Tình Hình Sử Dụng Lpg Làm Nhiên Liệu Cho Ô Tô Ở Việt Nam

- Đặc biệt năm 2004, một sự khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất từ trước đến nay, giá dầu đến mức kỷ lục 60 USD/thùng, đến năm 2005 giá dầu lên đến hơn 70 USD/thùng và đạt mức kỷ tục tại 147 USD/thùng (tháng 7/2008)

Chất lượng không khí hiện nay trên thế giới bị ô nhiễm đến mức báo động, mà trong đó khí thải của động cơ đốt trong chính là các tác nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí. Các tác hại của các chất ô nhiễm trong khí xả động cơ đốt trong có thể làm cho cơ thể bị thiếu oxy, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây viêm, ho, khó thở và làm hủy hoại các tế bào cơ quan hô hấp, mất ngủ, gây ra căn bệnh ung thư máu, gây rối loạn hệ thần kinh, gây ra các bệnh về gan và làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, khí thải động cơ còn làm thay đổi nhiệt độ khí quyển và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vì vậy, việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu sạch thay cho xăng và diesel- vốn là nguồn nhiên liệu truyền thống của các loại động cơ đốt trong – đang được các nước quan tâm nhằm xử lý ô nhiễm môi trường.

Hình 1.3: Tỷ lệ tiêu thụ LPG ở vài nước tiêu biểu


Hà Lan (tổng cộng 3,4MT/năm)

Gia dụng , 20%

Nhiên liệu , 42%

Nông nghiệp, 14%

Công nghiệp, 24%

Pháp (tổng cộng 3MT/năm)


Nhiên liệu ,

1% Công nghiệp,

15%

Nông nghiệp, 17%

Gia dụng , 67%


Nguồn: Tạp chí LPG thế giới tháng 2/2007


Sự phát triển ô tô dùng LPG phụ thuộc vào chủ trương của mỗi quốc gia, đặc biệt là phụ thuộc vào chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia đó. Sự khuyến khích sử dụng ô tô LPG thể hiện qua chính sách thuế ưu đãi của mỗi quốc gia đối với loại nhiên liệu này.


Ở một số nước châu Á, Hàn Quốc và Nhật Bản chẳng hạn, để giảm ô nhiễm môi trường

đô thị, chính phủ các nước này khuyến khích, tiến tới bắt buộc taxi phải dùng nhiên liệu

khí hóa lỏng. Hiện nay, toàn bộ taxi Hàn Quốc đều dùng loại nhiên liệu này. Ở Nhật Bản, có 260.000 xe taxi, chiếm 94% tổng số taxi của nước này sử dụng LPG làm nhiên liệu.Ý là nước có số lượng ô tô chạy LPG nhiều nhất, khoảng 1.100.000 xe, tiếp sau đó là Australia với 490.000 xe, Bắc Mỹ 400.000 xe và Hà Lan 360.000 xe. Việt Nam với hơn 80 triệu dân, với ngành công nghiệp LPG đang phát triển là thị trường tiềm năng rất lớn cho việc ứng dụng LPG làm nhiên liệu cho xe ô tô.

Ở nước ta, trong điều kiện từ đây đến năm 2020, sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG để chạy phương tiện giao thông trong đô thị là phù hợp nhất. Giải pháp này trước hết giúp chúng ta chủ động được nguồn năng lượng LPG. Hiện nay, chúng ta có nhà máy sản xuất ga Dinh Cố và trong tương lai gần nhà máy lọc dầu đầu tiên đi vào hoạt động, sản lượng khí đồng hành của nhà máy là nguồn cung cấp nhiên liệu LPG. Mặt khác, các nhà máy tinh luyện khí thiên nhiên cũng là nguồn cung cấp loại nhiên liệu này nên khả năng độc lập nhiên liệu LPG của chúng ta cũng rất lớn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể chủ động chế tạo những phụ kiện cơ bản của hệ thống nhiên liệu LPG bằng công nghệ trong nước.

1.4.4. Tình hình sử dụng LPG làm nhiên liệu cho ô tô ở Việt Nam

Ở miền Bắc, Công ty dầu khí Sông Hồng và Công ty vận tải dịch vụ công cộng Hà Nội đã hợp tác, nghiên cứu phát triển đội xe bus sử dụng gas và xây dựng lộ trình chuyển đổi. Từ năm 2002 Công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã có đề tài chuyển đổi xe động cơ xăng sang sử dụng gas và đến nay đã thành lập đội xe với 30 chiếc (giai đoạn 2 là 80 chiếc) và đã bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 2004.


Công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã lắp đặt bộ chuyển đổi này cho một đoàn xe taxi 30 chiếc của đơn vị cùng với gần 100 xe của Công ty cổ phần Taxi Petrolimex hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công ty cũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Gas Petrolimex lắp đặt 1 trạm nạp LPG tại địa chỉ 171 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện nay, Công ty đang tiếp tục mở rộng triển khai, ứng dụng thử nghiệm bộ chuyển đổi LPG loại kim phun (phun khí gas trực tiếp vào động cơ) cho xe ôtô, lắp đặt bộ chuyển đổi LPG cho xe máy trên cơ sở thiết bị và công nghệ của Ấn Độ; thử nghiệm đưa LPG vào sử dụng cho động cơ diesel.

