Việt Nam | ||||
Singapore | ||||
Thụy Điển | ||||
Israel | ||||
Phần Lan | ||||
Estonia |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 2
- Yếu Tố Tạo Ra Khả Năng Thực Hiện Chính Sách Định Giá Chuyển Giao Ở Các Tnc
- Sự Có Mặt Của Đối Tác Địa Phương Trong Liên Doanh
- Phương Pháp Xác Định Giá Thị Trường Của Các Nước Châu Á - Thái Bình Dương
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Ngành 1988 – 2007
- Cơ Chế Quản Lý Hoạt Động Định Giá Chuyển Giao Của Các Tnc Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo toàn cầu của Ernst & Young về định giá chuyển giao 2007)
1. Phương pháp xác định giá thị trường theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD
Với mục đích tránh việc đánh thuế trùng, OECD đã soạn thảo và ban hành Mẫu hiệp định về thuế thu nhập và vốn có tính chất nguyên tắc để xác lập những hướng dẫn về định giá chuyển giao dành cho các TNC và cơ quan thuế, một cẩm nang đã được xuất bản năm 1995 và được tái bản bổ sung năm 1997. Mẫu hiệp định đưa ra quy định của mỗi nước thành viên phải phân bổ chính xác lợi nhuận chịu thuế giữa các công ty có liên kết đóng trụ sở tại nước mình theo các thủ tục thống nhất, với yêu cầu là phải đảm bảo rằng sự chính xác trong phân bổ lợi nhuận này được thực hiện căn bản dựa trên sự chấp thuận chung, theo nguyên tắc khách quan hay còn gọi là nguyên tắc giá trị trường.
OECD hướng dẫn cho các công ty xuyên quốc gia và các cơ quan quản lý thuế dựa trên nguyên tắc định giá độc lập (hoặc định giá thị trường). Thực hiện nguyên tắc này trong việc kiểm soát giao dịch giữa các công ty ở hai nước, cơ quan thuế ở hai nước có thể thống nhất cách áp giá giao dịch để tránh bị đánh thuế hai lần. Khi đó, khả năng là mỗi bên sẽ được chia một phần lợi nhuận, chứ không có chuyển một nước gánh toàn bộ chi phí, còn nước kia được hưởng toàn bộ lợi nhuận.
Hướng dẫn có đề ra một số phương pháp định giá chuyển giao, đó là:
(i) Phương pháp giá thị trường tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled price method - CUP):
Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh giữa giá của giao dịch chịu sự kiểm soát (giao dịch của bên liên kết) và giá của giao dịch độc lập trong những hoàn cảnh và điều kiện tương tự. Sau khi đã loại trừ những tác nhân gây ảnh hưởng
đến sự chênh lệch giá giữa 2 loại giao dịch (độc lập và phụ thuộc), giá làm căn cứ xác định (doanh thu hay chi phí) sẽ là giá của giao dịch độc lập.
Đây là phương pháp lý tưởng nhất nhưng cũng khó áp dụng vì thông thường không thể tìm ra được một doanh nghiệp độc lập có đặc tính kinh doanh, quy mô cũng như sản phẩm tương tự hoặc giống hệt doanh nghiệp chịu liên kết để có thể so sánh vì trên thực tế chỉ một yếu tố khác biệt cũng có thể làm giá giao dịch bị thay đổi. Thông thường, biện pháp này được sử dụng khi doanh nghiệp chị sự kiểm soát đồng thời cung cấp cùng một loại sản phẩm cho bên liên kết và các khách hàng độc lập.
(ii) Phương pháp dựa vào giá bán ra (Resale price method - RPM):
Phương pháp này căn cứ và giá mua vào từ giao dịch liên kết và giá bán ra cho các khách hàng độc lập. Phần chệnh lệch khi lấy giá bán ra trừ đi tỷ lệ lãi gộp trên giá bán (doanh thu) sẽ được coi là giá vốn sản phẩm – đây chính là giá áp dụng cho sản phẩm đầu mua vào từ doanh nghiệp liên kết (giá này sẽ được trừ đi các chi phí vận chuyển hoặc thuế nhập khẩu,..). Phương pháp rất thích hợp để áp dụng cho hoạt động phân phối hoặc gia công đơn giản.
(iii) Phương pháp cộng thêm chi phí vào giá vốn (Cost plus method - CPM):
Phương pháp này bắt đầu từ chi phí của nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong các giao dịch liên kết. Một khoản chi phí phù hợp cộng với phần lợi nhuận để tạo nên lợi nhuận cuối cùng cho công ty tương ứng với các chức năng và điều kiện của thị trường. Giá còn lại sau khi cộng phần chi phí và lợi nhuận được xem là giá xác định theo nguyên tắc thị trường.
Phương pháp này thường được áp dụng khi các bên liên kết trao đổi bán thành phẩm, các hợp đồng liên doanh hay các hợp đồng cung ứng dài hạn. Phương pháp này đặt trên giả định là trong thị trường cạnh tranh, phần trăm
lợi nhuận lợi nhuận cộng thêm sẽ giống như các nhà sản xuất khác trên thị trường. Vì vậy, phương pháp này là phương pháp so sánh chức năng như phương pháp giá bán lại.
(iv) Phương pháp lợi tức giao dịch:
Phương pháp này bao gồm hai biện pháp là tách lợi nhuận và lợi tức thuần từ giao dịch. Biện pháp tách lợi tức được xây dựng trên cơ sở giả định loại trừ tất cả các yếu tố đặc biệt làm ảnh hưởng đến giá của giao dịch độc lập và coi tất cả các bên tham gia trong giao dịch đều tạo nên lợi tức. Lợi tức thu được từ việc tham gia vào giao dịch sẽ được chia cho các bên trên cơ sở tính đến các yếu tố kinh tế như vốn góp, rủi ro và chức năng của từng doanh nghiệp. Biện pháp này có thuận lợi là không lệ thuộc vào giao dịch độc lập để so sánh mà chỉ lấy các dữ liệu kinh tế từ giao dịch độ lập làm yếu tố tham khảo. Biện pháp tách lợi nhuận thuần từ giao dịch căn cứ vào tỷ lệ lợi tức thuần thu được tính trên giá vốn, doanh thu hoặc tài sản giao dịch độc lập so với giao dịch liên kết. Phương pháp này về bản chất tương tự với 2 phương pháp cổ điển là dựa vào giá bán ra hoặc giá vốn cộng chi phí nhưng có điểm thuận lợi hơn là việc xác định tỷ lệ lợi tức thuần dễ hơn vì biên độ lãi gộp của các doanh nghiệp độc lập rất khác nhau nhưng tỷ lệ lợi tức thuần có biên độ biến động thấp.
(v) Phương pháp phân bổ theo công thức:
Mặc dù phương pháp mới này được xếp vào dạng không theo nguyên tắc giao dịch độc lập nhưng được chấp nhận là phương án 2 để xác định giá trị chuyển nhượng trong giao dịch liên kết để cho ra kết quả “có kinh doanh thì có lợi tức”. Phương pháp này lấy số liệu tổng hợp của cả tập đoàn với phân chia lợi tức này theo công thức số học. Phương pháp này khác với biện pháp tách lợi tức ở điểm được áp dụng cho mọi đối tượng nộp thuế trong khi phương pháp tách lợi tức chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.
2. Phương pháp xác định giá thị trường của Mỹ
Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ từ thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nhập nội bộ (IRC) ban hành năm 1968. Điều khoản 482 này được xây dựng nhằm cải thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan Thuế. Theo đó, giá chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình giữa các chi nhánh của một doanh nghiệp ở các nước khác nhau phải được xác định tương đương với giá cung cấp cho bên thứ ba, hoặc tương đương với giá của một doanh nghiệp khác có sản phẩm tương tự.
Khi giá chuyển nhượng của doanh nghiệp làm thay đổi đáng kể số thuế thu nhập phải nộp, điều khoản này cho phép cơ quan thuế xác định lại giá chuyển giao nhằm tính lại lợi nhuận trước thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ trường hợp của Nissan, công ty này chuyển nhượng ô tô và các phụ tùng với giá cao cho các chi nhánh ở Mỹ, làm cho lợi nhuận chi nhánh ở Mỹ giảm và lợi nhuận của công ty mẹ ở Nhật tăng lên gần 1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc một phần số thuế thu nhập doanh nghiệp đúng ra phải nộp ở Mỹ đã được chuyển về cho Nhật. Năm 1993, Cơ quan Thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng hãng ô tô Nissan của Nhật Bản đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập khẩu vào Mỹ, cuối cùng Nissan phải nộp một khoản tiền phạt là 170 triệu USD.
Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là dựa trên phân tích các giao dịch có thể so sánh; hai là dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết.
Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định giá mới, tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng