Cơ Chế Quản Lý Hoạt Động Định Giá Chuyển Giao Của Các Tnc Tại Việt Nam

Tình trạng tương tự đối với các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam. Ngoài liên doanh Toyota có lãi, 10 liên doanh khác đều trong tình trạng lỗ vốn. Lỗ lũy kế đến cuối năm 1998 của Vinastar là 10,8 triệu USD, Mekong là 9,5 triệu USD, Vidamco (liên doanh với Daewoo) là 5,5 triệu USD (chưa tính đến 10 triệu nợ khó đòi). Ngoài các nguyên nhân như dự báo nhu cầu và quy hoạc không chính xác, liên doanh chưa được bảo hộ thích đáng tại Việt Nam, chính sách nội địa hóa không thực hiện được vì thị trường quá nhỏ bé,... thì nguyên nhân gây lỗ còn là việc các cơ quan chức năng cũng như đối tác Việt Nam không kiểm soát được giá đầu vào và hoạt động tài chính cảu liên doanh nên đối tác nước nogài có thể thu lãi từ khâu cung cấp các bộ linh kiện.

(iv) Định giá cao đối với các khoản lãi vay từ công ty mẹ:


Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thường được cho vay vốn từ một công ty liên kết (một công ty con khác hoặc vay từ công ty mẹ) với mức lãi suất cao hơn lãi suất bình thường đối với các khoản nợ cùng loại. Đây cũng là hình thức để nâng chi phí của doanh nghiệp FDI lên, để cuối cùng lợi nhuận chịu thuế của họ là thấp nhất có thể.

3.2. Định giá thấp đối với các yếu tố đầu ra


Một số doanh nghiệp FDI (chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) khi xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thường xuất về công ty mẹ hoặc công ty con khác tại các nước có thuế suất thuế thu nhập công ty thấp với hóa đơn xuất thấp hơn nhiều so với giá thành. Hoặc có tình trạng một số dịch vụ thu tiền ở nước ngoài không được phản ánh đúng doanh thu để giảm số thuế phải nộp ở các nước này. Động tác này nhằm mục đích giảm đi lợi tức phải kê khai ở Việt Nam, trong khi số lợi tức này trên sổ sách của đơn vị được hiểu ngầm rằng đã được bù trừ bởi số “lãi đầu vào” thu được từ việc kê khai khống các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

Giá giày gia công (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) của công ty liên doanh sản xuất giày (không nêu tên vì bên nước ngoài đã sửa chữa gian lận này) là một minh chứng cho sự ăn chặn của đối tác nước ngoài. Cụ thể phía nước ngoài cung cấp cho phía đối tác Việt Nam một bảng báo giá, trong đó thông báo giá giày xuất khẩu sang Pháp (FOB) Hải Phòng lần lượt là 3,2 USD/đôi; 3,4 USD/đôi, không có hợp đồng xuất khẩu và L/C gốc. Chỉ đến khi đoàn kiểm tra Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư yêu cầu, sau nhiều lần trì hoãn, phía nước ngoài mới cung cấp cho đoàn kiểm tra bản fax các L/C gốc và hợp đồng gốc ký với bên mua, trong đo đơn giá đích thực của lô giày xuất khẩu lần lượt là 3,9 USD/đôi. Như vậy, chỉ có phía nước ngoài là được lợi, còn công ty liên doanh lỗ triền miên.

II. Cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Như vậy, qua phân tích, trong vòng vài năm trở lại đây, khi hiện tượng chuyển giá đang trở nên đáng lo ngại với những biểu hiện đáng ngờ từ kết quả kinh doanh cũng như kết quả thất thu thuế tại Việt Nam thì nhà nước cũng đã bắt đầu “vào cuộc” với các giải pháp nhất định. Như phần trên đã phân tích, một cơ chế quản lý được xem là hiệu quả một khi nó là sự kết hợp thống nhất giữa tất cả các lĩnh vực mà vấn đề đó bao phủ hoặc có liên quan. Quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC cũng vậy. Việt Nam xác định, trong bối cảnh hiện tại, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cũng như tạo điều kiện cho cho TNC hoạt động tại Việt Nam là điều cần thiết; nhưng tìm ra giải pháp để dung hòa được lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như lợi ích của toàn xã hội là điều cần thiết hơn. Và điều này cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng khác. Vì thế, cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao, thiết nghĩ, nên được phân tích đưới nhiều góc độ; từ chính sách thu hút đầu tư, từ cải cách hệ thống thuế và thu ngân sách và từ các giải pháp giám sát tài chính mang tính kỹ thuật của Bộ tài chính. Trong đó các nguyên tắc xác định giá thị

trường được xem là những biện pháp có tác động một cách trực tiếp đến các chính sách định giá chuyển giao của các TNC.

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 8

1. Thực trạng quản lý hoạt động định giá chuyển giao thông qua các nguyên tắc xác định giá thị trường

1.1. Các văn bản pháp luật quy định về định giá chuyển giao


Văn bản pháp lý đầu tiên đề đề cập đến quản lý hoạt động định giá chuyển giao là Thông tư 74/1999/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT- BTC và hàng loạt các văn bản khác của chính phủ cũng được ban hành nhằm khắc phục tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể như thông tư 13 có đưa ra một số phương pháp nhằm định giá chuyển giao để hạn chế hiện tượng chuyển giá như Phương pháp so sánh giá trị thị trường tự do, phương pháp sử dụng giá bán lại để xác định giá mua vào, phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, các văn bản đó còn bộc lộ nhiều hạn chế và không đưa ra những phương pháp cụ thể đối với những trường hợp vi phạm. Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh.

Cho đến 19/12/2005, quản lý định giá chuyển giao được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành Hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Như vậy, tính đến nay, Thông tư 117/2005/TT-BTC có thể xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về các biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm quản lý việc định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có quan hệ liên kết nói chung mà trong đó, quan hệ giữa các bộ phận của một TNC cũng là đối tượng điều chính.

Thông tư 117 gồm 4 nội dung chủ yếu, có thể tóm tắt như sau:

- Phần 1 nêu lên đối tượng và phạm vi điều chỉnh, trong đó liệt kê cụ thể các trường hợp công ty được coi là “có quan hệ liên kết”. Theo đó, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của thông tư là rất rộng và quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các công ty con trong cùng một TNC đều thuộc sự điều chỉnh của thông tư này.

- So sánh giá của giao dịch liên kết trên cơ sở so sánh tính tương đương với một giao dịch độc lập được coi là nội dung cốt lõi của phương pháp xác định giá thị trường. Để làm được điều đó, thì việc phân tích so sánh một giao dịch liên kết với một giao dịch độc lập để xem xét độ tương đương hay không tương đương là điều cần thiết. Phần 2 của thông tư đưa ra những nguyên tắc phân tích để so sánh và loại trừ khác biệt giữa các giao dịch.

- Phần 3 trình bày 5 phương pháp xác định giá thị trường, bao gồm phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp so sánh lợi nhuận, phương pháp tách lợi nhuận. Tùy theo từng phương pháp cụ thể nêu trên, giá thị trường của sản phẩm có thể được tính trực tiếp ra đơn giá sản phẩm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm.

- Phần 4 quy định việc lưu trữ và cung cấp dữ liệu, chứng từ về phương pháp xác định giá thị trường và việc xử phạt vi phạm.

Tóm lại, căn cứ vào thông tư 117 của Bộ tài chính, có thể hình dung về quy trình một công ty tại Việt Nam có quan hệ liên kết với một TNC ở nước ngoài trong việc hạch toán sổ sách theo đúng cơ chế quản lý của nhà nước Việt Nam như sau:

- Thực hiện giao dịch nội bộ với công ty mẹ hoặc chi nhánh khác trong cùng một TNC ở quốc gia khác.

- Lựa chọn một/nhiều giao dịch độc lập.

- Nghiên cứu phân tích xem giao dịch độc lập kia có tương đồng với giao dịch liên kết hay không. Nếu không tương đồng thì phải tiến hành loại bỏ khác biệt

- Chủ động lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường thích hợp nhất: dựa trên giá của giao dịch độc lập, xác định giá của giao dịch liên kết.

- Lưu trữ giấy tờ chứng mình cho phương pháp đã chọn lựa là thích hợp nhất để làm cơ sở trước cơ quan thuế.

1.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá thị trường mà Việt Nam đang áp dụng

1.2.1. Nguyên tắc Phân tích so sánh và Loại trừ khác biệt


Như trên đã trình bày, xác định giá thị trường của giao dịch liên kết chủ yếu dựa vào giá của một giao dịch độc lập bên ngoài tập đoàn đó. Thông tư 117 có quy định rõ vấn đề này cho các công ty áp dụng như sau, việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoăc so sánh giữa các cơ sở kinh doanh thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch lên kết diễn ra trong cùng một kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế.

Giao dịch độc lập được chọn để so sánh là giao dịch được lựa chọn từ các giao dịch độc lập có tính chất và bối cảnh giao dịch (gọi chung là điều kiện giao dịch) tương đương chứ không nhất thiết phải hoàn toàn giống với giao dịch liên kết. Khi đó, giá sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để

so sánh sẽ được coi là căn cứ để các định giá sản phẩm trong giao dịch liên kết theo các phương pháp xác định giá thị trường.