Ở Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ môi trường – Đại học Đà Nẵng đã tổ chức nghiên cứu thành công dự án chuyển đổi nhiên liệu này cho các loại xe gắn máy 2 bánh. Giáo sư – Tiến sỹ Bùi Văn Ga, chủ nhiệm đề án, đã nhận được bằng công nhận sáng chế độc quyền với hệ thống nhiên liệu dùng cho xe gắn máy 2 bánh sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Trong thời gian tới, Giáo sư –Tiến sỹ Bùi Văn Ga dự kiến sẽ hợp tác với công ty Cơ khí – ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng triển khai sản xuất đại trà các loại xe gắn máy chạy bằng gas. Mới đây, UBND TP Đà Nẵng vừa chính thức cho phép Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng lắp đặt hệ thống cung cấp LPG đặt tại 3 cửa hàng xăng dầu ở các ngã tư đường Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Văn Linh; Trưng Nữ Vương – Lê Quý Đôn và cửa hàng xăng dầu sẽ được xây dựng trên đường Nguyễn Tri Phương nối dài.


Ở Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển hệ thống taxi xanh – taxi chạy gas với sự ra đời của công ty con là Công ty Taxi gas Sài Gòn Petrolimex. Bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2004, Công ty Taxi Gas Sai Gon Petrolimex đã đưa 90 xe taxi chạy bằng gas vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Mính với phương châm “Vì một môi trường mãi xanh”. Taxi Gas gồm các dòng xe 4 - 7 chỗ thế hệ mới của hãng Mitsubishi và Toyota, được Công ty Taxi Sai Gòn Petrolimex lắp đặt thiết bị chuyển đổi chạy nhiên liệu khí hóa lỏng LPG do các hãng cung cấp thiêt bị khí hóa lỏng của Ý chuyển giao. Đến năm 2007, Công ty Taxi Gas Sai Gòn Petrolimex đã nâng số lượng xe lên 700 chiếc và phát triển thêm tại các tỉnh, thành khu vực miền Trung, miền Tây…


Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) cũng sở hữu một đội taxi chạy bằng LPG gồm 300 chiếc với thương hiệu PetroVietnam Green Taxi. PetroVietnam Green Taxi bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2007 và đây là bước đệm để PV Gas South phát triển LPG cho xe ô tô nhằm thực hiện chủ trương của Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ khí đốt.


1.5. Kết luận chương 1


Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, cùng với đó là các khái niệm kinh doanh mới không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi. Trước đây, quan niệm “rượu

ngon không ngại quán nhỏ” một thời rất được quan tâm thì nay cũng bị quá trình cạnh tranh trên thị trường làm thay đổi. Sản phẩm có chất lượng tốt đến đâu nếu không được đưa ra giới thiệu, quảng cáo thì kết quả cũng không mấy ai quan tâm, bởi phạm vi của nó bị bó hẹp. Vì vậy, muốn người tiêu dùng biết và chuyển sang sử dụng sản phẩm của mình, công ty phải xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả.

Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định và phân khúc thị trường, xây dựng giải pháp hấp dẫn để chào cho khách hàng, và xây dựng thương hiệu với định vị mạnh. Doanh nghiệp cũng cần phải biết làm thế nào để đưa ra một mức giá hấp dẫn và hợp lý cho sản phẩm của mình, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Họ cần phải biết làm thế nào để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết và mua. Không chỉ thế, doanh nghiệp cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phương pháp quản trị phù hơp với thực tế thị trường trong xu hướng toàn cầu hóa. Tất cả những công đoạn doanh nghiệp cần phải làm trên đây là sự phối hợp nhuẫn nhuyễn các chiến lược bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối, chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng trong chiến lược marketing tổng thể của công ty.


LPG làm nhiên liệu cho ô tô đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và xu hướng này tiếp tục phát triển trong tương lai. Ở Việt Nam, LPG cho ô tô là một sản phẩm rất mới do đó, các doanh nghiệp cần có một chiến lược Marketing phù hợp. Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 tác giả nghiên cứu thị trường LPG cho ô tô và hoạt động Marketing của Công ty PV Gas South để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cả môi trường bên ngoài và bên trong tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, trong chương 3 tác giả xây dựng chiến lược Marketing Mix cho PV Gas South để phát triển sản phẩm LPG cho ô tô trước hết tại thành phố Hồ Chí Minh. Chiến lược marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện, đáp ứng và làm thỏa mãn cho khách hàng.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG LPG DÙNG LÀM NHIÊN LIỆU CHO Ô TÔ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY PV GAS SOUTH


2.1. Tổng quan về PV GAS SOUTH

Để hiểu rõ hơn vị thế của PV Gas South trong ngành Dầu khí Việt Nam, tác giả giới thiệu sơ nét về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Sơ đồ PVN tại phụ lục 1)

2.1.1. Sơ nét về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam

Với tiền thân là Tổng cục Dầu khí, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM - PVN) được hình thành theo quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, lực lượng lao động với hơn 22.000 người và doanh thu 2006 đạt 174.300 tỷ đồng (khoảng 11 tỷ đô la Mỹ), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực khác không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài.

Các cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ của Tập đoàn dầu khí Việt nam:

- 1961 - Đoàn Địa chất 36 thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam.

- 1969 - Đoàn Địa chất 36 được tổ chức lại và đổi tên thành Liên đoàn Địa chất 36.

- 1975 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất.

- 1977 - Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Company – Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.

- 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sát nhập vào Bộ Công nghiệp nặng.

- 6/1990 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

- 5/1992 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

- 5/1995 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

- 8/2006 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.


2.1.2. Tổng quan về PV GAS SOUTH

Tiền thân của Công ty Cổ phần kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam là xí nghiệp Kinh doanh các sản phẩm Khí miền Nam trực thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm Khí (PV Gas) được thành lập theo Quyết định số 389/QĐ-HĐQT ngày 28/03/2000 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

Ngày 12/04/2006, Hội Đồng Quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) ký Quyết định số 825/QĐ-DKVN về việc thành lập Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (PV South Gas) với vốn chủ sỡ hữu là 208.254.403.247 đồng trên cơ sở Xí nghiệp Kinh doanh các sản phẩm Khí miền Nam trực thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm Khí (PVGas) và Bộ phận Kinh doanh Khí hóa lỏng của Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim).

Ngày 30/6/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký Quyết định số 1697/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa PV Gas South. Ngày 20/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký Quyết định số 3734/QĐ-BCN về việc Phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam thành Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam.

Ngày 23/07/2007, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 25/07/2007.


Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Khí (đơn vị nắm giữ cổ phần chi phối) và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM

Tên giao dịch viết tắt: PV Gas South JSC

Nhãn hiệu thương mại: PETROVIETNAM GAS


Hình 2.1: Nhãn hiệu thương mại PV Gas South


Trụ sở chính của Công ty Tầng 4 tòa nhà PetroVietnam số 1 5 Lê Duẩn Phường 1


Trụ sở chính của Công ty: Tầng 4, tòa nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé. Quận 1, Tp HCM. Điện thoại: (84.8) 9100324; Website: http://www.southerngas.com.vn

Ngành nghề kinh doanh:


- Kinh doanh khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí;


- Tổ chức hệ thống phân phối, vận chuyển, đóng bình kinh doanh khí hóa lỏng và các vật tư thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy;

- Thiết kế, xây lắp và tư vấn đầu tư các công trình khí hóa lỏng, các công trình công nghiệp khí, chuyển giao công nghệ, khai thác kinh doanh, bảo dưỡng các công trình dân dụng liên quan đến khí hóa lỏng;

- Cung cấp dịch vụ liên quan đến khí hóa lỏng và các sản phẩm khí trong lĩnh vực công nghiệp, dân dụng và giao thông vận tải;

- Xuất nhập khẩu khí hóa lỏng, các vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ cho công tác vận chuyển, tàng trữ, đóng bình và kinh doanh khí hóa lỏng;

- Kinh doanh xăng dầu, nhớt và các chất phụ gia liên quan đến xăng dầu, nhớt.


Bảng 2.1: Cơ cấu vốn cổ phần trước khi niêm yết tại ngày 08/08/2007



TT


Danh mục


10.000

đồng


%

Số lượng cổ đông

Cơ cấu cổ đông


Tổ chức

Tỷ lệ nắm giữ

(%)


Cá nhân

Tỷ lệ nắm giữ

(%)

1

Cổ đông Nhà nước

11.869.900

79,13

1

1

79,13

0

0

2

Cổ đông bên trong

96.200

0,64

137

0

0

137

0,64

3

Cổ đông bên ngoài

3.033.900

20,23

246

8

10,73

238

9,50


- Trong nước

3.003.900

20,03

245

7

10,53

238

9,50


- Nước ngòai

30.000

0,2

1

1

0,2

0

0

Tổng cộng

15.000.000

100

384

9

89,86

375

10,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du lịch và đa dụng của Công ty PV Gas South - 5

Nguồn: Công ty PV Gas South cung cấp


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là cổ đông sáng lập, đồng thời là cổ đông lớn nhất của PV Gas South, nắm giữ hơn 79,13% số cổ phần của Công ty. Theo điều lệ Công ty, cổ đông sáng lập không được thay đổi tỷ lệ góp vốn của mình trong 5 năm kể từ ngày Công ty thành lập, do đó, PV Gas South là Công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và được sự hậu thuẫn tối đa của Tập đoàn về mặt tài chính. PV Gas South cũng tham gia góp vốn, liên doanh liên kết và hiện là cổ đông lớn của các Công ty, Nhà máy, trong đó có Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Dầu khí Cửu Long (tên giao dịch là CGT). CGT là Công ty do PV Gas South làm cổ đông sáng lập chuyên kinh doanh vận

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023