Có thể xem xét ví dụ sau:


A là một công ty con của tập đoàn đa quốc gia H và B là một doanh nghiệp độc lập cùng kinh doanh bán lẻ xe máy nhãn hiệu HX. Việc so sánh có thể được thực hiện theo một trong 2 cách sau:

- So sánh giao dịch mua xe máy để bán ra của doanh nghiệp A với giao dịch tương tự của doanh nghiệp B.

- So sánh giữa doanh nghiệp A với doanh nghiêp V về hoạt động kinh doanh bán lẻ xe máy.

Trong trường hợp không lựa chọn được một giao dịch độc lập có tính tương đương thì nhất thiết phải đánh giá và phân tích sự khác biệt giữa chúng để loại trừ các khác biệt đó trước khi ap dụng các phương pháp xác định giá thị trường. Có 4 tiêu thức mà có thể gây ra những ảnh hưởng dẫn đến khác biệt đó là:

(i) Đặc tính sản phẩm: bao gồm các đặc tính có ảnh hưởng chủ yếu đến giá của sản phẩm như chủng loại; chất lượng, nhãn hiệu thương mại; tính chất chuyển giao của sản phẩm.

(ii) Chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh: bao gồm các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời từ các hoạt động mà cơ sở kinh doanh đã thực hiện đối với việc sử dụng các tài sản, vốn và chi phí có liên quan.

(iii) Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch: khối lượng, điều kiện giao dịch hoặc phân phối sản phẩm; thời hạn, điều kiện và phương thức thanh toán; điều kiện bảo hành, thay thế, nâng cấp, chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh sản phẩm; điều kiện về đặc quyền kinh doanh, phân phối sản phẩm;...

(iv) Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch: quy mô và vị trí địa lý của thị trường, thời gian và tính chất hoạt động (bán buôn hay bán lẻ); mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh tại nơi diễn ra giao dịch, chính sách điều tiết thị trường,..

Trường hợp có khác biệt trọng yếu, công ty phải xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu đó để điều chỉnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể tăng hoặc giảm giá trị nhằm loại trừ các khác biệt trọng yếu đó.

Ví dụ: Giả sử có 2 giao dịch của công ty A và B là 2 công ty cùng thực hiện dịch vụ gia công sản phẩm may mặc, trong đó công ty A gia công và giao sản phẩm tại kho của công ty A và công ty B gia công và làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Như vậy, khi so sánh về chức năng gia công sản phẩm của A và B ta thấy công ty B có thực hiện thêm chức năng “làm thủ tục xuất khẩu”. Khác biệt này là khác biệt trọng yếu nên sẽ được tách riêng bằng cách hạch toán riêng hoặc phân bổ theo tỷ lệ tổng chí phí hoặc doanh thu phát sinh do thực hiện thủ tục xuất khẩu để đảm bảo việc so sánh hiệu quả kinh doanh xét theo chức năng gia công sản phẩm của công ty A và công ty B là tương đương.

1.2.2. Các phương pháp xác định giá thị trường

Căn cứ vào kinh nghiệm quản lý định giá chuyển giao của các nước trên thế giới và thông lệ quốc tế, Việt Nam đưa ra 5 phương pháp để xác định giá thị trường, bao gồm:

- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

- Phương pháp giá bán lại

- Phương pháp giá vốn cộng lãi

- Phương pháp so sánh lợi nhuận

- Phương pháp tách lợi nhuận

Tùy theo hoàn cảnh của từng giao dịch mà các doanh nghiệp hay công ty con tại Việt Nam có thể chủ động lựa chọn phương pháp tối ưu, nhưng với điều kiện phải để lại nguồn thông tin, dữ liệu, số liệu đầy đủ và tín cậy nhất trong khi phân tích so sánh để chứng minh phương pháp được áp dụng là hợp lý nhất.

a. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập:

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau. Trường hợp có khác biệt trọng yếu thì phải tiến hành loại trừ khác biệt trước khi áp dụng phương pháp này.

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp dễ áp dụng nhất, nhưng chỉ giới hạn cho các trường hợp sau:

- Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường;

- Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước, vay nợ;

- Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một chủng loại sản phẩm.

b. Phương pháp giá bán lại:

Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá của sản phẩm được bán ra trong các giao dịch độc lập trừ đi lợi nhuận gộp trừ các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có). Trường hợp có khác biệt trọng yếu thì phải loại trừ trước khi áp dụng.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí